TRUNG CỘNG QUYẾT LOẠI NHẬT - MỸ RA KHỎI VIỆT NAM!Hà Nhân Văn
Năm 2013 ở Á Đông có 3 nhà lãnh đạo mới: Tập Cận Bình TC, Nữ Tổng thống Nam Hàn Park Guen-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinza Abe. Nhật - Trung hòa hay vẫn quyết liệt đối đầu? Tân TT Nhật Abe được mô tả là "diều hâu", vừa đắc cử Abe đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 17-12-2012 tại Tokyo: "Không đàm phán với TC về chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Senkakư". Đảng Tự Do Dân Chủ Nhật PLD bây giờ là đảng cầm quyền cũng là đảng diều hâu như Abe cho rằng Senkakư là của Nhật theo công pháp quốc tế và luật biển, kể cả lịch sử nên không có gì phải bàn cãi đàm phán với TC. Có nghĩa là cuộc tranh chấp Điếu Ngư (Senkakư) vẫn triền miên. Nhật - Trung sẽ dùng giải pháp võ lực?
Trở lại lịch sử, ngày 18-9-1931, Nhật đánh Tàu, mở màn cuộc chiến Hoa - Trung cho đến ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh tháng 8-1945. Dân Tàu thù Nhật chất ngất. Theo tháng năm, hận thù nguôi ngoai. Nhật viện trợ cho TC sau khi hai bên thiết lập bang giao, năm 1972, Nhật nhảy vào thị trường Hoa Lục. Kinh tế Nhật vọt lên hàng số 2 thế giới vào đầu thập niên 1980, một phần quan trọng do thị trường Hoa Lục. Năm 2011, Nhật mới chấm dứt viện trợ cho TC sau khi Bắc Kinh chính thức công bố tổng sản lượng quốc gia GDP lên hàng số 2 thế giới. Hiện nay, có vào khoảng 150,000 Nhật kiều ở Hoa Lục, đa số là doanh gia, kỹ sư và chuyên viên. Hơn 500,000 Hoa kiều Hoa Lục làm ăn ở Nhật.
Cuộc tranh chấp Nhật - Trung hiện nay hai bên đều thiệt hại nặng về kinh tế. Nhật Bản thiệt hại nặng nề hơn. Phong trào bài Nhật, tẩy chay hàng hóa Nhật lan rộng đến tận nông thôn các tỉnh miền Tây vào lúc kinh tế Nhật còn nhiều khó khăn, nợ nần cao như núi, vượt xa Mỹ, chỉ có điều Nhật vay của tư nhân Nhật, không vay một nước nào. Ưu thế của Bắc Kinh là không nợ nần. Nhà nước TC vẫn độc tôn làm chủ kinh tế thị trường Hoa Lục.
TT Nhật Abe tuy diều hâu vẫn chưa dám đi xa hơn. Tuy ràng buộc với Mỹ qua Hiệp ước an ninh chung, nhưng Hoa Kỳ đã nói rõ là đứng ngoài cuộc tranh chấp Hoa - Trung về đảo Điếu Ngư (Senkakư). Nhưng nếu Bắc Kinh đánh chiếm đảo này, Hạm đội 7 Hoa Kỳ can thiệp ngay không do dự.
