Đem tiền đầu tư
Vũ Hoàng và Nguyễn Xuân Nghĩa
2011-10-12
Khi tìm hiểu về nỗ lực phát triển các dự án đầu tư, cần phân tích tiến trình đầu tư từ giác độ vĩ mô, của nhà nước; tiếp đến là tiến trình đầu tư.Bãi xe của các công nhân xây dựng tại một công trình
ở thành phố biển Đà Nẵng hôm 15/2/2011.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Như đã hẹn, kỳ này xin đề nghị ông trình bày cho cơ bản của việc đầu tư nhìn từ quan điểm của tư nhân và như mọi khi, xin ông nói về bối cảnh đã.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa rằng về bối cảnh, tôi xin được có một số ý kiến sơ khởi như sau.
Thứ nhất, qua chương trình truyền thanh với nhiều trở ngại về khái niệm và thuật ngữ, chúng ta chỉ có thể liệt kê vài chủ điểm làm danh mục kiểm tra cho các thính giá quan tâm mà thôi. Ta khó đi vào chi tiết quá chuyên môn mà chỉ đặt ra mục đích yêu cầu là sự cẩn trọng khi đầu tư.
Thứ hai, đầu tư là một quyết định hy sinh hiện tại cho một tương lai thịnh vượng hơn vì khi dùng tiền vào việc này thì không thể dùng vào việc khác. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "phí tổn thời cơ của tư bản", nôm na là bây giờ chịu mất cái này để mong được cái khác lớn hơn sau này.
Thứ ba, cái khác mà ta mong là lớn hơn sẽ chỉ thấy trong tương lai, mà tương lai vốn dĩ không được định sẵn nên có đầy rủi ro. Đầu tư là chấp nhận rủi ro để kiếm lời dù biết là có thể bị lỗ. Với tinh thần ấy và thuần về kinh tế thì "đầu tư" không khác gì "đầu cơ". Đầu cơ là kiếm lời nhiều và nhanh, với rủi ro cao hơn đầu tư. Mà môi trường càng mờ ảo thì rủi ro càng lớn. Một ví dụ dễ hiểu: đi đánh bạc là đầu cơ và đầu tư vào thị trường chứng khoán mà không hiểu quy luật về kinh doanh thì cũng tựa như đi đánh bạc. Từ ngữ "chơi stock" như chơi bạc có hàm ý đó.
Sau cùng, ta chỉ nên đầu tư với tài sản dư dôi, giả dụ như tiết kiệm, chứ không nên dùng lợi tức sinh hoạt thường nhật của gia đình mà đầu tư vì khi gặp rủi ro là gây thiệt hại cho cả gia đình. Chính là nỗi sợ hãi làm gia đình bị đói sẽ khiến nhà đầu tư tay mơ khó thẩm định được rủi ro và càng dễ lấy quyết định liều lĩnh khi thị trường có biến động mà mình không hiểu!
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa rằng về bối cảnh, tôi xin được có một số ý kiến sơ khởi như sau.
Thứ nhất, qua chương trình truyền thanh với nhiều trở ngại về khái niệm và thuật ngữ, chúng ta chỉ có thể liệt kê vài chủ điểm làm danh mục kiểm tra cho các thính giá quan tâm mà thôi. Ta khó đi vào chi tiết quá chuyên môn mà chỉ đặt ra mục đích yêu cầu là sự cẩn trọng khi đầu tư.
Thứ hai, đầu tư là một quyết định hy sinh hiện tại cho một tương lai thịnh vượng hơn vì khi dùng tiền vào việc này thì không thể dùng vào việc khác. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "phí tổn thời cơ của tư bản", nôm na là bây giờ chịu mất cái này để mong được cái khác lớn hơn sau này.
Thứ ba, cái khác mà ta mong là lớn hơn sẽ chỉ thấy trong tương lai, mà tương lai vốn dĩ không được định sẵn nên có đầy rủi ro. Đầu tư là chấp nhận rủi ro để kiếm lời dù biết là có thể bị lỗ. Với tinh thần ấy và thuần về kinh tế thì "đầu tư" không khác gì "đầu cơ". Đầu cơ là kiếm lời nhiều và nhanh, với rủi ro cao hơn đầu tư. Mà môi trường càng mờ ảo thì rủi ro càng lớn. Một ví dụ dễ hiểu: đi đánh bạc là đầu cơ và đầu tư vào thị trường chứng khoán mà không hiểu quy luật về kinh doanh thì cũng tựa như đi đánh bạc. Từ ngữ "chơi stock" như chơi bạc có hàm ý đó.
