Wednesday, October 19, 2011

CÁC CƯỚC Á CHÂU THÁI BÌNH DƯƠNG CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH ĐẾN ĐÂU RỒI

CÁC CƯỚC Á CHÂU THÁI BÌNH DƯƠNG
CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH ĐẾN ĐÂU RỒI ?
Bài viết này là tổng kết tình hình thế giới trong ba tháng qua đồng thời trình bày rõ hơn về một vài điều đã được sơ lược nêu ra trước đây.Theo sự đánh giá đối chiếu liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của tình hình thế giới, kể cả việc đối chiếu với các diễn biến liên quan đến lịch sử Hội Kín cùng các bí mật ít được nói tới trong chỗ công khai. Dựa trên đánh giá tình hình cụ thể thì năm 2013 là một năm ghi dấu nhiều biến cố lớn đối với nhân loại này, các chuẩn bị từ thấp đến cao hiện nay cho thấy rất thống nhất để trùng phùng vào thời điểm nói trên. Dù vậy đúng hay sai vẫn là điều mà mỗi người trong chúng ta cần cẩn trọng theo dõi đánh giá tình hình, hiện vẫn đang diễn biến từng ngày. Cục diện toàn cầu ngày càng nóng mãi lên, để đúng lúc chiến tranh lớn tất yếu phải sảy ra giữa các thế lực lớn tại Á Châu Thái Bình Dương, có như vậy mới giải quyết được mâu thuẫn do lịch sử nhân loại để lại.
Ngay cả khi một tình huống như vậy sảy ra, tương lai thế giới trong giai đoạn chuyển tiếp này vẫn còn nhiều bất trắc trước khi văn minh mới được xây dựng trọn vẹn trên hành tinh này. Thiển nghĩ chúng ta nên cẩn trọng theo dõi các biến chuyển thế giới vào thời điểm đầy bất trắc này để chọn cho dân tộc một hướng đi thật thích hợp.
Tác giả : Lê Văn Xương
Kể từ khi Bắc Kinh công khai tuyên bố chủ quyền bất khả tranh cãi của họ đối với 85% diện tích vùng Biển Đông Nam Á, mà Bắc Kinh gọi là vùng biển Lưỡi Bò, cả thế giới bắt đầu nhìn Bắc Kinh với con mắt khác. Từ sau thời điểm đó, mối quan hệ giữa một quốc gia thứ ba với bất cứ quốc gia nào có đường ranh giới trên biển hay trên đất liền với Tầu trở nên rất tế nhị và dễ gây va chạm do thái độ hằn học của Bắc Kinh, thậm chí sẵn sàng gây ra các sự cố ngoại giao với bất cứ nước nào kể cả Mỹ. Vụ tầu thăm dò thuộc Hải Quân Mỹ Impeccable di chuyển trong vùng hải phận của VN bị chiến hạm của hải quân Tầu cố tình đụng chạm làm đứt cable thăm dò cũng đủ nói lên điều đó, vụ HKMH Mỹ di chuyển trong vùng bị tiềm thủy đỉnh thuộc Hải Quân Hán quấy rầy, vụ máy bay do thám thuộc Hải Quân Mỹ EP3 đụng độ với máy bay chiến đấu thuộc không quân Tầu khiến máy bay EP3 phải đáp khẩn cấp xuống sân bay quân sự Hải Nam, để quân đội Tầu làm thịt hầu ăn cắp kỹ thuật, khi trả lại cho phía Mỹ, hầu như chỉ còn vỏ tầu mà thôi, để mấy năm sau Tầu khoe là đã chế tạo được máy bay do thám tầm xa bao phủ khắp vùng Ấn Độ Dương, Châu Phi cũng như một nửa Thái Bình Dương. So với các vụ lớn đó thì các vụ hải quân Tầu ngụy trang như những kẻ cướp biển thực hiện cướp bóc đối với ngư dân VN đánh cá ngoài khơi chỉ là truyện nhỏ.
Bắc Kinh một khi đã tuyên bố chủ quyền trên 85% diện tích trên biển của vùng biển ĐNA, thì những hành động của Bắc Kinh thực chẳng có gì lạ, cái lạ là Bắc Kinh đã cố tình hành động như con thú hoang dã đối với thế giới vào thời điểm này của lịch sử. Như vậy đằng sau hậu trường chính trị thế giới, Bắc Kinh tự biết là đã bị đẩy đến đường cùng rồi, hoặc giả Bắc Kinh đang ra sức khai thác lợi thế quân sự, chính trị kinh tế khi Âu Mỹ đang đi vào vòng suy thoái lâu dài chưa lối thoát.
Nhìn trên mặt nổi, Mỹ vẫn thâm thủng thương mại với Bắc Kinh hàng năm trên 200 tỷ dollar, trị giá công trái Mỹ do Tầu nắm giữ ngày càng tăng, lúc này đã lên đến khoảng 1,100 tỷ dollar, tổng số tiền mà tư nhân Tầu chuyển vào Mỹ đã lên đến con số trên 6,000 tỷ dollar. Nhìn trên khía cạnh kinh tế tài chánh, Mỹ cũng như Âu Châu đang suy yếu vì nợ ngập đầu, tỷ lệ thất nghiệp cao trên 9%, tỷ lệ phát triển tại Mỹ trong năm 2011 được điều chỉnh lại theo dự kiến trước đây là 2.7% nay dự kiến chỉ còn 1.7%, sang năm 2012 ra sao chả ai biết cụ thể. Nhưng mới hôm qua trong hội nghị giữa các tổ chức tài chánh thế giới họp tại Bắc Kinh, các cấp lãnh đạo đã đưa ra dự báo là: “kinh tế thế giới đang đi vào giai đoạn nguy hiểm” như thế tỷ lệ thất nghiệp tại Âu Mỹ vẫn chưa thể giảm xuống dưới 8% trong năm tới được, các nền kinh tế Âu Mỹ vẫn tiếp tục bị lao đao, trong khi kinh tế Hoa Lục tiếp tục tăng ào ạt đến trên 9%. Phải chăng Bắc Kinh nhận thấy đây là cơ hội lớn để Bắc Kinh ra tay đánh địch để chiếm lấy quyền làm chủ vùng biển Đông Nam Á như bước đầu thực hiện kế hoạch mở rộng lãnh thổ trên biển thuộc tuyến hải đảo thứ nhất, như các giới chức Bắc Kinh đã dự kiến.
Kế sách chiến lược của Bắc Kinh về mặt quân sự đã được tôi đề cập đến trong bài viết mới đây đã được anh Toàn post trên web site, bài viết ngắn này chỉ cập nhật các bước tiến mới liên quan đến các bước chuẩn bị chiến tranh của Bắc Kinh cùng các nước xung quanh nhằm đáp ứng lại với chủ trương hiếu chiến của Bắc Kinh. Cũng đã hơn một lần, tôi nói đến nồng độ chiến tranh trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, nồng độ đó chỉ tăng chứ không thể giảm được. Vào lúc này nồng độ chưa vượt qua con số 50% theo thang điểm dẫn đến chiến tranh lớn, nhưng chả ai thực sự biết điều gì sẽ sảy ra khi các bên liên quan đều đang ra sức gấp rút trang bị quân đội một cách công khai, không hề dấu diếm cứ y như là chiến tranh là tất yếu phải tới như định mệnh nghiệt ngã mà Á Châu phải gánh chịu vào đầu thế kỷ 21 này. Đó là tất yếu lịch sử mà Á Châu phải trải qua để giải quyết một lần sau chót các tồn đọng do lịch sử Á Châu đã để lại từ mấy ngàn năm nay. Ngẫm nghĩ lại, Âu Châu trong thế kỷ 20 cũng đã trải qua thế kỷ nghiệt ngã để có Âu Châu thống nhất như ta thấy hôm nay, Á Châu chẳng thể tránh được thời kỳ nghiệt ngã ấy của lịch sử.
1 – ƯỚC TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA HÁN.
a - Tiềm năng quân sự của Hán.
Tiếp theo sau tuyên bố chủ quyền 85% đối với vùng biển Đông Nam Á, được coi là bạch thư quốc phòng trên biển Thái Bình Dương. Bạch thư Quốc Phòng của Bắc Kinh, được công bố cứ mỗi hai năm, được phát hành năm 2010 dự trù ngân sách quốc phòng của Hán tăng 12.5% mỗi năm, theo dự trù đạt đến con số 100 tỷ dollar đứng hàng hai trên thế giới sau Mỹ.
Đánh giá Quốc Phòng năm 2010 của Bắc Kinh nêu rõ là:
a/ thế giới đang trong thời kỳ biến đổi và điều chỉnh lớn. b/ đây là thời kỳ phức tạp và uy hiếp có tính truyền thống và phi truyền thống c/ xây dựng đất nước giầu và quân đội amnhj là ưu tiên hàng đầu của các cấp lãnh đạo.d/ quân đội hùng mạnh nhờ khoa học kỹ thuật (khoa kỹ cường quân).
Qua nhận thức này, lãnh đạo T/C cho rằng hiện nay T/C đang phải đối diện với uy hiếp có tính phức tạp, đa dạng, cụ thể là phải đối phó với cạnh tranh có tính chiến lược của Mỹ, vừa phải đối đầu với nguy cơ có tính phi truyền thống như các động loạn xã hội do khủng bố, cách mạng của đại chúng, hỗn loạn về thông tin, vũ khí hạch nhân có thể rơi vào tay phiến loạn, các thiên tai bất ngờ khác…
Về điểm b, điều mà Hồ Cẩm Đào sợ nhất là sự kết hợp và kích thích lẫn nhau giữa hai nguồn uy hiếp truyền thống và phi truyền thống.Nếu việc này sảy ra, có thể làm chao đảo nền tảng căn bản của chính quyền do Đảng CS lãnh đạo, phá vỡ toàn hệ thống (trích báo cáo hoạt động của Đảng CS Trung Cộng của Ngô Bang Quốc tại hội nghị đại biểu toàn quốc ngày 10 tháng 3-2011. Tóm lại Bắc Kinh sợ nhất là một sự uy hiếp phi truyền thống bất ngờ nào đó đưa đến sự nghi hoặc đối với các chủ trương của Bắc Kinh khiến Mỹ có cớ để can thiệp.
Tiếp theo việc đề xuất đánh giá chiến lược của Đảng CS Tầu trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến lớn trong vùng, Bắc Kinh mở rộng khai triển chủ trương thực hiện quân sự hóa đất nước theo cách mà Thủ Tướng Otto von Bismarck của nước Đức đã làm hồi giữa thế kỷ 19 (năm 1862 ông được cử làm Thủ Tướng của nước Phổ nay là nước Đức để tiến hành quân sự hóa nước Đức, sau đó kết hợp với Áo và Hungaria để hình thành liên minh tay đôi, trước khi hình thành Liên Minh tay ba bao gồm cả Ý Đại Lợi vào năm 1882) hoặc gần gũi hơn là bài học của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 khi Nhật canh tân và đi vào con đường quân sự hóa, để dẫn đưa cả Đức lẫn Nhật đi vào thế chiến II. Thực ra trong chế độ CS vốn đã là chế độ quân sự hóa xã hội rồi, nhưng đó là quân sự hóa lỗi thời lạc hậu. Cách thức mà Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa như hiện nay mang tính hiện đại hơn vì dựa vào nền tảng của kinh tế thị trường do Nhà Nước nắm quyền chi phối có kết hợp với tư nhân, quốc ngoại hay quốc nội, nhưng cũng là các nhánh khác nhau liên hệ gia tộc với các nhóm lãnh đạo chóp bu của Đảng CS tại Bắc Kinh cùng các địa phương lớn (như Thượng Hải, Hàng Châu, Quảng Đông), cho nên việc quân sự hóa nước Tầu ngày nay mang sắc thái kiểu của Đức hay Nhật trước đây vậy.
Chủ trương này được thể hiện cụ thể khi hệ thống giáo dục cùng tuyên truyền của Bắc Kinh tập trung nỗ lực xây dựng lớp trẻ em từ mẫu giáo quen với công tác quân sự.Tờ Quảng Châu Nhật Báo hôm 1 tháng sáu-2011 đưa tin là: “ngày 31-5 vừa qua các em bé ở trường mẫu giáo được đưa đi tham quan căn cứ quân sự trong vùng, đa số các trường khác tại Quảng Châu cũng như cả nước Tầu cũng bắt chước làm theo. Rõ ràng Hán đang ra sức hướng xã hội vào con đường quân sự hóa để chuẩn bị chiến tranh.
Song song với các chuẩn bị đối với dư luận của xã hội Hoa Lục, khi Đảng CS chánh thức nói lên các đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài là các kế hoạch tái cấu trúc lại quân đội theo hướng vừa đáp ứng với nội loạn, vừa chuẩn bị can thiệp ra bên ngoài biên giới của Hán từ mọi hướng một khi chiến sự nổ ra.
Theo chiều hướng mới này, Bắc Kinh cho giảm thiểu từ 7 Đại Quân Khu như đã tồn tại từ khi Mao thống nhất Hoa Lục đến nay, xuống còn 4 Đại Quân Khu Chiến Lược Địa Phương theo bốn hướng: Bắc, Nam, Đông, Tây, thêm vào đó một Đại Quân Khu Trung Ương cùng các Bộ Tư Lệnh Liên Hợp. Khái niệm về Bộ Tư Lệnh Liên Hợp không được các nhà quân sự Bắc Kinh định nghĩa rõ ràng, nhưng so với tình hình hiện nay, các Bộ Tư Lệnh như vậy có thể được so sánh với hình thức các Bộ Tư Lệnh chuyên biệt thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ, vừa làm công tác tham mưu cố vấn cho các Bộ Tư Lệnh chiến trường, vừa trực tiếp thực hiện các chiến dịch quân sự độc lập, như kiểu CyberCom mới được thiết lập tại Bộ Quốc Phòng Mỹ. Bắc Kinh coi lực lượng tin tặc là nỗ lực chính nhằm thâu thập tin tình báo kinh tế, chính trị, quân sự, kỹ thuật, hiện bao gồm cả trăm ngàn tay hackers Tầu, do bốn trường đào tạo chuyên biệt thuộc Quân Ủy Trung Ương Tầu lồng trong các Viện Đại Học dân sự. Các Bộ Tư Lệnh Liên Hợp của Tầu như kiểu: Bộ Tư Lệnh lực lượng đặc biệt, Bộ Tư Lệnh lực lượng viễn chinh Phương Nam chủ yếu bao gồm lực lượng Hải Quân, cùng Thủy Quân Lục Chiến…hoặc Bộ Tư Lệnh hỏa tiễn hạch nhân chiến lược. Các Bộ Tư Lệnh Liên Hợp đó có nhiệm vụ phối hợp yểm trợ cho các chiến dịch quân sự, kinh tế, văn hóa cho các Bộ thuộc chính phủ, các Tổng Công Ty của Tầu hoặc các Bộ Tư Lệnh chiến trường do bốn Đại Quân Khu thực hiện tại hải ngoại cũng như trong nước Tầu.
Về trang bị Bắc kinh hiện có:
- Pháo Binh (hỏa tiễn hạch nhân chiến lược) gồm 27 lữ đoàn) bao gồm: đơn vị hỏa tiễn DF31, DF 31A, DF 32 là loại ICBM (intercontinental ballistic missile) được biết hiện nay có 75 hỏa tiễn trong đó một vài hỏa tiến đa đầu bắt đầu được sản xuất đem vào xử dụng (loại này tương đương với đầu đạn W 92 của Mỹ, Liên Xô cũng sản xuất loại hỏa tiễn này, thường mang 10 đầu đạn nguyên tử có khả năng nhắm đánh 10 mục tiêu khác nhau, thường được biết dưới tên là multiple intertargetable reentry vehicle (MIRV’s).
- Hải Quân gồm 225,000 quân, tầu ngầm nguyên tử loại Tấn 2 chiếc đang đóng thêm 3 chiếc nữa, loại Minh 20 chiếc, loại Tống 13 chiếc, loại Nguyên 4 chiếc. Tuần Dương Hạm trang bị hỏa tiễn đối không 13 chiếc, trang bị hỏa tiễn đối biển 65 chiếc, Hàng Không Mẫu Hạm một chiếc, dự trù trong vài ba năm tới sẽ có chiếc thứ hai.
- Không Quân có quân số từ 300,000 đến 330,000 bao gồm 1687 chiến đấu cơ các loại gồm 986 chiếc J10, 144 chiếc J11, 22 chiếc Sukhoi S27, J11B 24 chiếc.
- Lục Quân có quân số 1.6 triệu trang bị 2950 thiết giáp, trực thăng loại 29WWL 100 chiếc, loại Z9W gồm 26 chiếc.
- Bên cạnh các Quân chủng truyền thống, ta cần phải kể đến Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Trên Mạng trực thuộc quân đội Tầu thông qua bốn trung tâm đào tạo hackers tại bốn Viện Đại Học dân sự, nâng tổng số quân số được Bắc Kinh điều động trong lãnh vực quân sự này lên đến con số vài trăm ngàn, được phân tán và ngụy trang dưới rất nhiều tổ đặc công khác nhau nhằm che dấu lý lịch khi chúng được lệnh tung ra các cuộc tấn công vào các mục tiêu được chọn lựa bởi chính Quẩn Ủy Trung Ương Tầu. Các mục tiêu đó chủ yếu nhắm vào hạ tầng cơ sở của đối phương (như hệ thống nước, điện điện thoại, hệ thống chỉ huy). Tuy phân tán nhưng các tổ này hoạt động dưới sự phối hợp giám sát của một Bộ Tư Lệnh duy nhất trực thuộc Quân Ủy Trung Ương của quân đội Bắc Kinh.