Dù vậy, vào lúc này, Mỹ còn rất nhiều khó khăn bảo vệ Bắc Á (Nhật và Nam Hàn). Ngăn chặn được TC đã là quá! TC đang làm sống lại và sống động chiến lược của Mao quyết xóa hẳn thế kỷ chế ngự của Tây Phương và loại Nhật Bản. Quyền lực mềm của Mỹ có thể sẽ thất bại trước chủ nghĩa dân tộc của Hán tộc hiện nay. Xin lưu ý: Tư tưởng Mao về Đại Hán đang được ĐCS Tàu với Tập Cận Bình - Lý Khắc Cường làm sống lại; Bắc Kinh rầm rộ trong buổi lễ khánh thành đường xe lửa cao tốc (370 km/giờ) Bắc Kinh - Quảng Châu ngày 26-12 vừa qua, nhằm kỷ niệm ngày sinh của "Mao chủ tịch vĩ đại". Theo tin từ Bắc Kinh, số tượng Mao sản xuất và bán ra thị trường năm 2012, tăng nhanh hơn năm trước khoảng 12%. Gần như cầm chắc Bắc Kinh không lùi bước trước liên minh Mỹ - Nhật, không phải do tranh chấp Điếu Ngư mà còn do Biển Đông, rõ rệt Mỹ là đà cản Hải dương Nam tiến của Bắc Kinh qua "tiền đồn" Phi Luật Tân. Dù cải chính như thế nào Mỹ cũng không thuyết phục được Bắc Kinh: Mỹ đứng về phía Nhật và Phi. Chống Nhật đã thấm sâu vào tiềm thức dân Tàu thế hệ 1930, 1945. Mỹ liên tục vận động đưa Đức quốc, Nhật và Ấn Độ vào Hội đồng Bảo an LHQ, ghế thường trực và có quyền phủ quyết, chính dân Tàu chống lại, hầu hết giới trí thức và trung lưu, vẫn còn căm hận Nhật. Mùa Xuân 2004, 44 triệu người ký vào phản kháng thư điện tử (electronic petition) chống Nhật vào HĐBA (trong khi không đả động gì đến Đức và Ấn Độ). Hận thù Nhật gia tăng cùng với nhịp độ TC lớn mạnh, giàu có. Và ngược lại dân Nhật cũng không có cảm tình với TC càng ngày càng gia tăng. Năm 2004, trong cuộc thăm dò dư luận, vẫn còn 38% dân Nhật có thiện cảm với TC, năm 2005 tụt xuống còn 32% so với 48% vào năm 2001. Nhật Bản không phân biệt một TC Cộng sản hay không CS, cũng không quan tâm đến nhân quyền, dân chủ tự do ở TC, mà làm ăn buôn bán với TC là hàng đầu. Cho dù xảy ra biến cố đẫm máu Thiên An môn, cả thế giới lên án, Mỹ và Âu châu quyết liệt tẩy chay Bắc Kinh. Nhật vẫn thản nhiên, cuộc thăm dò dư luận (poll) cho biết 78% dân Nhật vẫn có cảm tình với TQ (positive feeling about China) sau vụ Thiên An môn.
Cả hai nước Nhật - Trung tình cảm dân tộc đều rất mạnh. Khi Thủ tướng Nhật Koizumi đến viếng đền liệt sĩ Yasukuni ở Tokyo - nơi thờ 14 tướng lãnh Nhật là tội phạm chiến tranh hàng đầu (class A) đã lãnh án tử hình "tội ác chiến tranh" Đệ II thế chiến - Bắc Kinh phản đối, cả Hoa Lục giận dữ biểu tình bài Nhật, rồi lại vụ chính phủ Nhật cho sửa lại lịch sử Nhật cận đại để xóa đi tội ác xâm lược của Nhật, Bắc Kinh và Hán Thành phản đối, cả Hoa Lục lại giận dữ bài Nhật như một mối thù truyền kiếp. Tình cảm dân tộc của dân Tàu đặt trên cả quyền lợi kinh tế. Hận thù dân tộc khởi từ giữa thế kỷ 19, từ thời Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji) canh tân nước Nhật, đồng thời Nhật dùng sức mạnh canh tân quân đội, kỹ nghệ mở cuộc xâm lăng Triều Tiên và Trung Hoa. Nhật trở thành một đế quốc da vàng, dựa vào Tây phương, theo Tây phương chiếm đoạt Á Đông, đàn áp bóc lột đồng chủng da vàng, cho đến năm 1945, Nhật đầu hàng "ăn" 2 trái bom nguyên tử của Mỹ rồi lại trở thành đồng minh thân cận nhất của Mỹ dưới chiếc dù của Mỹ.
Dù nỗ lực xây dựng lòng tin (confidence building), hữu nghị bang giao Nhật - Trung chỉ là ảo ảnh "a great illusion" (xem: Kent E. Calder, China and Japan's simmering rivalry, Foreign Affairs - Tàu và Nhật nung nấu đối nghịch, vol. 85, no 2, March & April 2006 - tác giả là Gs. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á, ĐH John Hopkins, Baltimore). Bài nghiên cứu của Gs. Calder đã 6 năm, HNV đọc lại, giá trị vẫn còn nguyên vẹn như bây giờ, chỉ có một điểm khác, 6 năm trrước Nhật đứng số 2 sau Mỹ rồi số 3 sau Tàu, nay xuống hàng thứ 4 thứ 5, sau Đức và có thể tuột dốc thêm sau Ba Tây và Ấn Độ! Dù vậy, Trung - Nhật do phải nương vào nhau để làm giàu cho nên dân Phù Tang và Hán tộc chỉ nung nấu (simmering) thù nghịch, vẫn phải sống với thực tế mà 2 bên đều thượng tôn có qua có lại.
