Tản mạn về thành ngữ: "đàn gảy tai trâu"
Tiếng Việt có một kho thành ngữ phong phú và đầy hình ảnh, nhiều câu bắt nguồn từ những câu chuyện, điển tích rất thú vị. Mình may mắn được đọc khá nhiều tài liệu về những câu thành ngữ tiếng Việt nên cũng xin tản mạn một chút để chúng ta hiểu sâu hơn về ý nghĩa cũng như bối cảnh vận dụng thành ngữ đó.
Trước hết là một câu thành ngữ rất quen thuộc: “đàn gảy tai trâu”.
Trước hết là một câu thành ngữ rất quen thuộc: “đàn gảy tai trâu”.
Câu thành ngữ “đàn gảy tai trâu” nhằm ngụ ý rằng đưa điều hay ho tốt đẹp đến với đối tượng không có khả năng thưởng thức và cảm thụ thì cũng chỉ phí công vô ích mà thôi.
Câu thành ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hán: “Đối ngưu đàn cầm”. Chuyện rằng xưa có một người tên là Công Minh Nghĩa rất tinh thông nhạc lý và chơi đàn rất hay. Một ngày nọ, ông ta đang dạo chơi thì nhìn thấy một đàn trâu gặm cỏ. Tức cảnh sinh tình, ông đàn khúc “Thanh giác chi tao” – một bản nhạc vô cùng cao nhã. Tiếng đàn của Công Minh Nghĩa rất hay, nhưng lũ trâu vẫn bình thản gặm cỏ khiến ông rất bực. Sau khi quan sát thì ông nhận thấy không phải lũ trâu không nghe được mà vì khả năng cảm thụ âm nhạc của chúng rất kém. Ông bèn đàn một giai điệu quen thuộc thì chúng ngừng gặm cỏ và dỏng tai lên.
Đến cuối đời Đông Hán, một người thông tuệ tên là Mâu Dung đã kể lại câu chuyện này cho các học trò Nho gia sau khi dùng những triết lí cao siêu để giảng Kinh Phật mà họ cứ ngơ ngác. Từ đó “đàn gảy tai trâu” trở thành một câu thành ngữ, được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Một số ý kiến cho rằng thành ngữ "đàn gảy tai trâu" có nghĩa tương tự với thành ngữ "nước đổ lá khoai", nhưng mình không thấy như vậy. Hai thành ngữ này tuy cùng chỉ một hành động phí công vô ích, nhưng nghĩa khác nhau và cũng được dùng trong các bối cảnh khác nhau. "Nước đổ lá khoai" (có nơi nói "nước đổ lá môn") hay "nước đổ đầu vịt" mới đồng nghĩa, ý nói những lời khuyên răn, dạy bảo chẳng có tác dụng gì, cũng như nước rơi vào lá khoai hay lông vịt thì cũng trôi tuột đi, không thấm ướt. Khi nói đến một đứa trẻ bướng bỉnh, bất trị, mọi lời dạy dỗ đều vô ích thì ta dùng "nước đổ lá khoai"/ "nước đổ đầu vịt", còn khi nói đến trường hợp đem thứ cao siêu ra nói với một kẻ tầm thường không có khả năng nắm bắt thì dùng "đàn gảy tai trâu".
Trong tiếng Anh, câu thành ngữ tương đương với "nước đổ đầu vịt" là "water off a duck's back", còn câu thành ngữ tương đương với “đàn gảy tai trâu” là “cast pearls before swine”. Nghĩ cũng đúng thật, ngọc mà đem bày trước mặt heo thì đâu có nghĩa lý gì
Câu thành ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hán: “Đối ngưu đàn cầm”. Chuyện rằng xưa có một người tên là Công Minh Nghĩa rất tinh thông nhạc lý và chơi đàn rất hay. Một ngày nọ, ông ta đang dạo chơi thì nhìn thấy một đàn trâu gặm cỏ. Tức cảnh sinh tình, ông đàn khúc “Thanh giác chi tao” – một bản nhạc vô cùng cao nhã. Tiếng đàn của Công Minh Nghĩa rất hay, nhưng lũ trâu vẫn bình thản gặm cỏ khiến ông rất bực. Sau khi quan sát thì ông nhận thấy không phải lũ trâu không nghe được mà vì khả năng cảm thụ âm nhạc của chúng rất kém. Ông bèn đàn một giai điệu quen thuộc thì chúng ngừng gặm cỏ và dỏng tai lên.
Đến cuối đời Đông Hán, một người thông tuệ tên là Mâu Dung đã kể lại câu chuyện này cho các học trò Nho gia sau khi dùng những triết lí cao siêu để giảng Kinh Phật mà họ cứ ngơ ngác. Từ đó “đàn gảy tai trâu” trở thành một câu thành ngữ, được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Một số ý kiến cho rằng thành ngữ "đàn gảy tai trâu" có nghĩa tương tự với thành ngữ "nước đổ lá khoai", nhưng mình không thấy như vậy. Hai thành ngữ này tuy cùng chỉ một hành động phí công vô ích, nhưng nghĩa khác nhau và cũng được dùng trong các bối cảnh khác nhau. "Nước đổ lá khoai" (có nơi nói "nước đổ lá môn") hay "nước đổ đầu vịt" mới đồng nghĩa, ý nói những lời khuyên răn, dạy bảo chẳng có tác dụng gì, cũng như nước rơi vào lá khoai hay lông vịt thì cũng trôi tuột đi, không thấm ướt. Khi nói đến một đứa trẻ bướng bỉnh, bất trị, mọi lời dạy dỗ đều vô ích thì ta dùng "nước đổ lá khoai"/ "nước đổ đầu vịt", còn khi nói đến trường hợp đem thứ cao siêu ra nói với một kẻ tầm thường không có khả năng nắm bắt thì dùng "đàn gảy tai trâu".
Trong tiếng Anh, câu thành ngữ tương đương với "nước đổ đầu vịt" là "water off a duck's back", còn câu thành ngữ tương đương với “đàn gảy tai trâu” là “cast pearls before swine”. Nghĩ cũng đúng thật, ngọc mà đem bày trước mặt heo thì đâu có nghĩa lý gì
No comments:
Post a Comment