Tiền Tầu không mua được tình bạn Philippines
11 giờ trước
Giữa làn nước trong lành xanh ngắt của Biển Đông, Tầu Cộng đang hiểu ra việc có bạn và đồng minh sát cánh với sự trỗi dậy của họ - một cường quốc kinh tế thế giới - khó khăn nhường nào.
Trong nhiều thập kỷ, Tầu Cộng đã rải hàng tỉ USD viện trợ phát triển cho các quốc gia láng giềng - làm thay đổi đường chân trời ở Phnom Penh, Campuchia và mang lại đường giao thông huyết mạch cho Myanmar khi phương Tây ban hành lệnh cấm vận. Ở châu Phi và Nam Mỹ, Tầu Cộng còn đổ nhiều tiền hơn để rào kín các mỏ năng lượng và lương thực.
Tầu Cộng còn hào phóng chi 2,8 tỉ USD cho mạng lưới băng thông vào các dự án khác tại Philippines, trong khi hai quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền với vùng biển được cho là có nhiều trữ lượng khí đốt và dầu tại Biển Đông. Khi tiền được đổ vào, hai quốc gia đã ký một hiệp ước quan trọng cùng nhau khảo sát trữ lượng phong phú của vùng biển.
Trong nhiều thập kỷ, Tầu Cộng đã rải hàng tỉ USD viện trợ phát triển cho các quốc gia láng giềng - làm thay đổi đường chân trời ở Phnom Penh, Campuchia và mang lại đường giao thông huyết mạch cho Myanmar khi phương Tây ban hành lệnh cấm vận. Ở châu Phi và Nam Mỹ, Tầu Cộng còn đổ nhiều tiền hơn để rào kín các mỏ năng lượng và lương thực.
Tầu Cộng còn hào phóng chi 2,8 tỉ USD cho mạng lưới băng thông vào các dự án khác tại Philippines, trong khi hai quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền với vùng biển được cho là có nhiều trữ lượng khí đốt và dầu tại Biển Đông. Khi tiền được đổ vào, hai quốc gia đã ký một hiệp ước quan trọng cùng nhau khảo sát trữ lượng phong phú của vùng biển.
Một ngư dân Philippines trở về từ bãi cạn Scarborough. Ảnh: Reuters
Hiện nay, hiệp ước này đã bị phá bỏ khi Bắc Kinh và Manila rơi vào tranh cãi gay gắt về việc ai sở hữu gì ở ngoài biển. Ở một nơi cách bờ biển Philippines 119 hải lý, tàu cá của Tầu Cộng và Philippines cùng gây sức ép, đối đầu liên tục về các quyền đánh bắt. Còn ở một nơi khác, Tầu Cộng đang cảnh báo Philippines buộc các hãng năng lượng trong nước phải ngừng khoan dầu. Trong khi đó, rất nhiều dự án Tầu Cộng đang bỏ vốn ở Philippines đã đổ bể trong sự oán giận và cả cáo buộc tham nhũng.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm thứ năm tuần qua đã phát biểu tại Washington: “Lúc này, nếu như họ không tuân theo luật quốc tế, sẽ có nhiều quốc gia khác nghĩ giống như chúng tôi rằng: ‘Quan hệ giữa chúng ta và người Tầu Cộng rồi sẽ ra sao?”.
Ông Aquino cũng cho biết thêm căng thẳng tranh cãi quanh việc đánh bắt cá có chiều hướng giảm, nhưng đó vẫn chỉ là một vấn đề trong cả một mối quan hệ rộng lớn, phức tạp và căng thẳng giữa đôi bên.
Philippines - thuộc địa một thời của Mỹ - giờ là một trong các đồng minh then chốt của Mỹ tại châu Á, nhưng quốc hội Philippines đã đóng cửa căn cứ quân sự tại vịnh Subic và Clark Field vào năm 1991. Giờ đây, nỗ lực bề ngoài của Tầu Cộng nhằm lấy lòng Philippines bằng tiền lại một lần nữa mở ra một cánh cửa khác cho Mỹ, cho thấy cú sảy chân của Tầu Cộng có thể sẽ có lợi cho Mỹ trong khu vực này.
