Phi công Lê-Xuân-Nhị thường được chúng tôi gọi là "Chú Út", có lẽ thời gian "Chú út" của Không Quân Việt Nam Miền Nam ra trường để đi bay hành quân thì Phi Đoàn 219 đã chuyển qua sử dụng UH-1 và Miền Nam Việt Nam cũng chẳng còn anh lính Mỹ nào trực tiếp tham chiến trên chiến trường Việt Nam. Sau năm 1972, tại căn cứ Không Quân Phù Cát, tôi đã từng được chứng kiến có những phi vụ thả Biệt kích mà phương tiện yểm trợ nghèo nàn không còn được dồi dào như những năm Quân Đội Hoa Kỳ còn tham chiến ở Việt Nam, họ như là những Kinh Kha một đi không trở lại. Dù cho trong những chuyến xâm nhập vào vùng địch, họ có bị phát giác, họ có bị săn đuổi và tan tác, cũng khó có được sự yểm trợ cần thiết để đón họ về. Tuy nhiên những lời thêm vào của bác cho tôi thấy được một phần nào thâm tình các bác dành cho Quân Chủng Không Quân của chúng tôi. Chân thành cám ơn bác.
Không Quân Trần-Văn-Ngọc
Khóa 65-E2
Phi Đoàn 213
Phi Đoàn 241
Đây là feedback cuả 1 người bạn cuả PTB.
----- Forwarded Message -----
Sent: Friday, August 31, 2012 2:46 PM
Subject: Re: Tự truyện của một phi công - Phần cuối
Sent: Friday, August 31, 2012 2:46 PM
Subject: Re: Tự truyện của một phi công - Phần cuối
Các Bác ơi.
Khoảng tháng 11 năm 1968 thì tôi đổi về Chiến Đoàn 3 XK thuộc Sở Liên Lạc/ Nha Kỹ Thuật BTTM. Chiến Đoàn này có 2 Căn Cứ Xuất Phát (Launch Sites). Một là tại Trại LLĐB Đức Cơ nằm gần sát Quốc Lộ 19 gần biên giới Việt Miên thuộc tỉnh Pleiku, còn một cái là Căn Cứ Xuất Phát Quản Lợi nằm trong Căn Cứ thuộc BCH/101th Air Cavalry Division Hoa Kỳ tại một rừng cao xu thuộc tỉnh Bình Long. Các Mục tiêu của Chiến Đoàn 3 XK toàn nằm trên địa phận Cao Miên dọc theo biên giới. Mới đầu tôi làm Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân (TOC - Tactical Operation Center) của Chiến Đoàn này.
Căn Cứ Xuất Phát Quản Lợi xử dụng các trại LLĐB và Căn Cứ Mỹ dọc biên giới từ Ban Mê Thuột đến Bình Long làm các Căn Cứ Yểm Trợ HQ (Mission Support Sites) như Bù Đóp, Bù prang, Đức Lập, Sông Bé (Phước Long).... Các Căn Cứ Yển Trợ HQ này thực ra chỉ là những nơi mà các phương tiện yểm trợ HQ và toàn bộ Bộ Chỉ Huy Di Động của Căn Cứ Xuất Phát di chuyển đến hàng ngày để yểm trợ cho các toán đang ở dưới đất gần đó vào ban ngày, rồi mỗi ngày sau khi lấy được RON (Remain Over Night) hay điạ điểm đóng quân đêm của các toán cũng thế vào buổi chiều tối hôm đó thì toàn bộ BCH di động của CCXP lại bay về Quản Lợi, sau đó các Air Assets trở về đơn vị của mình. Thỉnh thoảng một số CHT/CCXP hay lấy cớ ở lại đêm tại các CCYT/HQ để chơi với bạn bè. đặc biệt là hay đỏ đen với nhau, nên Mỹ nó thường để ta ở lại đó rồi về và sáng sớm hôm sau họ lại dẫn Air Assets đến. Chính vì vậy mà anh em chúng tôi quen biết và chơi thân với hầu hết cá Trại Trưởng các trại này và thường dùng các phương tiện chuyên chở của họ như xe cộ mỗi khi có nhu cầu, và đổi lại, mỗi khi họ cần máy bay đi đâu chúng tôi thường cho mượn.
Chiến Đoàn 3 XK thường xuyên được tăng phái 2 Cessnas (dùng máy bay U-17) VN từ Biên Hoà tăng phái đến và 2 King Bees (dùng phi cơ H34) thuộc Phi Đoàn 219. Cả máy bay và phi công đều ăn ngủ tại BCH Chiến Đoàn ở Căn Cứ B50 cạnh Phi Trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột. Căn Cứ này có sân bay riêng nằm trong trại. Phần lớn các Air Assets của Chiến Đoàn này đều do Mỹ cung cấp và phiá KQ VN chỉ là phụ thuộc.