- Ngoài ra cần phải kể đến mạng lưới dầy đặc của hệ thống tình báo hải ngoại được đặt dưới quyền điều phối trực tiếp của Quân Ủy Trung Ương, có nhiệm vụ thứ nhất: chuyên ăn cắp kỹ thuật tại các c nước Âu Mỹ, cũng như thâu thập các tin tức nhạy bén khác tại các nước khác , thứ hai: bộ phận xâm nhập dưới các chiêu bài đầu tư trực tiếp hay gián tiếp dưới mọi hình thức khác nhau, để Bắc Kinh thực hiện kế hoạch xâm lăng trá hình được khoác cho cái vỏ chuyên viên đến nước khác tham dự các dự án đầu tư tại chỗ. Các công ty này thực tế trực thuộc Quân Ủy Trung Ương Tầu, đa số các giới chức quản trị đều là các cựu sỹ quan quân đội hoặc các viên chức tình báo trá hình.
- Trong lãnh vực không gian, Bắc kinh dành tối đa nỗ lực mua kỹ thuật của Nga, kết hợp với mạng lưới gián điệp kỹ thuật kinh tế ăn cắp kỹ thuật của các nước Phương Tây để xây dựng mạng lưới vệ tinh viễn thông và giám sát của riêng mình với tham vọng mau đạt được trình độ kỹ thuật ngang bằng với Phương Tây, độc lập trong mạng lưới truyền thông cũng như giám sát các hoạt động trên phạm vi toàn cầu, có như vậy thì quân lực Hán mới phát huy được tác dụng tránh được mọi sự nhòm ngó của các đối thủ chiến lược. Chính đây mới là mối lo canh cánh bên lòng của giới cầm quyền Bắc Kinh.
- Đạo quân chính quy của Hán được hỗ trợ bởi gần 100 triệu quân trừ bị địa phương của Hán, có khả năng tràn ngập lân bang nào đó mỗi khi tình hình tại chỗ đòi hỏi Hán cần hành động như vậy nhằm bảo đảm chiến thắng cuối cùng của Hán, cho dù cục diện chiến trường có diễn biến ra sao đi nữa thì cuối cùng Hán vẫn chiếm trọn các lân bang tiếp giáp với Hán, đặc biệt trong vùng Trung Á là nơi đất rộng người thưa, hoặc các nơi rừng núi dọc biên giới phía nam của Hán băng qua Miến Điện Thái Lan, lào, Việt Nam.
- Nhìn tổng thể như vậy đủ cho thấy, việc Hán tổ chức xã hội hiện nay, thực tế chẳng có gì mới, vẫn học bài học về Jap Inc, hay American Inc để xây dựng China Inc được ngụy trang dưới chủ trương mới gọi là Tư Bản Nhà Nước cho phù hợp với nhà nước CS đã tồn tại từ Cách Mạng Vô Sản đến nay. Thực tế đó chỉ là ngụy trang của chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc.
Nếu xét về quân đội quy ước, sức mạnh kinh tế cùng trình độ khoa học kỹ thuật cũng như tổ chức xã hội Hoa Lục mà xét thì quả thực cho dù Hán có tăng thêm dăm ba HKMH nữa thì Hán cũng chẳng đe dọa được thế giới để dành quyền làm chủ Thái Bình Dương. Nếu so sánh với Nhật hồi Thế Chiến II, Mỹ đã cố tình làm ngơ để Nhật ăn cắp kỹ thuật chế HKMH cũng như cách điều khiển HKMH, để Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, lúc đó Nhật đã có sẵn 6 HKMH trong khi Mỹ chỉ để tại Thái Bình Dương có 3 HKMH mà thôi, nhưng chỉ 6 thăng sau Mỹ lật ngược thế cờ khi Mỹ chỉ với 3 HKMH đánh một trận tại Midway, Nhật bị đánh đắm 4 HKMH là các chiến hạm tham gia trận oanh tạc trân Châu Cảng năm 1941, cùng các Đô Đốc Nhật chỉ huy cuộc oanh tạc này. Hoa Lục ngày nay cũng chỉ mới có một HKMH, chủ yếu sức mạnh của hạm đội hải quân Hán là số khoảng trên 60 tầu ngầm các loại mà thủy thủ đoàn cũng như hệ thống chỉ huy giám sát vẫn chưa trải qua các cuộc sát hạch lớn như hải quân Nhật đã trải qua trước khi đụng độ với Mỹ trong thế chiến II (đánh tan hạm đội Nga tại Đối Mã năm 1905). Chính đó là lý do khiến các cấp lãnh đạo Bắc kinh không ngừng lên tiếng nói rằng: “Việc Bắc Kinh tăng cường vũ trang chỉ nhằm mục tiêu hòa bình, phù hợp với sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh và chẳng đe dọa ai”
Thực tế đã cho thấy là như Nhật hay Đức sau thế chiến phát triển vũ bão, trong thời gian dài kinh tế Nhật đứng hạng hai sau Mỹ, nhưng Nhật hay Đức đâu cần đạo quân có quy mô lớn phù hợp với quy mô của kinh tế Đức hay Nhật đâu. Nếu Nhật hay Đức hành động như vậy, ngay tức khắc sẽ dẫn đến chiến tranh lớn tại Âu Châu với Liên Xô, và khi đó mọi nỗ lực do Mỹ khởi xướng từ đầu thế kỷ 20 nhằm ổn định Âu Châu trở nên vô nghĩa sao. Nay Bắc Kinh tuyên bố như vậy, tức là bắc Kinh đã muốn đi vào vết xe đổ mà trước đây Nhật và Đức, kể cả Nga cũng đã đi vào vào thất bại. Việc này thực ra đi đúng theo hướng phát triển của lịch sử Hán mà thôi.
Hẳn nhiên Bắc Kinh hiểu rõ sức mạnh tiềm ẩn của mình, sức mạnh đó do lịch sử Hán để lại cũng như do tình hình thế giới trong thế kỷ 20 đã tạo cho Hán các lợi thế tối cần thiết để Hán bành trướng đồng thời đòi chia đôi thế giới với Mỹ, đẩy cả Âu Châu, Nhật Bản xuống thành các cường quốc hạng hai trong bàn cờ thế giới này. Dựa trên nhận định này, việc Hán tăng cường tối đa mọi lãnh vực quốc phòng cùng khoa học kỹ thuật chính là nhắm mục tiêu lớn đó. Do thế, ta cần tìm hiểu về sức mạnh tiềm ẩn của Hán, điều mà trên diễn đàn, tôi vẫn thường hay nói đến phục binh của Hán chính là theo ý này.
b – Phục Binh của Hán.
Người Việt mắc phải sai lầm rất lớn là không dám tính truyện lâu dài (vì chỉ quen suy nghĩ nhỏ).Muốn tính truyện lâu dài cần nhìn lịch sử trong thể thống nhất toàn diện cả ngàn năm đề thấy hướng đi, trong vài trăm năm để thấy sức mạnh của một thế lực nào đó để ta biết mà hành xử cho đúng. Khi quan sát lịch sử Hán hay Mỹ hoặc Nhật, nếu chỉ nhìn vài ba chục năm thực chẳng thấy gì đâu. Những nhà chiến lược tầm cơ quốc tế đều là những người biết nhìn lịch sử hàng nhiều ngàn năm, biết chuyển biến của cục diện một khu vực hay toàn cầu vài ba trăm năm, để trên căn bản đó dự kiến tương lai, biết tỏ tường mỗi thế lực khác nhau sẽ hành động thế nào, kế sách cụ thể ra sao, thời điểm nào sẽ phải sảy ra biến cố nào mới thực phù hợp với điều kiện tiến hóa khách quan.Trên nền tảng đó ta duyệt xét lại thế mạnh của Hán không phải để sợ mà để biết cách trấn áp Hán. Chiến lược lớn đòi hỏi suy nghĩ lớn là vậy.
Tương quan giữa Hán với các lân bang phía nam thay đổi khi nhà Thanh đánh bại nhà Minh nắm quyền cai trị Hoa Lục vào năm 1644, đã đẩy hàng loạt cánh Minh Hương đi lưu vong xuống phía nam dọc theo duyên hải VN. Các đợt thiên di này, lúc đầu là do các cựu quan lại nhà Minh thực hiện thuần túy vì lý do chính trị muốn phục thù cho nhà Minh, sau đó trở thành di dân kinh tế, từ di dân kinh tế trở thành làn sóng xâm lăng trong điều kiện các nước phía nam bị mất chủ quyền về tay các thế lực thực dân Âu Châu nên hoàn toàn không thể đề phòng chống lại làn sóng xâm lăng này của Hán xuất phát từ Hoa Nam là chủ yếu sau đó bao gồm cả tộc Hán ở phía bắc Hoa Lục. Các thế lực Âu Châu khi khai thác thuộc địa tại ĐNA chiếm được 1$ tiền lời thì cánh Hoa Kiều tại chỗ chiếm được 1$50, nông gia các nước chỉ chiếm được 1$00 mà thôi. Cánh Hoa kiều này tuy ít nhưng nắm toàn bộ huyết mạch kinh tế ĐNA là vậy. Cụ thể như tại Phi Luật Tân vào thế kỷ 17 đã có cộng đồng Hoa Kiều tại Manila sống rất giầu có nhờ buôn bán tiền Mễ Tây Cơ với đồng tiền do nhà Minh, nhà Thanh cho lưu hành. Các nhóm Hoa Kiều này, trên bước đường lưu vong luôn dừng chân tại nước ta đầu tiên trước khi đến định cư tại các nước khác trong vùng trước khi di chuyển đến các xứ khác như Âu Châu, Mỹ, Úc cũng như Nam Mỹ để hình thành nước Tầu Hải Ngoại như ta dã biết. Nước Hán hải ngoại mới thực sự là phục binh của Bắc Kinh để Bắc Kinh quyết liệt chủ trương thôn tính thế giới.Trên căn bản đó, khi hai thế chiến bùng phát tại Âu Châu cùng với chiến tranh lạnh suốt 45 năm trong thế kỷ 20 đã tạo điều kiện để Hán củng cố thế lực tại Hoa Lục cũng như khắp nơi trên thế giới. (đặc biệt từ sau năm 1972 khi thông cáo chung Thượng Hải được ký kết đã mở đường cho Mỹ dành quá nhiều ưu đãu cho Hán bất kể Hán chủ trương bành trướng))
Lịch sử Hội Kín đã đạt được nhiều thành quả, nhưng cũng lắm sai lầm nghiêm trọng, một trong các sai lầm đó là đã đẩy chủ nghĩa CS đi vào nước Nga-nông nghiệp-bành trướng theo đúng lịch sử của Nga. Từ lãnh địa Nga chủ nghĩa CS đã lan đến Á Châu trong điều kiện Hán đang nóng lòng muốn khôi phục lại niềm tự hào xưa, thế là bài học CS áp dụng trong xã hội nông nghiệp Á Châu được Mao ứng dụng tuyệt đối với sự tiếp tay của Quốc Tế III mà thực chất chính là chủ nghĩa bành trướng Nga. Nga-Hoa CS hợp lực nhằm đánh bại chủ nghĩa đế quốc Tây Âu, nhưng thực ra lại là củng cố chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc. Các mưu kế sau này thực ra chỉ nhằm sửa chữa một sai lầm chết người trong quá khứ mà thôi. Lenin trước khi chết có nói là ông rất ân hận khi đem chủ nghĩa CS vào nước Nga, đó cũng là tâm trạng của cấp lãnh đạo cao nhất của Hội Kín Cựu Dòng Tên là tổ chức đã hình thành Tổng Đàn Illuminati.
Mao ôm lấy chủ nghĩa CS như vũ khí tối hảo trong việc Hán Hoa có một công cụ để nói truyện với mọi thế lực toàn cầu bất kể Nga, Mỹ hay Âu Châu hoặc Nhật Bản cũng như các Tổng Đàn Hội Kín Toàn Cầu. Quan sát chiến lược do Mao chủ trương từ thập kỳ 1930 đến khi chết cũng như những gì mà Đảng CS Hán tại Bắc Kinh thi hành trong thời gian qua đều thống nhất trong chủ trương đó, dĩ nhiên Bắc Kinh phải uyển chuyển tự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thế giới vào mỗi thời điểm khác nhau.
Trong thời thế chiến II, CS Mao hợp tác với cả Mỹ, Liên Xô cũng như với Tưởng nhưng vẫn không ngừng ra sức xây dựng mạng lưới tình báo tại khắp nơi trên thế giới đặc biệt nhắm vào khu vực ĐNA. Trong chiến tranh lạnh, Bắc Kinh vừa yểm trợ cho các đạo quân du kích trên phạm vi toàn Á Châu, vừa hợp tác với Liên Xô đánh Mỹ gián tiếp trong chiến tranh du kích tại ĐNA, sẵn sàng bỏ Liên Xô theo Mỹ khi Mỹ thỏa mãn yêu sách hầu như vô giới hạn của Mao (Bắc Kinh biết đánh canh bài này, biết tố khi cần, biết đánh xả láng để thâu lợi tối đa khi có thể được). Do thế, làm sao Đám CS Tầu hiện nay dám gạt bỏ hình tượng tiêu biểu của Mao đối với lịch sử Hán thời cận đại, cho dù mao là bạo chúa kiểu Tào Tháo kết hợp với Tần Thủy Hoàng, đã gây biết bao tội ác đối với dân Hán, nhưng với tính cách là con người chiến lược thì Mao cũng là tay có tài biết đánh bài lớn trên phạm vi toàn cầu.
Trong khi đánh với Pháp tại Đông Dương từ 1945 đến 1954, với Mỹ qua bình phong LHQ tại bán đảo Triều Tiên (1950-53), Mao tất hiểu rằng Mỹ mới là thế lực chính phía sau canh bài lớn tại Đông Dương mà VN là chiến trường chính. Trong cuộc chơi này, gián tiếp giữa CSVN với Mỹ từ 1954-75, Mỹ chỉ từ thua tới huề; nếu xét trên căn bản toàn cầu thì Bắc Kinh lại càng lợi to, vì Mao đã lợi dụng được sức mạnh Mỹ để quật ngã con gấu bắc cực là Nga-CS-bành trướng, vốn là kẻ thù phương bắc của Hán Hoa. Thế chiến lược trong cuộc cờ kéo dài suốt gần 100 năm qua chính yếu là ước tính chiến lược của Mao trong cuộc chơi lớn với thế lực Phương Tây bất kể là ai, bất kể hội kín nào. Điều này giải thích lý do tại sao, thứ nhất: Mỹ phải nhượng bộ Bắc Kinh về đủ thứ theo đòi hỏi của CS Hán Hoa cho đến lúc này, thứ hai: mọi sự chuyển hướng trong chính sách ngoại giao của Mỹ cũng như kế hoạch toàn cầu hóa cần được duyệt xét rất cẩn thận ngay từng chi tiết, thứ ba: khi Liên Xô tan rã vào năm 1990 cũng là thời điểm đánh dấu nước Tầu nổi lên thành thế lực chính trị quân sự cấp vùng, được nuôi dưỡng để ngày càng ra mặt đối đầu với Mỹ trên mọi trận tuyến.
Hán vốn biết rõ mục tiêu trong đường dài của mình cũng như mọi tình huống có thể diễn biến, kể cả tình huống xấu nhất là chiến tranh hủy diệt toàn diện thì xác xuất là Hán vẫn nắm quyền chi phối toàn cầu do dân số Hán vẫn là đa số so với tổng dân số toàn cầu còn sót lại sau cuộc tỷ thí tối hậu đó. Cho nên Hán sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình theo lối Đức, Ý, Nhật hay Nga đã hành động trong thế kỷ 20 sau một vài cuộc chiến tuy lớn vào các thời điểm đó, nhưng cũng chỉ là chiến tranh vặt so với cuộc chiến sắp tới đây (số bom đạn xử dụng trong cuộc chiến VN lần II hơn số bom đạn xử dụng trong thế chiến II). Cho nên ước tính chiến lược của Hán cũng thực hiện kế sách trăm năm như quyền lực toàn cầu tính toán, cũng tính đến thế công, thế thủ và thế tương nhượng về chính trị, quân sự, cũng như kinh tế-tài chánh-tiền tệ để chuẩn bị chuyển giao tài sản từ tập thể sang tay tư nhân vốn là thân nhân của các cấp lãnh đạo chóp bu đảng CS Hán (cũng như Hà Nội) để các nhóm này vĩnh viến nắm quyền cai trị nước Hán cùng các lân bang theo dự trù của Hán, về lâu dài sẽ trở thành siêu cường hạng nhất trên thế giới này (có thể sau năm 2200). Trong cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, Hán tập trung khẳng định quyền làm chủ vùng biển Đông Nam Á cũng như các nước ĐNA như mục tiêu ngắn hạn được dự trù trong thời gian từ nay đến năm 2050, để sau 2050 các nước ĐNA sẽ trở thành từng tỉnh của Hán.
