Đụng Độ Giữa KQ VNCH
và KQ Hoàng Gia Cam Bốt 1955-1971
(06/26/2012)
Cuộc chiến tranh tự vệ của Việt Nam Cộng Hòa chống lại CS Bắc Việt có thể sẽ 'khác' đi nếu Quốc gia Kampuchea bên cạnh giữ đúng vị thế 'trung lập' mà họ luôn luôn tuyên bố. Thái độ thù nghịch của Norodom Sihanouk đối với VNCH như cho phép CSBV lập những căn cứ tiếp liệu và dưỡng quân bên trong đất Kampuchea đã gây nhiều bất lợi cho VNCH.Tình trạng này chỉ thay đổi vào năm 1971 khi Sihanouk bị Lon Nol lật đổ..
(Thái độ thù nghịch của Sihanouk với VNCH một phần là do những sai lầm trầm trọng ngoại giao của CP Ngô đình Diệm đối với Cao Miên như 'nhúng tay vào việc tổ chức và yểm trợ cho cuộc mưu toan đảo chánh của Dap Chhuon, Tỉnh trưởng Siem Riep, tháng 2/ 1959 (trong vụ này Miên tố cáo VNCH cung cấp điện đài và vàng cho Dap Chhnoun và sau đó trục xuất Đại sứ VN tại Miên, Ngô Trọng Hiếu, đóng cửa tòa Đại sứ , VNCH còn yểm trợ cho Lực lượng chống đối Sihanouk Khmer Krom của Sơn Ngọc Thành. Ngược lại Miên cũng yểm trợ cho nhóm FULRO để..phá VNCH, Đại Tá tình báo Miên Les Kosem là một nhân vật chủ chốt của FULRO)
Trong thời gian từ 1955 đến 1971 KQ VNCH đã có nhiều lần đụng độ với KQ Khmer và lãnh thổ Cao Miên cũng là nơi 'chứa chấp' những phi cơ đào thoát của KQ VNCH..
Không quân Kmer :
Từ thế kỷ 11 đến 14, Vương quốc Khmer là một quốc gia hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á, lãnh thổ trải rộng bao gồm cả miền Nam VN. Sau đó suy thoái và chịu thần phục Đại Việt và qua cuối thế kỷ 19, chịu chung số phận với VN là bị thực dân Pháp đô hộ. Campuchea được Pháp trao trả độc lập vào năm 1954 khi họ bị buộc rút khỏi Đông Dương..
Tuy người Pháp đã dự trù thành lập một lực lượng KQ cho Campuchia (Cambodge) từ 1952 nhưng mãi đến tháng 1954, KQ Campuchea mới chính thức được thành lập qua một sắc chỉ của nhà Vua với tên gọi là Không Quân Hoàng Gia Khmer (Aviation Royale Khmere=AVRK)..Tư lệnh AVRK là Đại tá Ngo Hou. Ban đầu, AVRK dự trù có một quân số khoảng 2,000 người và trang bị 80 máy bay. Tháng 10/1954, các huấn luyện viên Pháp đã bắt đầu mở các lớp dạy bay. Lúc này lực lượng AVRK chỉ có 8 phi cơ : 4 chiếc MS 500, 2 Cessna 180, 1 Cessna 170 và một DC-3 chuyên chở yếu nhân (VIP).
Tuy ảnh hưởng của Pháp vẫn còn rất mạnh trong suốt giai đoạn hoạt động của AVRK, một phái bộ viện trơ. Mỹ đã đến Cambodia vào năm 1956 để nghiên cứu việc cung cấp cho quốc gia này một số thiết bị quân sự: một chương trình đầy tham vọng dự trù cho AVRK với 3 phi đoàn Khu trục gồm 60 chiếc F8F Bearcat; 2 Phi đoàn quan sát với 40 L-19 Bird Dogs, một Phi đoàn trực thăng.. Một Trung tâm huấn luyện cũng nằm trong dự án phát triển..Tuy nhiên phần lớn các điều khoản viện trợ đều không được thực hiện
Từ 1955, Pháp đã giao cho ARVK một số phi cơ chiến đấu gồm 7 chiếc Fletcher FD-25, yểm trợ bộ binh, sau đó bổ xung thêm bằng các MS 733 Alcyons võ trang. Đến 1958, lực lượng chiến đấu mới được tăng cường thêm bằng 14 chiếc T-6 Texas. Khả năng giới hạn của ARVK, khiến họ phải tránh né đụng độ với KQ VNCH trong cuộc hành quân lấn chiếm Stung Treng của Quân đội VNCH ngày 18 tháng 6 năm 1958 (lúc này KQ VNCH có khoảng 40 chiếc F8F Bearcat..)
Cho đến 1962, AVRK lớn mạnh bằng các phi cơ do Pháp và Hoa Kỳ cung cấp.
