Mỹ cảnh báo: Bắc Kinh không nên khiêu khích Tokyo
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo hôm 18/1
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 18/1 đã có lời cảnh báo kín đáo đến Bắc Kinh rằng nước này không nên thách thức quyền kiểm soát của Nhật với quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư theo tên gọi của Tàu.
Cảnh báo trên được bà Clinton đưa ra trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. Bà Clinton nói: "Dù Mỹ không thể hiện lập trường đối với tranh chấp chủ quyền tối thượng trên quần đảo, nhưng chúng tôi công nhận chúng thuộc sự quản trị của Nhật Bản. Chúng tôi phản đối mọi hành động đơn phương hòng ngấm ngầm phá hoại sự quản trị đó".
Bà Clinton cũng khẳng định rằng quần đảo này hiện đang do Nhật kiểm soát do đó sẽ được Mỹ bảo vệ trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
Mặc dù không đề cập thẳng thừng Tầu Cộng trong lời cảnh cáo này nhưng Ngoại trưởng Mỹ cũng nói bà muốn thấy "Tầu Cộng và Nhật Bản giải quyết vấn đề này một cách hòa bình thông qua đối thoại".
“Chúng tôi không muốn thấy bất cứ hành động nào do bất cứ bên nào có thể làm gia tăng căng thẳng hoặc đưa đến việc tính toán sai có thể làm tổn hại cho hòa bình, an ninh và tăng trưởng kinh tế trong khu vực,” bà nói.
Đây là lần đầu tiên bà Clinton đề cập rõ ràng sự phản đối của Mỹ đối với việc thay đổi hiện trạng quản trị của Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Về phần mình, Ngoại trưởng Kishida nói ông hoan nghênh lập trường của Mỹ và nhận xét rằng lời bình luận của bà Clinton sẽ "chống lại bất kỳ hành động đơn phương nào có thể xâm phạm quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku".
Tuy nhiên ông cũng nói rằng mặc dù Nhật sẽ "không nhượng bộ và luôn giữ vững lập trường căn bản rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ Nhật Bản" thì Tokyo vẫn "đáp trả một cách bình tĩnh để không khiêu khích Tầu Cộng".
Những phát biểu này của bà Clinton dự báo có thể gây ra căng thẳng với Tầu Cộng, bởi nhiều lần Bắc Kinh đã lên tiếng nhắc nhở Washington không nên “dây” vào vấn đề chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư.
Trong diễn biến khác, 3 tàu hải giám Tầu Cộng đã đi vào hải phận Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào sáng nay (19/1). Ngay lập tức một tàu của Cảnh sát biển Nhật Bản đã đến ngăn chặn và yêu cầu tàu Tầu Cộng rời khỏi khu vực này ngay tức khắc.
Cảnh báo trên được bà Clinton đưa ra trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. Bà Clinton nói: "Dù Mỹ không thể hiện lập trường đối với tranh chấp chủ quyền tối thượng trên quần đảo, nhưng chúng tôi công nhận chúng thuộc sự quản trị của Nhật Bản. Chúng tôi phản đối mọi hành động đơn phương hòng ngấm ngầm phá hoại sự quản trị đó".
Bà Clinton cũng khẳng định rằng quần đảo này hiện đang do Nhật kiểm soát do đó sẽ được Mỹ bảo vệ trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
Mặc dù không đề cập thẳng thừng Tầu Cộng trong lời cảnh cáo này nhưng Ngoại trưởng Mỹ cũng nói bà muốn thấy "Tầu Cộng và Nhật Bản giải quyết vấn đề này một cách hòa bình thông qua đối thoại".
“Chúng tôi không muốn thấy bất cứ hành động nào do bất cứ bên nào có thể làm gia tăng căng thẳng hoặc đưa đến việc tính toán sai có thể làm tổn hại cho hòa bình, an ninh và tăng trưởng kinh tế trong khu vực,” bà nói.
Đây là lần đầu tiên bà Clinton đề cập rõ ràng sự phản đối của Mỹ đối với việc thay đổi hiện trạng quản trị của Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Về phần mình, Ngoại trưởng Kishida nói ông hoan nghênh lập trường của Mỹ và nhận xét rằng lời bình luận của bà Clinton sẽ "chống lại bất kỳ hành động đơn phương nào có thể xâm phạm quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku".
Tuy nhiên ông cũng nói rằng mặc dù Nhật sẽ "không nhượng bộ và luôn giữ vững lập trường căn bản rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ Nhật Bản" thì Tokyo vẫn "đáp trả một cách bình tĩnh để không khiêu khích Tầu Cộng".
Những phát biểu này của bà Clinton dự báo có thể gây ra căng thẳng với Tầu Cộng, bởi nhiều lần Bắc Kinh đã lên tiếng nhắc nhở Washington không nên “dây” vào vấn đề chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư.
Trong diễn biến khác, 3 tàu hải giám Tầu Cộng đã đi vào hải phận Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào sáng nay (19/1). Ngay lập tức một tàu của Cảnh sát biển Nhật Bản đã đến ngăn chặn và yêu cầu tàu Tầu Cộng rời khỏi khu vực này ngay tức khắc.
Petrotimes theo Kyodo News, Japan Times
No comments:
Post a Comment