Sau cùng, ta chỉ nên đầu tư với tài sản dư dôi, giả dụ như tiết kiệm, chứ không nên dùng lợi tức sinh hoạt thường nhật của gia đình mà đầu tư vì khi gặp rủi ro là gây thiệt hại cho cả gia đình. Chính là nỗi sợ hãi làm gia đình bị đói sẽ khiến nhà đầu tư tay mơ khó thẩm định được rủi ro và càng dễ lấy quyết định liều lĩnh khi thị trường có biến động mà mình không hiểu!
Đầu tư gián tiếp
Vũ Hoàng: Chúng tôi mong rằng bốn điều khái quát trên đây có thể giúp thính giả kiểm điểm lại quyết định đầu tư của mình. Như ông vừa nói thì ta thấy ra nhiều cách đầu tư hay đầu cơ, đại loại thì có những cách gì, và chúng khác nhau ra sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Vẫn từ khung cảnh rất khái quát, ta có thể thấy ra hai loại đầu tư cơ bản.
Đầu tư gián tiếp là khi ta đưa tiền cho người khác đầu tư trực tiếp để được họ chia lời. Cụ thể là mua chứng khoán, là hình thức hùn vốn, nó khác với mua trái phiếu, là hình thức cho vay. Cả hai loại chứng khoán và trái phiếu ấy được trao đổi trên thị trường gọi là "chứng phiếu", tức là một loại hình đầu tư tài chính giúp người khác có tiền kinh doanh và chia lời cho mình.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp là khi nào mình đem tiền và/hoặc vay tiền để lập ra hay mua lại một cơ sở kinh doanh, rồi trực tiếp sản xuất kiếm lời. Khi nói đến dự án đầu tư thì mình đề cập tới loại đầu tư trực tiếp này. Ta gọi đó là đầu tư sản xuất để phân biệt với loại đầu tư tài chính ở trên.
Vũ Hoàng: Xin hỏi ông thêm về đầu tư gián tiếp vì thật ra lại có vẻ khá thông dụng cho nhiều người ở nhà. Yếu tố quyết định trong việc đầu tư gián tiếp vào thị trường tài chính này là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Yếu tố chính có lẽ là so sánh rủi ro bị lỗ với kỳ vọng kiếm lời.
Đầu tư vào cổ phiếu thì có hy vọng sinh lời nhiều hơn trái phiếu, nhưng rủi ro cũng cao hơn. Lý do là kinh doanh thì có thể lỗ và thậm chí mất vốn, trong khi có tờ giấy nợ trong tay thì được trả tiền lời đều đặn và được ưu tiên thanh toán phần vốn trước người chủ của cổ phiếu. Nếu có một tài khoản đầu tư tài chính, nhiều người phải cân nhắc về tỷ trọng của hai loại này để vẫn hy vọng có lời cao mà không bị sạch vốn.
Yếu tố cân nhắc ở đây cổ phiếu cho ta hy vọng nhận cổ tức, là tiền lời chia cho cổ đông, và nhất là hy vọng kiếm lời khi bán cổ phiếu với giá cao hơn giá mua. Còn tiền lời trái phiếu thì thấp hơn và tùy thuộc vào tình hình thị trường. Có lẽ trong một kỳ khác mình sẽ tìm hiểu về mấy vấn đề cơ bản khi đầu tư vào thị trường chứng phiếu để phân biệt biến động nhất thời trong những chuyển động lớn và lâu dài của thị trường.
Vũ Hoàng: Vì Việt Nam có thị trường chứng khoán đã bị biến động, chúng tôi xin hỏi thêm về đầu tư vào chứng khoán hay cổ phiếu. Nếu chú ý đến rủi ro và sự an toàn thì đâu là yếu tố then chốt? Và thế giới có những phương pháp thẩm định gì để quyết định là nên mua hay bán?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi rất ngại nói về cách đầu tư tại Việt Nam vì môi trường và tâm lý mỗi nơi lại mỗi khác!
