Ai vẽ kiểu cho lá cờ Mỹ?
Tấm áp phích năm 1917, 1 năm sau khi Tổng thống Woodrow Wilson tuyên bố ngày 14/6 là Ngày Của Lá Cờ Mỹ (Bấm vào hình để xem toàn bộ áp phích)
11.06.2012
Thứ Năm là Ngày Của Lá Cờ Mỹ, một ngày lễ không chính thức để đánh dấu việc chấp nhận lá cờ sao sọc làm cờ của quốc gia, mà ý nghĩa của nó vẫn còn nhiều người Mỹ chưa biết.
Thứ Năm là ngày bận rộn tại căn nhà của bà Betsy Ross ở Philadelphia.
Bà Ross không có mặt ở đó, vì bà đã qua đời năm 1836, nhưng hằng trăm du khách sẽ ghé thăm nhà bà.
Cách nay 235 năm, vào ngày 14 tháng 6 năm 1777, Quốc hội lúc bấy giờ đã chọn lá cờ ba màu làm cờ của nước Mỹ.
Theo lời truyền tụng của dân gian, nhà của bà Ross là nơi chào đời của lá cờ này. Chuyện này vẫn còn tranh cãi, nhưng nhiều sách giáo khoa của Mỹ vẫn để y như vậy.
Bà Ross là một thợ may ở Philadelphia, cái nôi của cách mạng giành độc lập từ tay người Anh. Philadelphia là nơi ký Tuyên ngôn Độc lập và ký bản Hiến pháp sau khi có độc lập.
Chồng bà Ross là một dân quân, chết vì một vụ nổ thuốc súng. Bà thường may vá quần áo cho ông George Washington, thủ lĩnh dân quân nổi dậy và sau này là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.
Các nhà sử học và nhiều người khác tranh cãi với nhau về câu chuyện có phải ông Washington đã nhờ bà Ross vẽ kiểu và may lá cờ đầu tiên cho nước Mỹ hay không.
Có điều là người cháu nội của bà viết rằng chính bà đã tự tay may lá cờ Mỹ đầu tiên, giúp bà trở thành một tấm gương cho các thiếu nữ, một ví dụ chói sáng về sự đóng góp của phụ nữ trong lịch sử nước Mỹ.
Nhiều cuộc nghiên cứu xác nhận bà Ross là người may lá cờ Mỹ đầu tiên, và chính là người đã góp ý thay thế ngôi sao 6 cánh thành 5 cánh trên nền xanh phía trái.
Nhưng cũng có những người quả quyết chính ông Washington mang mẫu vẽ cho bà Ross, và bà chỉ có ráp lại theo ý của ông.
Trong một lá thư, ông Washington đã từng viết:
“Chúng ta chọn các ngôi sao từ Trời, màu đỏ là màu của mẫu quốc, tách mẫu quốc ra bằng những sọc trắng để cho thấy chúng ta không còn phụ thuộc vào mẫu quốc nữa. Những sọc trắng sẽ được lưu truyền cho hậu thế rằng chúng ta đã chọn tự do.”
Theo lời những người không tin bà Ross là người tạo ra lá cờ Mỹ từ con số không, ý tưởng sâu sắc đó không thể nào do một người thợ may tầm thường nghĩ ra.
Thứ Năm là ngày bận rộn tại căn nhà của bà Betsy Ross ở Philadelphia.
Bà Ross không có mặt ở đó, vì bà đã qua đời năm 1836, nhưng hằng trăm du khách sẽ ghé thăm nhà bà.
Cách nay 235 năm, vào ngày 14 tháng 6 năm 1777, Quốc hội lúc bấy giờ đã chọn lá cờ ba màu làm cờ của nước Mỹ.
Theo lời truyền tụng của dân gian, nhà của bà Ross là nơi chào đời của lá cờ này. Chuyện này vẫn còn tranh cãi, nhưng nhiều sách giáo khoa của Mỹ vẫn để y như vậy.
Bà Ross là một thợ may ở Philadelphia, cái nôi của cách mạng giành độc lập từ tay người Anh. Philadelphia là nơi ký Tuyên ngôn Độc lập và ký bản Hiến pháp sau khi có độc lập.
Chồng bà Ross là một dân quân, chết vì một vụ nổ thuốc súng. Bà thường may vá quần áo cho ông George Washington, thủ lĩnh dân quân nổi dậy và sau này là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.
Các nhà sử học và nhiều người khác tranh cãi với nhau về câu chuyện có phải ông Washington đã nhờ bà Ross vẽ kiểu và may lá cờ đầu tiên cho nước Mỹ hay không.
Có điều là người cháu nội của bà viết rằng chính bà đã tự tay may lá cờ Mỹ đầu tiên, giúp bà trở thành một tấm gương cho các thiếu nữ, một ví dụ chói sáng về sự đóng góp của phụ nữ trong lịch sử nước Mỹ.
Nhiều cuộc nghiên cứu xác nhận bà Ross là người may lá cờ Mỹ đầu tiên, và chính là người đã góp ý thay thế ngôi sao 6 cánh thành 5 cánh trên nền xanh phía trái.
Nhưng cũng có những người quả quyết chính ông Washington mang mẫu vẽ cho bà Ross, và bà chỉ có ráp lại theo ý của ông.
Trong một lá thư, ông Washington đã từng viết:
“Chúng ta chọn các ngôi sao từ Trời, màu đỏ là màu của mẫu quốc, tách mẫu quốc ra bằng những sọc trắng để cho thấy chúng ta không còn phụ thuộc vào mẫu quốc nữa. Những sọc trắng sẽ được lưu truyền cho hậu thế rằng chúng ta đã chọn tự do.”
Theo lời những người không tin bà Ross là người tạo ra lá cờ Mỹ từ con số không, ý tưởng sâu sắc đó không thể nào do một người thợ may tầm thường nghĩ ra.
No comments:
Post a Comment