Vừa đắc cử, chiếm đa số hạ viện, Đảng trưởng Dân Chủ Tự Do Abe đã cử một cựu Ngoại trưởng cầm thư bay tay bay qua Bắc Kinh trao cho TBT Tập Cận Bình. Rồi đây, đâu vẫn hoàn đó. Làm ăn chung vẫn cứ chung, vẫn cứ nung nấu thù nghịch nhau cho đến bất ngờ đụng nhau trên biển Hoa Đông, Hoa Kỳ lẽ tự nhiên sẽ nhảy vào.
TÀU - VIỆT XƯA VÀ NAY
Hoa Kỳ có thể đóng vai trò trung gian nối kết Nhật - Trung với nhau như năm 2006 mà Gs. Calder đã đề cập (bài báo đã dẫn)? Xin trả lời ngay là Mỹ không còn đủ tư thế đối với Bắc Kinh nữa, cũng là do vấn đề Biển Đông và liên minh bất thành văn (hiệp ước) Mỹ - Úc - Ấn và một số nước ĐNA. Lý do trực tiếp hơn, giới tướng lãnh dân tộc Đại Hán bá quyền đang thừa thắng xông lên, đầy cao ngạo tin rằng ngày TC sẽ vượt Mỹ không còn xa. TC đã làm bá chủ Biển Đông với thủ phủ Tam Sa cai quản một vùng biển 2 triệu km2 thuộc TC. Bắc Kinh và Nam Vang đã ký kết để cho TC lập nhà máy lọc dầu lớn nhất ĐNA ở gần Sihanoukville (Tân Hoa xã, 27-12-2012). Do TC viện trợ, có thể năm 2013, đường xe lửa Miên - Việt sẽ hoàn thành nối liền Tây bộ Cao Miên - Nam Vang và Sàigòn với nhiều dự án của Bắc Kinh phát triển vùng biển Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá bao quanh vành đai vịnh Thái Lan, Việt - Miên - Thái.
Quan trọng nhất vẫn là Việt Nam cửa ngỏ chiến lược đi vào lục địa ĐNA và Nam Á, cho đến Bangladesh, Pakistan và đảo quốc Sri Lanka, ta thường gọi là Tích Lan. Đó cũng là truyền thống ngàn xưa của Bắc Kinh. Qua 3 lần đế quốc Mông Cổ quyết đánh chiếm VN mà mục đích tối hậu vẫn là chiếm VN để tràn xuống Nam TBD và ĐNA, nơi mà đế quốc Mông Cổ ham nhất: quần đảo Nam Dương, bán đảo Mã Lai, qua eo biển Malacca để vào Ấn Độ Dương. Nguyên đế Hốt Tất Liệt đang căm hận vì quân Thoát Hoan 2 lần thảm bại ở VN, có viên thượng tướng muốn lập công, xin Nguyên đế cất quân đánh Nam Dương, Ô Qua "dễ như trở bàn tay". Nguyên đế cả mừng nói: "Nhà ngươi nói như gãi vào tim ta", nhưng chưa kịp cất quân thì Thế tổ Hốt Tất Liệt chết. Một cánh quân khác, tiến đến Trường Sa (Hoa Lục), có tên Việt gian Trần Ích Tắc đi theo, gặp lúc Thế tổ chết, vua Thành Tông nối ngôi bèn bãi binh (Cương Mục, chính biên, Q. VIII, t. 21). Tân đế làm hòa với nước Nam, sai sứ thần "đem thư sang nước ta, đại lược nói: Thiên tử mới lên ngôi, ra ơn đại xá, đã hạ lệnh cho các quan có trách nhiệm (đánh nước Nam lần nữa) phải bãi binh" (xem: Cương Mục, chính biên, Q. VIII, t. 23). Xin lỗi quí đồng hương độc giả, HNV cứ phải dài dòng viện dẫn như trên, xem ra quá thừa, lạc đề nhưng vẫn phải minh chứng rõ rệt việc xưa và nay là như thế. Nhà Minh kế nghiệp nhà Nguyên năm 1407 chiếm nước Đại Việt, vẫn một mục tiêu tối hậu như Nguyên đế Hốt Tất Liệt là chiếm VN để tiến xuống phương Nam TBD và ĐNA nhưng Lam Sơn khởi nghĩa nổi dậy, đánh Đô hộ Minh trong 20 năm (1418-1428). Dưới sự lãnh đạo của Đức Lê Lợi, ta đã đánh tan Đô hộ Minh, cứu ĐNA thoát họa Đại Hán xâm lược (sẽ trình bày sau). Lịch sử lại tái diễn, tuy xưa và nay khác nhau, thời thế khác nhau nhưng mục tiêu của Đại Hán bành trướng xưa và nay vẫn thế.