Chính quyền Aquino một vài lần đã yêu cầu Mỹ trợ giúp thêm. Hồi tháng 4, lính Mỹ đã tham gia vào các cuộc tập trận huấn luyện chung với quân đội Philippines. Cuộc tập trận này thiết kế nhằm tập huấn cho họ cách thức chống cự trong một cuộc tấn công trên biển với một cường quốc bên ngoài.
Trong khi Mỹ dấn thêm nhiều bước trong quan hệ quốc phòng với các quốc gia trong khu vực, thì các cánh cửa lại khép dần với Tầu Cộng, đặc biệt là tại Philippines. Bắc Kinh đòi chủ quyền tại vùng biển tranh chấp với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei, có thể có trữ lượng dầu trong khoảng từ 28 tỉ tới 213 tỉ thùng (trữ lượng đã được xác nhận và chưa phát hiện ra). Hiện giờ, chưa rõ là khoảng bao nhiêu phần trăm trong số dầu này có thể khai thác được, nhưng một số người cho rằng trữ lượng có thể còn lớn hơn cả ở Ả Rập Xê Út và Venezuela.
Tầu Cộng đã cố làm dịu căng thẳng từ những năm 1990 bằng cách xây dựng các chương trình trao đổi giáo dục với các nước láng giềng. “Tuy nhiên, Philippines vẫn là một ‘ca khó’ với Tầu Cộng. Đây là một đất nước đa phần theo đạo Thiên chúa, một đồng minh của Mỹ với nền văn hóa có nhiều nét tương đồng với Mỹ” - Ernie Bower, một nhà tư vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế chiến lược tại Washington, nhận định. “Rốt cuộc, Tầu Cộng hiểu rằng tiền chính là cách để giải quyết vấn đề”.
Các nhà ngoại giao của Tầu Cộng đã ngỏ lời với Manila hồi năm 2003 rằng Bắc Kinh muốn củng cố một mối quan hệ mạnh hơn và sẵn lòng bỏ vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng. Người sau đó làm Tổng thống Philippines là bà Gloria Arroyo đã hy vọng kết nối nền kinh tế của Manila với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Tầu Cộng, đồng thời cũng cần có một ‘người bạn mới’ sau khi đã khiến cho Washington tức giận vì đã rút quân đội Philippines khỏi chiến trường Iraq năm 2004.
Khi Chủ tịch Tầu Cộng Hồ Cẩm Đào có chuyến công du chính thức tới Manila tháng 4/2005, bà Arroyo đã mô tả quan hệ giữa hai nước đang tiến vào ‘một kỷ nguyên vàng’. Các quan chức Tầu Cộng đã cấp cho Manila các khoản vay mà không cần có điều kiện chặt chẽ.
Khi tờ Journal hỏi về mục đích của các viện trợ này, Bộ Ngoại giao Tầu Cộng nói rằng các khoản đó được thực hiện “trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi và phát triển chung”.
Khi tiền từ Bắc Kinh đổ về, Manila đã đề xuất với Tầu Cộng một thỏa thuận cùng thăm dò trữ lượng dầu ở Biển Đông, bao gồm cả một số vùng biển được chỉ định rõ là thuộc chủ quyền của Philippines theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc.
Một số người - trong đó có ông Aquino - lại cho rằng thỏa thuận trên rõ ràng là chiêu ‘câu giờ’ của Tầu Cộng và vi phạm hiến pháp Philippines khi giao quyền kiểm soát lãnh thổ Philippines cho một thực thể nước ngoài. Phe đối lập và các lãnh đạo dân túy đã thách thức thỏa thuận trên trong phiên tòa năm 2008. Rốt cuộc, thỏa thuận đã bị đổ bể.
Tỉ lệ ủng hộ đối với bà Arroyo càng sụt dốc khi dính đến các bê bối liên quan tới hãng viễn thông ZTE của Tầu Cộng. Nhật báo Inquirer của Philippines nói hãng viễn thông của Tầu Cộng đã ‘lừa bịp’ chính quyền Philippines.
