Monday, September 3, 2012

Báo Trung Cộng: Quân cảng Cam Ranh lợi hại nhất châu Á

Báo Trung Cộng: Quân cảng Cam Ranh lợi hại nhất châu Á

Báo Trung Quốc nói cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và “nguy hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.>> 'Kẹp ba' đua tốc độ, 1 tử nạn, 2 nguy kịch>> Ông lão 67 tuổi bị vòi 'tình phí'Trong số ra ngày 20/8/2012, tạp chí “Tuần tin tức Trung Cộng” đã có một bài viết rất công phu phân tích sự “hấp dẫn” và lợi thế của quân cảng Cam Ranh của Việt Nam đồng thời phân tích vị thế của quân cảng này đối với tình hình an ninh khu vực trong bối cảnh hiện nay. Infonet xin trích lược bài viết này để giới thiệu với độc giả.“Có lẽ cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và “nguy hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam”, tạp chí Tuần Tin tức viết, đồng thời trích dẫn nhận xét của báo chí Mỹ: “Ai chiếm được vịnh Cam Ranh, người đó sẽ chiếm được một nửa Trung Cộng, có thể kiểm soát được tuyến đường giao thông biển Á-Âu…”.
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam neo đậu ở Quân cảng Cam Ranh
Lợi hại hiếm có: Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió rất tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy núi cao khoảng 400m vây quanh nên không những gió bão không thể xâm nhập mà địa thế cao điểm này có thể khống chế cả khu vực xung quanh cảng một cách rất dễ dàng. Nhờ thế, quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại, khó công, dễ thủ. Cửa vào Cam Ranh tuy nhỏ nhưng tổng diện tích mặt nước rộng 98 km2, nước sâu phổ biến ở mức 16-25m, nơi sâu nhất có thể lên đến 32m, cho phép đồng thời khoảng 40 tầu chiến cỡ lớn cùng neo đậu, kể cả tàu sân bay.Nếu bố trí tên lửa phòng không ở vịnh Cam Ranh và những cao điểm xung quanh thì toàn bộ eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm khống chế của hỏa lực những tên lửa đó. Ngoài ra, vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam).Vừa có lợi thế tự nhiên rất có lợi cho quân sự, quốc phòng lại cận kề tuyến đường vận tải biển quốc tế trọng yếu nên từ hàng trăm năm nay vịnh Cam Ranh luôn được hải quân các cường quốc coi là “trung tâm dịch vụ hậu cần” quan trọng.Sân bay quốc tế Cam Ranh với phi đạo dài hơn 3.000m đủ khả năng đón máy bay chở khách cỡ lớn. Sân bay có thể đảm bảo cho các máy bay vận tải hạng nặng (C-141, C-5 Galaxy, Il-76), máy bay ném bom chiến lược (B52, Tu-95) cất/hạ cánh.Bắt đầu từ năm 1905, Nga hoàng, Pháp, Nhật Bản đã đua nhau chiếm Cam Ranh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ thậm chí đã chi tới hơn 300 triệu USD để mở rộng Cam Ranh. Từ năm 1979, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, đồng thời là vị trí tiền đồn để Liên Xô kiềm chế Trung Cộng và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, do tình hình thế giới có nhiều biến đổi nên từ năm 2002 đến nay, Cam Ranh trở thành một cảng biển “đìu hiu và tĩnh lặng”.Nhưng kể từ đầu năm 2012 đến nay, Cam Ranh đã bắt đầu “nhộn nhịp” trở lại. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã ghé qua Cam Ranh và làm dấy lên tin đồn rằng Mỹ sẽ trở lại Cam Ranh trong một tương lai rất gần.
 
