Thursday, February 21, 2013

Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của Hà Nội

Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của Hà Nội

Cùng với tàu ngầm Kilo 636, chiến đấu cơ Su30MK2 và phi đạn chống hạm siêu âm Yakhont của hệ thống Bastion-P, Gepard 3.9 sẽ giúp quân đội Việt Nam có được năng lực phòng thủ trên không, dưới nước và trên mặt nước.
Cập cảng Cam Ranh ngày 5/3/2011 và được bổ xung vào lực lượng hải quân Việt Nam ngay sau đó, chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng” loại Projekt 11661E Gepard 3.9 do nhà máy đóng tàu A.M Gorky ở Zelenodolsk của Nga đóng theo hợp đồng đã ký kết với Hải quân Việt Nam cuối năm 2006.
Phía Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD, đóng 2 chiến hạm loại Gepard 3.9 của Viện ZPKB ở Zelenodolsk. Đây là chiến hạm đầu tiên được khởi công tháng 7/2007. Theo đánh giá của ông Renat Mistakhov, Giám đốc công ty A.M Gorky, Gepard 3.9 đã chứng tỏ khả năng chiến - kỹ thuật cao trong suốt thời gian thử nghiệm trên biển Baltic.
Hộ tống hạm trang bị phi đạn Đinh Tiên Hoàng mang số hiệu HQ-011. Ảnh: Trọng Thiết.
Cùng với tàu Lý Thái Tổ tiếp nhận sau Đinh Tiên Hoàng, đây là lần đầu tiên Hải quân Việt Nam sở hữu những chiến hạm có trọng tải  trên 2.000 tấn. Nhờ đó, Hải quân Việt Nam đã "tạm biệt" thời đại hoạt động ven bờ, chuyển sang giai đoạn hoạt động ở khu vực biển gần.
Gepard 3.9 sử dụng hệ thống chỉ huy, kiểm soát Sigma-E loại mới nhất của Nga, nên những tàu này đã hệ thống hóa được việc kiểm soát hệ thống hỏa lực. Ngoài ra, nhờ được trang bị hệ thống viễn thám, gây nhiễu điện tử loại mới MP-407E nên Gepard 3.9 sẽ giúp Hải quân Việt Nam nâng cao đáng kể năng lực tác chiến điện tử.
Cùng với tàu ngầm Kilo 636, chiến đấu cơ đa năng Su30MK2 và phi đạn chống hạm siêu âm Yakhont của hệ thống Bastion-P (có tầm bắn 300 km, đặt trên bờ), Gepard 3.9 sẽ giúp quân đội Việt Nam chính thức có được năng lực phòng thủ đa dạng (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống tầu ngầm.

Với sự phối hợp tác chiến đa chiều, Việt Nam cũng hình thành được năng lực phòng thủ biển gần tương đối hiệu quả. Năng lực kiểm soát và tấn công của Hải quân Việt Nam sẽ mở rộng, cho phép thực hiện chiến lược chống tiếp cận.
Hai hộ tống hạm tối tântrang bị phi đạn tối tân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh: Ảnh: Nguyễn Nam Anh.

Những năm đầu của thập niên 1980, lực lượng hải quân Nga yêu cầu thế hệ tầu tuần biển mới phục vụ cho nhiệm vụ kiểm soát lãnh hải. Đấy cũng là yêu cầu làm thay đổi kiểu mẫu tuần dương hạm phi đạn frigate Nheustrasim dự án 11540 trong việc ra quyết định cuối cùng để giải quyết các nhiệm vụ trên biển, với mô hình khu trục hạm nhằm thay thế cho các khu trục hạm nhẹ dự án 1135 (Burevetnhik). Đồng thời, Trung tâm chế tạo tầu tại nước cộng hòa Tatarstan đã chế tạo loại tầu tuần biển nhỏ hơn mang phi đạn, đó là Dự án 11660 Gepard. Nhà vẽ kiểu chính là Iu.A. Nhicol, sau đó là V.N.Kaskin nhằm vẽ kiểu tầu tuần dương hạm có khả năng chống tầu ngầm và đánh chặn tầu nổi theo dự án 1124.
Yêu cầu của Hải quân Liên bang và hạm đội là lắp đặt trên tầu một đài quét sonar công suất lớn, có khả năng thực hiện nhiệm vụ chống tầu ngầm hiệu quả, đồng thời tăng trọng tải của tầu lên đến hơn 2000 tấn bằng việc tăng các hầm chống thấm nước trên thân tầu. Thời điểm đó xuất hiện một dự án cạnh tranh là dự án 12441 của "Trung tâm chế tạo tầu biển Almaz” với các phi đạn chống tầu mạnh và khả năng mang theo máy bay trực thăng tuần biển và cứu trợ. Cuối năm 1988 Almaz đưa ra dự án tầu SKP 11660, nhưng được một thời gian, chương trình đóng loại tầu này đã khép lại do lý do tài chính.
Kết quả, Trung tâm chế tạo tầu PKB Zeliondonsk đã chế tạo một số mẫu cải tiến tuần dương hạm mang phi đạn, trong đó có những mẫu dành cho xuất khẩu - dự án 1166.1 Gepard. Trên cơ sở các kiểu mẫu đã có trung tâm PKB tiến hành chế tạo tầu Gerpad 3.9 tại nhà máy đóng tầu Zeliondonsk mang tên Gorki. Chiếc tầu đầu tiên của họ Gepard được bắt đầu năm 1993 và năm 1995 tầu đã sẵn sàng đưa vào thử nghiệm, nhưng vì lý do tài chính, chương trình đóng tầu bị tạm dừng đến 1996. Năm 2001 tầu họ Gepard mang tên Tatarstan được bổ xung vào hạm đội và trở thành tầu chỉ huy của hải đội biển Caspian, chiếc tầu thứ 2 của dự án 1166.1 Dagestan được hạ thủy năm 2007. Giai đoạn này, 2 chiếc tầu tiếp theo của mẫu tầu tuần biển Gepard 3.9 được đóng theo đơn đặt hàng của Hải quân Việt Nam từ 2009 đến 2011.
Mô hình tàu Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam

Tàu tàng hình đa nhiệm

Tầu tuần biển loại Gepard 3.9 lớp Tatarstan dự án 11661 được chế tạo thực hiện các nhiệm vụ chống tầu ngầm, tầu nổi và các mục tiêu trên không của địch khi thực hiện các nhiệm vụ hộ tống các tầu chiến, tầu vận tải, các đoàn tầu cơ động, tiến hành các nhiệm vụ cảnh giới biển, bảo vệ lãnh hải, bảo vệ các khu vực kinh tế biển và bảo vệ các khu vực biển gần. Vũ khí trang bị và phương tiện kỹ thuật của tầu cho phép thực hiện các nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất. Đồng thời, các trang bị kỹ thuật phải cho phép tầu có khả năng biến cải trên cơ sở thân tầu.
Kiểu mẫu của tầu được thực hiện với các mặt phẳng căn bản với 12 ô không thấm nước, khả năng tầu vẫn hoạt động tốt nếu có 3 ô bị trúng đạn tách rời nhau, các trang bị trên boong tầu được chế tạo từ vật liệu tổng hợp nhôm ma-gie có khả năng hấp thụ đến tối thiểu mức phản xạ hiệu dụng của sóng radar (kỹ thuật stealth) tầu được lắp động cơ nguồn diezen và 2 động cơ gas turbin 2 trục cho công suất lên đến 29.000 mã lực. Hệ thống động lực kiểu CODOG bao gồm động cơ diezen loại 61D (8000 mã lực) bảo đảm cho tầu chạy ở tốc độ 18 hải lý/giờ, 2 động cơ turbin khí gas có thể đẩy vận tốc tối đa của tầu lên đến 28 hải lý/giờ. Có 3 máy phát điện diezen 600 kWh cho mỗi máy phát.
Để tăng cường khả năng cơ động và tác chiến độc lập của tầu trên biển, các nhà chế tạo đã tăng cường khả năng hải hành của tầu từ 9 ngày (không phải bổ sung nhiên liệu và cơ sở vật chất) lên đến 20 ngày và tầm hoạt động (với tốc độ 18 hải lý/giờ) từ 2500 hải lý lên 3500 hải lý. Tầu được trang bị hệ thống phi đạn chống tầu thế hệ mới nhất XЗ5 3M24 Uran, tăng cường khả năng tác chiến của tầu so với các loại tầu tuần dương hạm khác. Hệ thống sonar MGK-335EM-03 có góc quét 260 độ, khám phá được tàu ngầm ở bán kính 10 - 12 km, thủy lôi ở khoảng cách 2 km và 2 trang bị phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm.

Đặc tính kỹ thuật của tàu Gepard 3.9

Trọng tải: 2.100 tấn; Kích thước ngoài (dài x rộng x mớn nước): 102,2 x 13,1 x 5,3m; Tốc độ tối đa: 28 hải lý/h, tốc độ trung bình: 18 hải lý/giờ; Tầm hoạt động ở tốc độ trung bình tuần biển: 5.000 hải lý; Dự trữ nhiên liệu hoạt động: 20 ngày; Sử dụng vũ khí không hạn chế trong điều kiện biển động tới cấp 5; Động cơ chính: 2x11.000 hp; Thủy thủ đoàn: 103 người với 16 vị trí dự trữ dành cho hải quân đặc nhiệm.

Theo Tiền Phong

>> Nga thắng lớn ở thị trường vũ khí châu Á - Thái Bình dương
>> Một đội tàu hải giám Tầu cộng xuất phát đến biển Đông

No comments:

Post a Comment