Khi ông Aquino lên cầm quyền năm 2010, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila không cải thiện bao nhiêu. Mặc dù làm việc cởi mở với Tầu Cộng, nhưng ông Aquino vẫn mong muốn tái thiết quan hệ với Mỹ. Quan hệ với Tầu Cộng vẫn tiếp tục lao dốc khi một loạt vụ việc liên quan tới công dân hai nước và diễn biến dồn dập trên bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough, còn Tầu Cộng gọi là Hoàng Nham.
Tại một trung tâm Chỉ huy phương Tây của Philippines tại Puerto Princesa, Trung tướng Juancho Sabban cùng các lãnh đạo chính trị tại Manila đang sẵn sàng cho một sự kiện vào cuối năm nay, khi một hãng thăm dò dầu lửa sẽ bắt đầu khai thác tại bãi Cỏ Rong. “Có lẽ chúng tôi sẽ phải gửi các đội tàu cá đến để bao bọc cho các tàu khai thác của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ bảo vệ quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ” - Tướng Sabban nói.
Chính quyền Aquino đã thông qua thêm 5 gói thầu nữa cho các hợp đồng khai thác và lên kế hoạch cho một đợt bỏ thầu nữa vào tháng 7 bao gồm hai khu vực gần bãi Cỏ Rong. “Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng. Điểm mấu chốt là đó hiển nhiên nằm trong lãnh thổ của chúng tôi” - ông Aquino khẳng định tại Washington.
Lê Thu (theo Wall Street Journal)
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm thứ năm tuần qua đã phát biểu tại Washington: “Lúc này, nếu như họ không tuân theo luật quốc tế, sẽ có nhiều quốc gia khác nghĩ giống như chúng tôi rằng: ‘Quan hệ giữa chúng ta và người Tầu Cộng rồi sẽ ra sao?”.
Ông Aquino cũng cho biết thêm căng thẳng tranh cãi quanh việc đánh bắt cá có chiều hướng giảm, nhưng đó vẫn chỉ là một vấn đề trong cả một mối quan hệ rộng lớn, phức tạp và căng thẳng giữa đôi bên.
Philippines - thuộc địa một thời của Mỹ - giờ là một trong các đồng minh then chốt của Mỹ tại châu Á, nhưng quốc hội Philippines đã đóng cửa căn cứ quân sự tại vịnh Subic và Clark Field vào năm 1991. Giờ đây, nỗ lực bề ngoài của Tầu Cộng nhằm lấy lòng Philippines bằng tiền lại một lần nữa mở ra một cánh cửa khác cho Mỹ, cho thấy cú sảy chân của Tầu Cộng có thể sẽ có lợi cho Mỹ trong khu vực này.
Chính quyền Aquino một vài lần đã yêu cầu Mỹ trợ giúp thêm. Hồi tháng 4, lính Mỹ đã tham gia vào các cuộc tập trận huấn luyện chung với quân đội Philippines. Cuộc tập trận này thiết kế nhằm tập huấn cho họ cách thức chống cự trong một cuộc tấn công trên biển với một cường quốc bên ngoài.
Trong khi Mỹ dấn thêm nhiều bước trong quan hệ quốc phòng với các quốc gia trong khu vực, thì các cánh cửa lại khép dần với Tầu Cộng, đặc biệt là tại Philippines. Bắc Kinh đòi chủ quyền tại vùng biển tranh chấp với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei, có thể có trữ lượng dầu trong khoảng từ 28 tỉ tới 213 tỉ thùng (trữ lượng đã được xác nhận và chưa phát hiện ra). Hiện giờ, chưa rõ là khoảng bao nhiêu phần trăm trong số dầu này có thể khai thác được, nhưng một số người cho rằng trữ lượng có thể còn lớn hơn cả ở Ả Rập Xê Út và Venezuela.
Tầu Cộng đã cố làm dịu căng thẳng từ những năm 1990 bằng cách xây dựng các chương trình trao đổi giáo dục với các nước láng giềng. “Tuy nhiên, Philippines vẫn là một ‘ca khó’ với Tầu Cộng. Đây là một đất nước đa phần theo đạo Thiên chúa, một đồng minh của Mỹ với nền văn hóa có nhiều nét tương đồng với Mỹ” - Ernie Bower, một nhà tư vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế chiến lược tại Washington, nhận định. “Rốt cuộc, Tầu Cộng hiểu rằng tiền chính là cách để giải quyết vấn đề”.