BẮC KINH KHÔNG BUÔNG THA VN!
Trở lại lịch sử, ngày 18-9-1931, Nhật đánh Tàu, mở màn cuộc chiến Hoa - Trung cho đến ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh tháng 8-1945. Dân Tàu thù Nhật chất ngất. Theo tháng năm, hận thù nguôi ngoai. Nhật viện trợ cho TC sau khi hai bên thiết lập bang giao, năm 1972, Nhật nhảy vào thị trường Hoa Lục. Kinh tế Nhật vọt lên hàng số 2 thế giới vào đầu thập niên 1980, một phần quan trọng do thị trường Hoa Lục. Năm 2011, Nhật mới chấm dứt viện trợ cho TC sau khi Bắc Kinh chính thức công bố tổng sản lượng quốc gia GDP lên hàng số 2 thế giới. Hiện nay, có vào khoảng 150,000 Nhật kiều ở Hoa Lục, đa số là doanh gia, kỹ sư và chuyên viên. Hơn 500,000 Hoa kiều Hoa Lục làm ăn ở Nhật.
Cuộc tranh chấp Nhật - Trung hiện nay hai bên đều thiệt hại nặng về kinh tế. Nhật Bản thiệt hại nặng nề hơn. Phong trào bài Nhật, tẩy chay hàng hóa Nhật lan rộng đến tận nông thôn các tỉnh miền Tây vào lúc kinh tế Nhật còn nhiều khó khăn, nợ nần cao như núi, vượt xa Mỹ, chỉ có điều Nhật vay của tư nhân Nhật, không vay một nước nào. Ưu thế của Bắc Kinh là không nợ nần. Nhà nước TC vẫn độc tôn làm chủ kinh tế thị trường Hoa Lục.
TT Nhật Abe tuy diều hâu vẫn chưa dám đi xa hơn. Tuy ràng buộc với Mỹ qua Hiệp ước an ninh chung, nhưng Hoa Kỳ đã nói rõ là đứng ngoài cuộc tranh chấp Hoa - Trung về đảo Điếu Ngư (Senkakư). Nhưng nếu Bắc Kinh đánh chiếm đảo này, Hạm đội 7 Hoa Kỳ can thiệp ngay không do dự.
Dù vậy, vào lúc này, Mỹ còn rất nhiều khó khăn bảo vệ Bắc Á (Nhật và Nam Hàn). Ngăn chặn được TC đã là quá! TC đang làm sống lại và sống động chiến lược của Mao quyết xóa hẳn thế kỷ chế ngự của Tây Phương và loại Nhật Bản. Quyền lực mềm của Mỹ có thể sẽ thất bại trước chủ nghĩa dân tộc của Hán tộc hiện nay. Xin lưu ý: Tư tưởng Mao về Đại Hán đang được ĐCS Tàu với Tập Cận Bình - Lý Khắc Cường làm sống lại; Bắc Kinh rầm rộ trong buổi lễ khánh thành đường xe lửa cao tốc (370 km/giờ) Bắc Kinh - Quảng Châu ngày 26-12 vừa qua, nhằm kỷ niệm ngày sinh của "Mao chủ tịch vĩ đại". Theo tin từ Bắc Kinh, số tượng Mao sản xuất và bán ra thị trường năm 2012, tăng nhanh hơn năm trước khoảng 12%. Gần như cầm chắc Bắc Kinh không lùi bước trước liên minh Mỹ - Nhật, không phải do tranh chấp Điếu Ngư mà còn do Biển Đông, rõ rệt Mỹ là đà cản Hải dương Nam tiến của Bắc Kinh qua "tiền đồn" Phi Luật Tân. Dù cải chính như thế nào Mỹ cũng không thuyết phục được Bắc Kinh: Mỹ đứng về phía Nhật và Phi. Chống Nhật đã thấm sâu vào tiềm thức dân Tàu thế hệ 1930, 1945. Mỹ liên tục vận động đưa Đức quốc, Nhật và Ấn Độ vào Hội đồng Bảo an LHQ, ghế thường trực và có quyền phủ quyết, chính dân Tàu chống lại, hầu hết giới trí thức và trung lưu, vẫn còn căm hận Nhật. Mùa Xuân 2004, 44 triệu người ký vào phản kháng thư điện tử (electronic petition) chống Nhật vào HĐBA (trong khi không đả động gì đến Đức và Ấn