Hoa Kỳ không công nhận thông hành «lưỡi bò» của Trung Cộng
Thông hành mới của Trung Cộng với bản đồ “hình lưỡi bò”. REUTERS/Stringer
Thanh Phương
Hoa Kỳ tuyên bố không chấp nhận bản đồ « gây tranh cãi » in trên thông hành mới của Trung Cộng, mà hiện đang bị nhiều nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam phản đối kịch liệt. Bản đồ in trên hộ chiếu mới của Trung Cộng, được sử dụng từ tháng 5 vừa qua, bao gồm nhiều vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với các nước Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, đặc biệt là có phần bản đồ đường « lưỡi bò », bao phủ gần như toàn bộ khu vực Biển Đông.
Từ nhiều ngày qua, để tỏ thái độ phản đối, công an Việt Nam ở một số cửa khẩu quốc tế đã từ chối đóng dấu visa vào thông hành mới của các du khách Trung Cộng nhập cảnh Việt Nam, mà chỉ cấp giấy thị thực rời cho họ. Chính quyền New Delhi cũng đã trả đũa bằng cách đóng dấu bản đồ của Ấn Độ lên thông hành của khách Trung Cộng. Việt Nam cũng như những nước khác có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh sợ rằng đóng dấu visa lên thông hành Trung Cộng chẳng khác gì công nhận bản đồ in trên đó. Nhưng Hoa Kỳ hôm qua đã trấn an các nước này là Washington không công nhận bản đồ đó, cho dù đối với họ, về mặt kỹ thuật pháp lý, thông hành mới của Trung Cộng vẫn có giá trị.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 26/11/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland tuyên bố rằng bản đồ « sai lạc » in trên thông hành mới của Trung Cộng không được Hoa Kỳ chấp nhận. Bà Nuland nhắc lại lập trường của Washington rằng Biển Đông là vấn đề « cần được đàm phán giữa các bên có liên quan, giữa ASEAN và Trung Cộng, và một hình ảnh trên thông hành không thay đổi lập trường đó ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm rằng có những chuẩn mực quốc tế căn bản cần phải được đáp ứng trong một tấm thông hành và những tấm bản đồ « sai lạc » không thuộc các chuẩn mực đó. Theo bà Nuland, « xét về mặt kỹ thuật pháp lý, bản đồ này không có ảnh hưởng gì đến tính hợp lệ của thông hành trong việc cấp visa nhập cảnh vào Mỹ ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố : "Tôi không chắc là chúng tôi sẽ có dịp thảo luận với phía Trung Cộng hay không. Thành thực mà nói, chúng tôi chỉ bắt đầu chú ý đến vấn đề này từ cuối tuần qua, khi thông hành đó bị nhiều nước phản đối. Xuất phát từ quan điểm một số nước coi thông hành mới của Trung Cộng là hành động khiêu khích, chúng tôi sẽ trao đổi ( với Trung Cộng ) về việc này, nhưng chỉ là nói về yếu tố kỹ thuật trên thông hành ».
Cho tới nay, lập trường của Hoa Kỳ vẫn là không ủng hộ bên nào trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, mà chỉ chú trọng đến việc bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này, xem đây là vấn đề quyền lợi quốc gia đối với Mỹ. Washington cũng chủ trương là tranh chấp Biển Đông phải được thảo luận tại các diễn đàn đa phương, trong khi Bắc Kinh không chấp nhận « quốc tế hóa » vấn đề này, mà chỉ muốn giải quyết trên cơ sở song phương với các nước có liên quan. Trong cuộc họp thượng đỉnh Đông Á vừa qua tại Phnom Penh, bất chấp phản đối của Trung Cộng, Tổng thống Obama đã nêu lên vấn đề Biển Đông, kêu gọi các bên giảm căng thẳng ở khu vực này.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 26/11/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland tuyên bố rằng bản đồ « sai lạc » in trên thông hành mới của Trung Cộng không được Hoa Kỳ chấp nhận. Bà Nuland nhắc lại lập trường của Washington rằng Biển Đông là vấn đề « cần được đàm phán giữa các bên có liên quan, giữa ASEAN và Trung Cộng, và một hình ảnh trên thông hành không thay đổi lập trường đó ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm rằng có những chuẩn mực quốc tế căn bản cần phải được đáp ứng trong một tấm thông hành và những tấm bản đồ « sai lạc » không thuộc các chuẩn mực đó. Theo bà Nuland, « xét về mặt kỹ thuật pháp lý, bản đồ này không có ảnh hưởng gì đến tính hợp lệ của thông hành trong việc cấp visa nhập cảnh vào Mỹ ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố : "Tôi không chắc là chúng tôi sẽ có dịp thảo luận với phía Trung Cộng hay không. Thành thực mà nói, chúng tôi chỉ bắt đầu chú ý đến vấn đề này từ cuối tuần qua, khi thông hành đó bị nhiều nước phản đối. Xuất phát từ quan điểm một số nước coi thông hành mới của Trung Cộng là hành động khiêu khích, chúng tôi sẽ trao đổi ( với Trung Cộng ) về việc này, nhưng chỉ là nói về yếu tố kỹ thuật trên thông hành ».
Cho tới nay, lập trường của Hoa Kỳ vẫn là không ủng hộ bên nào trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, mà chỉ chú trọng đến việc bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này, xem đây là vấn đề quyền lợi quốc gia đối với Mỹ. Washington cũng chủ trương là tranh chấp Biển Đông phải được thảo luận tại các diễn đàn đa phương, trong khi Bắc Kinh không chấp nhận « quốc tế hóa » vấn đề này, mà chỉ muốn giải quyết trên cơ sở song phương với các nước có liên quan. Trong cuộc họp thượng đỉnh Đông Á vừa qua tại Phnom Penh, bất chấp phản đối của Trung Cộng, Tổng thống Obama đã nêu lên vấn đề Biển Đông, kêu gọi các bên giảm căng thẳng ở khu vực này.
No comments:
Post a Comment