Tập San Foreign Affairs số tháng 9/10-2011 cho biết, theo đánh giá của Arvind Subramanian thì trong 20 năm tới, sức mạnh kinh tế (Global economic power bao gồm % world GDP, trade and net capital export) của Hán sẽ đứng hàng đầu thế giới Hán chiếm 18% sức mạnh kinh tế thế giới vào năm 2030, trong khi đó, Mỹ đứng hạng hai chiếm 10.1%, Ấn Độ hạng ba với 6.3%, lúc đó Hán tuy không giầu nhưng chẳng nghèo, tiêu chuẩn sống bằng nửa của người dân Mỹ, cao hơn so với tiêu chuẩn sống của Âu Châu ngày nay. (xin lưu ý bạn đọc, các con số nêu ra chỉ mới là mặt nổi của vấn đề phức tạp của kinh tế toàn cầu mà thôi). Liên quan đến khu vực đồng Euro, theo tin ghi nhận mới nhất, Đức có thể chấp nhận để Hy Lạp vỡ nợ để cứu đồng Euro; trong khi đó tại Ý Thủ Tướng Ý đệ trình Quốc Hội biện pháp cứu nguy kinh tế Ý, nếu không được Quốc Hội thong qua thì chính phủ Bellosculli có thể bị đổ. Khi hàng loạt sáo trộn chính trị xã hội sảy ra tại Âu Châu, các nước này phải mở cửa để đón nhận sự trợ giúp của Nắc Kinh về tài chánh để cứu khu vực đồng Euro. Đây là một vấn đề rất phức tạp khác liên quan đến kỹ thuật tài chánh/tiền tệ, (sẽ trở lại bàn thêm chi tiết khi thuận lợi.)
Ước tính chiến lược của Hán mới đây được cố tình hé lộ như một kiểu đe dọa về mặt tâm lý các lân bang, cũng như gởi đến cho Quyền Lực Toàn Cầu một thông điệp cụ thể mà Hán sẽ quyết tâm thực hiện trong 50 năm tới, thông qua bài viết của tác giả Zhao Yan do Ông Trần Quang dịch thuật sang tiếng Việt, được đăng trên tập san quốc phòng của Hán, ấn bản tiếng anh China Military Report với tiêu đề là: “Sáu cuộc chiến trong 50 năm tới của Trung Quốc”. Sáu cuộc chiến đó là:
- Thống nhất Đài Loan (2020-25)
- Thâu hồi các hải đảo tại Biển Đông (2025-30).
- Thâu hồi Nam Tây Tạng (2035-40) tức là bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ cũng như Miến Điện, cùng các hải đảo thuộc chủ quyền của Ấn Độ thuộc dãy quần đảo Andaman và Nicobar trên Ấn Độ Dương phía tây Thái Lan.
- Thâu hồi đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) cùng Lưu Cầu (2040-45).
- Thống nhất Ngoại Mông (2045-50).
- Thâu hòi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (2055-60).
Cho dù bài viết của tác giả Zhao Yan là thật hay chỉ là đòn gió, nhưng diễn biến của tình hình hiện nay cho thấy, ước tính nêu trên là rất thật, tuy vậy thứ tự ưu tiên có thể thay đổi, thậm chí cả sáu cuộc chiến ấy có thể diễn biến cùng một lúc khi chiến tranh lớn giữa các thế lực lớn ở Á Châu sảy ra. Do thế các ước tính chiến lược của Hán thực tế cần được mở rộng trên quy mô toàn Á Châu, điều này phù hợp với khái niệm liên quan đến ước tính chiến lược của Hán về Tuyến Hàng Hải, thứ nhất là vùng biển Lưỡi Bò, tuyến thứ Hai kéo dài từ Nhật Bản xuống đến bắc Úc Đại Lợi.
Đây chính là khái niệm Đại Trung Hoa trong thế kỷ 21 theo cách mở rộng khái niệm do nhà Chu (1121BC-221BC) đề ra; theo đó nhà Chu nắm quyền ở trung ương, các chư hầu cai trị xung quanh luôn hướng về Hoàng Đế nhà Chu để được cắt đặt, sai phái, tấn phong mới có tính chính danh. Như vậy khái niệm này thực ra cũng chính là thể chế Liên Bang kiểu Mỹ, hoặc Commonwealth kiểu Anh do Oliver Cromwell đặt ra nhằm cải biến nước Anh quân chủ sang quân chủ lập hiến, nhằm thống nhất các vùng đã từng đối kháng nhau và liên tục đi vào chiến tranh trong một đế chế Anh được cai trị thống nhất, nhưng các địa phương vẫn được tự trị ở mức độ nào đó. Việc này được xác nhận rõ ràng qua bài viết của Lưu Á Châu mới đây (xin xem bài: “đối thoại với Lưu Á Châu” đăng trên diendannguoivietquocgia.com), cũng như các chuẩn bị của Hán trong vùng ĐNA kể từ thế chiến II đến nay.ĐNA vốn được Hán coi là mục tiêu chiến lược chính yếu, thắng ở ĐNA mới mở đường để Hán thực hiện các bước kế tiếp trong sách lược bành trướng của Hán trong thế kỷ 22.
Thử hỏi trong điều kiện như vậy Hán có chịu từ bỏ tham vọng của mình hay không, câu trả lời thật rõ ràng là không.Câu hỏi kế là liệu các nước ĐNA cùng các nước khác xung quanh Hán có thể đương cự được với Hán hay không? Câu trả lời thật rõ là: “chỉ bằng nội lực của các nước đó, họ không thể chống lại được làn sóng xâm lăng toàn diện có phối hợp được chuẩn bị kỹ lưỡng của Hán được. Liệu chỉ với sức mình thôi thì Nga, thậm chí cả Nhật có thể chịu đựng được làn sóng xâm lăng âm thầm nhưng rất quyết liệt của Hán hay không? Và rồi văn minh thế giới này rồi sẽ ra sao.Họa da vàng trở thành thực tế khó tránh được đối với thế giới này. Chính trong điều kiện đó nên Hán mới dám khẳng định 85% chủ quyền của Hán trên vùng biển ĐNA, thực tế Hán cũng xác định quyền của thế lực thống trị các nước ĐNA trước mắt theo cách mà Mỹ đã hành động tại vùng biển Caribean, nhưng Caribean với Mỹ và vùng biển ĐNA với Hán khác nhau rất nhiều.
Tại ĐNA Hán có lợi thế hoàn toàn về mặt văn hóa cũng như chủng tộc mà Hán một lần nữa lại lợi dụng bài học đồng hóa Bách Việt với Hán đã từng sảy ra suốt mấy ngàn năm qua, nay bài học đó được mở rộng thêm xuống vùng ĐNA. Cụ thể như hầu hết các đại gia đình giầu có bên Phi Luật Tân đều là gốc Tầu (Quảng Đông là chính yếu), thí dụ gia đình Aquino đã công khai trở lại thăm quê cha đất tổ của mình; thí dụ khác là Thatsin nguyên Thủ Tướng Thái Lan bị bãi nhiệm, nay em gái lên thay làm thủ tướng Thái Lan là người gốc Hoa nói tiếng hoa giỏi hơn tiếng Thái. Hán cũng đang hành động như vậy tại Lào, Campuchea,Miến Điện, VN, Brunei cũng như Indonesia khi các cộng đồng hoa kiều tại chỗ xử dụng tối đa lợi thế tiền bạc để chánh thức tham gia sinh hoạt chính trị tại chỗ để hướng các chính sách đối nội, đối ngoại của các nước trong vùng đi theo hướng trở thành tiểu bang của Hán về lâu về dài. Các nước ĐNA không thể thoát khỏi nanh vuốt của Bắc Kinh là vậy.
2 – ĐÁP ỨNG CUA THẾ GIỚI.
a – Đánh từ xa, hình thành liên minh bao vây gần nhắm vào Hán.
Á Châu hiện nay cần phân biệt hai khu vực với hai kế sách khác nhau trong kế sách rộng lớn nhằm cải cách toàn diện thế giới trong một chiến lược gồm rất nhiều mặt trận khác nhau về kinh tế, quân sự cũng như xã hội, được thi hành trong thời gian dài đến mấy chục năm ở phía trước nhằm thực hiện việc giải giới toàn diện trên quy mô toàn cầu, đồng thời tránh cho nhân loại khỏi các đe dọa từ các thế lực hung đồ nhân danh quốc gia hay tôn giáo (như cuộc chiến chống ma túy tại Nam Mỹ cũng là một mặt trận khác cũng quan trọng không kém hiện được tiến hành âm thầm nhưng bên ngoài ít ai được biết cụ thể). a/ Khu vực Cận Đông đến Afghanistan thuộc thế giới Hồi Giáo đang trải qua các cuộc cách mạng xã hội, gạt bỏ hẳn các chế độ độc tài dù nhân danh tôn giáo hay bộ tộc, b/ khu vực Viễn Đông đến Nam Á sẽ phải thi hành chủ trương chiến lược khác do mâu thuẫn của các nước trong vùng quá gay gắt nên tất yếu phải đi vào chiến tranh lớn với các tiêu hao lớn khó tránh được.
Bắc Kinh đang bị đẩy lùi khỏi Châu Phi cùng Trung Đông.
Vùng Trung Đông/Hồi Giáo/Bắc Phi tuy một số vùng vẫn chưa chín mùi cho các thay đổi về mặt xã hội (nhất là tại vùng sâu Châu Phi cũng như vùng duyên hải Đông Phi như Niger, Somalia, Sudan…) nhưng văn hóa cũng như chủng tộc cùng quá khứ lịch sử của vùng này ít bị Bắc Kinh chi phối như vùng ĐNA hay Trung Á, bị cô lập bởi biển cả nên Bắc Kinh muốn thực hiện kế di dân cũng không thể thành tựu được chỉ trong vài ba chục năm ngắn ngủi. Vùng này có quá nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu khí, nhưng lại không có thế lực lớn nổi lên chi phối chính tình toàn vùng kiểu như Hán Hoa tại Viễn Đông, nên vùng này dễ làm chuyển đổi sang thể chế dân chủ với thị trường tự do hơn vùng Viễn Đông. Chủ trương này còn nhằm bảo toàn các cơ sở dầu khí trong vùng bán đảo Ả Rập để từ đó làm bàn đạp cải cách toàn khối Hồi Giáo Trung Đông-Bắc Phi nói chung, để thế giới điều tiết được nhu cầu năng lượng toàn cầu với một giá ổn định nào đó để tránh cho thế giới các bất trắc như đã từng sảy ra trong thế kỷ 20 (bất trắc chỉ giải quyết được khi mọi mâu thuẫn được đặt trong một hệ thống thống nhất, được giám sát chặt chẽ bởi quyền lực toàn cầu mà thôi).
Đó là những gì ta đang chứng kiến từ đầu năm 2011 đến giờ khi làn sóng cách mạng liên tục nổ ra từ Tunisia, Ai Cập, Yemen, Libya, sắp tới đây là Syria, rồi đến Iran. Các săp xếp liên quan đến Syria đều có liên hệ đến vấn đề Hamas, Herbollah tại Gaza cùng như nam Liban cùng các trại định cư Palestine. Như lịch sử bao đời nay của vùng này để lại, Ai Cập thế nào cũng phải can thiệp vào vùng Gaza để tái lập trật tự trên vùng đất này trước khi giao lại cho nhà nước Palestine độc lập. Ai Cập và Do Thái hiện đang căng thẳng chính là để chuẩn bị cho vai trò của Ai Cập trong tương lai. Thổ Nhĩ Kỳ thế nào cũng phải can thiệp vào vùng Nam Liban để dẹp đám Herbollah cùng các trại tỵ nạn Palestine bên trong lãnh thổ Syria cũng như Nam Liban, Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đòi trục xuất Đại Sứ Do Thái tại Thổ, mối quan hệ hai bên hiện rất xấu để mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào Nam Liban.
Hiện nay Bắc kinh đang ra sức mua thời gian cho Assad Tổng Thống xứ Syria khi Bắc Kinh tuyên bố là: “các nước phương Tây không nên gây sức ép quá đối với Syria, để nước này có thời gian cải tổ” Lời phát biểu như vậy chỉ nhằm mua thời gian cho Syria và Iran để Bắc Kinh chuyển vũ khí có tầm sát hại lớn cho hai nước này mà thôi, như họ đã từng vào tháng 7-2011 còn bàn truyện với Kadafi để cung cấp vũ khí cho Kadafi chống lại Lực Lượng nổi dậy. Tình hình này, liệu chế độ Assad có thể tồn tại được dăm ba tháng nữa hay không.Trong thời gian đó khi Syria bắt đầu đi vào giai đoạn phân rã, cũng là lúc vấn đề Iran nổi lên.
Với Sudan nằm ở thượng nguồn sông Nil, với hai nhánh theo hai tôn giáo đối nghịch là Thiên Chúa Giáo ở phía nam với Hồi Giáo ở phía bắc, hai nhánh này đã thỏa thuận chia đôi lãnh thổ hình thành quốc gia Nam Sudan, nếu không có sự can thiệp và sắp xếp của Mỹ, một giải pháp như vậy không thể hình thành được.
Bài toán Iran sẽ là nhức nhối nhất đối với cả Ông Obama lẫn Hồ Cẩm Đào trong năm 2012 sắp tới. Một khi Iran chuyển đổi sang thể chế dân chủ lại là thách đố lớn nhất đối với Bắc Kinh dự trù năm 2012, khi đó mưu toan chiến lược nhằm tạo đường dây an toàn năng lượng bị đe dọa trên biển bởi hải và không quân Ấ Độ trên đất liền bị bế tắc bởi nước Iran mới (dân chủ). Hán Hoa không độc lập được năng lượng thì Hán Hoa vĩnh viễn chỉ là cường quốc hạng hai thậm chí hạng ba và phải đối diện với sự phân rã, do thế cho dù vấn đề Iran tạm lắng xuống nhưng các chuẩn bị chiến tranh trong vùng này với sự tiếp tay của Ả Rập Seoud khiến cho Do Thái bắt đầu điều động hải quân đến vùng Hồng Hải (eo biển Arden tiếp giáp Hồng Hải với Ấn Độ Dương) Iran cũng điều động hải quân đến vùng biển này để ngăn chặn Do Thái từ xa. Như vậy việc Hải/không quân Do Thái ra tay đánh phủ đầu Iran là rất thực tế như lời cảnh báo mới đây của Tổng Thống Pháp Nicholas Sarkozy (như họ đã làm với Irak thời Sadam Hussein, hoặc Syria năm 2007).
Thực ra hải/không quân Do Thái cùng hệ thống tình báo của Do Thái trong vùng thực ran gang ngửa với Mỹ, trong vài chiêu thức nào đó lại có phần hơn Mỹ đối với việc cài người vào các nước trong vùng do người Do Thái đã hiện diện khắp vùng từ suốt hơn 3,000 năm qua mà vẫn giữ được căn cước Do Thái của họ. Cho nên việc đánh phủ đầu của Do Thái nhắm vào Iran với lý do rất chính đáng là Iran có vũ khí nguyên tử cùng hỏa tiễn tầm trung có khả năng oanh tạc Do Thái tí hon, Do Thái không ra tay sớm sẽ bị hủy diệt. Một phái đoàn Hán Hoa mới đây đến Tel Avis để bàn với Ông Nettanyahu chính là vấn đề này, cùng với việc Hán Hoa muốn lợi dụng mối quan hệ của Do Thái trong quyền lực toàn cầu để qua trung gian của Do Thái móc nối với New York cùng London về một sự tương nhượng nào đó để bảo vệ quyền lợi cho nhóm chóp bu CS Hán khi chúng chuyển tiền cướp bóc được của cả tỷ người lao động Hoa Lục trong suốt mấy chục năm qua, để chuyển sang Mỹ (được nói đến với con số khoảng trên 6 trillion dollar) nhằm hình thành nhóm tư bản đỏ mới xâm nhập ngay vào trung cung của thủ phủ của Tư Bản Toàn Cầu. Theo kế này, về lâu về dài Bắc kinh vẫn nắm quyền cai trị Hoa Lục cùng lân bang khi Bắc kinh vĩnh viễn ngồi trong hàng ngũ cấp lãnh đạo ở độ thứ 7 trở lên (Illuminati gồm 32 độ của Tổng Đàn Hội Kín Illuminati, 33 độ với Freemasons of Scottish Rite). Cuộc bàn luận này là vô nghĩa, các sắp xếp liên quan đến Trung Đông Hồi Giáo Châu Phi nhằm đẩy Hán Hoa ra khỏi vùng này đã được hoạch định từ lâu và vẫn tiến hành như dự tính.
Qua đó để đánh giá các nỗ lực của Ông Obama, nói năng nhỏ nhẹ nhưng đã âm thầm đẩy Hán Hoa ra khỏi lục địa đen, để đẩy Hán Hoa trở về vùng Viễn Đông/Thái Bình Dương. Các nước Hồi Giáo Châu Phi-Trung Đông nên cám ơn Mỹ cùng Âu Châu về tính toán này, nếu không chiến tranh lớn sẽ tàn phá dữ dội vùng Trung Đông Chiến tranh lớn bây giờ được chuyển vào vùng Viễn Đông cùng Nam Á phải sảy ra là vậy, vì khi bị đẩy vào chân tường, Hán Hoa sẽ phải khởi chiến với lân bang.
Bắc kinh đang bị đẩy lùi khỏi Trung và Nam Mỹ.