Độ). Hận thù Nhật gia tăng cùng với nhịp độ TC lớn mạnh, giàu có. Và ngược lại dân Nhật cũng không có cảm tình với TC càng ngày càng gia tăng. Năm 2004, trong cuộc thăm dò dư luận, vẫn còn 38% dân Nhật có thiện cảm với TC, năm 2005 tụt xuống còn 32% so với 48% vào năm 2001. Nhật Bản không phân biệt một TC Cộng sản hay không CS, cũng không quan tâm đến nhân quyền, dân chủ tự do ở TC, mà làm ăn buôn bán với TC là hàng đầu. Cho dù xảy ra biến cố đẫm máu Thiên An môn, cả thế giới lên án, Mỹ và Âu châu quyết liệt tẩy chay Bắc Kinh. Nhật vẫn thản nhiên, cuộc thăm dò dư luận (poll) cho biết 78% dân Nhật vẫn có cảm tình với TQ (positive feeling about China) sau vụ Thiên An môn.
Cả hai nước Nhật - Trung tình cảm dân tộc đều rất mạnh. Khi Thủ tướng Nhật Koizumi đến viếng đền liệt sĩ Yasukuni ở Tokyo - nơi thờ 14 tướng lãnh Nhật là tội phạm chiến tranh hàng đầu (class A) đã lãnh án tử hình "tội ác chiến tranh" Đệ II thế chiến - Bắc Kinh phản đối, cả Hoa Lục giận dữ biểu tình bài Nhật, rồi lại vụ chính phủ Nhật cho sửa lại lịch sử Nhật cận đại để xóa đi tội ác xâm lược của Nhật, Bắc Kinh và Hán Thành phản đối, cả Hoa Lục lại giận dữ bài Nhật như một mối thù truyền kiếp. Tình cảm dân tộc của dân Tàu đặt trên cả quyền lợi kinh tế. Hận thù dân tộc khởi từ giữa thế kỷ 19, từ thời Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji) canh tân nước Nhật, đồng thời Nhật dùng sức mạnh canh tân quân đội, kỹ nghệ mở cuộc xâm lăng Triều Tiên và Trung Hoa. Nhật trở thành một đế quốc da vàng, dựa vào Tây phương, theo Tây phương chiếm đoạt Á Đông, đàn áp bóc lột đồng chủng da vàng, cho đến năm 1945, Nhật đầu hàng "ăn" 2 trái bom nguyên tử của Mỹ rồi lại trở thành đồng minh thân cận nhất của Mỹ dưới chiếc dù của Mỹ.
Dù nỗ lực xây dựng lòng tin (confidence building), hữu nghị bang giao Nhật - Trung chỉ là ảo ảnh "a great illusion" (xem: Kent E. Calder, China and Japan's simmering rivalry, Foreign Affairs - Tàu và Nhật nung nấu đối nghịch, vol. 85, no 2, March & April 2006 - tác giả là Gs. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á, ĐH John Hopkins, Baltimore). Bài nghiên cứu của Gs. Calder đã 6 năm, HNV đọc lại, giá trị vẫn còn nguyên vẹn như bây giờ, chỉ có một điểm khác, 6 năm trrước Nhật đứng số 2 sau Mỹ rồi số 3 sau Tàu, nay xuống hàng thứ 4 thứ 5, sau Đức và có thể tuột dốc thêm sau Ba Tây và Ấn Độ! Dù vậy, Trung - Nhật do phải nương vào nhau để làm giàu cho nên dân Phù Tang và Hán tộc chỉ nung nấu (simmering) thù nghịch, vẫn phải sống với thực tế mà 2 bên đều thượng tôn có qua có lại.
Vừa đắc cử, chiếm đa số hạ viện, Đảng trưởng Dân Chủ Tự Do Abe đã cử một cựu Ngoại trưởng cầm thư bay tay bay qua Bắc Kinh trao cho TBT Tập Cận Bình. Rồi đây, đâu vẫn hoàn đó. Làm ăn chung vẫn cứ chung, vẫn cứ nung nấu thù nghịch nhau cho đến bất ngờ đụng nhau trên biển Hoa Đông, Hoa Kỳ lẽ tự nhiên sẽ nhảy vào.