Trước sự phát triển và lan rộng của chiến tranh tại Nam Việt Nam Cambodia tự tuyên bố là một 'quốc gia trung lập', tuy trên thực tế ngay từ đầu thập niên 60, họ đã lên tiếng tố cáo..'hành vi đế quốc của Mỹ và ngả về phía Cộng. Các phi cơ sau cùng do Mỹ chuyển giao gồm 16 chiếc T-28 Trojan (tháng 8-1962) và 4 chiếc T-37B Tweets (3-1963). Các nhân viên phi hành và kỹ thuật, thay vì được gửi đi học tại HK đã được gửi đi học tại Nga và Trung Hoa.Tháng 11-1963, ARVK nhận được chiếc MiG17 đầu tiên và Phái bộ viện trợ Mỹ rút khỏi Cambodia vào tháng 8/1964. Pháp chuyển giao cho Cambodia 15 chiếc A-1D vào những năm 1964-65. (Hoa Kỳ đã phản đối việc chuyển giao này nhưng vô hiệu, đây là những phi cơ HK đã giao cho Pháp trong những năm cuối của thập niên 50, khi Pháp còn cố giữ các thuộc địa tại Phi châu. )
Trong thời gian 1968-1970 ARVK hoạt động với 143 phi cơ thuộc đến 23 loại khác nhau do nhiều quốc gia chế tạo : Pháp, Mỹ, Nga, Trung Hoa và Nam Tự Việc bảo trì các phi cơ trở thành một gánh nặng. Đến đầu năm 1970, đa số phi cơ chiến đãu của ARVK trở thành bất khiển dụng : trong số Skyraiders chỉ còn 3 đến 5 chiếc có thể hoạt động..Cambodia đã dự trù thay thế các A-1D bằng các MiG 21, nhưng chưa thực hiện được..
Ngày 18 tháng 3, 1970 Lon Nol đảo chánh. Cambodia chuyển sang phe HK và trở thành đồng minh với VNCH. KQ VNCH đã yểm trợ và giúp đỡ ARVK (chỉ 2 ngày sau cuộc đảo chánh, KQ VNCH đã gửi một biệt đội gồm khoảng 20 chiếc Skyraiders sang trú đóng tại phi trường Pochentong)
Các vụ đào thoát của KQ VNCH sang Miên :
Trong suốt thời gian trị vì của Sinanouk, Cambodia là nơi dung dưỡng cho tất cả những người chống lại chế độ của TT Diệm tại VNCH. Sihanouk còn cổ võ thêm cho các cuộc đào thoát bằng phi cơ bằng cách treo giải thưởng một triệu đồng cho mỗi người đem máy bay sang Cambodia, người đào thoát sẽ được giúp để đi Pháp.
Danh mục phi cơ của ARVK chinh thức ghi nhận từ 1954 đến 1970 các phi cơ thuộc KQ VNCH được chuyển thành phi cơ của ARVK gồm :
3 Skyraiders, 2 H-34, 1 C-47
Một U-17 bay sang Cambodia vào năm 1963, nhưng phi cơ được trả lại cho VNCH.
Chiếc C-47, đào thoát sang Cambodia sau cuộc đảo chánh bất thành ngày 11-11-1960 của các Sĩ quan Dù (Nguyễn chánh Thi, Vương văn Đông..) Phi cơ do Đại úy Phan Phụng Tiên, chỉ huy trưởng Phi đoàn 1 vận tải điều khiển. Trên phi cơ còn có Tướng Thái Quang Hoàng bị giữ làm con tin.
Ngày 26 tháng 2 năm 1962, trong phi vụ ném bom dinh Độc lập nhằm mưu sát TT Diệm và gia đình. Chiếc A-1H do Tr/Úy Nguyễn văn Cử điều khiển tuy bị trúng đạn phòng không từ chiến hạm HQ (một LCM) trong khi ném bom, đã bay được sang Cambodia và đáp khẩn cấp bằng bụng xuống phi trường Pochentong. Phi cơ tuy bị hư hại nặng nhưng được sửa chữa và chuyển thành phi cơ của ARVK. (Chiếc A-1 thứ nhì do Tr/Úy Phạm Phú Quốc cũng trúng đạn và đáp xuống sông Sài gòn, nơi Bến Bạch Đằng).
Năm 1963 , một A-1H (số đuôi Bụ.565) do Đại úy Dương Đức đào thoát sang Cambodia (?)