Theo thói thường, ta nên thận trọng với việc đầu tư ngắn hạn như mua vào bán ra nội trong ngày vì có quá nhiều rủi ro dồn dập mà nếu không nắm vững chuyên môn và nhất là thiếu bình tĩnh thì thường lỗ oan. Ngược lại khi đầu tư thì nên nghĩ đến trường kỳ với một quy tắc có thể gọi là bất di bất dịch mà lại khó tôn trọng về tâm lý: đó là khi thấy giá cổ phiếu sụt khoảng 7-8% dưới giá mua vào trước đấy là nên lập tức bán ra chứ đừng cay cú nán đợi mà lỗ nặng hơn! Đó là quy tắc căn bản nhất về an toàn, chưa kể một số kỹ thuật thủ thế khác.
Về phương pháp thì ta có loại "phân tích cơ bản" từ kinh tế đến kinh doanh để xem là mức lời và cổ phiếu của một doanh nghiệp sẽ tăng hay giảm trong tương lai dài hạn. Tôi tạm gọi phương pháp này là tìm ra cái "nhân" của một xu hướng thăng hay giáng. Trên cơ sở đó, ta có thêm loại "phân tích kỹ thuật" để xác định cái "duyên". Là yếu tố thời cơ khiến trong xu hướng thăng hay giáng đó, khi nào thì có biến động để ta quyết định là nên vào hay ra, mua hay bán.
"Phân tích kỹ thuật" thường chính xác trong ngắn hạn vì chủ yếu là nghiên cứu các đường tuyến phản ảnh tâm lý của thị trường. Nói rằng phương pháp phân tích kỹ thuật này là tâm lý thị trường thì hơi lạ nên có lẽ ta sẽ có một kỳ tìm hiểu riêng. Chỉ xin được nhắc là nếu nắm vững phương pháp kỹ thuật thì chỉ cần nhìn vào đường tuyến biểu hiện sự chuyển dịch của giá cổ phiếu mình cũng có thể đoán ra là lên hay xuống, tới mức nào thì nên chú ý để quyết định.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Vẫn từ khung cảnh rất khái quát, ta có thể thấy ra hai loại đầu tư cơ bản.
Đầu tư gián tiếp là khi ta đưa tiền cho người khác đầu tư trực tiếp để được họ chia lời. Cụ thể là mua chứng khoán, là hình thức hùn vốn, nó khác với mua trái phiếu, là hình thức cho vay. Cả hai loại chứng khoán và trái phiếu ấy được trao đổi trên thị trường gọi là "chứng phiếu", tức là một loại hình đầu tư tài chính giúp người khác có tiền kinh doanh và chia lời cho mình.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp là khi nào mình đem tiền và/hoặc vay tiền để lập ra hay mua lại một cơ sở kinh doanh, rồi trực tiếp sản xuất kiếm lời. Khi nói đến dự án đầu tư thì mình đề cập tới loại đầu tư trực tiếp này. Ta gọi đó là đầu tư sản xuất để phân biệt với loại đầu tư tài chính ở trên.
Vũ Hoàng: Xin hỏi ông thêm về đầu tư gián tiếp vì thật ra lại có vẻ khá thông dụng cho nhiều người ở nhà. Yếu tố quyết định trong việc đầu tư gián tiếp vào thị trường tài chính này là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Yếu tố chính có lẽ là so sánh rủi ro bị lỗ với kỳ vọng kiếm lời.
Đầu tư vào cổ phiếu thì có hy vọng sinh lời nhiều hơn trái phiếu, nhưng rủi ro cũng cao hơn. Lý do là kinh doanh thì có thể lỗ và thậm chí mất vốn, trong khi có tờ giấy nợ trong tay thì được trả tiền lời đều đặn và được ưu tiên thanh toán phần vốn trước người chủ của cổ phiếu. Nếu có một tài khoản đầu tư tài chính, nhiều người phải cân nhắc về tỷ trọng của hai loại này để vẫn hy vọng có lời cao mà không bị sạch vốn.
Yếu tố cân nhắc ở đây cổ phiếu cho ta hy vọng nhận cổ tức, là tiền lời chia cho cổ đông, và nhất là hy vọng kiếm lời khi bán cổ phiếu với giá cao hơn giá mua. Còn tiền lời trái phiếu thì thấp hơn và tùy thuộc vào tình hình thị trường. Có lẽ trong một kỳ khác mình sẽ tìm hiểu về mấy vấn đề cơ bản khi đầu tư vào thị trường chứng phiếu để phân biệt biến động nhất thời trong những chuyển động lớn và lâu dài của thị trường.
