Wednesday, October 8, 2014

Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ?



Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-07


Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10072014-kinhhoa.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Was7756478.jpgng tại White House, Washington, DC hôm 25/7/2013i White House, Washington, DC hôm 25/7/2013
 



 
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại White House, Washington, DC hôm 25/7/2013
Giáo sư Jonathan London hiên đang giảng dạy tại Đại học Thành thị Hồng Kong, là một người từng làm việc và nghiên cứu nhiều năm ở Việt Nam. Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam được dỡ bỏ một phần, ông có viết một bài phân tích những điểm mà Việt Nam có lợi khi mối quan hệ Việt Mỹ được cải thiện. Bài viết này được dịch và phổ biến trên truyền thông trong nước.
Từ Hồng Kong, Giáo sư Jonathan London dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn làm rõ thêm những quan điểm của ông về mối quan hệ Việt Mỹ.
Kính HòaThưa ông Jonathan London, nhân bài viết của ông được truyền thông trong nước dịch lại, về quan hệ Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam của Mỹ được dỡ bỏ một phần, ông có thể giải thích thêm về điều mà ông nói là Niềm tin đáng tin cậy và bền vững mà Việt Nam cần, là như thế nào?
GS Jonathan London: Từ trước đến nay chiến lược của Việt Nam là làm bạn với mọi nước, đa phương đa dạng. Nhưng ý tôi muốn nói là muốn có quan hệ tốt là một điều nhưng nếu không có một quan hệ đáng tin cậy thì những quan hệ kia có một giá trị nhất định mà thôi. Mà nếu có một sự cố nào đó thì khó có thể nhờ một nước thứ hai hay thứ ba để giúp mình. Những quan hệ như vậy chỉ phát triển đến mức sơ bộ mà thôi.
Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi. - GS Jonathan London
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.
Kính HòaThưa ông đây có phải là một cách nói về một từ khác là đồng minh không?
GS Jonathan London: Vâng đúng rồi! Chúng ta có thể đồng ý là Việt Nam vẫn có một lập trường là không có một đồng minh nào, lý do cũng có thể hiểu là vị trí địa lý của Việt Nam, rồi quan hệ với Trung quốc, … Nhưng rất khó có thể có một sức mạnh nếu chúng ta không có đồng minh.
Tôi nghĩ là hy vọng của Việt Nam là chúng ta đang ở trong một thời đại đa phương. Đó là một ý rất là hay nếu không muốn nói là lãng mạn (cười).
Nhưng thực tế thì sau cùng thì cũng phải có những người bạn thân thiết, nếu không thì rất khó để đối phó với những thách thức.
Kính HòaTrong bài viết của ông có một đoạn nói rằng giữa hiện tại của Việt Nam và tương lai thịnh vượng của Việt Nam thì cần nhiều quyết định quan trọng về phát triển thể chế. Ở đây có hàm ý sự khác biệt về thể chế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không, hay là cũng hàm ý rằng có những vấn đề về nhân quyền mà Việt Nam cần phải giải quyết không thưa ông?
image-400.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington DC hôm 02 tháng 10 năm 2014. AFP photo
GS Jonathan London: Vâng, thì vấn đề thể chế của Việt Nam là một vấn đề hết sức quan trọng như nhiều người đã đồng ý kể cả một số người trong chính quyền của Việt Nam. Nhưng vấn đề này có thể xem ở những khía cạnh khác nhau.
Dù là có những vấn đề cực lớn như là thể chế chính trị nên là như thế nào, hoặc là Hiến pháp của Việt Nam hiện nay có những đặc trưng phù hợp với một nước hiện đại văn minh hay không. Những vấn đề này cũng đã được tranh luận rất nhiều, và tôi cũng có những ý kiến, chẳng hạn như vấn đề trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay thiếu minh bạch, tôi cũng là một người rất là lo về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi. Nếu không thay đổi thì Việt Nam rất khó mà khắc phục những vấn đề chủ chốt về  quản lý kinh tế, vấn đề phát triển, vấn đề quan hệ song phương, đa phương …
Trước đây tôi đã lý luận rằng nếu Việt Nam muốn có sự ủng hộ của quốc tế trong những tranh chấp với Trung quốc thì phải cải cách, phải đề cập thực sự đến những hạn chế của thể chế của đất nước hiện nay như tự do báo chí, nhân quyền, v.v…
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.- GS Jonathan London
Tôi hiện nay đang cố gắng xem thế nào có thể mở một cuộc thảo luận cởi mở về những vấn đề nhạy cảm này ở Việt Nam. Bởi vì tình hình hiện nay khá là khác so với trước. Chẳng hạn như có những người trong bộ máy nhà nước cũng sẳn sàng chấp nhận thay đổi. Điều đó không có nghĩa là nó giống hoàn toàn quan điểm của những người đứng bên ngoài bộ máy, nhưng việc mà chúng ta thảo luận công khai những vấn đề này cũng là một sự phát triển tốt.
Nói thế không có nghĩa là tôi không lo lắng những vấn đề trong nước, chẳng hạn như những người bị công an bắt, bị sách nhiễu, v.v… vẫn còn.
Kính HòaXin ông cho câu hỏi cuối cùng là sau chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam thì sắp tới, trong tương lai gần, ông có dự đoán là có một chuyến thăm để thúc đẩy quan hệ lên cao hơn không?
GS Jonathan London: Có nhiều người dự báo là có thể sang năm Tổng thống Barrack Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong thời điểm mà có những cuộc đàm phán khác nhau trong khu vực Đông Á. Nhưng sự quan trọng và nội dung chuyến thăm đó phụ thuộc vào những sự kiện và phát triển từ đây đến đó, còn quá sớm để mà đánh giá. Bởi vì có quá nhiều sự phát triển chính trị trong bộ máy của Việt Nam. Hiện nay thì chính trị của Việt Nam rất thú vị dù rất khó đọc, khó biết, khó đoán … (cười)
Kính HòaCám ơn ông đã dành thời giờ cho đài Á Châu Tự Do.

Lời bàn ngang, lời bàn dọc,

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy sau khi nước Việt yên vị là một "TIỀN ĐỒN CHỐNG TRUNG CỘNG " của Mỹ; không hiểu đây có phải là dấu hiệu của "Mười phần chết bẩy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình" hay không? Chắc chắn là cuộc chiến nguyên tử sẽ rất là tàn khốc.
"Thân phận tôi đòi" của một quốc gia nhược tiểu là như vậy. Từ là mũi xung kích của Xã Hội Chủ Nghĩa đánh Mỹ cho Tầu và cho Nga hay "Tiền đồn chống Cộng của Thế Giới Tự Do" chúng ta mất nước vào tay Tầu Cộng; để rửa mặt, bây giờ nước Việt Nam đang tiến nhanh tiến nhanh tiến mạnh để trở thành "Tiền đồn chống Tầu Cộng" của Mỹ. Không nên tốn thì giờ để mơ chuyện hão về dân chủ hay nhân quyền; người Mỹ không rảnh.
Nô lệ vẫn là nô lệ, thân phận Tôi Đòi vẫn là thân phận tôi đòi. Tang thương cho dân Việt.

Trần Văn Ngọc
 

No comments:

Post a Comment