(Trong bài Phi đoàn 1 Khu trục trên Đặc san KQ Bắc California, Số tháng 6-2011, Phượng hoàng Kim cương viết (trang 31) : 'vào đêm 5 tháng 10 năm 1963, Đại úy Huỳnh minh Đường , PĐ 514 được điều động cất cánh với một bức mật lệnh mà chỉ được mở ra đọc sau khi hoàn toàn đang bay trên trời. Mật lệnh là đánh chìm chiếc tàu HQ 401 chở tù nhân chinh trị trên đường ra đảo Phú Quốc. Anh không thi hành ác lệnh mà lẩn trốn bay qua Nam Vang xin tỵ nạn)
(Nhận xét của Trần Lý : Không thấy có tài liệu nào về vụ dự trù đanh chìm HQ 401, và không có trại giam tù chinh trị tại Phú Quốc)
Năm 1964 Trung úy Nguyễn văn Trạch (Bùi v Trạch ?) thuộc PĐ 518, trong một phi vụ biệt phái đi Đà Nẵng, đã từ Biên Hòa bay chiếc A-1H thẳng sang Pochentong. Ông Trạch sau đó được đi Pháp và học lại tại Salon de Provence..(Theo Phượng hoàng Kim cương trong bài đã dẫn trên thì Ông Bùi văn Trạch, trước đây là một Th/úy huấn luyện viên tại TTHLKQ đã về bổ xung cho PĐ 1 Khu trục, cùng một lượt với Th/úy Nguyễn văn Cử)
Hai trực thăng H-34 được ghi nhận là 'nhập danh sách phi cơ của ARVK' vào năm 1966. Tuy nhiên theo bài Những con chim sắt thiệt thòi, Tác giả không rõ trênwebsite members.optusnet.com.au/vnaf2, tải xuống ngày 5/31/2007) :
- Năm 1963 hay 64, phi công tên Thể (tục danh Người tiền sử) đã đào thoát sang Miên bằng một trực thăng H-34 thuộc PĐ 213.
- Năm 1965, Th/úy Trần Minh Bạch đã bay một H-34 thuộc PĐ 215 từ Đà Lạt sang Miên cùng với tình nhân tên Dung.
Cũng trong bài 'Những con chim sắt thiệt thòí còn có thêm các trường hợp :
Năm 1966, một C-47 bị đánh cắp và bay sang Miên do phi công Huỳnh bá Phúc. Ông này trước đây là một phi công khu trục (?) ông đã bị bắn rơi trong một phi vụ hành quân trên chiếc AD-5 với một hoa tiêu Hoa Kỳ, phi công HK tử thương, nhưng Phúc bị băt làm tù binh và bị giam giữ trong mật khu CS, 6 tháng sau ông vượt ngục trở về nhưng không được bay khu trục mà phải chuyển sang vận tải C-47 (?) (Trần Lý : không thấy tài liệu nào trong KQVN về vụ này ?)
Khoảng năm 1963 hay 64, Đại úy Ngô tân Diêu, chỉ huy trưởng một Phi đoàn tại Biên Hòa (?) lái một chiếc L-19 sang Miên. Ông này sau đó xin trở về VN.
Ngoài ra trong 'Danh mục' phi cơ của ARVK năm 1966 có ghi thêm :
Một phi cơ Dornier Do 28A, đăng bộ như một phi cơ dân sư. VNCH đã đáp xuống Pochentong năm 1966 do sai lầm phi hành. Phi cơ này có lẽ của CIA . Chiếc Dornier này tiếp tục hoạt động trong ARVK đến 1968.
Những cuộc 'đụng độ' :
Trong khoảng thời gian 1954-1970 có nhiều cuộc 'chạm trán' giữa KQ Miên và KQ VNCH. Tuy nhiên trên thực tế mãi đến đầu thập niên 60, KQ Miên mới tạm có khả năng 'đương đầu', tuy giới hạn, với KQ VNCH..
Sự kiện 'quan trọng' nhất, được công bố ầm ĩ trên báo chí Miên là : Ngày 21 tháng 3 năm 1964, 2 chiếc T-28D của ARVK đã phát giác một chiếc O-1 của KQ VNCH bay lạc vào không phận Miên. Chiếc T-28 D bay bởi Đ/úy phi công (hoàng tử Miên) Sisowat Monirak đã bay theo và bắn hạ chiếc O-1, chiếc này rơi bên trong nội địa VN, cách biên giới khoảng 2 miles. Phi công VN và 1 quan sát viên HK tử nạn. KQ Miên tuy tuyên dương công trạng 'anh hùng' cho Monirak nhưng Sihanouk lại ra lệnh cho KQ Miên phải tránh các cuộc đụng độ tương tự. Ngay hôm sau, các phi công của KQ VNCH muốn tấn công trả đũa nhưng không được phép và một phi vụ 'dằn mặt' duy nhất được chấp thuận là gửi một phi tuần gồm 2 A -1H bay thật sâu vào không phận Miên.. Phi vụ do Đ/úy Lê Xuân Lan, trưởng phòng hành quân của PĐ 514 tại Biên Hòa thực hiện. Đ/úy Lan kể lại :' Tôi đã xin vị Không đoàn trưởng cho đổi phi vụ yểm trợ tiếp cận trong buổi sáng thành phi vụ tuần thám võ trang. Theo sau tôi là chiếc số 2, chúng tôi vượt qua biên giới và biết chắc là KQ Miên theo dõi chúng tôi trên radar, tôi ra lệnh cho chiếc số 2 bật nút thả bom ở vị tri salvo vì chúng tôi đều có trang bị bom 500 lbs và trong trường hợp phải 'không chiến', chúng tôi có thể thả hết bom ngay tức khắc. Dù bay sâu trong không phận Miên, nhưng chúng tôi đã không gặp một phản ứng nào của phía Miên (Theo Lý Tưởng Úc châu , số kỷ niệm Ngày Không lực 1 tháng 7, 2007) Theo Grandolini, 2 phi cơ này bay đến tận không phận vùng ngoại ô Nam Vang, và sau đó KQVN còn có nhiều phi vụ 'cố tình' bay vào không phận Miên nhưng AVRK tránh các cuộc đương đầu. Phía Miên đưa nhiều giàn cao xạ phòng không ra vùng biên giới và có lần các A-1D của KQ Miên đã bị chính cao xạ của họ bắn vì..nhầm với A-1 của KQ VNCH.
