Sunday, September 9, 2012

Cây cầu nước kỳ diệu Magdeburg

Cây cầu nước kỳ diệu Magdeburg

Cây cầu dẫn nước Magdeburg là một công trình tại Đức hình thành từ ý tưởng độc đáo kết nối kênh đào Elbe-Havel với kênh đào Mittelland. Với chiều dài 918m, được xem là chiếc cầu dẫn nước dài nhất thế giới.
Nhìn từ trên xuống, cầu Magdeburg giống như một dòng sông nằm trên… một dòng sông khác vậy. Nhờ cây cầu dẫn nước này, tàu, thuyền vượt qua sông Elbe nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.
 
Cây cầu dẫn nước dài nhất thế giới Magdeburg, một thành tựu của kỹ thuật thiết kế
Cây cầu dẫn nước dài nhất thế giới Magdeburg, một thành tựu của kỹ thuật xây cầu

Trước khi cây cầu được xây dựng, tàu bè thường phải di chuyển một quãng đường vòng 12 km, từ kênh đào Mittelland thông qua điểm trung chuyển nâng thuyền tại Rothensee vào dòng Elbe, sau đó đi xuôi xuống hạ lưu sông, trước khi vào kênh đào Elbe-Havel qua kè Niegripp.
 
Cầu nằm trên sông Elbe là nơi chuyên chở quan trọng giữa hai vùng Đông Đức và Tây Đức cũ

Cầu nằm trên sông Elbe là nơi chuyên chở quan trọng giữa hai vùng Đông Đức và Tây Đức cũ
Cầu nằm trên sông Elbe là nơi chuyên chở quan trọng giữa hai vùng Đông Đức và Tây Đức cũ
Trên thực tế, ý tưởng hình thành cây cầu này đã có từ rất lâu và các kỹ sư Đức đã bắt tay vào xây dựng ngay từ đầu những năm 1930. Tuy nhiên, dự án đã bị đình trệ do chiến tranh thế giới thứ II, sự chia cắt giữa Đông Đức và Tây Đức, và mãi đến năm 1997 mới được tiếp tục. Sau 6 năm xây dựng, với chi phí 500 triệu euro, tháng 10/2003, cây cầu Magdeburg chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động.

Tàu thuyền đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhờ tuyến thủy lộ độc đáo này
Tàu thuyền đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhờ tuyến thủy lộ độc đáo này

Đây được coi là một thành tựu của kiến thức khoa học và kỹ thuật thiết kế. Không chỉ có ý nghĩa về vận tải thủy, Magdeburg giờ đây còn trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan.
 
Phía dưới cây cầu Magdeburg
Phía dưới cây cầu Magdeburg
 
H.P

H.P
H.P

H.P

H.P
 
H.P
 
H.P.

No comments:

Post a Comment