Bắc Kinh muốn thành lập trục Bắc kinh-Teheran-Venezuela để biến hai đỉnh của tam giác thành cứ điểm mạnh trong mỗi châu lục. Venezuela vốn là quốc gia đã từng đi tiên phong trong việc giải phóng Nam Mỹ khỏi ách thuộc địa Tây Ban Nha bởi người anh hùng Venezuela là Simon Bolivar vốn được các cao trào đấu tranh dành độc lập cho các nước Nam và Trung Mỹ gọi là El Libertador, ông này muốn thống nhất cả Nam Mỹ thành Liên Bang, nhưng giấc mộng không thành vì tình trạng xã hội Nam Mỹ vốn dĩ là xã hội nông nghiệp. Venezuela là nước có trữ lượng dầu khí lớn nhất nhì Nam Mỹ, là cửa ngõ đi ra biển Caribean, nếu kết hợp với kinh đào Panama hiện do một công ty Hong Kong đảm trách việc khai thác (thực chất cũng là Tầu, tiền bạc từ Bắc Kinh đầu tư vào đó) thì cứ điểm Venezuela có thể phát huy tác dụng khi kết hợp với Cuba hiện nay cũng rất cần tiền bạc cùng các khoản đầu tư với công nghệ thấp như may mặc, giầy da vốn là các mặt hàng mà Bắc Kinh có thế mạnh rõ rệt so với các cty Âu Mỹ khác. Bắc Kinh có thể ngụy trang đầu tư tại đây để xâm nhập thị trường Mỹ mà không bị chủ trương bảo vệ mậu dịch Mỹ nhòm ngó, vì hàng hóa đó được sản xuất từ Cuba hay các nước Nam Mỹ chứ không phải từ Tầu. Bắc Kinh coi đòn này là tối ưu vừa thao túng chính tình khu vực vừa xâm lăng trực tiếp vào sân sau của Mỹ mà Mỹ không thể phản đối được. (thực ra với Toàn Cầu Hóa thì chủ nghĩa kinh tế ốc đảo đã bị loại trừ hẳn, nhưng lúc này vẫn còn trong giai đoạn chuyển tiếp nên vấn đề vẫn cần được xem xét dưới khía cạnh quân sự và an ninh).
Đây là mối đe dọa của Hán nhắm vào cửa hậu của Mỹ, nên Mỹ đã kín đáo thực hiện các bước phản công trên địa bàn này. Cụ thể là Fidel Castro bị bệnh không còn kiểm soát tình hình tại Cuba được nữa phải nhường lại cho người em là Raul Castro cùng với các cải cách xã hội được hứa hẹn, để chuyển hướng Cuba theo thể chế dân chủ với thế nghiêng ngửa giữa người Cuba lưu vong tại Florida với Đảng CS Cuba (dĩ nhiên mặt nổi vẫn là người Cuba tự do trong nước). Giải pháp chuyển tiếp này cũng chỉ tạm thời trước khi chuyển sang thể chế dân chủ thật sự vào thời điểm chín mùi của xã hội Cuba (thực hiện quá sớm sẽ tạo ra làn sóng di dân khổng lồ đến Mỹ).
Hugoz Chavez xứ Venezuela bất ngờ bị ung thư phải đến Cuba chữa bệnh, vắng mặt thường xuyên nên khó có thể kiểm soát được tình hình tại chỗ. Tình hình tại Nam Mỹ đang chín mùi cho các thay đổi khi các tổ chức ma túy quốc tế bị thiệt hại rất lớn khi các băng đảng này tàn sát lẫn nhau, chỉ trong vài ba năm sau này, số bị giết chết hàng năm trong vùng từ Mexico đến Peru, Venezuela, Colombia lên đến trên 100,000. Tin mới nhất cho biết, Hugoz Chavez bị Mỹ tố cáo là trợ giúp cho loạn quân Farc tại Peru cũng như dính líu đến ma túy. Tình hình này cho thấy Chavez đang bị mất dần ảnh hưởng vì các chính sách mỵ dân kiểu xã hội chủ nghĩa của mình, đã đến lúc Venezuela bắt đầu đi vào sáo trộn, song song với các sáo trộn tại Á Châu Viễn Đông để tạo cơ hội chu diệt các tổ chức ma túy quốc tế cũng như các tổ chức tội ác xuyên biên giới.
Nam Mỹ thực tế không dễ nuốt như Bắc Kinh hy vọng, việc vận chuyển dầu từ Nam Mỹ về Hoa Lục phải đi quá xa làm cho giá thành trở nên quá cao, nền kinh tế Hán Hoa sẽ khó lòng chịu đựng nổi. Ấy là chưa nói đến việc, giá dầu thô hiện nay lên cao một phần còn do chủ trương muốn giá dầu cao để thế giới từ bỏ năng lượng hạch nhân đầy nguy hiểm để Phương Tây thay thế bằng các dạng năng lượng khác rẻ hơn, có thể tái tạo, để chuyển sang xử dụng xe điện là chính yếu thay vì xe xăng như hiện nay.Khi cuộc chuyển đổi này hoàn tất, lúc đó giá dầu thô sẽ giảm, cho nên các đại công ty dầu Mỹ-Anh đang chuẩn bị di chuyển ra bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
Nhìn trong tổng thể, các đòn chính trị đang được tung ra tại Trung Đông-Bắc Phi-Hồi Giáo, cũng như các đòn gián tiếp đánh vào Venezuela cũng như các tổ chức ma túy quốc tế -bằng cách dùng ma túy giết ma túy- cần được coi là các đòn tấn công từ xa nhắm vào Hán Hoa. Việc bao vây Hán Hoa được xiết chặt từ từ bởi các đòn kinh tế, tài chánh, cũng như hình thành các liên minh quân sự cấp vùng cần được coi là các đòn công hãm gần đối với Bắc Kinh. Ta cần xem xét cụ thể các đòn gần này. Để cập nhật hóa tình hình, xin trở lại với các diễn biến cụ thể trong ba tháng qua: thứ nhất là cuộc chiến tranh tiền tệ. Thứ hai là leo thang chuẩn bị chiến tranh tại á Châu, thứ ba là việc hình thành liên minh quân sự vây hãm Hán.
3 - CHIẾN TRANH KINH TẾ.
Kinh tế Tầu theo số liệu chánh thức vẫn tăng trưởng gần 10% kể từ sau biến cố tài chánh gây chấn động kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 đến nay, trong khi kinh tế các nước hậu công nghiệp chật vật với suy thoái kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao trung bình trên 9%, nợ công tăng vọt nhất là tại Mỹ do chiến phí phát sinh từ hai cuộc chiến quá dài đối với lịch sử Mỹ (Irak và Afghanistan) khiến cho kinh tế các nước Âu Mỹ cũng như Nhật Bản cứ nhì nhằng ở mức tăng trưởng trên dưới 1% trong gần 3 năm qua. Các tranh luận công khai tại Mỹ liên quan đến chủ trương của Cộng Hòa với Dân Chủ về mức nợ quốc gia, về giảm chi ngân sách vẫn dóng lên hàng ngày khiến cho nhiều nhà quan sát vòng ngoài chả biết đâu mà mò.Vậy trong chỗ thâm sâu của mưu thuật thì điều gì thực sự sảy ra, và họ bàn luận cái gì.Tìm hiểu việc này thật chẳng dễ, bí mật về tài chánh vẫn luôn là bí mật nhất đối với mọi bí mật thuộc giới quyền lực toàn cầu. Trọng tâm của bài này chỉ tập trung tìm hiểu xem thực sự kinh tế Hán Hoa có vững mạnh như người ngoài nghĩ hay không mà thôi.
Như đã trình bày quan điểm tổng quát ngay trước khi cuộc suy thoái sảy ra cuối năm 2008, trước đó ba năm các dấu hiệu suy thoái đã lộ rõ, TT Bush cùng FED đã ngấm ngầm can thiệp vào thị trường để giữ cho thị trường địa ốc Mỹ không bị nổ tung quá sớm khi giá cả gia tăng một cách rất giả tạo, việc này kéo theo thị trường chứng khoán cũng tăng một cách giả tạo từ sau biến cố Sept 11th. Mục đích của kế này là dụ cho Tầu đem tiền vào thị trường Mỹ để Mỹ làm coup hốt lại của Tầu liên quan đến việc Tầu cứ tiếp tục xuất khẩu hàng hóa đến Mỹ với giá rẻ đến 40%, vì giá thực do đồng Yuan của Tầu được định giá thấp hơn 40% so với thực sự giá trị của nền kinh tế Hoa Lục. Việc này cũng đã được chứng nghiệm qua các kinh nghiệm với Đức, Nhật sau thế chiến II, chỉ 20 năm sau thế chiến hai nước này bắt buộc phải điều chỉnh lại tỷ giá tiền tệ của mình đối với dollar.Bắc Kinh tuyệt đối không chấp nhận như vậy, nên chiến tranh kinh tế thực ra đã được nhìn thấy ngay từ cuối thời Ông Bill Clinton làm TT Mỹ.
Như vậy khi đối chiếu với các toan tính của Bắc Kinh liên quan đến các lãnh vực khác như quốc phòng, ngoại giao đầu tư…thì rõ ràng là Hán Hoa coi thặng dư thương mại với Mỹ là vũ khí xâm lăng Mỹ cũng như thế giới về phương diện kinh tế. Sau coup biến động tiền tệ tại thị trường tài chánh phố Wall khi các công ty Lehman Brother, AIG, hai đại công ty tài trợ địa ốc chính của Mỹ mất khả năng thanh toán làm cho Tầu bị mất khối tiền về vụ này do mua chứng khoán, tài trợ địa ốc với tham vọng tiến lên thao túng hoặc có tiếng nói có trọng lượng đối với giới tài chánh phố Wall. Quả thực là tính toán điên rồ của kẻ chẳng hiểu gì về chiến lược toàn cầu cả, trong đó tài chánh là cốt lõi của mọi vấn đề, đụng đến là chỉ có do or die đối với cả hai phía thôi. (Ô Bush cứ nói cười vui vẻ cứ y như chả có gì sảy ra cả, cứ để các Bộ Trưởng Ngân Khố làm việc với Bắc Kinh, tôi hy vọng những người trẻ VN ý thức đúng mức vấn đề này).
Kinh tế Âu Mỹ suy yếu cứ y như màn kịch ngoài sức tưởng tượng của mọi người vẫn kỳ vọng rằng rồi ra suy thoái sẽ chấm dứt mau chóng, sự thật chẳng thể như vậy vì hai lý do chính yếu sau đây. Thứ nhất đây là cuộc chiến tranh sâu rộng trên phạm vi toàn cầu nhằm cải tổ thế giới, thứ hai là đây là lúc cần cải tổ toàn hệ thống tài chánh toàn cầu để chuẩn bị cho hệ thống tài chánh toàn cầu mới sẽ được hình thành vững chắc trong 40 năm tới. Do thế cuộc suy thoái này chẳng thể giải quyết mau chóng được, vì nó liên hệ đến tính hệ thống, đòi hỏi phải điều chính toàn hệ thống cũng như luật pháp toàn cầu mới giải quyết được. Dĩ nhiên tính hệ thống tại Âu Châu khác với Hoa Kỳ, cũng như tính hệ thống liên quan đến Tầu cũng như Hoa Kỳ lại khác biệt nhau (liên quan đến kinh tế, tài chánh, cấu trúc xã hội, chính trị, quân sự). Cho nên tính hệ thống tại Hy Lạp được coi là yếu kém nhất trong khối EU.Âu Châu đi vào suy thoái nặng hơn Mỹ rất nhiều là rất đúng với thực tế
Chính trong điều kiện đó, Bắc Kinh cảm nhận được đây là cơ hội để thực hiện việc tăng trưởng kinh tế ở mức tối đa.Tầu ứng dụng bài học như Mỹ đã làm hồi thế chiến I, chỉ 4 năm GDP của Mỹ tăng gấp đôi trong khi GDP của Âu Châu giảm sút nghiêm trọng vì chiến tranh, từ đó Âu Châu trở thành con nợ lớn của Mỹ. Bắc Kinh nuôi tham vọng mau chóng vượt Nhật Bản về GDP (như tin đã loan GDP của Hán Hoa đã vượt Nhật Bản cách nay khoảng 6 tháng) và sẽ ngang bằng hoặc hơn Mỹ trong mươi năm tới (như ước tính mới được các nhà phân tích thế giới đưa ra, điều này rất phù hợp với ước mơ của Hán Hoa. Xin hãy nhớ nếu tăng trưởng 10%/năm thì cứ 7 năm GDP tăng gấp đôi, 7 năm thứ hai tăng gấp bốn lần mức ban đầu) Do thế, cho dù kinh tế Tầu cũng bị khựng lại vì coup suy thoái kinh tế năm 2008 (cuối thời Ông Bush) Tầu dành tối đa nỗ lực bơm tiền vào thị trường nội địa để tạo thêm công ăn việc làm bằng các dự án đầu tư vào các thành phố mới cùng các cơ sở hạ tầng để tạo phần gia tăng đối với GDP để khỏa lấp phần bị mất mát do xuất cảng bị giảm sút.
Tỷ lệ lạm phát tại Hoa Lục gia tăng nhanh trong vài năm qua do chủ trương bơm tiền (đồng Yuan) vào thị trường để làm tăng tổng trị giá khu vực xây dựng nội địa, đồng thời cũng bị tác động do giá cả nguyên liệu nhất là nông phẩm tăng giá liên tục trong ba năm qua trên thị trường thế giới. Câu hỏi là liệu kinh tế Hoa Lục có thể chịu đựng được trong bao lâu nữa trước khi bị vỡ bong bóng do các chính sách sai lầm về kinh tế, xã hội, chạy đua theo các kế hoạch không tưởng của giới cầm quyền tại Trung Nam Hải.
Thực ra xã hội Tầu về căn bản vẫn chưa thoát ra khỏi nền tảng kinh tế kiểu XHCN, vẫn chạy theo các mục tiêu giả định được giám sát bởi các ban thi đua từ cấp trung ương đến địa phương, cho nên các công ty xí nghiệp vẫn chạy theo khoán ngạch được các cấp đảng bộ ấn định cho từng ngành, từng địa phương, bất chấp quy luật khách quan của thị trường chi phối một cách nghiêm khắc; cho nên chất lượng rất tồi, làm ăn cẩu thả, thứ phẩm chiếm tỷ lệ rất lớn trong sản xuất. Quả thực đó là nền kinh tế hết sức kém về chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh, cho nên Bắc Kinh phải ra sức xử dụng áp lực ngoại giao, kinh tế, quân sự, đút lót, mua chuộc để xây dựng các chính quyền các nước mà Tầu có ảnh hưởng để ép các nước đó phải chấp nhận để Tầu đầu tư công nghệ quá kém chất lượng của mình nhằm cố giữ cho guồng máy sản xuất tại Hoa Lục vẫn còn chạy được. Tình thế này, thực tế chẳng còn bao lâu nữa thì các biện pháp chống đỡ đó cũng sẽ mất hết hiệu lực.
Cụ thể như vụ xe lửa cao tốc vốn là tiêu biểu cho kỹ thuật của Tầu mới đây bị đụng làm chết một số lượng lớn hành khách nhưng Bắc Kinh cố tình ém nhẹm khi nói chỉ có trên 30 hành khách bị nạn mà thôi (thực tế nghe nói con số lên đến trên 5,000), ngoài ra hàng loạt các vụ khác nữa như sập trường học tại khu vực Tứ Xuyên, một bệnh viện do Tầu xây dựng viện trợ cho Sudan (nếu tôi nhớ không lầm) bệnh viện này vừa mới bàn giao cho chính quyền sở tại đã bị sập không thể xử dụng được, sân vận động Hàng Đẫy tại Hà Nội do Cty Tầu trúng thầu do áp lực của Tầu đối với Đảng CSVN vừa mới xây xong đã bị dột và ngập nước. Kể ra trên thế giới này, hầu hết các công trình xây cất hoặc các trang thiết bị lớn do Tầu sản xuất đều rất kém chất lượng, phí tổn để đập bỏ sau này sẽ rất lớn lao đối với các công trình có liên quan đến Tầu.
Đảng CSVN hiện bị vướng mắc nhiều vì 90% các công trình xây dựng tại VN đều do Tầu gây áp lực để trúng thầu cho dù giá cao hơn giá đấu thầu công khai, vụ này cần ghi sổ để tính toán lại sau này. Thực ra thì Hà Nội vẫn bị chứng bệnh đua đòi kiểu Tầu, muốn tiến nhanh tiến mạnh lên XHCH, thực ra là theo chủ nghĩa hình thức, chẳng làm được cái gì cho ra hồn.