TÀU - VIỆT XƯA VÀ NAY
Hoa Kỳ có thể đóng vai trò trung gian nối kết Nhật - Trung với nhau như năm 2006 mà Gs. Calder đã đề cập (bài báo đã dẫn)? Xin trả lời ngay là Mỹ không còn đủ tư thế đối với Bắc Kinh nữa, cũng là do vấn đề Biển Đông và liên minh bất thành văn (hiệp ước) Mỹ - Úc - Ấn và một số nước ĐNA. Lý do trực tiếp hơn, giới tướng lãnh dân tộc Đại Hán bá quyền đang thừa thắng xông lên, đầy cao ngạo tin rằng ngày TC sẽ vượt Mỹ không còn xa. TC đã làm bá chủ Biển Đông với thủ phủ Tam Sa cai quản một vùng biển 2 triệu km2 thuộc TC. Bắc Kinh và Nam Vang đã ký kết để cho TC lập nhà máy lọc dầu lớn nhất ĐNA ở gần Sihanoukville (Tân Hoa xã, 27-12-2012). Do TC viện trợ, có thể năm 2013, đường xe lửa Miên - Việt sẽ hoàn thành nối liền Tây bộ Cao Miên - Nam Vang và Sàigòn với nhiều dự án của Bắc Kinh phát triển vùng biển Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá bao quanh vành đai vịnh Thái Lan, Việt - Miên - Thái.
Quan trọng nhất vẫn là Việt Nam cửa ngỏ chiến lược đi vào lục địa ĐNA và Nam Á, cho đến Bangladesh, Pakistan và đảo quốc Sri Lanka, ta thường gọi là Tích Lan. Đó cũng là truyền thống ngàn xưa của Bắc Kinh. Qua 3 lần đế quốc Mông Cổ quyết đánh chiếm VN mà mục đích tối hậu vẫn là chiếm VN để tràn xuống Nam TBD và ĐNA, nơi mà đế quốc Mông Cổ ham nhất: quần đảo Nam Dương, bán đảo Mã Lai, qua eo biển Malacca để vào Ấn Độ Dương. Nguyên đế Hốt Tất Liệt đang căm hận vì quân Thoát Hoan 2 lần thảm bại ở VN, có viên thượng tướng muốn lập công, xin Nguyên đế cất quân đánh Nam Dương, Ô Qua "dễ như trở bàn tay". Nguyên đế cả mừng nói: "Nhà ngươi nói như gãi vào tim ta", nhưng chưa kịp cất quân thì Thế tổ Hốt Tất Liệt chết. Một cánh quân khác, tiến đến Trường Sa (Hoa Lục), có tên Việt gian Trần Ích Tắc đi theo, gặp lúc Thế tổ chết, vua Thành Tông nối ngôi bèn bãi binh (Cương Mục, chính biên, Q. VIII, t. 21). Tân đế làm hòa với nước Nam, sai sứ thần "đem thư sang nước ta, đại lược nói: Thiên tử mới lên ngôi, ra ơn đại xá, đã hạ lệnh cho các quan có trách nhiệm (đánh nước Nam lần nữa) phải bãi binh" (xem: Cương Mục, chính biên, Q. VIII, t. 23). Xin lỗi quí đồng hương độc giả, HNV cứ phải dài dòng viện dẫn như trên, xem ra quá thừa, lạc đề nhưng vẫn phải minh chứng rõ rệt việc xưa và nay là như thế. Nhà Minh kế nghiệp nhà Nguyên năm 1407 chiếm nước Đại Việt, vẫn một mục tiêu tối hậu như Nguyên đế Hốt Tất Liệt là chiếm VN để tiến xuống phương Nam TBD và ĐNA nhưng Lam Sơn khởi nghĩa nổi dậy, đánh Đô hộ Minh trong 20 năm (1418-1428). Dưới sự lãnh đạo của Đức Lê Lợi, ta đã đánh tan Đô hộ Minh, cứu ĐNA thoát họa Đại Hán xâm lược (sẽ trình bày sau). Lịch sử lại tái diễn, tuy xưa và nay khác nhau, thời thế khác nhau nhưng mục tiêu của Đại Hán bành trướng xưa và nay vẫn thế.
BẮC KINH KHÔNG BUÔNG THA VN!
