Cali Tiểu Bang Vàng Nay Còn Đâu
(10/17/2011) (Xem: 2541)
Tiểu bang Cali sắp phá sản tới nơi rồi ....Mời các Bạn đọc bài viết rất hay !Tiểu bang Cali cung kính xin các Bác có Medicare lẫn Medicaid, housing và food stamps hãy thương dùm cho tiểu bang nầy, sắp sửa trên bờ phá sản tới nơi rồi!!!. Các Bác bớt lấy thuốc Free, lấy bất cứ cái gì free của tiểu bang (mặc dù các Bác không cần !) để gởi về Việt Nam. Tiểu bang đã cưu mang các Bác ròng rả 36 năm nay rồi ! cộng sản Việt nam giàu hàng ức hơn tỉ 1 ngàn lần, các Bác không cần đem tiền của xứ tạm dung nầy về làm giàu thêm cho cộng sản nữa. Những điều làm sai trái của các Bác là đều do nơi tiền đóng thuế của con cháu các Bác cả đấy ! chúng nó sau nầy sẽ không bao giờ được hưởng những phúc lợi như các Bác hiện đang hưởng bây giờ đâu ! vì tiểu bang sắp phá sản ! Các Bác Trai hãy tạm ngưng về VN kiếm cỏ non, và các Bác Gái tạm ngưng gom tiền già để về VN đánh bài tứ sắc mỏi tay ! .... Xin thành thật cám ơn các Bác bớt hoang phí tiền già, housing (lạm dụng có housing để cho thuê !) khai bệnh giả ăn SSI hay dùng thẻ Medi-Medi lấy thuốc free để gởi về VN .... |
Tờ báo thiên hữu Pháp bên kia bờ Đại Tây Dương là tờ báo Le Figaro mà gần đây còn có một phóng sự đáng buồn cho tiểu bang Cali, đông dân nhứt Mỹ, đông người Mỹ gốc Việt nhứt Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ. Cali tiểu bang vàng của Mỹ, của người Mỹ gốc Việt chúng ta chỉ là một tiểu bang nhưng từng đứng so kè với nước Pháp, nay còn đâu! Với 16.3% dân số sống dưới mức nghèo khó. Như Cô Sheila Magsby - do báo Figaro viết trong phóng sự - thất nghiệp ba năm, suốt ba năm chạy đôn chạy đáo hết trung tâm tìm việc này đến trung tâm khác, vỏ xe mòn, tay lái mỏi, sau 36 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người nữ thơ ký bốn mươi tuổi này với hai mươi năm kinh nghiệm làm thơ ký ở Los Angeles vẫn chưa tìm được việc làm dù sẵn sàng nhận một việc làm với mức lương tối thiểu. Từ một tiểu bang dứng ngang hàng Pháp đệ ngũ siêu cường kinh tế, mấy năm kinh tế Mỹ suy thóai Cali sụt xuống hạng tám. Với mức thất nghiệp 12.1%, cao hơn tòan quốc 9.1%, chỉ đỡ hơn TB Nevad13,4 %. Chỉ riêng vùng San Francisco, trái tim của nền kỹ nghệ kỹ thuật cao và Internet thì hơi đỡ một chút nhờ công ty Twitter và Facebook tiếp tực thu dụng người làm. Phần còn lại tòan tiểu bang vàng lún sâu trong thất nghiệp và suy thóai kinh tế. Còn Miền Trung Cali đồng bằng San Joaquin Valley, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 40% tại nhiều thành phố. Miền Nam gần biên giới nước Mễ , thất nghiệp cao 26% đối với cư dân quần cư ở 'El Centro. Với kinh tế ngưng đọng, thị trường chứng khóan tuột dốc, khủng khỏang tài chánh nhà đất, công ăn việc làm khó khăn, khan hiếm. Tháng Tám rồi - ở lãnh vực tư- các cơ sở sản xuất kinh doanh cho nghỉ việc 8400 người