Xã hội Hán vẫn được định hướng theo lối chạy đua theo chỉ tiêu, chứ không phải theo cung cầu dựa trên nền tảng tự do cạnh tranh, thì xã hội ấy tất yếu sẽ sản sinh ra những tay anh chị đóng vai những gạch nối giữa các cấp ủy (Đảng CS) với các giới tư nhân muốn làm ăn. Giới tư nhân này vốn dĩ cũng chỉ là các nhóm cơ hội chưa hề có chút truyền thống nào, nếu không nói là những kẻ cơ hội vô đạo đức vốn là sản phẩm của xã hội coi sự phản trắc là thước đo đạo đức dưới thời Cách Mạng Văn Hóa trước đây.Thử hỏi như vậy, một nước Hán có thể xây dựng được những con người tử tế hay không (VNCS cũng vậy) để trở thành nhân tố tối ư quan trọng trong việc cải cách xã hội Hán thật sự. Do thế, mọi con số chánh thức mà nhà cầm quyền Hán đưa ra đều chẳng có chút giá trị nào, tất cả chỉ để ve vuốt dân Tầu ít học mà thôi (như ĐCSVN đang làm vì cùng một sách). Để cánh lãnh đạo CS ở cấp cao tha hồ vơ vét tài sản của nhân dân Hán, để chúng tuồn các tài sản đó ra bên ngoài để xây dựng cơ ngươi cho chúng cùng gia đình về lâu về dài sau này. (kể cả tình huống tạm thời phải lặn sâu lúc giao thời, nhưng trong dăm chục năm tới khi tình hình thay đổi chúng lại ngoi lên cai trị dân Hán cũng như dân Việt do tài sản chúng nắm được trong thời kỳ chuyển đổi từ chế độ CS sang chế độ tư bản.).
Như truyền thống của xã hội CS còn sót lại, các ban ngành từ trung ương đến địa phương đều chạy đua theo chỉ tiêu, hệ thống quản trị không thống nhất trong hệ thống này, chính quyền các cấp không có pháp nhân riêng biệt cụ thể trước Luật Pháp Tối Thượng của xã hôi (Hiến Pháp), cho nên ngân hàng trung ương đóng tại địa phương nào chịu sự chi phối của đảng ủy địa phương đó, kết quả là tình trạng sứ quân trong sứ quân, mọi thứ kết hợp với nhau bằng tương nhượng quyền lợi, việc này dẫn đến nạn tham nhũng có tổ chức từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Xã hội Hán đúng nghĩa là xã hội tham nhũng hiện đại được che lấp bởi chủ nghĩa Đại Hán như vỏ bọc bề ngoài, chủ nghĩa tư bản nhà nước Hán cũng chỉ là cách giải thích chiếu lệ mà thôi. Quan hệ với Hán là quan hệ với từng cá nhân cụ thể, cá nhân đó mất thế, anh phải tìm cách thiết lập quan hệ với cấp mới thay thế.Thực ra chính là đóng hụi chết cho nhóm cầm quyền theo phe phái như một quy luật không thể thay đổi từ cả mấy ngàn năm nay rồi.
Ta cần nhìn thấy điều tệ hại đó để biết và đánh giá về Hán, cũng đồng thời là bài học để hiểu về Đảng CSVN hiện nay. Cho nên tham nhũng là dặc trưng của xã hội Hán như một thứ vi khuẩn độc hại, thật đáng tiếc là thời chuyển tiếp của Đảng CS Hán lại đánh dấu đỉnh cao của tham nhũng trong lòng xã hội Hán. Cho nên mỗi địa phương là một sứ quân, chính quyền Bắc Kinh cũng khó can thiệp, luật pháp nhà nước chưa quan trọng bằng nghị quyết của Đảng Bộ, thậm chí ngay cả chỉ thị của Trung Ương cũng được mỗi địa phương vận dụng mỗi khác nhau. Các báo cáo lúc nào cũng đạt 100% chỉ tiêu hết thảy, cho nên việc ngụy tạo các số liệu thống kê là phù phép của các tay lão luyện chuyên đút lót bằng cách tương nhượng với các cấp khác nhau mà thành. Ở Bắc Kinh chẳng có gì là thật cả, mọi thứ chỉ là ăn cắp chỗ này chỗ kia để ghép lại mà thành, đó là điều mà Hán lấy làm rất hãnh diện về sức mạnh của Hán.
Guồng máy tham nhũng khổng lồ ấy thâu tóm cả chục ngàn tỷ dollar từ công sức lao động cũng như giá trị thặng dư về đất đai trong hơn 30 năm qua của xã hội Hán. Chưa biết vấn đề này là chưa hiểu về Hán, giới tư bản đỏ Bắc Kinh khi chuyển tiền tham nhũng khổng lồ vào Mỹ với hy vọng mua được một chỗ ngồi tại New York để bảo vệ vị trí của con cháu sau này (quả đúng chẳng có quốc gia hay chủng tộc Hán, chỉ có giới cầm quyền tại Bắc Kinh cai trị Hoa Lục mà thôi.Xin Ông Bùi Tín cùng các vị thức giả VN nhìn thấu vấn đề này). Theo tin ghi nhận tổng số tiền Hán chuyển đến Mỹ được ước tính trên 6 trillion dollar.
Ngân Hàng Trung Quốc càng bơm tiền vào các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở tại các địa phương thì tham nhũng càng tăng, số nợ xấu cũng theo đó tăng theo, các ngân hàng Hoa Lục phải liên tục điều chỉnh, phù phép bảng quyết toán hàng năm sao cho phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm hiện nay là trên 9%. Nhưng phân tích kỹ bảng quyết toán hoặc các dữ kiện thống kê theo tiêu chuẩn Mỹ với hàng loạt các dữ kiện đối chiếu xen kẽ nhau như PPI (mãi lực), khối tiền tệ lưu hành M1, M2 hoặc M3, các dữ kiện liên quan đến các hoạt động kinh tế khác sẽ cung cấp cho các nhà phân tích một cách đánh giá khác hẳn với những gì mà Bắc Kinh cố che dấu. Thực tế bức tranh kinh tế, xã hội Hán rất ảm đạm chứ không sáng sủa như Hán vẫn rêu rao. (cả trăm ngàn vụ biểu tình hàng năm, phân biệt đối xử với người nhập cư vào các đô thị, nợ xấu do Ngân Hàng Trung Quốc nắm giữ hiện nay vượt xa bất cứ ngân hàng trung ương của bất cứ nước nào trên thế giới này.
Theo tin ghi nhận được tổ chức tín dụng Moody chánh thức nói tới hồi tháng bảy-2011 là: các cấp chính quyền địa phương tại Hoa Lục hiện mang số nợ khổng lồ lên đến 8,500 tỷ Yuan tương đương với 1,300 tỷ dollar. Chỉ một tuần sau đó Moody điều chỉnh lại con số nợ của các địa phương đối với ngân hàng Trung Ương là 12,000 tỷ Yuan tương đương với 1,835 tỷ dollar. Con số được Moody nêu ra chỉ mới là một mảng nhỏ của sự thật bi thảm mé sau, Moody cố đưa ra các con số đó chủ yếu chỉ để đánh động dư luận mà thôi. Bắc Kinh hiện nay đang phải gồng mình giữ cho thị trường địa ốc khỏi bị suy sụp quá sớm, điều này giải thích lý do tại sao Bắc Kinh trở nên cực kỳ nóng nảy đến độ mất khôn đối với các chủ trương cứ thủng thỉnh giải quyết cuộc suy thoái kinh tế hiện nay của Mỹ cũng như Âu Châu (Âu Mỹ cứ nêu hết vấn đề này đến vấn đề nọ làm cho Bắc Kinh điên đầu, vấn đề vỡ nợ của Hy Lạp nay đang trở thành vấn đề rất nóng đối với thế giới).
Các số liệu chánh thức đều nói, nợ công của Trung Cộng chỉ ở mức 19% so với GDP (Gross Domestic Product) theo số liệu do Ô T/S Lưu Nguyên Đạt đưa ra trong bài viết có chủ đề là “Dân Trung Hoa sẽ nổi dậy sớm hơn người ta dự đoán” (đăng trên báo Việt Nam tại San Jose số ngày 8 tháng 9-11), nhưng theo ước tính của nhà phân tích Gordon G. Chang khi ông phát biểu là “việc Joe Biden cố thuyết phục Bắc Kinh là sai lầm, đúng ra ngay từ đầu ông đã phải tấn công Tầu rồi, vì theo số liệu chánh thức thì nợ công của Tầu chỉ bằng 17% GDP mà thôi, nhưng theo tổ chức theo dõi kinh tế, Dragonomies có trụ sở tại Bắc Kinh thì nợ công của Tầu chiếm 89% GDP tức là ngang với Mỹ, trong khi đó nhiều nhà phân tích khác cho là nợ công của Tầu thực sự là 160% GDP tức là tương đương với Hy Lạp. Theo Ông Chang (ông này Mỹ trắng chứ không phải người Hoa) thì: nợ là do các biện pháp chống đỡ khủng hoảng kinh tế năm 2008 mà ra, lãnh đạo đã buộc các nới xây các thành phố ma, thí dụ như thành phố Ordos ở Nội Mông. Các dự án như vậy tuy có làm gia tăng GDP nhưng không có khả năng trả nợ, lãng phí. Bắc Kinh đang đi vào vết xe đổ của Nhật hồi 1990”
Bài viết của Ông Lưu Nguyên Đạt cho ta vài số liệu cụ thể hơn nữa, các thành phố ma của Tầu hiện nay có diện tích đã xây xong là 4 tỷ mét vuông nhà ở hoặc văn phòng và hàng năm vẫn nhắm mắt xây thêm 200 triệu mét vuông nhà ở. Việc này đòi hỏi phải dời cư gây sáo trộn xã hội. Hán Hoa hiện nay vẫn còn 200 triệu tấn sắt thặng dư vì kém chất lượng không thể xuất khẩu được. Sơ lược như vậy cũng đủ để nói lên thực trạng xã hội và kinh tế Tầu hiện nay. Trong khi đó phía Mỹ cứ thủng thẳng chẳng vội giải quyết cơn suy thoái hiện nay, cứ in tiền nuôi dân Mỹ, thế mới thật lạ, nếu không phải là các đòn ức hiếp để Bắc Kinh bị ói máu mà chết.
Ta cần trở lại đôi điều về phía Mỹ cũng như Âu Châu liên quan đến các vấn đề chính yếu hiện nay là nợ công cùng cắt giảm công chi, điều đó có nghĩa là Mỹ cũng như Âu Châu và Nhật Bản quyết đẩy suy thoái thêm suy thoái, kéo dài mà chưa chắc đã cần đến Diple Recession như đã dự tính lúc ban đầu. Như vậy Mỹ cũng như quyền lực thế giới có tính toán cụ thể nhằm chuẩn bị cho tương lai thế giới chứ chẳng phải chơi. Thú vị nhất trong cuộc cờ này chính ở chỗ: “các thị trường tài chánh Âu Mỹ mở rộng cửa đón nhận giới tài chánh Bắc Kinh vào làm ăn, như có thể Bắc Kinh sẽ ra tay cứu kinh tế Hy Lạp, thậm chí cả Ý chẳng hạn, việc tư bản đỏ Hán Hoa chuyển tiền đến Mỹ với số lượng rất lớn chẳng có gì là bí mật nữa” (đây là vấn đề kỹ thuật, sẽ bàn thêm sau này).
Đòn công lương của Mỹ nhắm vào Bắc kinh
Phần trên mới khái quát trình bày cách mà Hoa Lục chạy đua ngôi vị hão huyền là GDP vượt Nhật lên hạng hai thế giới. Các phương tiện truyền thông Phương Tây cứ toa rập nói theo điều Bắc Kinh mong muốn. Thực tế chẳng phải như vậy, giới chính trị, quân sự, tài chánh, truyền thông toàn cầu cùng phối hợp tung ra một mưu lớn nhắm đánh Tầu về công lương. Ta cần phân tích đôi điều.
Điều tiết được cuộc khủng hoảng hiện nay để không sảy ra coup như kiểu 1929 quả rất hay, cứ để suy thoái kéo dài mới đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc, trong đó phải kể đến việc: a/ giảm khuynh hướng tiêu xài thái quá kiểu dân Mỹ đã sống cứ y như Mỹ này có khối của cải vô giới hạn, xài quá lố còn tác động đến môi sinh nữa, cái đó mới phiền b/ điều chỉnh lại cấu trúc xã hội cũng như kinh tế tài chánh toàn cầu để ứng dụng trong xã hội mới, văn minh mới. Hệ thống hiện nay đã trở nên lỗi thời từ hội nghị Jenkins giữa các nhà tinh anh thế giới năm 1913, cũng như hội nghị Bretton Wood năm 1944, nên cần được cải tổ mọi mặt liên quan đến khái niệm về tiền tệ/thương mại/kimh tế thế giới trong tương lai, c/ đánh Tầu về công lương, chuẩn bị san sẻ các lợi ích do cách tân kỹ thuật đến các nơi khác, đặc biệt là Châu Phi để khôi phục niềm tin của Châu Lục này (suốt thế kỷ qua, họ đã bị cố tình bỏ quên), d/ sắp xếp lại các ngồn cung cấp năng lượng cũng như nguyên liệu trên quy mô toàn cầu để tránh việc làm giá (ổn định giá cả vốn là căn bản của văn minh mới, thế giới mới) cũng như các tranh chấp đòi dành quyền khống chế năng lượng của bất cứ nước nào, e/ giải giới trên quy mô toàn cầu đối với mọi loại vũ khí sát thương hàng loạt.
Mỗi vấn đề trong các vấn đề nêu trên đều là các chủ đề lớn đối với thế giới, phần này chỉ bàn sơ lược về cách thức mà phố Wall gây sức ép lên Bắc Kinh như một dạng chiến tranh kinh tế.
Trên Diễn Đàn cũng như trên làn sóng Đài Tiếng Nói VNHN, đã từ lâu tôi vẫn phát biểu là: cuộc suy thoái này là dàn dựng, không thể kết thúc mau chóng, Ông Obama không có trách nhiệm giải quyết vấn đề kinh tế Mỹ, việc này đòi hỏi phải tái cấu trúc toàn diện về mọi mặt của thế giới, chiến tranh lớn là tất yếu phải sảy ra, chỉ khi đó mới giải quyết được vấn đề kinh tế thế giới để trên nền tảng đó mới tiến thêm một bước vào con đường Toàn Cầu Hóa.
Các nhận định nêu trên được thể hiện rõ khi so sánh giữa Ô, Bộ Trưởng Ngân Khố dưới thời Ô Bush là Hanz Paulson với Ô Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ hiện nay là Tim Geithner, theo tiêu chuẩn của giới trong nghề tài chánh thì Ô Tim Geithner cùng ban tham mưu của ông chỉ là nhóm đang được chuẩn bị cho tương lai. Cho nên Ô Geithner chủ yếu đặt căn bản cho tương lai với sự trợ giúp mé sau của các bậc tinh anh trong lãnh vực kinh tế tài chánh toàn cầu (chưa để lộ ra nên bên ngoài chưa biết được cụ thể thế nào). Ông Obama cũng vậy, được chọn để giải quyết vấn đề Châu Phi cùng Hồi Giáo Trung Đông (cha ông có gốc Kenya, Hồi Giáo) là người thuận nhất để giải quyết vấn đề này, sau khi giải quyết xong vấn đề nay, ông vẫn còn một trách nhiệm nặng nề phía trước, chính là người phối trí ở cấp cao nhất các hoạt động liên quan đến Hồi Giáo-Châu Phi, ông chắc chắn sẽ là thành viên của Bildebird.
Bây giờ ta xem xem đòn phép như thế nào. Tầu phát điên lên cũng đúng thôi, thặng dư thương mại với Mỹ cùng Âu Châu, làm hàng giả trị giá hàng năm dăm trăm tỷ dollar (90% do các nhóm người Hoa khắp thế giới nhúng tay vào), đầu tư hải ngoại nhắm xâm lăng các nước để bao che cho dã tâm di dân để chiếm đoạt của cải thế gian, đầu tư quốc nội nhắm xây dựng các thành phố ma kém chất lượng để trống để gia tăng GDP đạt chỉ tiêu đề ra là 10%/năm trong 20 hoặc 30 năm tới.mà không thèm đếm xỉa gì đến nguyện vọng của quần chúng lao động, kết quả là tham nhũng có hệ thống từ cấp cao nhất, tiền tham nhũng lại gởi sang Mỹ, thế là Ông Mỹ lại nắm gáy mấy anh Tầu này (hiện nay nghe nói các anh Tầu giầu có đang đua nhau chạy sang trú ẩn tại Mỹ). Độc nhất chính là chỗ, Bắc kinh lại thâm thủng thương mại với các nước xuất khẩu dầu, như Lybia, Saudis Arabia, Iran, Venezuela, nay Iran, Venezuela đang trong thời kỳ chờ để lên bàn mổ, Lybia coi như đã xong, thế là Bắc kinh bị đẩy vào chân tường, chắc chắn phải hành động do sức ép về an toàn nguồn cung cấp năng lượng cho guồng máy sản xuất cũng như chiến tranh của Hán Hoa. Như vậy thặng dư thương mại với Mỹ, cuối cùng lại trả lại cho Aramco là Liên Doanh Dầu Khí Mỹ-Ả Rập Seoud, tiền lời lại trở về Mỹ.Xem thế cũng đủ thấy ông Mỹ này đưa tay phải lấy lại tay trái chứ đâu có vừa gì.