Vũ Hoàng: Vì Việt Nam có thị trường chứng khoán đã bị biến động, chúng tôi xin hỏi thêm về đầu tư vào chứng khoán hay cổ phiếu. Nếu chú ý đến rủi ro và sự an toàn thì đâu là yếu tố then chốt? Và thế giới có những phương pháp thẩm định gì để quyết định là nên mua hay bán?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi rất ngại nói về cách đầu tư tại Việt Nam vì môi trường và tâm lý mỗi nơi lại mỗi khác!
Theo thói thường, ta nên thận trọng với việc đầu tư ngắn hạn như mua vào bán ra nội trong ngày vì có quá nhiều rủi ro dồn dập mà nếu không nắm vững chuyên môn và nhất là thiếu bình tĩnh thì thường lỗ oan. Ngược lại khi đầu tư thì nên nghĩ đến trường kỳ với một quy tắc có thể gọi là bất di bất dịch mà lại khó tôn trọng về tâm lý: đó là khi thấy giá cổ phiếu sụt khoảng 7-8% dưới giá mua vào trước đấy là nên lập tức bán ra chứ đừng cay cú nán đợi mà lỗ nặng hơn! Đó là quy tắc căn bản nhất về an toàn, chưa kể một số kỹ thuật thủ thế khác.
Về phương pháp thì ta có loại "phân tích cơ bản" từ kinh tế đến kinh doanh để xem là mức lời và cổ phiếu của một doanh nghiệp sẽ tăng hay giảm trong tương lai dài hạn. Tôi tạm gọi phương pháp này là tìm ra cái "nhân" của một xu hướng thăng hay giáng. Trên cơ sở đó, ta có thêm loại "phân tích kỹ thuật" để xác định cái "duyên". Là yếu tố thời cơ khiến trong xu hướng thăng hay giáng đó, khi nào thì có biến động để ta quyết định là nên vào hay ra, mua hay bán.
"Phân tích kỹ thuật" thường chính xác trong ngắn hạn vì chủ yếu là nghiên cứu các đường tuyến phản ảnh tâm lý của thị trường. Nói rằng phương pháp phân tích kỹ thuật này là tâm lý thị trường thì hơi lạ nên có lẽ ta sẽ có một kỳ tìm hiểu riêng. Chỉ xin được nhắc là nếu nắm vững phương pháp kỹ thuật thì chỉ cần nhìn vào đường tuyến biểu hiện sự chuyển dịch của giá cổ phiếu mình cũng có thể đoán ra là lên hay xuống, tới mức nào thì nên chú ý để quyết định.
Đầu tư trực tiếp
Tỷ lệ lạm phát của VN tính đến tháng 3/2011. RFA files
Vũ Hoàng:
Bây giờ ta bước qua phần hai về loại đầu tư trực tiếp, tức là bỏ tiền ra kinh doanh sản xuất lấy để kiếm lời. Trong chương trình tuần trước, ông có nói đến các dự án khả thi như nền tảng quyết định về đầu tư, hiển nhiên rằng đó là loại đầu trực tiếp, có phải không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Theo trình tự thông thường, người ta phải nghiên cứu về môi trường kinh tế chung của quốc gia hay khu vực trong đó có thị trường kinh doanh của mình. Kế tiếp mới là nghiên cứu về thị trường đó để thấy ra tiềm năng và khuôn khổ cạnh tranh sau này hầu còn xác định được giá bán. Bước thứ ba mà mình có nói đến kỳ trước là nghiên cứu về công nghệ hay kỹ thuật để sản xuất ra món hàng đó với ưu thế về phẩm chất và giá cả. Kết quả nghiên cứu dẫn tới việc xác định các điều kiện sản xuất như đất đai, thiết bị, hạ tầng vận chuyển và tiện ích như điện nước và hệ thống hủy thải phế vật an toàn cho môi sinh và sau cùng là điều kiện về nhân công. Sẽ cần bao nhiêu thầy và thợ, lương bổng ra sao, huấn luyện ra sao để có tay nghề thích hợp?