Trước đó, ngày 24 tháng 10, 1964, một C-123 của KQ HK đã bị rơi khi trúng đạn phòng không của Miên gần Phum Dak Dam (bên trong đất Miên) khi thả dù tiếp liệu cho Trại Bu Prang. 6 nhân viên phi hành và 2 binh sĩ LLĐB HK thiệt mạng.
Để có thể bảo vệ vùng không phận biên giới hữu hiệu hơn, ATVK đã đưa những biệt đội nhỏ gồm 4 chiếc T-28D hay T-6G ra các phi trường nhỏ ở Kompong Chnang, Ream, Kompong Cham và Casabiek. Casabiek là khu vực các T-28 của Miên luôn luôn 'gặp' các phi cơ của HK và các A-1 củaVN hoạt động trong vùng Pleiku. Casibiek thường xuyên bị các phi cơ không thám RB-57E của HK theo dõi các hoạt động của các T-28 này. Tại đây tiếp theo một cuộc đụng độ giữa Bộ binh VNCH với Cộng quân khi chúng tấn công tiền đồn Bu Krak, các F-100 của KQHK đã thả bom 'lầm'..sát hại 24 binh sĩ Miên. KQ HK cũng nhiều lần oanh kích các vị trí CQ tại Mondol Kiri Kompong Cham và cả Ratana Kiri. Các A1-D của KQ Miên cũng nhiều lần..'gặp' A-1H của KQ VNCH..nhưng không bên nào nổ súng (?)
Những A1-D Miên thường bay các phi vụ hộ tống cho các MĐ315 trang bị máy chụp hình..để chụp các khu vực bi. HK và VN oanh kích để làm bằng chứng..khiếu nại ngoại giao.
Các đơn vị phòng không Miên đã nhiều lần bắn lên các phi cơ VN và HK bay 'lạc' vào không phận của họ : Năm 1968, họ cho biết là đã bắn trúng một F-5 của VN (hay HK), phi cơ đã phải thả bỏ võ khí, bom mang theo dưới cánh và họ thu hồi được mộtbình xăng phụ, đem về trưng bày tại Pochentong. Cũng trong năm 1968, Phòng không Miên thông báo là bắn trúng một C-123 và phi cơ rơi bên đất VN (HK phủ nhận tin này)
Ngày 1 tháng 4, một cuộc đụng độ giữa Hải quân Miên-Việt trong vùng Vịnh Thái Lan. Hai bên trao đổi hải pháo. Một phi cơ tuần thám P-3B của HQ HK được phái đến vùng giao tranh và bị HQ Miên bắn hạ. Phi cơ rơi gần đảo Phú Quốc, 12 nhân viên phi hành thiệt mạng..
Theo tổng kết của HK : trong thời gian 'đối đầu' 1960-1970, khoảng 14 chiếc phi cơ của HK và VN thuộc kế hoạch xâm nhập Daniel Boone, thả các toán thám sát LLĐB đã bị bắn rơi trong lãnh thổ Miên, đa số do đạn phòng không..Riêng trong khoảng 4 tháng đầu năm 1970 có thêm 5 chiếc UH-1 bị bắn rơi.
( BV cũng dùng phi cơ để tiếp tế cho quân đội của họ trú đóng bên trong đất Miên. Đa số các phi vụ này dùng các phi cơ vận tải An-2 hay trực thăng Mi-4 xuất phát từ Đồng Hới hay Nam Lào)
Trong thời gian đầu năm 1970, KQ Miên cho biết là 2 Mig 17 của họ đã đụng độ với 2 A-1 của VNCH, với kết quả là họ bắn trúng cả 2 phi cơ này và các phi cơ phải đáp khẩn cấp ở Tây Ninh...KQ VN hoàn toàn phủ nhận tin này?
Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Sihanouk bị hạ bệ sau cuộc đảo chánh của Lon Nol và KQ Miên đang từ 'đối đầu' đã trỡ thành 'bạn' cùng chiến tuyến với KQ VNCH..
Trần Lý (tháng 6-2012)
(Thái độ thù nghịch của Sihanouk với VNCH một phần là do những sai lầm trầm trọng ngoại giao của CP Ngô đình Diệm đối với Cao Miên như 'nhúng tay vào việc tổ chức và yểm trợ cho cuộc mưu toan đảo chánh của Dap Chhuon, Tỉnh trưởng Siem Riep, tháng 2/ 1959 (trong vụ này Miên tố cáo VNCH cung cấp điện đài và vàng cho Dap Chhnoun và sau đó trục xuất Đại sứ VN tại Miên, Ngô Trọng Hiếu, đóng cửa tòa Đại sứ , VNCH còn yểm trợ cho Lực lượng chống đối Sihanouk Khmer Krom của Sơn Ngọc Thành. Ngược lại Miên cũng yểm trợ cho nhóm FULRO để..phá VNCH, Đại Tá tình báo Miên Les Kosem là một nhân vật chủ chốt của FULRO)
Trong thời gian từ 1955 đến 1971 KQ VNCH đã có nhiều lần đụng độ với KQ Khmer và lãnh thổ Cao Miên cũng là nơi 'chứa chấp' những phi cơ đào thoát của KQ VNCH..
Không quân Kmer :
Từ thế kỷ 11 đến 14, Vương quốc Khmer là một quốc gia hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á, lãnh thổ trải rộng bao gồm cả miền Nam VN. Sau đó suy thoái và chịu thần phục Đại Việt và qua cuối thế kỷ 19, chịu chung số phận với VN là bị thực dân Pháp đô hộ. Campuchea được Pháp trao trả độc lập vào năm 1954 khi họ bị buộc rút khỏi Đông Dương..
Tuy người Pháp đã dự trù thành lập một lực lượng KQ cho Campuchia (Cambodge) từ 1952 nhưng mãi đến tháng 1954, KQ Campuchea mới chính thức được thành lập qua một sắc chỉ của nhà Vua với tên gọi là Không Quân Hoàng Gia Khmer (Aviation Royale Khmere=AVRK)..Tư lệnh AVRK là Đại tá Ngo Hou. Ban đầu, AVRK dự trù có một quân số khoảng 2,000 người và trang bị 80 máy bay. Tháng 10/1954, các huấn luyện viên Pháp đã bắt đầu mở các lớp dạy bay. Lúc này lực lượng AVRK chỉ có 8 phi cơ : 4 chiếc MS 500, 2 Cessna 180, 1 Cessna 170 và một DC-3 chuyên chở yếu nhân (VIP).
Tuy ảnh hưởng của Pháp vẫn còn rất mạnh trong suốt giai đoạn hoạt động của AVRK, một phái bộ viện trơ. Mỹ đã đến Cambodia vào năm 1956 để nghiên cứu việc cung cấp cho quốc gia này một số thiết bị quân sự: một chương trình đầy tham vọng dự trù cho AVRK với 3 phi đoàn Khu trục gồm 60 chiếc F8F Bearcat; 2 Phi đoàn quan sát với 40 L-19 Bird Dogs, một Phi đoàn trực thăng.. Một Trung tâm huấn luyện cũng nằm trong dự án phát triển..Tuy nhiên phần lớn các điều khoản viện trợ đều không được thực hiện
Từ 1955, Pháp đã giao cho ARVK một số phi cơ chiến đấu gồm 7 chiếc Fletcher FD-25, yểm trợ bộ binh, sau đó bổ xung thêm bằng các MS 733 Alcyons võ trang. Đến 1958, lực lượng chiến đấu mới được tăng cường thêm bằng 14 chiếc T-6 Texas. Khả năng giới hạn của ARVK, khiến họ phải tránh né đụng độ với KQ VNCH trong cuộc hành quân lấn chiếm Stung Treng của Quân đội VNCH ngày 18 tháng 6 năm 1958 (lúc này KQ VNCH có khoảng 40 chiếc F8F Bearcat..)
Cho đến 1962, AVRK lớn mạnh bằng các phi cơ do Pháp và Hoa Kỳ cung cấp.