Để kéo dài cuộc suy thoái này, hàng loạt các mưu kế được phối hợp. Kể từ khi Ô Obama lên làm TT Mỹ, ông cứ lững thững theo con đường Ô Bush để lại về quân sự cũng như kinh tế (bà Condi Rice đã từng nói: nước Mỹ như một HKMH khổng lồ không thể chuyển hướng mau lẹ được) Ông chỉ tập trú vào giải quyết các vấn đề Trung Đông-Bắc Phi-Hồi Giáo là chính yếu. Trong điều kiện đó bầu cử giữa nhiệm kỳ, dân Mỹ lại giao Hạ Viện cho Cộng Hòa (ôi cũng sắp xếp cả ấy mà), thế là mấy Ô Cộng Hòa đòi giảm chi, giảm nợ quốc gia. Giảm có nghĩa là ngưng bơm tiền vào thị trường, như vậy làm sao kinh tế Mỹ cũng như Âu Châu hồi phục được. Kẻ chết trước là mấy anh Tầu do bất mãn xã hội gia tăng liên tục trong các năm qua, đặc biệt từ khi Bắc Kinh chủ trương xây các thành phố ma trên quy mô cả nước, và sẽ tiếp tục gia tăng bất ổn trong các năm tới.(như phúc trình của CS Bắc Kinh đã nói đến trong phần đầu của bài viết này).Kinh tế Mỹ chậm hồi phục mới thực đúng với cuộc chiến hiện nay.
Trong Diễn Từ Liên Bang hôm sept 7-11 Ông Obama chủ yếu tập trung vào vấn đề Job, Job, thực chất chỉ là gián tiếp nói với Tầu về việc Tầu ăn cướp việc làm của thế giới. Ông Obama đề nghị Quốc Hội Mỹ cấp thêm 447 tỷ dollar cho các chương trình mà Ông đề nghị như xây dựng hạ tầng cơ sở, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục. Mọi sự nếu được Quốc Hội thông qua như đòi hỏi của Ông thì cũng chỉ giảm được tỷ lệ thất nghiệp xuống được chút ít, có thể từ 9.1% như hiện nay xuống còng 8.6% chẳng hạn, đó là con số quá khiêm tốn. Theo khuyến cáo của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội mới nhất cho thấy, dự kiến của văn phòng thì tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 vẫn là 9% (tin tức ngày 14-sept 2011), như thế vấn đề kinh tế Mỹ cũng như thế giới thực ra vẫn chưa được giải quyết gì cả, mọi sự vẫn là vá víu mà thôi. Kết quả là các thị trường giảm sút nghiêm trọng trong suốt mấy tuần lễ qua khiến cho không khí u ám nay lan tràn mọi nơi.Thử hỏi như vậy ai dám đầu tư, sản xuất thêm, mướn thêm lao động. Hiện nay các cty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, không dám tồn kho nhiều vì kỹ thuật thay đổi quá mau, thế giới quá bất ổn, các cty nay kiểm soát nguồn vốn rất chặt chẽ, không dám chi tiêu bừa bãi như trước nữa. Ô Robert Zoellick Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới khi tham dự hội thảo kinh tế tại Singapore, trong bối cảnh giá chứng khoán giảm sút liên tục, đã trả lời phỏng vấn là: “thế giới sẽ tránh được suy thoái lần thứ hai, nhưng Ông nói: chắc chắn là tăng trưởng sẽ rất chậm chạp” trả lời phỏng vấn trên hệ thống truyền hình Bloomberg, ông nói; “thế giới đang tiến tới một giai đoạn nguy hiểm” trong bài phát biểu tại cuộc hội thảo, ông nói: “Hoa Kỳ có thể phục hồi sự tin tưởng của các thị trường bằng các biện pháp nhằm kéo chậm sự gia tăng mức nợ, thay vì biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu”
Do các cuộc tranh luận trong lòng nước Mỹ về mức nợ cũng như cắt công chi, thế giới lại chứng kiến cả Âu Châu cũng như Mỹ đều đồng loạt tranh luận về vấn đề này. Dĩ nhiên bài toán Âu Châu phức tạp hơn bài toán Mỹ rất nhiều. Âu Châu nay phải đối diện với sự chọn lựa khó khăn đối với tương lai của EU cũng như đồng Euro, khi mỗi nước thành viên (thông qua cử tri) phải chọn lựa: “vì EU và EURO hay vì nước họ, câu trả lời có lẽ sẽ là vì cả hai, như vậy vẫn là giải pháp nửa vời, chờ thời gian”.Một mình Đức kể cả kết hợp với Pháp cũng không thể được coi là động lực chính giải quyết vấn đề một số nước Âu Châu có thể bị vỡ nợ. Vì vấn đề này có liên hệ đến các món nợ đã tồn tại hàng mấy trăm năm nay, bây giờ là lúc cần giải quyết dứt khoát để chuẩn bị cho thế giới mới. Như vậy trong chỗ sâu thẳm của quyền lực, các cuộc tranh luận còn rất gay gắt, việc này làm cho suy thoái còn kéo dài thêm nữa. Cuối cùng cũng chỉ ông Mỹ mới giải quyết được vấn đề mà thôi, vì Ông Mỹ có lợi thế chính trị, đồng thời là chủ nợ của mọi thành viên của EU. Đồng dollar vẫn là chỗ trú chân an toàn nhất là vậy. (Xin ghi nhớ lời Zoellick nói là thế giới đang tiến tới giai đoạn nguy hiểm, từ ngữ thế giới nói chung bao hàm nhiều ý, trên mọi lãnh vực kể cả chiến tranh lớn).
Để phản ảnh mối lo này nên S/P mới hạ điểm tín dụng của Mỹ từ AAA xuống còn AA+, mục đích của S/P chỉ là nhắc nhở các nhà đầu tư về tình trạng bất trắc đang tới mà thôi. Bất trắc ấy sẽ được chứng nghiệm tại Bắc Kinh vì các món nợ xấu của Ngân Hàng Trung Ương Trung Cộng, cũng như nợ công được cung cấp bừa bãi kém hiệu năng, nên Moody đã thông báo: “trong một hoặc hai năm tới, tổ chức này sẽ giảm điểm tín dụng của Bắc Kinh xuống”. Dấu báo này phản ảnh đúng hiện tình kinh tế, xã hội Hoa Lục cũng như tình hình thế giới. Sức chịu đựng của kinh tế Hoa Lục sẽ không thể chịu đựng được trong năm 2013 một khi tình hình hiện nay không được điều chỉnh lại. Mà thực ra, Bắc Kinh chẳng thể kịp để điều chính lại nữa, mọi sự đã quá trễ (nên lúc này tôi mới viết các vấn đề này ra cụ thể công khai).
Trong tổng thể của quyền lực tài chánh toàn cầu mà xét, khả năng của Bắc Kinh có thể huy động được bao nhiêu vốn (gồm cả của chìm của nổi), 10 trillion là tối đa, con số đó là quá nhỏ đối với khả năng huy động của quyền lực Toàn Cầu, họ đã tích lũy từ mấy trăm năm nay, thâu gom hầu như 80% lượng vàng lưu hành trên thé giới, kiểm soát hầu như toàn bộ dự trữ dầu thô cũng như nguyên liệu khác trên thế giới này, sức huy động của họ cách nay 10 năm đã được ước tính là 300 trillion dollar. Như vậy tham vọng của Bắc Kinh muốn ngồi ở chiếu trên thực ra chỉ là ảo vọng, nhưng rồi ra quyền lực toàn cầu cũng sẽ dành cho Hoa Lục một chỗ ngồi tương xứng với vị trí của mình. Xin đừng nói tôi phịa truyện, dữ kiện đưa ra là đúng đấy. Họ quá khôn ngoan để vừa thực hiện, theo đuổi chiến tranh để tàn phá, hoặc xây dựng từng khu vực cụ thể nào đó của thế giới trong một kế sách thống nhất toàn diện, vừa thâu tóm mọi loại tài nguyên vào một mối (kể cả tài nguyên trí tuệ của mọi săc dân) để trên căn bản đó họ mới điều tiết cũng như hướng thế giới vào văn minh mới được. Đó là kết quả của biết bao bài học lịch sử từ cổ đại đến nay, từ đông sang tây như: La Mã, Byzantium, Ottoman, Mauryan, Nga, Đức…
4 - CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH VŨ TRANG.
Xin hãy tự đặt mình vào vị trí của Hồ Cẩm Đào cùng Bộ Chính Trị Đảng CS Tầu mà tính, có thể Hồ mong sớm bàn giao cho Tập Cẩm Bình vai trò thống lĩnh Hoa Lục, Tập Cẩm Bình lại rất âu lo trước các diễn biến hiện nay về kinh tế, chính trị cũng như quân sự trên phạm vi toàn cầu, nhìn thấy toàn tin xấu thôi, bức tranh ảm đạm. Muốn giải quyết nhanh không có điều kiện giải quyết, muốn mua thời gian Mỹ không cho thời gian. Chọn lựa duy nhất là bức phá bằng mọi giá để chuẩn bị cả công lẫn thủ nhằm phá vỡ vòng vây từ xa kết hợp với liên minh gần do Ấn Độ chủ xướng nhằm thách đố với tham vọng của Bắc Kinh, đó chính là những gì mà ta chứng kiến trong các tháng qua, đặc biệt từ sau tháng hội nghị trong vùng ASEAN.
Nhật Bản trong 5 năm với 6 Thủ Tướng, người nào làm lâu nhất được hơn 400 ngày, đa số với chủ trương nhún nhường đối với các đòi hỏi của Bắc Kinh (xem để thấy kế) . Khi Bắc Kinh điều động một phân đội trên 10 chiến hạm cung tầu ngầm dăm chiếc đi thị uy vùng biển xa Thái Bình Dương, đồng thời tung tầu ngư chính kình chống lại hải quân Nhật. Các thủ tướng chủ hòa tại Tokyo mất vị trí để nhường chỗ cho Ô Noda lên làm TT Nhật, ông này là người theo chủ trương dân tộc. Ông sẽ làm thủ tướng Nhật lâu năm so với các vị tiền nhiệm của Ông, vì Ông mới thực sự đáp ứng được tình hình hiện nay. Đối với các đe dọa của Bắc Kinh về đảo Senkaku cũng như Okinawa, Nhật chiếm hai quần đảo này là đe dọa về mặt chiến lược đối với Bắc Kinh, nên bất cứ ai ngồi ở Trung Nam Hải đều phải tính truyện dành lại chủ quyền trên hai dãy đảo này, cho nên việc hải quân Tầu cố tình gây sự với Nhật là tất yếu. Ngay sau khi Ông Noda lên làm Thủ Tướng, Quốc Hội Nhật đã chánh thức trực tiếp giám sát hai dãy đảo này, điều đó có nghĩa là: “hai đảo này được cai trị theo luật quân sự trực tiếp do Bộ Quốc Phòng Nhật giám sát”.
Cạnh Nhật Bản là hai miền Triều Tiên nằm giữa các anh khổng lồ đầy tham vọng, Bắc TT với Kim Jong In nay thấy khỏe hơn nên đã đi Nga, sau đó trở về Tầu thăm Bắc Kinh.Cả hai nơi họ Kim bàn nhiều truyện cùng các lời khuyên của cả hai anh lớn chỉ bằng mặt chẳng bao giờ bằng lòng. Tầu chuyển đến cho Bắc TT khoảng gần 4,000 xe tải cũng như xe nhỏ khác với mục đích gì nếu không phải là tăng cường tính lưu động của đạo quân trên 1 triệu người của Bắc TT, hoặc giả để sẵn đấy để quân Tầu xử dung khi chiến tranh lớn sảy ra, đồng thời cố kéo Kim về phía Bắc Kinh. Kim với Bắc TT vẫn tỏ ra ít tin tưởng Bắc Kinh, cho dù chế độ ấy tàn khốc thiệt đấy, nhưng Tầu vẫn chưa thể thao túng BTT như tại VN ta. Nào ai biết họ Kim thực sự theo ai, với tính khí thất thường như vậy, thật khó đoán được họ Kim nghĩ gì.Cục diện thực tế trên thế giới đặc biệt tại Viễn Đông sẽ cho ta biết họ Kim sẽ hành động cụ thể ra sao vào lúc nhất định nào đó.
Tin mới nhất cho biết BTT và Nga sẽ tập trận hải quân chung với lý do tìm kiếm và cứu trợ trên biển Hoàng Hải, việc này gây ưu tư cho cả NTT, Nhật lẫn Bắc Kinh.Tình hình đó gợi nhớ lại biến cố Nhật Nga chiến kỷ 1905 cùng các diễn biến sau đó dẫn đến thế chiến I và thứ II. Để ngăn ngừa bất trắc, Mỹ đang bàn với NTT để bố trí máy bay Global Hawk có khả năng giám sát lien tục 40 giờ, bay cao 20 km có thể theo dõi mọi hoạt động trong khu vực BTT đến biên giới với Tầu. Chắc chắn NTT sẽ đồng ý, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhật Bản. Như vậy tình hình tại Đông Bắc Á đang nóng dần lên.
Với Pakistan nơi mà Tầu rất muốn kéo Pakistan về phía mình để thực hiện kế bao vây Ấn Độ từ hướng bắc cũng như tìm đường nối kết với đường thủy dến vinh Persia, dĩ nhiên nếu trực tiếp nối kết với Iran thông qua Afghanistan thì vẫn an toàn cho tuyến tiếp vận dầu khí cho Tầu hơn. Nhưng Afghanistan vẫn còn đầy bất trắc do quân NATO vẫn hiện diện tại đấy, vả lại người dân Afghanistan cũng không có gì chắc chắn rằng họ sẽ vui vẻ đón nhận sự hiện diện của Tầu như họ đã từng tỏ cho thấy đối với Nga, Anh hay Mỹ, vào một lúc nào đó họ có thể quay qua chống lại Tầu. Mới đây Ahghanistan đã chánh thức tuyên bố mong quân Mỹ tiếp tục hiện diện vô hạn định tại đó để giúp cho Afganistan được ổn định chính trị trong khi chờ xây dựng lại đất nước. Người Mỹ im lặng một cách rất khôn ngoan vì việc này có liên quan đến chiến lược toàn vùng Trung Á đến biển Caspian cũng như Hắc Hải, đặc biệt liên quan đến Iran. Một Iran đổi chủ theo con đường dân chủ tự do, trong tương lai mở một con đường từ vịnh Oman thông qua sa mạc dọc biên giới giữa Iran với Pakistan để mở đường cho Afghanistan cũng như vùng Trung Á có một lối thoát ra biển Ấn Độ Dương sẽ là một cơ hội lớn cho cả vùng này để họ dễ dàng tiếp cận ánh sáng văn minh hơn.Việc đó rồi ra sẽ thành hiện thực trong dăm năm tới chăng, nhưng cũng chỉ hình thành được với sự bảo đảm của Mỹ mà thôi, vì Mỹ mới đủ sức mạnh để các nước trong vùng tin tưởng. Về lâu về dài thì chỉ Mỹ mới tạo được tin tưởng cho các bộ tộc trong vùng vốn đầy dẫy mâu thuẫn từ ngàn xưa để lại, cho nên cuối cùng thì rồi Mỹ sẽ ở lại Afghanistan như lời yêu cầu của các nước trong vùng.Chỉ một lời yêu cầu của Afghanistan đối với Mỹ rõ ràng chưa đủ trọng lượng.
Trong điều kiện hiện nay, Pakistan theo chủ trương ngả theo Tầu từ từ buông Mỹ, cho dù Pakistan vẫn nhận viện trợ quân sự cũng như kinh tế của Mỹ hàng năm khoảng 3 tỷ dollar (hiện đang giảm từ từ khi mối quan hệ hai bên xấu đi). Bắc Kinh offer điều kiện dễ dãi hơn nhiều so với Mỹ về viện trợ kinh tế cũng như quân sự, thương mại với giá rẻ hầu như cho không, chẳng có điều kiện ràng buộc gì cả, Bắc Kinh mới đây cho không Pakistan 50 máy bay chiến đấu trong một hợp đồng bí mật trọn gói gồm rất nhiều hạng mục, kể cả việc huấn luyện quân đội Pakistan, lập cảng trong vùng vịnh Oman tiếp giáp với Mumbai của Ấn Độ để nghe ngóng, kiểm thính mọi hoạt động của Ấn để chuẩn bị từng bước tiến tới việc hiện diện quân sự thường trực ở Ấn Độ Dương cũng như Trung và Nam Á để hỗ trợ cho sự hiện diện tại Châu Phi đặc biệt vùng Duyên Hải Đông Phi.