Vũ Hoàng: Nghĩa là trước khi đầu tư thì phải nghiên cứu tường tận, chứ không nên thấy người khác làm mà mình cứ làm theo có khi xuất hiện rồi mới thấy món hàng của mình quá đắt hoặc lỗi thời. Có thiết bị quá cũ nên kém hiệu năng hoặc quá mới mà thiếu người điều khiển hay bảo trì, v.v.... Sau đó thì nhà đầu tư còn phải làm những gì nữa?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Sau phần nghiên cứu kinh tế rồi thị trường và kỹ thuật, người ta cần chú ý đến hạ tầng cơ sở luật pháp và thuế khoá để xem là việc kinh doanh bị chi phối bởi những gì.
Nhân đây, tôi xin được nêu hai ý kiến rất đáng buồn. Quốc tế thường than phiền về môi trường đầu tư tại Việt Nam là thiếu công minh và công bằng, với quá nhiều ưu đãi cho khu vực kinh tế nhà nước và nhiều bất trắc thất thường cho tư nhân. Đấy là trở ngại lớn nhất cho việc phát triển tư doanh tại Việt Nam. Cũng vì môi trường mờ ảo và thất thường ấy ta lại còn gặp hiện tượng tai hại hơn. Đó là nhiều người đã lợi dụng kẽ hở của luật lệ, nhất là về thuế vụ, để lập hồ sơ tiếng là đầu tư mà thực chất là đầu cơ hầu kiếm tiền rất nhanh rồi đóng cửa cơ sở để lại gọi là đầu tư vào một dự án gian lận khác! Chính là tình trạng bất minh về luật lệ ở trên mới làm nảy sinh thói tật tồi tệ này ở dưới, chưa nói đến việc phải chạy tiền để qua cửa ải của nhà nước. Bước pháp lý này quả là cửa ải có lẽ then chốt vì tính chất bất định, rất khó mà đôi khi cũng rất dễ nếu có quan hệ và biết chạy tiền.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Theo trình tự thông thường, người ta phải nghiên cứu về môi trường kinh tế chung của quốc gia hay khu vực trong đó có thị trường kinh doanh của mình. Kế tiếp mới là nghiên cứu về thị trường đó để thấy ra tiềm năng và khuôn khổ cạnh tranh sau này hầu còn xác định được giá bán. Bước thứ ba mà mình có nói đến kỳ trước là nghiên cứu về công nghệ hay kỹ thuật để sản xuất ra món hàng đó với ưu thế về phẩm chất và giá cả. Kết quả nghiên cứu dẫn tới việc xác định các điều kiện sản xuất như đất đai, thiết bị, hạ tầng vận chuyển và tiện ích như điện nước và hệ thống hủy thải phế vật an toàn cho môi sinh và sau cùng là điều kiện về nhân công. Sẽ cần bao nhiêu thầy và thợ, lương bổng ra sao, huấn luyện ra sao để có tay nghề thích hợp?
Vũ Hoàng: Nghĩa là trước khi đầu tư thì phải nghiên cứu tường tận, chứ không nên thấy người khác làm mà mình cứ làm theo có khi xuất hiện rồi mới thấy món hàng của mình quá đắt hoặc lỗi thời. Có thiết bị quá cũ nên kém hiệu năng hoặc quá mới mà thiếu người điều khiển hay bảo trì, v.v.... Sau đó thì nhà đầu tư còn phải làm những gì nữa?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Sau phần nghiên cứu kinh tế rồi thị trường và kỹ thuật, người ta cần chú ý đến hạ tầng cơ sở luật pháp và thuế khoá để xem là việc kinh doanh bị chi phối bởi những gì.