Tôi được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng CCXP Quản Lợi vào giữa năm 1969 cho đến khoảng tháng 11/1969 thì đổi về Đà Nẵng. Trong suốt thời gian ở đây, các mục tiêu HQ phần lớn đều nằm gần Trại LLĐB Bù Đóp, do đó tôi đến Bù Đóp hàng ngày và thỉnh thoảng vì nhu cầu HQ tôi cũng đi Bù Prang, Sông Bé và Đức Lập khi có mục tiêu gần đó. Tuy thế chưa bao giờ tôi ở lại đêm tại các CCYT/HQ. Suốt thời gian này tôi chỉ dùng các Air Assets của Hoa Kỳ do 101th Air Cavalry Division cung cấp gồm một máy bay quan sát thường là OV-10, O-2 hay L-19, bốn Slicks và 2 gunships đều dùng trực thăng UH1E mặc dù thỉnh thoảng cũng có King bee và Cessna VN từ BCH/CĐ3 đến đây nhưng chỉ là các phi vụ liên lạc không hành quân.
Sự kiện mà tác giả kể có thể đúng một phần, nhưng không hoàn toàn có lẽ do tác giả không hiểu nhiều về CĐ3/XK vì các lý do sau:
- Thường thì vào thời điểm ấy Mỹ nó yểm trợ hết mình nên chúng tôi không bao giờ thiếu phương tiện vì đối nhiệm Mỹ nó luôn ở cạnh để trực tiếp đồng chỉ huy và máy bay của nó luôn đầy ra muốn bao nhiêu cũng có; nhất là các cuộc HQ vượt biên giới này bao giờ cũng do Moonbeam và Hillsboro là các máy bay 130 của một hệ thống kiểm soát Không Lưu quân sự Mỹ trên toàn cõi Đông Dương thường trực 24/24 trên trời theo dõi. Nhờ Hệ thống này mà bất cứ tín hiệu Bipper phát ra từ các máy cấp cứu UHF của phi công quân sự và dân sự bị rớt bất cứ đâu cũng như của các toán Thám Sát vượt biên giới khi gặp chuyện khẩn cấp phát ra là họ biết ngay ở đâu và thuộc đơn vị nào và họ báo ngay cho đơn vị có trách nhiệm trực tiếp biết và điều động ngay các khi cơ không thám tối tân của họ như OV-10, O-2, hoặc đôi khi cả L-19 của bất cứ đơn vị Mỹ nào đang bay gần đó đến monitor và yểm trợ trong khi chờ phương tiện của đơn vị có liên hệ bay đến thay thế. Trường hợp xảy ra vào ban đêm thì chính họ sẽ điều động các phương tiện từ Đệ Thất Hạm Đội bay đến yểm trợ, do đó các toán Thám sát vượt biên giới của Chiến Đoàn 3 XK không bao giờ lệ thuộc vào các phương tiện của điạ phương phiá VN như trường hợp tác giả kể.
- Theo lời kể thì tôi nghĩ 100% vị Đại Úy này là Đại Úy Vương Vĩnh Phát, Chỉ Huy Trương Căn Cứ Xuất Phát Quản Lợi sau khi tôi về Đà Nẵng. Anh Phát lớn hơn tôi nhiều tuổi, có thể gần 10 tuổi. Anh là một cựu Hạ Sĩ Quan Huấn Luyện Viên Nhảy Dù thuộc Trung Tâm HLND/ Sư Đoàn Nhảy Dù. Anh là người điềm đạm dễ mến, ăn nói chậm chạp và luôn tỏ ra là đàn anh, nhất là anh lại to con đẹp trai kiểu người hùng thời đại nên những bạn trẻ lần đầu gặp anh, bao giờ cũng khớp và có vẻ kính trọng, nhất là nhìn anh trong bộ đồ nhảy dù, túi đeo cánh dù với ba vòng tròn (Dù điều khiển HLV - đẳng cấp cao nhất ngành nhảy dù) - Đặc điểm này rất phù hợp với lời kể của tác giả. Tôi nghĩ xe anh đi là xe đi mượn của trại LLĐB nơi CCYT/HQ đang được chọn.
- Tôi nghĩ có thể anh đi ngoại giao hộ cho trại nơi CCYT/HQ anh đang xử dụng để lấy phương tiện tìm kiếm những đứa con của đơn vị bạn bị tan hàng mà thôi chứ nếu là toán thám sát của Chiến Đoàn 3 thì Mỹ nó thầu 100% rồi, có anh hay không cũng không thành vấn đề. Tôi đi chơi với anh Phát nhiều lần, bao giờ anh cũng đòi trả tiền và luôn gọi tôi cậu cậu tớ tớ như anh mình vậy, do đó tôi cũng luôn coi anh như đàn anh. Anh sang đây năm 1975 và ở vùng Chicago, rất tiếc anh đã mất hơn chục năm nay vì ung thư rồi.
No comments:
Post a Comment