trong khi từ đầu năm đến đó tiểu bang chỉ tạo dược 98.500 việc làm, vừa ngám với số lao dộng trẻ đúng tuổi tham gia vào thị trưởng nhân dụng. Ở lãnh vực công, 3600 giáo chức bị cho nghỉ việc. Có người phải chạy kiếm sống cho gia đình bằng cách đi giữ trẻ, săn sóc người già (những việc làm ngòai chuyên môn, uổng phí công sức học hành) với giá 50 Đô một ngày làm việc – thấp hơn đồng lương tối thiểu. Người đông việc ít, việc mới tạo ít hơn việc mất đi khiến trung bình có ba trăm người xin cho một việc làm. Có người phải đi học nghế khác, hay làm việc ngòai chuyên môn được đào, làm việc với đồng lương tối thiều vẫn không kiếm ra việc làm như Cô Sheila Magsby nói ở trên . Có người không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp vì hưởng quá thời hạn luật định mà kiếm không ra việc làm. Nên 16,3 % sống dưới mức nghèo khó. Nhà bị ngân hàng siết. Chưa đến tuổi đủ điều kiện hưởng MediCal rơi vào gần 50 triệu người Mỹ không có một thứ bảo hiểm y tế công hay tư nào. Theo bộ Lao dộng của TB Cali có khỏang 300 người tranh nhau xin một việc làm mổi khi có thông báo cần người. Nên chánh quyền Cali rất thiết tha với kế họach tạo việc làm của TT Obama công bố gần đây. Ba tỷ chín Đô la dành cho việc tân trang hạ tầng cơ sở TB Cali có thế tạo ra 51.500 việc làm, 37.000 giáo chức có thể trở lại trường. Nhưng số tiền TT Obama hứa đó còn nằm ở Quốc Hội. Cali đã hơn một lần bên bờ phá sản. Tin trên Việt Báo, hồi cuối tháng 1 năm 2009, nhơn chuyền viếng thăm quí vị cao niên ở ba nhà dưỡng lão, Dân biểu Tiểu bang Cali, Luật sư Trần Thái Văn thưa cùng quí cụ, “Hiện nay ngân sách tiểu bang đang trong cơn khủng hoảng và có thể bị thâm thủng khoảng 42 tỷ Mỹ kim tính đến cuối tháng 6 năm naỵ. Dân biểu Văn cho biết đến cuối tháng 2 sắp đến, ngân sách tiểu bang sẽ cạn tiền và không có khả năng thanh toán cho bất cứ ai”. Còn Giám sát viên Janet Nguyễn lúc bấy giờ đưọc cử làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám sát Quân Cam, nơi có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông nhứt Mỹ, trong Nhật Ký trên mạng cũng nói điêu không vui của Quận Cam. Tổng Uûy Viên Ngân Khố John Chiang cho biết sẽ đình hoãn chi trả những công chi quan yếu nếu Thống Đốc và Lập pháp không thể đưa ra những giải pháp để giải quyết cơn khủng khoảng tài chánh ở Cali. Còn thông tấn xã AFP và báo Liberation của Pháp đi tin còn thảm hơn, “Cali gần kề phá sản”. Cali là tiểu bang đông dân và kinh tế mạnh nhứt Mỹ. Cali là tiểu bang có ngưòi Mỹ gốc Việt, đông nhứt Mỹ tức đông nhứt thề giới, chỉ sau công đồng ngưòi Việt trong nước đang sống trong gông kềm CS Hà nội thôi. Tìền trợ cấp an sinh xã hội Cali chơi ngon nhứt, giúp người lớn tuổi nhiều nhứt, cho thêm 200 mấy Đô, cao hơn tất cả các tiểu bang. Về diện tích Cali ngang với nước Ý nhưng có chỉ có 36 triệu rưởi dân. Mà về