Nhân đây, tôi xin được nêu hai ý kiến rất đáng buồn. Quốc tế thường than phiền về môi trường đầu tư tại Việt Nam là thiếu công minh và công bằng, với quá nhiều ưu đãi cho khu vực kinh tế nhà nước và nhiều bất trắc thất thường cho tư nhân. Đấy là trở ngại lớn nhất cho việc phát triển tư doanh tại Việt Nam. Cũng vì môi trường mờ ảo và thất thường ấy ta lại còn gặp hiện tượng tai hại hơn. Đó là nhiều người đã lợi dụng kẽ hở của luật lệ, nhất là về thuế vụ, để lập hồ sơ tiếng là đầu tư mà thực chất là đầu cơ hầu kiếm tiền rất nhanh rồi đóng cửa cơ sở để lại gọi là đầu tư vào một dự án gian lận khác! Chính là tình trạng bất minh về luật lệ ở trên mới làm nảy sinh thói tật tồi tệ này ở dưới, chưa nói đến việc phải chạy tiền để qua cửa ải của nhà nước. Bước pháp lý này quả là cửa ải có lẽ then chốt vì tính chất bất định, rất khó mà đôi khi cũng rất dễ nếu có quan hệ và biết chạy tiền.
Làm sao đầu tư an toàn
Vũ Hoàng:
Trở lại chuyện đầu tư một cách bình thường thì sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu về kinh tế, thị trường, công nghệ và pháp lý, có phải là nhà đầu tư sẽ phải biết là cần bao nhiêu tiền và tìm đâu ra hay không?
Nhà đầu tư trước màn hình điện tử thể hiện chỉ số chứng khoán tại sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 23 tháng 5 năm 2011. AFP
Nguyễn Xuân Nghĩa:
Thưa đúng thế và ta trở lại câu hỏi đầu tiên là phải đầu tư bao nhiêu?
Bài toán ấy đỏi hỏi hai quyết định là kiếm vốn ở đâu ra và nếu phải đi vay thì vay bao nhiêu với những điều kiện gì? Đó là phần nghiên cứu về tài chính để xem là sẽ tốn bao nhiêu cho sự hình thành dự án, là một doanh nghiệp hoặc một hãng xưởng mới trong doanh nghiệp. Muốn hoàn thành thì mất bao lâu mới có thể sản xuất, khi sản xuất thì tốn kém bao nhiêu cho việc điều hành và quản lý? Đây là lúc ta cần người giỏi về kế toán để tính ra việc lời lỗ trong trường kỳ.
Khi vay tiền thí dụ như ngân hàng chẳng hạn, ta phải nghĩ đến việc sau này sẽ phải trả cả vốn lẫn lời. Nhìn trong lâu dài thì phần vốn mà ta gọi là số "hoàn trái" ấy có thể ít nhiều phù hợp với khoản "khấu hao" hay "chiết cựu" của máy móc thiết bị và có thể thương thuyết việc đi vay trên cơ sởđó. Nhưng tiền lời cũng là một gánh nặng thường xuyên sẽ khiến cho mấy năm đầu là những năm chật vật nhất. Kết quả nghiên cứu tiền bạc này phải cho nhà đầu tư biết là dự án có khả thi về tài chính hay không.
Vũ Hoàng: Thưa ông, chỉ nghe thấy năm bước nghiên cứu đó, từ kinh tế đến thị trường, rồi công nghệ, luật lệ và tài chính, thì có lẽ ai cũng thấy ngần ngại. Phải chăng vì vậy mà người dân các nước đang phát triển lại thích đầu cơ hơn đầu tư nên lại càng chậm phát triển và rất dễ là nạn nhân của biến động thị trường?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Có thể đấy là lý do khi người ta thấy người khác làm giầu quá dễ! Nhưng cũng chính vì vậy mà trong kỳ trước chúng ta mới nói đến một tiêu chuẩn cụ thể để đo lường sức phát triển một nước nghèo là số lượng dự án đầu tư được hoàn tất tốt đẹp.
Thật ra, thế giới đã phát triển rất cao nên quy cách nghiên cứu một dự án đầu tư như vậy đã khá phổ biến mà mình có thể học được, chứ khỏi phải lần mò từng bước trong những địa hạt còn quá xa lạ. Quy tắc thông thường là người ta có thể phải tốn từ 3 đến 5% phí tổn một dự án cho công đoạn nghiên cứu này để có cơ sở quyết định và nếu không làm lấy được thì... mua. Tức là thuê một cơ sở tư vấn nghiên cứu cho mình nếu không toàn bộ thì cũng là những phần then chốt nhất. Thế giới cũng có nhiều tổ chức chuyên môn quốc tế, các cơ quan ngoài chính phủ và các đại học có thể yểm trợ nhà đầu tư trong bước nghiên cứu này.
