Đã đến lúc người Việt được chọn lãnh đạo
Cập nhật: 16:45 GMT - thứ ba, 20 tháng 11, 2012
Một cựu đại sứ Mỹ ở Việt Nam tin rằng sẽ đến một ngày người dân Việt Nam "được lựa chọn các nhà lãnh đạo và những người đại diện cho mình".
Tuy vậy, ông không cho rằng Việt Nam cần phải "lựa chọn" đi theo Hoa Kỳ hay Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.
Sau khi rời Việt Nam, vị đại sứ chuyển sang công tác vận động sự quan tâm đến các bệnh nhiệt đới. Năm 2009, ông trở thành giám đốc điều hành Viện Vaccine Sabin ở Washington DC, đánh dấu hướng đi mới của người đã phục vụ 32 năm trong ngành ngoại giao.
Vị đại sứ nhớ lại quãng thời gian 2004-2007, mà theo ông quan hệ Việt – Mỹ khi đó đã “phát triển theo chiều hướng tích cực trong nhiều năm trước khi tôi đến”.
Đại sứ Michael Marine: Vì thế mục tiêu chính của chúng tôi là đẩy nhanh sự xích gần lại ở thật nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế và quân sự. Có nhiều lợi ích chung mà hai nước chia sẻ và chúng tôi muốn xây dựng tiếp từ những lợi ích đó.
Do thời gian chiến tranh dài giữa hai nước, có nhiều vấn đề tồn đọng và ngay cả đến nay cũng chưa được giải quyết trọn vẹn. Nhưng một điểm sáng mà chúng tôi đạt được là đã đưa vấn đề dioxin lên nghị trình. Hai bên có thể nói về vấn đề đó một cách xây dựng và mở ra con đường cùng hợp tác giải quyết.
BBC:Ngài có hối tiếc gì về thời gian ở Việt Nam không?
Không, tôi không thấy có điều gì có thể xem là sự thất vọng. Dĩ nhiên vẫn còn những điều cần tiếp tục cải thiện. Một số liên quan thương mại, số khác là về nhân quyền và tự do ngôn luận.
Tôi đã chứng kiến tiến bộ về tự do tôn giáo. Nhưng vẫn còn những hạn chế với người dân Việt Nam mà người Mỹ chúng tôi muốn thấy được gỡ bỏ.
BBC:Từ khi ngài rời chức đại sứ, tranh chấp Biển Đông đã trở thành điểm nóng khu vực. Một số người Việt nói Việt Nam cần phải chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền. Đại sứ có nghĩ là Việt Nam cần phải lựa chọn?
Không, tôi không nghĩ vậy. Lựa chọn đó là sai lầm. Việt Nam cần phải tìm ra cách làm việc với cả hai nước mà không làm phía nào xa lánh.
Có những vấn đề Việt Nam sẽ ngả về bên này hay bên kia. Nhưng đó là quyết định của chính phủ và nhân dân Việt Nam tùy từng trường hợp, chứ không phải là việc lựa chọn riêng một nước nào trong thời gian dài.
BBC:Năm 2007, trong Bấm một bài viết trên trang mạng Sứ quán Mỹ tại Hà Nội, ngài viết: “Việt Nam cần phải có động thái trao cho các công dân của mình không gian rộng rãi hơn để biểu đạt các ý kiến, tự lập các tổ chức để xử lý các vấn đề quan tâm và tham gia vào công cuộc đòi hỏi trách nhiệm giải trình, trong đó bao gồm điều quan trọng nhất là quyền được lựa chọn các nhà lãnh đạo và những người đại diện cho mình.” Ngài có nghĩ ngày ấy sẽ sớm xảy ra?
Mỗi người có định nghĩa riêng thế nào là “sớm”. Tôi nghĩ ngày ấy sẽ đến. Tôi cũng nghĩ những tiến bộ hướng đến ngày ấy quan trọng cho chính thành công của Việt Nam. Có thể có tiến bộ ở mức nào đấy, mà không cần những cải thiện như tôi viết, không cần tự do cá nhân. Nhưng rốt cuộc, cũng có giới hạn thôi.
"Người ta có thể đưa ra quan điểm rằng người dân chưa sẵn sàng cho cái gì đó, nhưng nó dựa trên lợi ích bản thân chứ không phải lợi ích nhân dân. Tất nhiên có nhiều cách để thực hiện hướng đi này, thông qua bầu cử địa phương, thông qua hệ thống lựa chọn ngay bên trong Đảng Cộng sản để đảng viên có thể có tiếng nói lớn hơn trong lựa chọn lãnh đạo ở mọi cấp."
Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Việt Nam đủ thông minh để nhận ra những thay đổi này có ích cho chính Việt Nam.
BBC:Nhưng không ít người cho rằng người dân Việt Nam chưa sẵn sàng cho điều có thể gọi là “dân chủ phương Tây”?
Người ta có thể đưa ra quan điểm rằng người dân chưa sẵn sàng cho cái gì đó, nhưng nó dựa trên lợi ích bản thân chứ không phải lợi ích nhân dân. Tất nhiên có nhiều cách để thực hiện hướng đi này, thông qua bầu cử địa phương, thông qua hệ thống lựa chọn ngay bên trong Đảng Cộng sản để đảng viên có thể có tiếng nói lớn hơn trong lựa chọn lãnh đạo ở mọi cấp.
Việt Nam ngay lập tức có thể tiến hành bầu cử cấp quốc gia như bầu cử tổng thống Mỹ? Không, tôi không dự đoán như thế. Nhưng cái cớ nói rằng người dân chưa sẵn sàng không đứng vững khi ta xem xét kỹ.
BBC:Vì sao ngài chọn làm việc ở Viện Vaccine Sabin sal khi rời ngành ngoại giao?
Trong 32 năm làm ngoại giao, tôi nhận ra mình càng lúc càng làm nhiều việc liên quan sức khỏe toàn cầu như HIV/Aids, SARS, cúm gia cầm. Ban đầu tôi làm vì chúng quan trọng với chính phủ và nhân dân Mỹ. Nhưng càng dành nhiều thời gian, tôi nhận chúng cũng quan trọng cho sức khỏe chung của trái đất, cả về kinh tế và xã hội. Tôi chưa sẵn sàng về hưu và cảm thấy đây là lĩnh vực mình có thể đóng góp.
Một trong những mục tiêu của Viện Sabin chúng tôi là tăng tiếp cận vaccine phòng bệnh trẻ em, và giúp các chính phủ, kể cả Việt Nam, bảo đảm chương trình chủng ngừa đến được với mọi người dân. Trên thế giới có khoảng 20% trẻ em chưa được chủng ngừa đầy đủ và chúng tôi muốn thay đổi điều này.
BBC:Cuộc sống của ngài hiện tại có khác gì nhiều so với thời gian làm đại sứ ở Việt Nam?
Khác nhau lớn nhất là bây giờ tôi chỉ tập trung vào một nhóm vấn đề. Khi còn làm ngoại giao, tôi phải quan tâm bất kể vấn đề nào quan trọng cho Hoa Kỳ. Nay tôi chỉ tập trung vào các bệnh truyền nhiễm bị bỏ quên, và người ta đôi khi có thể rất chán khi nghe tôi nói mãi về chủ đề này.
Có điều tương tự là cơ hội được đi nhiều nước, nói chuyện với giới chức chính phủ. Mục tiêu của chúng tôi rất rõ, là đến năm 2020 chúng tôi muốn loại bỏ nguy cơ sức khỏe cộng đồng của 10 căn bệnh.
No comments:
Post a Comment