Trước sự phát triển và lan rộng của chiến tranh tại Nam Việt Nam Cambodia tự tuyên bố là một 'quốc gia trung lập', tuy trên thực tế ngay từ đầu thập niên 60, họ đã lên tiếng tố cáo..'hành vi đế quốc của Mỹ và ngả về phía Cộng. Các phi cơ sau cùng do Mỹ chuyển giao gồm 16 chiếc T-28 Trojan (tháng 8-1962) và 4 chiếc T-37B Tweets (3-1963). Các nhân viên phi hành và kỹ thuật, thay vì được gửi đi học tại HK đã được gửi đi học tại Nga và Trung Hoa.Tháng 11-1963, ARVK nhận được chiếc MiG17 đầu tiên và Phái bộ viện trợ Mỹ rút khỏi Cambodia vào tháng 8/1964. Pháp chuyển giao cho Cambodia 15 chiếc A-1D vào những năm 1964-65. (Hoa Kỳ đã phản đối việc chuyển giao này nhưng vô hiệu, đây là những phi cơ HK đã giao cho Pháp trong những năm cuối của thập niên 50, khi Pháp còn cố giữ các thuộc địa tại Phi châu. )
Trong thời gian 1968-1970 ARVK hoạt động với 143 phi cơ thuộc đến 23 loại khác nhau do nhiều quốc gia chế tạo : Pháp, Mỹ, Nga, Trung Hoa và Nam Tự Việc bảo trì các phi cơ trở thành một gánh nặng. Đến đầu năm 1970, đa số phi cơ chiến đãu của ARVK trở thành bất khiển dụng : trong số Skyraiders chỉ còn 3 đến 5 chiếc có thể hoạt động..Cambodia đã dự trù thay thế các A-1D bằng các MiG 21, nhưng chưa thực hiện được..
Ngày 18 tháng 3, 1970 Lon Nol đảo chánh. Cambodia chuyển sang phe HK và trở thành đồng minh với VNCH. KQ VNCH đã yểm trợ và giúp đỡ ARVK (chỉ 2 ngày sau cuộc đảo chánh, KQ VNCH đã gửi một biệt đội gồm khoảng 20 chiếc Skyraiders sang trú đóng tại phi trường Pochentong)
Các vụ đào thoát của KQ VNCH sang Miên :
Trong suốt thời gian trị vì của Sinanouk, Cambodia là nơi dung dưỡng cho tất cả những người chống lại chế độ của TT Diệm tại VNCH. Sihanouk còn cổ võ thêm cho các cuộc đào thoát bằng phi cơ bằng cách treo giải thưởng một triệu đồng cho mỗi người đem máy bay sang Cambodia, người đào thoát sẽ được giúp để đi Pháp.
Danh mục phi cơ của ARVK chinh thức ghi nhận từ 1954 đến 1970 các phi cơ thuộc KQ VNCH được chuyển thành phi cơ của ARVK gồm :
3 Skyraiders, 2 H-34, 1 C-47
Một U-17 bay sang Cambodia vào năm 1963, nhưng phi cơ được trả lại cho VNCH.
Chiếc C-47, đào thoát sang Cambodia sau cuộc đảo chánh bất thành ngày 11-11-1960 của các Sĩ quan Dù (Nguyễn chánh Thi, Vương văn Đông..) Phi cơ do Đại úy Phan Phụng Tiên, chỉ huy trưởng Phi đoàn 1 vận tải điều khiển. Trên phi cơ còn có Tướng Thái Quang Hoàng bị giữ làm con tin.
Ngày 26 tháng 2 năm 1962, trong phi vụ ném bom dinh Độc lập nhằm mưu sát TT Diệm và gia đình. Chiếc A-1H do Tr/Úy Nguyễn văn Cử điều khiển tuy bị trúng đạn phòng không từ chiến hạm HQ (một LCM) trong khi ném bom, đã bay được sang Cambodia và đáp khẩn cấp bằng bụng xuống phi trường Pochentong. Phi cơ tuy bị hư hại nặng nhưng được sửa chữa và chuyển thành phi cơ của ARVK. (Chiếc A-1 thứ nhì do Tr/Úy Phạm Phú Quốc cũng trúng đạn và đáp xuống sông Sài gòn, nơi Bến Bạch Đằng).
Năm 1963 , một A-1H (số đuôi Bụ.565) do Đại úy Dương Đức đào thoát sang Cambodia (?)