Chuyện ấy dẫn ta về vấn đề đã có dịp phân tích: chính là nhà nước phải yểm trợ tư doanh trong từng bước phát triển dự án đầu tư. Sau đó, khi tư doanh đã vững mạnh rồi thì phải tự lập ra các cơ sở nghiên cứu và thu thập kho thông tin và kiến thức cần thiết cho việc đầu tư. Muốn như vậy, người dân phải thay đổi được cách suy nghĩ để khỏi rơi vào nạn đầu cơ kiến thức và cán bộ nhà nước vượt qua được phản ứng tham nhũng. Có lẽ chuyện phát triển hay chậm tiến nằm ở đó.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi kỳ này.
Bài toán ấy đỏi hỏi hai quyết định là kiếm vốn ở đâu ra và nếu phải đi vay thì vay bao nhiêu với những điều kiện gì? Đó là phần nghiên cứu về tài chính để xem là sẽ tốn bao nhiêu cho sự hình thành dự án, là một doanh nghiệp hoặc một hãng xưởng mới trong doanh nghiệp. Muốn hoàn thành thì mất bao lâu mới có thể sản xuất, khi sản xuất thì tốn kém bao nhiêu cho việc điều hành và quản lý? Đây là lúc ta cần người giỏi về kế toán để tính ra việc lời lỗ trong trường kỳ.
Khi vay tiền thí dụ như ngân hàng chẳng hạn, ta phải nghĩ đến việc sau này sẽ phải trả cả vốn lẫn lời. Nhìn trong lâu dài thì phần vốn mà ta gọi là số "hoàn trái" ấy có thể ít nhiều phù hợp với khoản "khấu hao" hay "chiết cựu" của máy móc thiết bị và có thể thương thuyết việc đi vay trên cơ sởđó. Nhưng tiền lời cũng là một gánh nặng thường xuyên sẽ khiến cho mấy năm đầu là những năm chật vật nhất. Kết quả nghiên cứu tiền bạc này phải cho nhà đầu tư biết là dự án có khả thi về tài chính hay không.
Vũ Hoàng: Thưa ông, chỉ nghe thấy năm bước nghiên cứu đó, từ kinh tế đến thị trường, rồi công nghệ, luật lệ và tài chính, thì có lẽ ai cũng thấy ngần ngại. Phải chăng vì vậy mà người dân các nước đang phát triển lại thích đầu cơ hơn đầu tư nên lại càng chậm phát triển và rất dễ là nạn nhân của biến động thị trường?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Có thể đấy là lý do khi người ta thấy người khác làm giầu quá dễ! Nhưng cũng chính vì vậy mà trong kỳ trước chúng ta mới nói đến một tiêu chuẩn cụ thể để đo lường sức phát triển một nước nghèo là số lượng dự án đầu tư được hoàn tất tốt đẹp.
Thật ra, thế giới đã phát triển rất cao nên quy cách nghiên cứu một dự án đầu tư như vậy đã khá phổ biến mà mình có thể học được, chứ khỏi phải lần mò từng bước trong những địa hạt còn quá xa lạ. Quy tắc thông thường là người ta có thể phải tốn từ 3 đến 5% phí tổn một dự án cho công đoạn nghiên cứu này để có cơ sở quyết định và nếu không làm lấy được thì... mua. Tức là thuê một cơ sở tư vấn nghiên cứu cho mình nếu không toàn bộ thì cũng là những phần then chốt nhất. Thế giới cũng có nhiều tổ chức chuyên môn quốc tế, các cơ quan ngoài chính phủ và các đại học có thể yểm trợ nhà đầu tư trong bước nghiên cứu này.
Chuyện ấy dẫn ta về vấn đề đã có dịp phân tích: chính là nhà nước phải yểm trợ tư doanh trong từng bước phát triển dự án đầu tư. Sau đó, khi tư doanh đã vững mạnh rồi thì phải tự lập ra các cơ sở nghiên cứu và thu thập kho thông tin và kiến thức cần thiết cho việc đầu tư. Muốn như vậy, người dân phải thay đổi được cách suy nghĩ để khỏi rơi vào nạn đầu cơ kiến thức và cán bộ nhà nước vượt qua được phản ứng tham nhũng. Có lẽ chuyện phát triển hay chậm tiến nằm ở đó.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi kỳ này.
No comments:
Post a Comment