Pakistan hiện nay do chính phủ liên hiệp bởi ba bộ tộc chính mà thành, quân đội Pakistan vốn là lực lượng chính trị có khả năng kết hợp cả ba nhánh bộ tộc đó lại thành một khối thống nhất thì hiện nay quân đội Pakistan tạm lui vào mé sau để các chính trị gia dân sự làm việc. Dĩ nhiên người dân Afghanistan vẫn bị phân hóa thành bốn nhóm (nhóm thứ tư thuộc về bộ tộc Pashtun sinh sống trong vùng biên giới với Agghanistan thường được gọi là vùng Warizistan vốn chưa bao giờ chính quyền trung ương Pakistan hiện diện tại đó) mỗi nhóm lại phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ khác với tập quán khác nhau thậm chí mâu thuẫn với nhau từ ngàn xưa để lại, nên Pakistan, Afghanistan là vùng đất khó trị nhất. Mối quan hệ của Mỹ với vùng đất này thừa hưởng mối quan hệ do đế quốc Anh khi xưa để lại sau khi trao trả độc lập cho Ấn Độ bao gồm luôn cả Pakistan cùng Bengladesh ngày nay hồi năm 1947, năm sau được tách ra thành hai nước khác biệt là Ấn Độ và Hồi Quốc, sau đó Hồi Quốc được phân hai thành Pakistan, Bangladesh vào năm 1972. Sau khi quân Mỹ rút khỏi VN, quân Liên Xô xâm lăng Afghanistan đã tạo điều kiện để Mỹ tăng cường hiện diện tại Pakistan để hỗ trợ cho lực lượng kháng chiến Mujahedine chống Liên Xô. Đây là cuộc chiến bí mật của Mỹ (Ông dân biểu Liên Bang Wilson/Texas là người đứng phối hợp truyện này dưới thời TT R. Reagan) cho nên sự hiện diện của CIA tại Pakistan là tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống khủng bố, vai trò của Pakistan rất quan trọng trong việc tiếp tế cho chiến trường Afghanistan bằng đường thủy đến cảng Karachi để từ đó hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đến Afghanistan băng qua lãnh thổ bộ tộc Warizistan. Đây là vùng được coi là trú khu an toàn của Taliban cũng như Al-Queda, nên máy bay không người lái Mỹ vẫn thường oanh kích các mục tiêu được chọn lựa có sự thỏa thuận của giới chức quân sự Pakistan. Việc này được thực hiện dưới thời Ô Bush, nhưng được gia tăng rất nhiều dưới thời Ô Obama, vụ diệt Osama bin Laden là cụ thể nhất khi lực lượng SEAL’s Mỹ đổ bộ vào tòa nhà nơi bin Laden ở, việc này đã dấy lên cao trào chống Mỹ với khẩu hiệu là Mỹ đã coi thường luật pháp cũng như độc lập của Pakistan. Từ đó mối quan hệ Mỹ-Pakistan từng bước xấu đi, Tầu nhảy vô khai thác lỗ hổng này. Chính quyền Pakistan mới đây yêu cầu từ 250 đến 400 nhà ngoại giao Mỹ rời khỏi Pakistan trong thời gian từ 30 đến 40 ngày. Pakistan nay nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh, như thế mới đúng với kịch bản, vì hiện nay vai trò của Pakistan không còn quá quan trong sau khi bin Laden bị chết, song song với việc quân NATO tại Afghanistan từ từ giảm xuống để chấm dứt hiện diện vào năm 2014.
Quân bài lớn thu hút mối quan tâm chính là vai trò của Ấn Độ trong cuộc cờ lớn liên quan trực tiếp đến tham vọng của Bắc Kinh cùng các đối ứng của các thế lực xung quanh bao gồm cả Nhật Bản, Úc, Mỹ, ASEAN trong đó VN là con chủ bài nặng ký làm lệch cán cân. Suốt trong thời chiến tranh lạnh đến cuối thời Ông Bush trẻ, Ấn Độ vẫn cứ đắm mình trong chủ trương bất bạo động kiểu tôn giáo Jainism do Giáo Chủ Vardhamana Mahavira thành lập năm 500 BC, cùng trong thời gian đó Hán Hoa dưới quyền lãnh đạo của Mao quyết tâm theo đuổi mục tiêu bành trướng về mọi mặt với tham vọng tranh quyền bá chủ thế giới với Mỹ về lâu về dài. Do thế, Bắc Kinh vốn không coi Ấn Độ là đối thủ ngang hàng, đánh giá này dựa trên yếu tố lịch sử hai vùng ở hai bên triền của Hy Mã Lạp Sơn từ thời cổ đại đến nay, cũng như thực tế tương quan Hoa/ Ấn trong thời gian sau thế chiến II đến lúc này.
Nhìn mặt nổi thì lực của Hán Hoa hơn hẳn Ấn Độ, nhưng so sánh về thế thì hai bên nghiêng ngửa do các đồng minh tự nhiên của các nước có mâu thuẫn với Bắc Kinh, bị Bắc Kinh đe dọa hoặc đang tiến hành xâm lăng như ASEAN, Nhật, Úc. Do thế, Ấn Độ không cần ra mặt công khai chuẩn bị đối đầu với Bắc Kinh trong cuộc chiến tối hậu này tại Á Châu trong thời gian dài đã qua, họ cũng như Nhật chỉ tái vũ trang sau khi Bắc Kinh đã công khai đe dọa an ninh trong vùng. Xét cho cùng ra thì, lịch sử đã dẫn đến chỗ hai khối khổng lồ này đụng nhau, đúng như thuyết va chạm lục địa đã dẫn đến việc hình thành dãy Hy Mã Lạp Sơn vậy, chỉ khi nào hai khối khổng lồ này đụng nhau mới đem lại giải pháp tối hậu tho thế giới để trên căn bản đó thế giới xây dựng văn minh mới là vậy. Cho nên tôi đã từng phát biểu: “ai nắm quyền làm chủ Hy Mã Lạp Sơn, người đó ngồi trên đỉnh cao đó mà sai phái thiên hạ là vậy” Việc này chẳng bao giờ đến tay Tầu đâu.Cho nên khi nói đến Ấn Độ cũng là nói đến Hán Hoa hoặc ngược lại, ta cần ghi nhận các diễn biến mới nhất trong vùng.
5 - HAI CƯỜNG QUỐC MỚI NỔI SẼ ĐỤNG ĐỘ LỚN.
Tại Á Châu, ngoài việc gia tăng ảnh hưởng tại Pakistan, Hán Hoa một mặt tung dân xâm lăng ngầm các nước mà đạo quân thứ năm của Hán có lợi thế trong vùng ĐNA song song với viêc cung cấp vũ khí đạn dược trang bị cho các lực lượng tại chỗ để qua đó gián tiếp xây dựng lực lượng du kích để chuẩn bị chiến tranh du kích trong vùng nhằm gây bất ổn đối với các nước thuộc khối ASEAN hòng tìm cách lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh kiểu chiến tranh VN trước đây (1945-1975) để Hán Hoa trở lại dùng chiến tranh du kích để thương thuyết với Mỹ một khi các giải pháp khác cũng không đem lại thành quả cho Hán. Chủ trương này là kết hợp toàn diện sức mạnh của phục binh Hán trên khắp các chiến trường dù Châu Phi, Nam Mỹ hay Đông Nam Á, nhưng ĐNA có ưu tiên cao nhất lúc này. Hán đã cung cấp cho Cambodge một lượng xe tải, vũ khí nhẹ trực thăng tổng trị giá 250 triệu dollar, mua đất khai thác nông nghiệp trên vùng tam biên (Việt-Miên-Lào) là có ý nhòm ngó vùng Tây Nguyên nước ta để chuẩn bị cho chiến trường về mặt chiến lược để làm thế ỷ dốc hỗ trợ cho hải quân trong vùng biển Đông Nam Á cũng như khống chế Thái Lan để nối kết với chiến trường Miến Điện. Hán cũng bán cho Bangladesh 44 xe tank loại MBT 200, cung cấp cho BTT từ 3,000 đến 4,000 xe tải cùng xe nhỏ khác để tăng cường khả năng vận chuyển của quân đội BTT.
Tất cả đều được tổ chức thành chiến trường Phương Nam, được coi là mũi tiến công chính kết hợp hải, không, lục quân cùng lực lượng du kích với đạo quân thứ năm kết hợp với di dân cũng như xâm lược về kinh tế. Hai mũi tiến công xuống phương nam, đã được tôi trình bày trong bài viết trước đây với chủ đề là: Chiến Tranh Lớn, theo đó mũi tiến công lấy Đông Dương làm trục chính kết hợp với hải và không quân trên biển, mũi tiến công thứ hai lấy Miến Điện làm hướng tiến công chính nhằm xâm chiếm bang Arunachal Pradesh, vịnh Bengal, cũng như vùng biển Andaman và Nicobar thuộc Ấn Độ.
Do ước tính chiến lược này, nên trong tháng 8-2011 Bắc Kinh đã điều động 7 Quân Đoàn áp sát biên giới Việt Nam cũng như Lào, vừa để gây áp lực đối với cuộc nói truyện hiện nay giữa Hà Nội và Bắc Kinh về Trường Sa (chúng coi Hoàng Sa đã xong, không bàn nữa). Đây là chiến lược vừa đánh vừa đàm để xé lẻ ASEAN.Ngoài ra Hán Hoa cũng điều động lực lượng hỏa tiễn đến sát vùng tam biên Ấn-Miến-Tầu để đe dọa Ấn Độ trên vùng bang Arunachal Pradesh, đồng thời cũng tiếp tục gây sức ép lên giới quân phiệt Miến hiện đang có khuynh hướng ngả theo Mỹ ở một mức độ nào đó để giữ quân bình với ảnh hưởng của Bắc Kinh (bà Aung san Suuki Lãnh Tụ Đối Lập được hoạt động công khai hơn so với trước đây). Dĩ nhiên trong toan tính của Bắc Kinh, trong vài năm tới, Bắc Kinh sẽ có thêm một HKMH thứ hai, khi đó chúng sẽ bố trí tại Ấn Độ Dương, kết hợp với một HKMH tại vùng biển Đông Nam Á, kết hợp với căn cứ không quân trên đất liền thuộc lãnh thổ Cambodge cũng như Miến Điện để khống chế eo biển Malacca, ngăm chặn hải quân Ấn vươn sang phía Đông Bắc Á cũng như Tây Thái Bình Dương.
Lịch sử đã để lại như vậy, khi một cường quốc trên lục địa hình thành, thế nào họ cũng bành trướng trên biển, ngày nay còn trên không gian theo nghĩa rộng nhất, nên đụng độ Ấn Hoa là tất yếu phải sảy ra. Bài học này nhiều lắm, từ Hy Lạp, La Mã, Anh, TBN, Nga với Peter the Great, Nhật…cho nên đụng độ Ấn-Hoa thật đúng là sự lập lại của lịch sử.
Việc Hán khoe máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J20, chiến hạm tàng hình, HKMH chỉ là truyện nhỏ nhằm đánh lạc hướng về ý đồ chiến lược thật của Hán là trong khi chuẩn bị để thực hiện thế CÔNG, THỦ phối hợp. Hán vẫn cố tránh mọi cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ trên mọi trận tuyến, nhưng lại cần Mỹ hiện diện trong vùng ở mức độ nào đó để giữa quân bình lực lượng để Hán âm thầm thi hành mưu thuật của mình. Bao gồm: xuất khẩu, xâm lăng âm thầm, khuynh loát chính trị xã hội các nước để chuẩn bị chiến trường cho cuộc chiến làm ung thối toàn Á Châu, được coi như CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ HIỆN ĐẠI. Tôi đã tránh xử dụng từ ngữ chiến tranh du kích ở đây để gợi nhớ lại thời kỳ chiến tranh lạnh đã qua. Theo tôi lý thuyết về chiến tranh khủng bố hiện đại -theo suy nghĩ của Hán Hoa- là sự kết hợp giữa du kích chiến với cao trào đấu tranh xã hội do khai thác mâu thuẫn trong lòng các xã hội mà Hán coi là mục tiêu tối hậu nhằm chuẩn bị cho cuộc lật đổ chính quyền dân sự tại các nơi để thiết lập khuân mẫu chính quyền tại chỗ thân Hán, để từng bước trở thành một tỉnh hay bang của Hán, vụ loạn quân Farc tại Peru là cụ thể, đạo quân Maoist tại Nepal là rõ ràng nhất (Xin xem bài của Lưu Á Châu để thấy ý đồ bắt chước thể chế Liên Bang Mỹ, thâm ý này tôi đã nêu lên trong bài : “Tranh luận với Lưu Á Châu”.
Hán hy vọng nắm được mạng lưới các đại công ty Mỹ hiện làm ăn với Hán cũng như nguồn tài chánh mà Hán đang để tại New York đủ để Hán tạo dựng được ảnh hưởng đối với chính tình nước Mỹ cũng như chủ trương Toàn Cầu Hóa, các nhóm tài phiệt đó vì quyền lợi của mình sẽ tạo cho Hán một thời gian cần thiết để Hán chuẩn bị lực lượng cho đến khi tình hình chín mùi sẽ tung coup đấm bất ngờ nhắm vào mọi đối thủ chiến lược bất kể là ai. Cho nên cái thế của Hán hiện nay là vừa chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn, vừa tỏ ra theo đuổi hòa bình để mua thời gian, trong khi vẫn âm thầm thực hiện xâm lăng những vùng có thể xâm lăng được bằng di dân và đầu tư như tại VN, hay Lào, Miến Điện. Tại Pakistan Bắc Kinh đang xây dựng cảng dân/quân sự tại nhiều nơi như cảng Gwadar thuộc Pakistan trong vùng biển Ả Rập, đang xây cảng Hambamtota thuộc Sri Lanka, cảng Chutagong thuộc Bangladesh. Trong khi đó tại Miến Điện, Tầu đang nâng cấp các cảng Sittwe, Kyaukpyu, Bassein, Mergui và Gaugon, đồng thời xây dựng căn cứ Radar, tiếp liệu hải quân tai Hainggyi, Akyab, Zadetkyi và Mergui.
Theo tờ Washington Time số mới đây (cuối tháng tám) dựa vào phúc trình của Ngũ Giác Đài hàng năm trình Quốc Hội Mỹ, đã lên tiếng cảnh báo là Tầu đang dồn nỗ lực gia tăng kho vũ khí hạch nhân, tên lửa đặt trong silos hoặc vận chuyển trên xe rất khó phát hiện như loại hỏa tiến liên lục địa (ICBM) DF 31, DF32, hoặc tên lửa tầm trung MRBM. Tầu cũng xây dựng hệ thống đường hầm dài 3,000 dặm đã được đưa vào xử dụng từ thập niên 1950.Theo nhà phân tích Richard Fisher cho biết theo báo cáo trên thì năm ngoái Trung Cộng đã sản xuất thêm được 25 hỏa tiễn ICBM. Về hệ thống tên lửa thìBắc Kinh đang sửa soạn một ô chắn trên không chống lại tên lửa có khả năng phá hủy tên lửa đối phương ở độ cao 50 dặm. Theo biên tập viên B.M. Dakker đã đưa lên tờ Washington Time bài báo có tiêu đề là: “Cẩn thận, Trung Quốc đang hành binh”. Trong bài báo khác có chủ đề là: “cán cân quyền lực ở Châu Á đã thay đổi”, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng hải quân tầm xa của Tầu là chỗ dựa cho việc tranh cướp các nguồn tài nguyên, bài báo nói Mỹ đang trong tình trạng suy thoái, điều này làm cho Bắc Kinh tự tin hơn trong vai trò quốc tế của mình.
Mặc dù vậy Bắc Kinh cũng phải đối diện với rất nhiều thách đố khó vượt qua, trong đó khoa học kỹ thuật chẳng thể tiến nhanh theo kiểu nhảy vọt như Bắc Kinh hằng mong đợi. Xin cứ chờ xem, cũng giống như Liên Xô trước đây thôi khi thiếu nền tảng khoa học đồng bộ, thì mọi cố gắng cục bộ sẽ dẫn đến thất bại đồng bộ.Lịch sử thế giới hiện đại đã chứng minh như vậy.
Về phần mình, Ấn đã công khai coi Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất, Ấn cũng sẵn sàng đối đầu với Hán ở hai mặt trận phía bắc với Pakistan, phía cực đông nam xung quanh vinh Bengal với mọi hình thái chiến tranh trên biển, trên không cũng như đất liền. Chiến lược của Ấn chủ yếu do hải quân thực hiện nhằm chuyển hướng lực lượng Ấn từ phía tây sang phía đông hiện được coi là mấu chốt đối với an ninh của Ấn Độ.
Trong nhiều thập niên Bộ Tư Lệnh Hải Quân Miền Tây là nỗ lực chính, nỗ lực chính nay được chuyển sang BTL HQ Miền Đông có căn cứ chính đóng tại Visakhapatman thuộc bang Andhra Pradesh đồng thời cũng là căn cứ tầu ngầm của Ấn Độ, một đơn vị hải quân khác đóng tại cảng Blair được xây dựng năm 2001 trên dãy đảo Andaman và Nicobar, năm 2005 đơn vị này có 30 chiến hạm, nay tăng lên thành 50 chiến hạm các loại tương đương với 1/3 tiềm lực hải quân Ấn. Tầu sân bay Vikramaditya nâng cấp từ tầu sân bay loại Gorshkov, cùng tất cả 5 tuần dương hạm trang bị tên lửa dẫn đường loại Rạput trước đây được bố trí tại hạm đội phía tây nay được điều về hạm đội phía đông. Tầu sân bay thứ hai INS Viraat sẽ được bố trí thuộc hạm đội miền đông, tầu đổ bộ duy nhất Ấn mua của Mỹ thuộc loại Trenton nay đổi tên thành INS Jalashwa sẽ hoạt động cặp với tuần dương hạm tàng hình sản xuất nội địa có tên là INS Shivalik, kết hợp với hai khu trục hạm tàng hình khác là Satpura và Sahyadri, cũng như máy bay do thám tầm xa P81 Poseidon sản xuất tại Mỹ cùng với tầu dầu mới mua của Ý Đại Lợi có tên là Shakti.