Các nhà ngoại giao của Tầu Cộng đã ngỏ lời với Manila hồi năm 2003 rằng Bắc Kinh muốn củng cố một mối quan hệ mạnh hơn và sẵn lòng bỏ vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng. Người sau đó làm Tổng thống Philippines là bà Gloria Arroyo đã hy vọng kết nối nền kinh tế của Manila với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Tầu Cộng, đồng thời cũng cần có một ‘người bạn mới’ sau khi đã khiến cho Washington tức giận vì đã rút quân đội Philippines khỏi chiến trường Iraq năm 2004.
Khi Chủ tịch Tầu Cộng Hồ Cẩm Đào có chuyến công du chính thức tới Manila tháng 4/2005, bà Arroyo đã mô tả quan hệ giữa hai nước đang tiến vào ‘một kỷ nguyên vàng’. Các quan chức Tầu Cộng đã cấp cho Manila các khoản vay mà không cần có điều kiện chặt chẽ.
Khi tờ Journal hỏi về mục đích của các viện trợ này, Bộ Ngoại giao Tầu Cộng nói rằng các khoản đó được thực hiện “trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi và phát triển chung”.
Khi tiền từ Bắc Kinh đổ về, Manila đã đề xuất với Tầu Cộng một thỏa thuận cùng thăm dò trữ lượng dầu ở Biển Đông, bao gồm cả một số vùng biển được chỉ định rõ là thuộc chủ quyền của Philippines theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc.
Một số người - trong đó có ông Aquino - lại cho rằng thỏa thuận trên rõ ràng là chiêu ‘câu giờ’ của Tầu Cộng và vi phạm hiến pháp Philippines khi giao quyền kiểm soát lãnh thổ Philippines cho một thực thể nước ngoài. Phe đối lập và các lãnh đạo dân túy đã thách thức thỏa thuận trên trong phiên tòa năm 2008. Rốt cuộc, thỏa thuận đã bị đổ bể.
Tỉ lệ ủng hộ đối với bà Arroyo càng sụt dốc khi dính đến các bê bối liên quan tới hãng viễn thông ZTE của Tầu Cộng. Nhật báo Inquirer của Philippines nói hãng viễn thông của Tầu Cộng đã ‘lừa bịp’ chính quyền Philippines.
Khi ông Aquino lên cầm quyền năm 2010, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila không cải thiện bao nhiêu. Mặc dù làm việc cởi mở với Tầu Cộng, nhưng ông Aquino vẫn mong muốn tái thiết quan hệ với Mỹ. Quan hệ với Tầu Cộng vẫn tiếp tục lao dốc khi một loạt vụ việc liên quan tới công dân hai nước và diễn biến dồn dập trên bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough, còn Tầu Cộng gọi là Hoàng Nham.
Tại một trung tâm Chỉ huy phương Tây của Philippines tại Puerto Princesa, Trung tướng Juancho Sabban cùng các lãnh đạo chính trị tại Manila đang sẵn sàng cho một sự kiện vào cuối năm nay, khi một hãng thăm dò dầu lửa sẽ bắt đầu khai thác tại bãi Cỏ Rong. “Có lẽ chúng tôi sẽ phải gửi các đội tàu cá đến để bao bọc cho các tàu khai thác của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ bảo vệ quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ” - Tướng Sabban nói.
Chính quyền Aquino đã thông qua thêm 5 gói thầu nữa cho các hợp đồng khai thác và lên kế hoạch cho một đợt bỏ thầu nữa vào tháng 7 bao gồm hai khu vực gần bãi Cỏ Rong. “Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng. Điểm mấu chốt là đó hiển nhiên nằm trong lãnh thổ của chúng tôi” - ông Aquino khẳng định tại Washington.
Lê Thu (theo Wall Street Journal)
No comments:
Post a Comment