Như HNV đã thường thưa chuyện với quí độc giả trên mục này: Không bao giờ, không khi nào Bắc Kinh Đỏ buông tha Việt Nam, phải giữ con mồi VN cho chặt. Y như thời Nguyên Mông Cổ và Minh Hán tộc, vào một thời điểm hành động, không bao giờ Bắc Kinh sử dụng tướng lãnh quan quân người Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang đánh "An Nam" mà bao giờ cũng sử dụng quan quân các tỉnh Hoa Tây và Hoa Bắc. Thông thường từ thập niên 1950, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền TQ ở VN bao giờ cũng là người Hoa Nam, thường là các tỉnh duyên hải Đông Nam. Năm 2012 thay đại sứ mới, họ Khổng là người Kim, Mãn Châu (người Tàu gọi là Rợ Kim, như nước Kim trong truyện chưởng "Anh hùng xạ điêu" của Kim Dung). Ông ta chưa từng hiểu biết về văn hóa và lịch sử Việt). Xưa quân Nguyên (Mông Cổ) tràn qua xâm lược VN hầu hết là quân Hồ Quảng (năm 1283, động binh 50 vạn quân ở tỉnh Hồ Quảng đánh VN - xem Cương Mục, CB, Q. VII, tờ 29". Năm 1287, xâm lăng VN lần thứ 3, nhà Nguyên lấy quân ở 3 tỉnh Giang Hoài, Hồ Quảng, Giang Tây và 500 chiến thuyền quân ở Vân Nam, 1 vạn 5000 người Lê ở 4 châu hải ngoại, không có quan quân Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang (xem Cương Mục, CB, Q. VIII, tờ 1). Y như nhà Nguyên, năm 1990, sau Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) người Hoa ào ạt qua VN, đến nay đã lên 700,000 người Hoa mới, hầu hết là người Hoa Hán ở các tỉnh nghèo như Thiểm Tây, Quý Châu, Hà Nam. Dân Hà Nam qua miền Nam VN đông nhất (riêng tỉnh Hà Nam dân số tỉnh lên đến 100 triệu vào năm 2005). Tin từ cộng đồng người Việt gốc Hoa (trước năm 1975) cho biết trong số gần 1500 công nhân nhà máy Chất Đạm Cà Mau, hầu hết là người Hoa mới, họ sống biệt lập, chỉ có mấy người Việt gốc Hoa gốc Triều Châu làm thông dịch viên. Người Hoa mới sống biệt lập trong cộng đồng của họ, chỉ nói tiếng Quan Thoại, có luật pháp riêng của CĐ Hoa mới, báo và tivi trực tiếp từ TQ, tránh né chung đụng với người Việt gốc Hoa do sợ ảnh hưởng Đài Loan và VN. Nghĩa là từ sau hội nghị ở Thành Đô 1990, Bắc Kinh đã qui hoạch lớp lang đưa VN vào quỹ đạo TQ, thống lãnh VN trên qui mô từ cơ sở hạ tầng, chính trị, xã hội và kinh tế nhưng Bắc Kinh chưa chen chân được vào QĐNDVN vốn còn nhiều thành kiến với các đồng chí Bắc Kinh.