kinh tế Cali đứng hàng thứ 8 so với các siêu cường kinh tế trên thế giới. Nhưng tỉểu bang vàng đang gặp khó khăn. Đã 5 năm thời Ông Arnold Schwarzenegger làm Thống Đốc, Ông đã gắn một đồng hồ khiếm hụt ngân sách ở tòa nhà Capitol nơi thủ phủ Sacramento. Cứ 1 giây thì ngân sách Cali khiếm hụt 500 Đô la. Ông phải đề nghị công chức TB Cali phải nghi 2 ngày không lương để tiết giảm chi phí nhân viên và điều hành. Ông còn đề nghị tăng thuế giá trị gia tăng. Nhưng phải có đa số tuyệt đối tức 2 phần 3 Quốc Hội đồng ý mới được. Quốc Hội Cali do đảng Dân Chủ kiểm soát. Chưa có một dự án thoả hiệp dàn xếp nào.Thống đốc mới của Cali lên cùng Đảng Dân Chủ với đa số dân biểu nghị sĩ Quốc Hội Cali. Ông lãnh một gánh nặng công nợ của tiểu bang, tìm cách gỡ nhưng chưa thấy dấu hiệu lạc quan nào. Trở lại cộng đồng ngươi Mỹ gốc Việt ở Cali của chúng ta, một cộng đồng đông người Mỹ gốc Việt nhứt so với các tiểu bang. Nhiều đoàn thể đấu tranh ở hải ngoại đã hơn một lần lên tiếng kêu gọi kế hoạch hoá việc gởi tiền và đi VN. Sẵn dịp nền tài chánh kinh tế Cali khó khăn người Mỹ gốc Việt có thể cùng chia xẻ với dân Cali nói chung. Người Việt có câu cứu ngặt chớ không ai cứu nghèo để bà con ở nước nhà liệu cơm gấp mấm, không ỷ lại vào cái vú sữa ở ngọai quốc gởi về. Người Pháp có câu từ thiện sắp đặt đúng bắt đầu từ mình trước . Trừ khi tang gia hữu sự ở nước nhà, cực chẳng đả phải đi VN. Chớ bỏ ra cả ngàn tiền máy bay để đi VN, mới tới phi trường mà thấy bộ mặt “hình sự” của công an, hải quan VC đã mất hứng du lịch rồi. Đó là chưa nói những bịnh hoạn do đồ ăn thức uống, bò lạc, cỏ non ô nhiễm bịnh xã hội làm khổ thân và gia đình khi trở lại Mỹ nữa. Muốn hay không muốn bây giờ Mỹ cũng như các quốc gia người Việt định cư và nhập tịch ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu hiện là nước nhà của người Mỹ, Pháp, Anh, v.v. gốcViệt; và VN chỉ là cố quốc thôi. Chế độ CS đang kềm kẹp VN. Tiền của những ngưòi CS Hà nội gọi là Việt Kiều gởi càng nhiều thì CS Hà nội càng có nhiều ngoại tệ mạnh. Sưu khảo cho biết tiền của người Việt hải ngọai gởi về thừa để nuôi, trang bị, cho quân đội và công an cánh sát của CS Hà nội hai cánh tay chuyên chính vô sản kềm kẹp đồng bào trong nước. Quyền phát hành tiền VN là quyền của Đảng Nhà Nước, muốn in bao nhiêu đề đổi lấy ngọai tệ gởi về CS làm cũng được và không ai biết vì CS Hà nội xếp việc ấy vào hồ sơ bí mật quốc gia như ngân sách của đảng CSVN và sức khoẻ của lãnh tụ Đảng. Ngoại tệ nào vì thế sau cùng rồi ra cũng vào tay nhà cầm quyền CS Hà nội vì ngưòi Việt phải đổi ra tiền VNCS để xài. “Việt Kiều” càng về kiếm cỏ non bò lạc ở VN thì CS Hà nội càng có lý do tuyên truyền hoà giải hoà hợp, gia đình ở ngoại quốc càng dễ mất hạnh phúc, và lớp thiếu nữ VN càng bị hư hỏng thêm vì tiền.
Vi Anh
__._,_.___
No comments:
Post a Comment