(Trong bài Phi đoàn 1 Khu trục trên Đặc san KQ Bắc California, Số tháng 6-2011, Phượng hoàng Kim cương viết (trang 31) : 'vào đêm 5 tháng 10 năm 1963, Đại úy Huỳnh minh Đường , PĐ 514 được điều động cất cánh với một bức mật lệnh mà chỉ được mở ra đọc sau khi hoàn toàn đang bay trên trời. Mật lệnh là đánh chìm chiếc tàu HQ 401 chở tù nhân chinh trị trên đường ra đảo Phú Quốc. Anh không thi hành ác lệnh mà lẩn trốn bay qua Nam Vang xin tỵ nạn)
(Nhận xét của Trần Lý : Không thấy có tài liệu nào về vụ dự trù đanh chìm HQ 401, và không có trại giam tù chinh trị tại Phú Quốc)
Năm 1964 Trung úy Nguyễn văn Trạch (Bùi v Trạch ?) thuộc PĐ 518, trong một phi vụ biệt phái đi Đà Nẵng, đã từ Biên Hòa bay chiếc A-1H thẳng sang Pochentong. Ông Trạch sau đó được đi Pháp và học lại tại Salon de Provence..(Theo Phượng hoàng Kim cương trong bài đã dẫn trên thì Ông Bùi văn Trạch, trước đây là một Th/úy huấn luyện viên tại TTHLKQ đã về bổ xung cho PĐ 1 Khu trục, cùng một lượt với Th/úy Nguyễn văn Cử)
Hai trực thăng H-34 được ghi nhận là 'nhập danh sách phi cơ của ARVK' vào năm 1966. Tuy nhiên theo bài Những con chim sắt thiệt thòi, Tác giả không rõ trênwebsite members.optusnet.com.au/vnaf2, tải xuống ngày 5/31/2007) :
- Năm 1963 hay 64, phi công tên Thể (tục danh Người tiền sử) đã đào thoát sang Miên bằng một trực thăng H-34 thuộc PĐ 213.
- Năm 1965, Th/úy Trần Minh Bạch đã bay một H-34 thuộc PĐ 215 từ Đà Lạt sang Miên cùng với tình nhân tên Dung.
Cũng trong bài 'Những con chim sắt thiệt thòí còn có thêm các trường hợp :
Năm 1966, một C-47 bị đánh cắp và bay sang Miên do phi công Huỳnh bá Phúc. Ông này trước đây là một phi công khu trục (?) ông đã bị bắn rơi trong một phi vụ hành quân trên chiếc AD-5 với một hoa tiêu Hoa Kỳ, phi công HK tử thương, nhưng Phúc bị băt làm tù binh và bị giam giữ trong mật khu CS, 6 tháng sau ông vượt ngục trở về nhưng không được bay khu trục mà phải chuyển sang vận tải C-47 (?) (Trần Lý : không thấy tài liệu nào trong KQVN về vụ này ?)
Khoảng năm 1963 hay 64, Đại úy Ngô tân Diêu, chỉ huy trưởng một Phi đoàn tại Biên Hòa (?) lái một chiếc L-19 sang Miên. Ông này sau đó xin trở về VN.
Ngoài ra trong 'Danh mục' phi cơ của ARVK năm 1966 có ghi thêm :
Một phi cơ Dornier Do 28A, đăng bộ như một phi cơ dân sư. VNCH đã đáp xuống Pochentong năm 1966 do sai lầm phi hành. Phi cơ này có lẽ của CIA . Chiếc Dornier này tiếp tục hoạt động trong ARVK đến 1968.
Những cuộc 'đụng độ' :
Trong khoảng thời gian 1954-1970 có nhiều cuộc 'chạm trán' giữa KQ Miên và KQ VNCH. Tuy nhiên trên thực tế mãi đến đầu thập niên 60, KQ Miên mới tạm có khả năng 'đương đầu', tuy giới hạn, với KQ VNCH..
Sự kiện 'quan trọng' nhất, được công bố ầm ĩ trên báo chí Miên là : Ngày 21 tháng 3 năm 1964, 2 chiếc T-28D của ARVK đã phát giác một chiếc O-1 của KQ VNCH bay lạc vào không phận Miên. Chiếc T-28 D bay bởi Đ/úy phi công (hoàng tử Miên) Sisowat Monirak đã bay theo và bắn hạ chiếc O-1, chiếc này rơi bên trong nội địa VN, cách biên giới khoảng 2 miles. Phi công VN và 1 quan sát viên HK tử nạn. KQ Miên tuy tuyên dương công trạng 'anh hùng' cho Monirak nhưng Sihanouk lại ra lệnh cho KQ Miên phải tránh các cuộc đụng độ tương tự. Ngay hôm sau, các phi công của KQ VNCH muốn tấn công trả đũa nhưng không được phép và một phi vụ 'dằn mặt' duy nhất được chấp thuận là gửi một phi tuần gồm 2 A -1H bay thật sâu vào không phận Miên.. Phi vụ do Đ/úy Lê Xuân Lan, trưởng phòng hành quân của PĐ 514 tại Biên Hòa thực hiện. Đ/úy Lan kể lại :' Tôi đã xin vị Không đoàn trưởng cho đổi phi vụ yểm trợ tiếp cận trong buổi sáng thành phi vụ tuần thám võ trang. Theo sau tôi là chiếc số 2, chúng tôi vượt qua biên giới và biết chắc là KQ Miên theo dõi chúng tôi trên radar, tôi ra lệnh cho chiếc số 2 bật nút thả bom ở vị tri salvo vì chúng tôi đều có trang bị bom 500 lbs và trong trường hợp phải 'không chiến', chúng tôi có thể thả hết bom ngay tức khắc. Dù bay sâu trong không phận Miên, nhưng chúng tôi đã không gặp một phản ứng nào của phía Miên (Theo Lý Tưởng Úc châu , số kỷ niệm Ngày Không lực 1 tháng 7, 2007) Theo Grandolini, 2 phi cơ này bay đến tận không phận vùng ngoại ô Nam Vang, và sau đó KQVN còn có nhiều phi vụ 'cố tình' bay vào không phận Miên nhưng AVRK tránh các cuộc đương đầu. Phía Miên đưa nhiều giàn cao xạ phòng không ra vùng biên giới và có lần các A-1D của KQ Miên đã bị chính cao xạ của họ bắn vì..nhầm với A-1 của KQ VNCH.