Đi từng bước một, trường kỳ mai phục nay thì Bắc Kinh đã thống đoạt được Tổng quân ủy ĐCSVN từ Phùng Quang Thanh đến Tổng cục chính trị. Vẫn lấy phương châm 2 nước 2 đảng "vừa là đồng chí vừa là anh em" mà từ năm 1952, văn công đàng điếm Tố Hữu đã làm thơ ca tụng: "Bên kia biên giới là nhà! Bên đây biên giới cũng là quê hương! Bên ni biên giới là mình! Bên kia biên giới cũng tình quê hương!” Nghĩa là xóa bỏ biên giới Việt Hoa, 2 nước 2 đảng là một! Cuối năm 2013 là cao điểm. Tướng Phùng Quang Thanh phất cao ngọn cờ Hồng với 2 châm ngôn mới của Đảng: Một, VN biết ơn TC! Hai, tách rời đất và nước. Không làm tranh chấp Biển Đông ảnh hưởng xấu đến quan hệ "răng - môi Việt Trung". Và theo tư tưởng Mao "thần thánh" "Mỹ là đầu sỏ đế quốc" phải loại trừ Mỹ ra khỏi TBD - Biển Đông. Và cũng như thế, phải loại Mỹ ra khỏi VN. Bắc Kinh mở rộng thế công, không cho phép một VN 2013 với Nhật Bản đứng sau phe Nguyễn Tấn Dũng, một Trương Tấn Sang ve vãn Ấn Độ, Nga Sô. Bắc Kinh phải bám chặt VN, Tập Cận Bình lanh tay nắm được QĐNDVN qua TBT Trọng và Phùng Quang Thanh. Cuối năm 2012, đánh dấu thời điểm quyết định: Tổng quân ủy ĐCSVN ngả hẳn vào vòng tay Bắc Kinh. Tiếp theo bước nữa, Bắc Kinh vận động Hội nghị TƯĐ kỳ VII ĐCSVN sẽ loại Nguyễn Tấn Dũng bằng mọi giá để thâu tóm VN qua bàn tay sắt ĐCSVN. Nhưng Tập Cận Bình có đạt được mục tiêu không? Chúng tôi sẽ bàn tiếp. Mỹ với sức mạnh mềm (soft power) ở VN không bao giờ tháo lui. Vả lại, vai trò của QĐNDVN không còn như xưa. Công an mới là "sức mạnh chủ đạo" bảo vệ ĐCSVN mà phe Dũng nắm ưu thế. Tướng lãnh công an đã lúc nhúc, trên 160 ông. Cuối năm 2012, tuần qua, bộ chính trị ĐCSVN phong 34 Đại tá lên hàng Thiếu tướng, 14 Thiếu tướng CA lên hàng Trung tướng. Còn nhiều thách đố!
HÀ NHÂN VĂN
(01/01/2013)
Đi từng bước một, trường kỳ mai phục nay thì Bắc Kinh đã thống đoạt được Tổng quân ủy ĐCSVN từ Phùng Quang Thanh đến Tổng cục chính trị. Vẫn lấy phương châm 2 nước 2 đảng "vừa là đồng chí vừa là anh em" mà từ năm 1952, văn công đàng điếm Tố Hữu đã làm thơ ca tụng: "Bên kia biên giới là nhà! Bên đây biên giới cũng là quê hương! Bên ni biên giới là mình! Bên kia biên giới cũng tình quê hương!” Nghĩa là xóa bỏ biên giới Việt Hoa, 2 nước 2 đảng là một! Cuối năm 2013 là cao điểm. Tướng Phùng Quang Thanh phất cao ngọn cờ Hồng với 2 châm ngôn mới của Đảng: Một, VN biết ơn TC! Hai, tách rời đất và nước. Không làm tranh chấp Biển Đông ảnh hưởng xấu đến quan hệ "răng - môi Việt Trung". Và theo tư tưởng Mao "thần thánh" "Mỹ là đầu sỏ đế quốc" phải loại trừ Mỹ ra khỏi TBD - Biển Đông. Và cũng như thế, phải loại Mỹ ra khỏi VN. Bắc Kinh mở rộng thế công, không cho phép một VN 2013 với Nhật Bản đứng sau phe Nguyễn Tấn Dũng, một Trương Tấn Sang ve vãn Ấn Độ, Nga Sô. Bắc Kinh phải bám chặt VN, Tập Cận Bình lanh tay nắm được QĐNDVN qua TBT Trọng và Phùng Quang Thanh. Cuối năm 2012, đánh dấu thời điểm quyết định: Tổng quân ủy ĐCSVN ngả hẳn vào vòng tay Bắc Kinh. Tiếp theo bước nữa, Bắc Kinh vận động Hội nghị TƯĐ kỳ VII ĐCSVN sẽ loại Nguyễn Tấn Dũng bằng mọi giá để thâu tóm VN qua bàn tay sắt ĐCSVN. Nhưng Tập Cận Bình có đạt được mục tiêu không? Chúng tôi sẽ bàn tiếp. Mỹ với sức mạnh mềm (soft power) ở VN không bao giờ tháo lui. Vả lại, vai trò của QĐNDVN không còn như xưa. Công an mới là "sức mạnh chủ đạo" bảo vệ ĐCSVN mà phe Dũng nắm ưu thế. Tướng lãnh công an đã lúc nhúc, trên 160 ông. Cuối năm 2012, tuần qua, bộ chính trị ĐCSVN phong 34 Đại tá lên hàng Thiếu tướng, 14 Thiếu tướng CA lên hàng Trung tướng. Còn nhiều thách đố!
HÀ NHÂN VĂN
(01/01/2013)
No comments:
Post a Comment