Bộ Tư Lệnh Miền Tây trách nhiệm về tầu ngầm nguyên tử INS Arihant được đóng ở xưởng Visakhapatman, hai chiếc tầu ngầm hạt nhân khác đang được đóng tại đây.Bộ TL HQ Miền Tây có các căn cứ tại Vikhapatman, Kolkata cùng hai căn cứ khác tại đang xây dựng tại Tuticorin và Paradeep. Ngoài ra Hải Quân Miền Đông Ấn còn hai căn cứ không lực-hải quân tại Dega và Rajali, hải quân Ấn sẽ sớm có thêm một sân bay khác tại Purumdu thuộc vùng Uchipuli, nơi bố trí máy bay không người lái. Theo tin ghi nhận Hải Quân Ấn còn một căn cứ tầu ngầm hạt nhân ở đâu đó gần Visakha-Putman mang mật danh là Varsha, dự án này được giữ bí mật.
Tình hình này dẫn ngay đến cuộc tranh dành ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương, Theo Ông Robert Kaplan là sáng lập cũng là Chủ Tịch Trung Tâm nghiên cứu về AN NINH NƯỚC MỸ MỚI có trụ sở tại Washington đã từng đưa ra nhận định là: Bắc Kinh hy vọng Mỹ cần có mặt tại Tây Thái Bình Dương cùng Ấn Độ Dương, nếu không sẽ có một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa các cường quốc trong vùng, như Nhật, Ấn, Úc. Giờ đây Trung Cộng đang phải đối đầu với tranh chấp biển Đông với ASEAN, cho nên Ấn Độ Dương có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng. Ta thấy rõ là quả đúng như Bắc Kinh mong muốn là Mỹ vẫn hiện diện trong vùng, nhưng chạy đua vũ trang vẫn leo thang dữ dội, thế mới tài.
Chi phí quốc phòng của Ấn hiện nay ước tính là 32 tỷ dollar, so với Tầu là 91.5 tỷ dollar chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 2.5% GDP mỗi nước. Theo tiêu chuẩn chiên tranh cổ điển thì tỷ lệ đó chưa phải là ngân sách thời chiến (nhiều khi tăng đến 20% hoặc 30% GDP). Tầu dự trù gia tăng 12.7% ngân sách quốc phòng cho năm 2011-12, các bên vẫn lao vào cuộc mua sắm vũ khí trên quy mô lớn. Vào thời điểm Robert Kaplan viết bản văn này năm 2010 thì Ấn mới có một HKMH (chiếc INS Visakhapatman) cùng một khu trục hạm tàng hình (chiếc INS Shivali), trong tương lai, theo Kaplan họ sẽ tăng lên 4 HKMH, và họ sẽ tiến tới chỗ tự đóng tầu sân bay trong 12 năm tới (tức năm 2022), Ấn cũng đẩy mạnh việc sản xuất tầu ngầm, mua thêm tầu khu trục từ nước ngoài. Theo Kaplan Ấn sẽ mau chóng chuyển từ vị trí thứ 5 trong hàng ngũ cường quốc quân sự lên hàng ba trong thời gian sắp tới đây. Theo tin được biết, Ấn sẽ chi từ nay đến năm 2022 sẽ mua thêm trực thăng, chiến đấu cơ trị giá 7.5 tỷ dollar, đến năm 2017 Ấn sẽ chi thêm 48 tỷ dollar mua máy bay chiến đấu, chiến đấu cơ cùng máy bay vận tải. Ngoài ra họ cũng chi ra 3 tỷ dollar nâng cấp hệ thống máy tính thống nhất cho quân đội Ấn.. Theo Boris Volskonski thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Nga thì: “động thái đó có thể dẫn đến đụng độ lớn giữa Ấn với Tầu”
Ta cần biết thấu việc này để tính toán vị trí của ta trong tương lai khi thế giới vẫn còn trong giai đoạn chuyển tiếp vào văn minh mới để tính toán các sách lược của mình về đối nội cũng như đối ngoại.
Ấn chuẩn bị Đông Tiến, Tầu chuẩn bị Tây Tiến.
Cục diện trở nên rõ ràng khi Tầu ra sức chuẩn bị tiến vào vùng Ấn Độ Dương trong khi Ấn chuẩn bị tiến vào vùng Biển Đông Nam Á, cũng như tiến đến vùng Đông Bắc Á kết than với Nhật. Ấn đã tập trận với nhiều nước trong vùng ĐNA như Singapore, Malaysia, Indonesia. Tập trận Mỹ Ấn mang tên Malabar diễn ra hàng năm trên vùng biển Ả Rập, năm 2007 được chuyển về vùng biển phía đông có sự tham gia của Singapore, Nhật, Úc. Ấn đang hướng vào vùng biển Đông Bắc Á để trở thành tay chơi lớn có tầm ảnh hưởng.
Đặc biệt Hải Quân Ấn thăm VN là quốc gia nắm vùng nhạy bén dễ gây tranh chấp trong vùng ĐNA với Bắc Kinh, chiến hạm Ấn đã nhiều lần ghé thăm VN, lần mới nhất vào hồi cuối tháng 7-2011 khi chiến hạm INS Airavat sau khi thăm VN tại cảng Nha Trang, trên đường trở lại căn cứ thì bị chiến hạm Trung Cộng chuyển tin trên radio cho biết là anh đang đi vào vùng biển chủ quyền của Tầu. Đó là lời cảnh cáo của Tầu đối với Ấn. Vào hôm 1/9 tờ Financial Times London nêu vấn đề này khiến cho tình hình khu vực nóng hẳn lên.Quả thực đụng độ Ấn Hoa đang đến gần.
Được hỏi về vụ này, giới chức Ấn Độ phát biểu với Financial Times là” “hải quân của bất cứ nước nào trên thế giới cũng có toàn quyền đi qua vùng biển này, hành vi của bất cứ nước nào tuyên bố chủ quyền, hay xét lại quyền tự do đi qua vùng biển quốc tế của một nước khác là điều không thể chấp nhận được”.
Bộ Ngoại Giao VN xác nhận, chiến hạm Airavat thăm VN từ ngày 19 đến 22 tháng 7, nhưng không biết vụ tầu Ấn bị tầu Trung Cộng làm khó dễ. Trong khi đó nguồn tin từ Ấn Độ cho biết, vụ việc sảy ra ngoài khơi Nha Trang 45 hải lý, chiếc Airavat nhận được thông điệp của người tự nhận là thuộc hải quân Tầu, nhưng không có vụ ra mặt ngăn chặn và tầu Ấn cũng không nhìn thấy tầu của hải quân Hán Hoa. Theo tin từ AFP thì Hà Nội biết rõ nội vụ, Bắc Kinh vẫn thường hành động theo như bài bản vẫn thường sảy ra để cố chứng tỏ rằng họ làm chủ vùng biển Đông Nam Á.
Trong điều kiện đó, Hán Hoa tung đòn gây sức ép với Nhật về quần đảo Senkaku (Hán gọi là Điếu Ngư Đài) khi Hải Quân Hán cử chiến hạm cũng như tầu giả tầu đánh cá đến thám sát khiêu khích hải quân Nhật trong vùng quần đảo này, chính trong bối cảnh đó, Nhật thay đổi nội các với sự ra đi của Thủ Tướng Kan, người lên thay là Ông Noda là người theo khunh hướng dân tộc chủ nghĩa. Trong 5 năm Nhật thay 6 Thủ Tướng với chủ trương hòa hoãn với Bắc Kinh nhưng Hán Hoa cứ làm tới, Nhật cử Thủ Tướng mới theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, đó là tín hiệu mạnh gởi đến cho Bắc Kinh.Ông Noda sẽ làm Thủ Tướng lâu dài chứ không yểu như 6 vị Thủ Tướng tiền nhiệm của Ông. Cả Ấn, Nhật đều ra sức hợp tác với Mỹ nhằm bảo đảm an ninh trên vùng biển Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương. Ba phía sẽ họp chiến lược trong vài tháng tới đây.Trong chỗ riêng tư họ bàn việc gì, ai mà biết được. (tuy vậy Mỹ vẫn theo đuổi đường lối can gián các bên là chính yếu. Việc Mỹ cử tầu tàng hình đến Singapore hoàn toàn không làm thay đổi đường lối của Mỹ trong vùng, đường lối đó là: “vùng Biển Đông phải là vùng biển quốc tế, tự do lưu thông đối với mọi lọai tầu bè thuộc bất cứ nước nào”.
Xin bạn đọc để ý đến ba thế lực lớn trong vùng quyết định tương lai của Viễn Đông Thái Bình Dương bao gồm cả Nam Á là: New Dehli-Bắc Kinh-Tokyo, bây giờ thì một trong ba quân cờ đó chuyển động thì Á Châu trải qua cơn sóng thần, mặc cho phía Mỹ rõ ràng vẫn hiện diện trong vùng như điều mà Ô Robert Kaplan đã trình bày dựa theo nguồn tin từ Bắc Kinh; thật rõ ràng là cuộc chạy đua vũ trang vẫn leo thang ngày càng mạnh, tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh lớn giữa các thế lực lớn trong vùng. Điều mà trong bài trước đây tôi có nói đến nồng độ chiến tranh tại Á Châu, nay nồng độ đang gia tăng đều đặn. Tầu sẽ tiếp tục chủ trương xâm lăng của mình, Ấn vẫn cứ leo thang chuẩn bị Đông Tiến, Nhật sẽ cứ tái vũ trang trong âm thầm chuẩn bị sức mạnh cơ bắp một cách kín đáo. Trong mấy tháng tới đây, tình hình sẽ tồi tệ đi nữa khi Ấn sẽ cử nguyên một phân đội hải quân đến viếng thăm VN, thái độ của Bắc Kinh lúc đó sẽ ra sao, việc này cần tính toán chi tiết, đặc biệt đối với Hà Nội.
Ấn Độ và VN ngày càng kết thân hơn (việc này đã được dự kiến từ năm 1970 đối với vài trí thức VN khi bàn về vấn đề toàn cầu, dĩ nhiên trong chỗ rất riêng tư), Mỹ vẫn chỉ đóng vai người can gián có vẻ yếu thế đối với các bên tại Á Châu Thái Bình Dương. Về quân sự, chính trị cũng như kinh tế.Thế cờ hiện nay đang diễn biến như vậy.
VỚI VIỆT NAM
Bắc Kinh đang ra sức gây sức ép để buộc Hà Nội phải thương thuyết và nhượng bộ về vấn đề Trường Sa, cuộc điều động 7 quân đoàn áp sát biên giới chứng minh cho nhận định đó, Bắc Kinh coi việc khuất phục VN là mấu chốt trong chiến lược Nam Tiến của chúng. Thành công ở VN thì các con cờ domino ASEAN sẽ đổ hết, lúc đó Ấn Độ sẽ bị đe dọa trên biển, sẽ không kịp trở tay khi Hán Hoa tung ba mũi giáp công bủa vây Ấn Độ, cho nên Ấn cũng đang phải đối diện với đòn cân não do Bắc Kinh tung ra. Bắc Kinh điều động thêm các đơn vị hỏa tiễn tầm xa đến sát biên giới Ấn Hoa, đặc biệt tăng cường quân tại phía bắc bang Arunachal Pradesh, xây thêm 5 phi trường trong vùng bắc bang Arunachal Pradesh; cũng như tăng đà xây dựng đường xá cầu công ở phía Pakistan sau cơn bão lớn năm 2010 đều nhằm chuẩn bị cho hai chiến trường đó trong sách lược vây hãm Ấn Độ từ bốn hướng.
Đây là đòn cân não đối với Đảng CSVN trong nước cùng người Việt hải ngoại, nhìn bề ngoài ta chưa thấy tiếng súng nổ, nhưng các diễn biến của tình hình khu vực đang trở nên rất dễ bùng phát chiến. Trong điều kiện đó, Ô Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Indonesia, hai phía quyết định thành lập một Hải Đội hỗn hợp tuần hành vùng biển Đông Nam Á; Ông cũng đi thăm Ấn Độ tiếp theo sau cuộc viếng thăm của Ngoại Trưởng Ấn đến thăm VN để chuẩn bị cho chuyến đi của Ông Dũng và có thể cả chuyến đi của Thủ Tướng Ấn đến VN vào cuối năm nay hoặc trễ lắm là đầu năm sau. Hai phí chắc chắn phải kết hợp chặt chẽ trong việc thi hành chủ trương chung về Biển Đông cũng như hợp tác Ấn-Việt Nam nhằm khai thác dầu ở Biển Đông của cty Videsh ltd khai thác hai lot 127 và 128 (theo tờ Hinduism Times ngày 14 tháng 9-11). Bắc Kinh báo cho Ấn biết là các lot này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, Ấn nói các lot đó thuộc chủ quyền của VN.Theo tờ Times of India cho biết: “Ấn-Việt đã tăng cường quan hệ Quốc Phòng và An Ninh”. Do tình hình xấu đi mau chóng, Bắc Kinh chuyển đến quần đảo Trường Sa 500 tầu đánh cá để chiếm đất, dành đảo. Đụng độ trên biển đang đến gần, 500 tầu đánh cá của Tầu chính là hải quân Tầu ngụy trang tầu dân sự, chúng có nhiệm vụ quấy rối các chiến hạm của lực lượng đối nghịch. Đó chính là chiến lược chiến tranh khủng bố hiện đại kiểu Tầu.
Thực ra khi đã hiểu thấu ý đồ của Bắc Kinh cùng thế quốc tế thì việc đối đầu với Bắc Kinh không quá khó khăn, vấn đề là các cấp chỉ huy ở Hà Nội có ý thức được tình trạng tế nhị hiện nay hay không, khi tiếng súng chưa nổ thì các mưu kế vẫn chưa để lộ ra cho người ngoài biết cụ thể. Do thế Hà Nội cần biết lắng nghe từ nhiều hướng khác nhau để định hướng cho các cuộc nói truyện tay đôi với Bắc Kinh về vấn đề Trường Sa. Bắc Kinh hiện đang rất nóng lòng muốn VN sớm đạt được thỏa thuận nào đó cho dù chỉ mang ý nghĩa tượng trưng Bắc Kinh cũng rất hài lòng để chờ cho các diễn biến kế tiếp lúc đó Hán Hoa sẽ lấn sân tiếp bằng cách cố tình giải thích tình hình theo ý Hán Hoa miễn sao có lợi cho chúng đều được. (Hán Hoa luôn xử dụng chiêu thức này kết hợp với áp lực quân sự kinh tế)
Bản chất Hán Hoa là vậy, cho nên trong cuộc nói truyện với Bắc Kinh hiện nay, tuyệt đối Hà Nội không được vội vã gì, phải biết xử dụng chiêu thức câu giờ, phải biết tham khảo với các chuyên gia quốc tế về mọi lãnh vực liên quan từ biên giới đất liền, trên biển, tài nguyên, tương quan lực lượng trong vùng, môi sinh..đặc biệt hãy tham khảo các cơ quan chuyên môn của LHQ để tránh đòn dơ bẩn do Bắc Kinh tung ra.Việc Bắc Kinh gởi hàng loạt giới chức ngoại giao cấp cao đến Hà Nội, cũng như việc Hà Nội bất đắc dĩ phải gởi các quan chức quốc phòng, ngoại giao đến Bắc Kinh chính là nằm trong ý đồ của Bắc Kinh muốn mau chóng ép VN phải chấp nhận thỏa hiệp do Bắc Kinh đưa ra, dĩ nhiên với vài điều khoản thay đổi mang tính hình thức để xoa dịu Hà Nội.
Đó là các thủ thuật Bắc Kinh vẫn thường xử dụng. Với tính cách là chính quyền, cho dù chẳng chính danh theo tiêu chuẩn thế giới văn minh, nhưng các anh vẫn có rất nhiều công cụ quốc tế để dựa vào đó mà tạo dựng thế khi nói truyện với kẻ thù phương Bắc. Một lần nữa tôi nhấn mạnh với các cấp ở Hà Nội là: “các anh không được phép ký bất cứ thứ gì với Bắc Kinh liên quan đến vùng biển Đông, cũng như trên đất liền; tuyệt đối ngưng ngay việc ký kết hợp đồng xây cất với bất cứ cty nào của Bắc Kinh, kể cả các dự án đầu tư trực tiếp theo quy chế BOT bằng vốn tài trợ trực tiếp của Bắc Kinh, chúng chỉ lấy cớ đó để chuyển quân đội giả dạng lao động đến xâm lăng nước ta mà thôi”. Bây giờ vấn đề an ninh quốc gia là tối ư quan trọng, các vấn đề khác là thứ yếu, một giờ còn cầm quyền các anh vẫn có trách nhiêm với đất nước.
Thế quốc tế đã quá rõ, chiến tranh đang đến gần, việc gì Hà Nội phải vội vã thỏa hiệp; mà nói cho cùng ra thì thỏa hiệp nếu có cũng chẳng có giá trị thi hành vì thực tế của tình hình thế giới, cũng như chắc chắn sẽ bị chính quyền VN trong tương lai phủ nhận tất cả những gì mà Hà Nội đã kỹ kết với bất cứ nước nào nếu thỏa thuận đó đi ngược lại với quyền lợi sống còn của nước VN. Cần gấp rút chuẩn bị chiến tranh trên mọi trận tuyến, mọi hình thái chiến tranh, kể cả phòng vệ dân sự để đáp ứng khẩn cấp với các thiên tai như dịch bệnh, sóng thần hay động đất. Cần tìm kiếm sự trợ giúp từ mọi phía đồng minh, chỉ có các đồng minh mới giúp ta hữu hiệu trong việc ứng phó với thiên tai, dịch bệnh cũng như với kẻ thù phương bắc.
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này.
San Jose Sept/13/2011
Xương Lê Văn.

No comments:

Post a Comment