Thursday, June 28, 2012

Tầu Cộng 'phòng ngừa chiến tranh' ở Biển Đông

Tầu 'phòng ngừa chiến tranh' ở Biển Đông

11:06 GMT - thứ năm, 28 tháng 6, 2012
Tầu đã phản ứng mạnh về việc Việt Nam tuần tra Trường Sa
Trong một phản ứng mới ngay sau khi Việt Nam thông qua luật biển, Bộ Quốc phòng Tầu tuyên bố sẽ tăng cường hoạt động quân sự ở vùng Biển Đông, mà nước này gọi là Nam Hải.
Đài Phát thanh Quốc tế Tầu (CRI) hôm thứ Năm 28/6 đưa tin cho hay quân đội Tầu đã "thiết lập kế hoạch tuần tra" với mục đích phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển quanh quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa); và đang xem xét để đặt cơ quan quân sự tại thành phố Tam Sa mới được thành lập cũng tại Biển Đông.
Hai hoạt động mới này cho thấy đang có sự tăng cường rõ rệt trong chính sách quân sự của Tầu đối với Biển Đông, dường như để phản ứng trước việc Việt Nam điều máy bay chiến đấu ra tuần tiễu ở Trường Sa hồi giữa tháng Sáu.
CRI đưa tin trong cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Tầu tại Bắc Kinh, Phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh lặp lại tuyên bố "Tầu có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển xung quanh".
"Tầu kiên quyết phản đối bất cứ hành vi khiêu khích quân sự nào."
Ông Cảnh nói "quân đội Tầu đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường trên vùng biển thuộc diện cai quản của mình với mục đích phòng ngừa chiến tranh" .
"Quân đội Tầu quyết tâm và kiên định bất di bất dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ" Đại tá Cảnh Nhạn Sinh
Ông cũng khẳng định: "Quân đội Tầu quyết tâm và kiên định bất di bất dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giữ gìn quyền lợi hải dương của đất nước".
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Tầu cũng gọi việc Việt Nam điều động chiến đấu cơ tuần tra là "hành vi đơn phương làm cho tình hình Nam Hải (Biển Đông) trở nên căng thẳng".

Bộ chỉ huy quân sự Tam Sa

Bất đồng và căng thằng giữa Việt Nam và Tầu đang gia tăng trong thời gian gần đây, sau khi Việt Nam có một số hành động và chính sách khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông, nhất là quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngược lại, Tầu cũng đưa ra nhiều quyết sách để trả đũa, mới nhất là việc tập đoàn dầu khí quốc gia nước này mời thầu quốc tế trong chín lô dầu khí ngoài khơi miền Trung và miền Nam Việt Nam, mà Việt Nam đang khai thác.
Phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh
Tầu nói sẽ đặt cơ quan quân sự tại Biển Đông
Ngày 21/6 vừa qua, sau khi Quốc vụ viện phê chuẩn, Chính phủ Tầu đã nâng thành phố Tam Sa vốn được thành lập từ cuối năm 2007 để quản lý khu vực Biển Đông từ cấp huyện lên thành cấp địa khu.
Đại tá Cảnh Nhạn Sinh nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm 28/6 rằng quân đội Tầu theo quy định đang nghiên cứu để đặt cơ quan quân sự tại địa phương này.
Theo quyết định của Bắc Kinh, thành phố Tam Sa bao gồm các hòn đảo và đá ngầm cũng như vùng biển quanh các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), có diện tích đất liền trên đảo chỉ 13 km2 nhưng diện tích vùng biển lên tới trên hai triệu km2, là thành phố lớn nhất Tầu.
Đài CRI dẫn lời ông Cảnh giải thích việc đặt cơ quan quân sự là bình thường vì theo kế hoạch của Tầu, địa phương các cấp tỉnh, địa khu và huyện đều có cơ quan quân sự để chỉ huy quân sự tại chỗ.
Tuy nhiên, với quy mô của thành phố Tam Sa như đã nói ở trên, không khó khăn để suy đoán phạm vi và quyền hạn hoạt động của cơ quan quân sự mới.
Việt Nam luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình, tuy Hoàng Sa đã hoàn toàn vào tay Tầu từ sau năm 1974.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

No comments:

Post a Comment