Trước đó, ngày 24 tháng 10, 1964, một C-123 của KQ HK đã bị rơi khi trúng đạn phòng không của Miên gần Phum Dak Dam (bên trong đất Miên) khi thả dù tiếp liệu cho Trại Bu Prang. 6 nhân viên phi hành và 2 binh sĩ LLĐB HK thiệt mạng.
Để có thể bảo vệ vùng không phận biên giới hữu hiệu hơn, ATVK đã đưa những biệt đội nhỏ gồm 4 chiếc T-28D hay T-6G ra các phi trường nhỏ ở Kompong Chnang, Ream, Kompong Cham và Casabiek. Casabiek là khu vực các T-28 của Miên luôn luôn 'gặp' các phi cơ của HK và các A-1 củaVN hoạt động trong vùng Pleiku. Casibiek thường xuyên bị các phi cơ không thám RB-57E của HK theo dõi các hoạt động của các T-28 này. Tại đây tiếp theo một cuộc đụng độ giữa Bộ binh VNCH với Cộng quân khi chúng tấn công tiền đồn Bu Krak, các F-100 của KQHK đã thả bom 'lầm'..sát hại 24 binh sĩ Miên. KQ HK cũng nhiều lần oanh kích các vị trí CQ tại Mondol Kiri Kompong Cham và cả Ratana Kiri. Các A1-D của KQ Miên cũng nhiều lần..'gặp' A-1H của KQ VNCH..nhưng không bên nào nổ súng (?)
Những A1-D Miên thường bay các phi vụ hộ tống cho các MĐ315 trang bị máy chụp hình..để chụp các khu vực bi. HK và VN oanh kích để làm bằng chứng..khiếu nại ngoại giao.
Các đơn vị phòng không Miên đã nhiều lần bắn lên các phi cơ VN và HK bay 'lạc' vào không phận của họ : Năm 1968, họ cho biết là đã bắn trúng một F-5 của VN (hay HK), phi cơ đã phải thả bỏ võ khí, bom mang theo dưới cánh và họ thu hồi được mộtbình xăng phụ, đem về trưng bày tại Pochentong. Cũng trong năm 1968, Phòng không Miên thông báo là bắn trúng một C-123 và phi cơ rơi bên đất VN (HK phủ nhận tin này)
Ngày 1 tháng 4, một cuộc đụng độ giữa Hải quân Miên-Việt trong vùng Vịnh Thái Lan. Hai bên trao đổi hải pháo. Một phi cơ tuần thám P-3B của HQ HK được phái đến vùng giao tranh và bị HQ Miên bắn hạ. Phi cơ rơi gần đảo Phú Quốc, 12 nhân viên phi hành thiệt mạng..
Theo tổng kết của HK : trong thời gian 'đối đầu' 1960-1970, khoảng 14 chiếc phi cơ của HK và VN thuộc kế hoạch xâm nhập Daniel Boone, thả các toán thám sát LLĐB đã bị bắn rơi trong lãnh thổ Miên, đa số do đạn phòng không..Riêng trong khoảng 4 tháng đầu năm 1970 có thêm 5 chiếc UH-1 bị bắn rơi.
( BV cũng dùng phi cơ để tiếp tế cho quân đội của họ trú đóng bên trong đất Miên. Đa số các phi vụ này dùng các phi cơ vận tải An-2 hay trực thăng Mi-4 xuất phát từ Đồng Hới hay Nam Lào)
Trong thời gian đầu năm 1970, KQ Miên cho biết là 2 Mig 17 của họ đã đụng độ với 2 A-1 của VNCH, với kết quả là họ bắn trúng cả 2 phi cơ này và các phi cơ phải đáp khẩn cấp ở Tây Ninh...KQ VN hoàn toàn phủ nhận tin này?
Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Sihanouk bị hạ bệ sau cuộc đảo chánh của Lon Nol và KQ Miên đang từ 'đối đầu' đã trỡ thành 'bạn' cùng chiến tuyến với KQ VNCH..
Trần Lý (tháng 6-2012)
No comments:
Post a Comment