 
Cán bộ vùng 4 Hải quân chụp ảnh lưu niệm với sĩ quan thủy thủ tàu khu trục Hải quân Liên Xô tại Cảng Cam Ranh (năm …Chưa hết, hồi cuối tháng 7/2012, khi chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Nga đã đồng ý để Nga thành lập một cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh. Đến lúc này, Cam Ranh đã bộc lộ rõ vai trò là một quân cảng mang lại nguồn tài chính lớn đồng thời là con bài chiến lược của Việt Nam khi đối đầu với các nước khác.Chiến lược kinh tếKể từ lần “xuất hiện” trở lại vào tháng 10/2010, quan điểm của chính phủ Việt Nam về Cam Ranh rất thống nhất: Biến cảng này thành một cảng biển cho phép tàu quân sự nước ngoài sử dụng nhưng có thu phí. Cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, người đã từng đến thăm Cam Ranh hồi năm 2005, bình luận: “Lần này Nga đến Cam Ranh để sử dụng chứ không phải để thuê. Việt Nam sẽ không cung cấp vịnh Cam Ranh cho nước thứ 3 dùng làm căn cứ quân sự và thái độ đó của Việt Nam là không thay đổi”.Rõ ràng sự thay đổi lần này rất quan trọng, từ sự thuê dùng đến sử dụng khác nhau một trời, một vực. Thuê dùng nghĩa là ai thuê thì người đó sẽ có đặc quyền sử dụng còn sử dụng là có tính chất mở cửa. Trong chuyến thăm Nga, ông Trương Tấn Sang cũng nói rõ, Việt Nam cung cấp cơ sở trên biển cho Nga hoàn toàn không phải là căn cứ quân sự.Nhờ có Cam Ranh, Nga đã đồng ý cho Việt Nam vay 10 tỷ USD, nguồn tài chính quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong nước. Cùng với đó, mối quan hệ hợp tác về năng lượng, đặc biệt là hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí Nga-Việt sẽ có bước tiến đáng kể. Một quan chức ngoại giao giấu tên của Trung Quốc còn cho rằng Việt Nam đã rất khôn khéo trong việc sử dụng con bài Cam Ranh trong cuộc chơi với Nga và Mỹ. “Di chứng từ cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến Việt Nam không thể cởi mở hơn với quân đội Mỹ nhưng họ vẫn có thể dùng Cam Ranh để khiến Mỹ hài lòng đồng thời việc cho phép Nga trở lại có tác dụng cân bằng tâm lý rất tốt”, vị quan chức ngoại giao này nói, “Cam Ranh có thể là trận chiến tương đối ôn hòa trong chiến lược trở lại châu Á mà cả Nga và Mỹ cùng đang thi hành. Có điều trận chiến lần này đã được bày ngửa trên bàn”.Nâng tầm vị thế Việt NamSo với những đồn đoán vội vàng của dư luận về sự trở lại của hải quân Nga, nhiều ý kiến khác cho rằng tác dụng chuyến thăm Cam Ranh của ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng mang đến những tác dụng rất lớn. Trong chuyến thăm này, ông Panetta đã phát biểu rằng Mỹ rất hy vọng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề biển và sự kiện tàu hậu cần USNS Richard E.Byrd cập cảng Cam Ranh là một sự thể hiện nguyện vọng này. Chắc hẳn, ông Panetta chưa thể quên chuyến thăm Cam Ranh của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson hồi năm 1966.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon E. Panetta họp báo trên boong tàu nhân chuyến thăm Cam Ranh hồi đầu tháng 6 vừa …Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng: “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Cộng, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu, có được địa vị bá quyền thế giới vì thế Mỹ phải chiến thắng Nga, hải quân Mỹ phải được đóng ở Cam Ranh”.Phải tạo được vị thế cân bằng giữa các cường quốc là quan điểm nhất quán của chính phủ Việt Nam. Với Cam Ranh, Việt Nam không chỉ tìm kiếm lợi ích về kinh tế mà còn tranh thủ sử dụng quân cảng này làm bàn đạp nâng tầm vị thế của họ. Cam Ranh giờ đây không chỉ là sự thèm khát của Nga, Mỹ mà còn có cả Ấn Độ, Nhật Bản…Quan chức ngoại giao kỳ cựu của Trung Cộng kết luận: “Khi các cường quốc tiến vào Cam Ranh ngày càng nhiều, Việt Nam sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia nói chuyện với Trung Cộng trong vấn đề Biển Đông”.Trung Quốc hiểu rằng, chắc chắn Mỹ sẽ không thể thờ ơ với Cam Ranh được lâu hơn nữa. Tất cả các căn cứ quân sự của họ ở châu Á – Thái Bình Dương như Changi (Singapore), Yokosuka (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc) hay Apra ở đảo Guam đều không thể so sánh vị thế với Cam Ranh trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Đáng chú ý, từ Cam Ranh ra đến Trường Sa chỉ có khoảng 600km.
 
Minh Tân/Infonet

No comments:

Post a Comment