Putin thách Obama công khai bằng chứng
- Một thăm dò của kênh NBC News hôm 30/8 cho biết cử tri Mỹ phản đối việc can thiệp quân sự, với tỷ lệ 50% so với 42% ủng hộ.
-
Theo Reuters, đa số người Mỹ không muốn Mỹ can thiệp vào Syria. Một thăm dò tuần này của Reuters/Ipsos nói chỉ có 20% tin rằng Mỹ cần hành động, mặc dù đã tăng so với 9% tuần trước.
Tổng thống Obama thừa nhận người Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh và nhấn mạnh phản ứng sẽ chỉ “hạn chế” và không gửi lính Mỹ đổ bộ xuống Syria. -
tin mới nhấtNgoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và các quan chức an ninh sẽ họp qua điện thoại với các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa chiều ngày 31/8.
Nội dung cuộc họp sẽ không được tiết lộ cho công chúng, mặc dù người ta biết rằng chủ đề bàn về Syria. -
tin mới nhấtReuters cho biết trách nhiệm của các chuyên gia LHQ chỉ là xác nhận có hay không việc dùng vũ khí hóa học.
Họ không tìm hiểu ai là người đã dùng hóa học.
Hoa Kỳ tuyên bố không cần chờ báo cáo của thanh tra LHQ vì đã chắc chắn chất hóa học được dùng và tin rằng thủ phạm là quân của Tổng thống Assad.
Nhóm 20 người của LHQ có mặt ở Damascus ba ngày trước khi xảy ra vụ tấn công hôm 21/8. Khi đó họ đến để điều tra các cáo buộc từ trước.
Tổng thống Nga Putin tuyên bố “hoàn toàn vô lý” khi cáo buộc vũ khí hóa học xảy ra trong khi thanh tra LHQ đã có mặt ở Syria.
Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là 'một thách thức đối với thế giới' và là sự xâm phạm "lợi ích an ninh quốc phòng" của Hoa Kỳ.
Ông Obama nhấn mạnh ông chưa có “quyết định chung cuộc” về khả năng tấn công, nhưng đây là dấu hiệu rõ nhất rằng cuộc tấn công sắp xảy ra. - Năm tàu khu trục của Mỹ có mặt ở Địa Trung Hải chờ lệnh tấn công. Các tàu trang bị tên lửa có tầm hoạt động hơn 1,000 hải lý, khiến tàu chiến Mỹ nằm xa ngoài khơi ngoài phạm vi trả đũa của chính phủ Syria.Pháp xác nhận tàu Chevalier Paul cùng Dixmude đang có mặt ở khu vực nhưng bác bỏ mọi liên hệ với khủng hoảng Syria.
- Tổng thống Nga Putin phát biểu với các phóng viên ở Vladivostok ngày 31/8:
“Quân chính phủ Syria đang trên đà tấn công, ở một số vùng họ còn bao vây phiến quân. Trong điều kiện này, tự dưng đi trao chìa khóa cho những người luôn kêu gọi nước ngoài can thiệp quân sự thì thật hoàn toàn vô lý. Nó chẳng có logic tí nào, nhất là đúng ngày các thanh tra LHQ có mặt.
Vì thế tôi tin rằng đây chẳng qua là sự khiêu khích của những kẻ muốn kéo các nước vào xung đột Syria. Những kẻ muốn có ủng hộ của các thế lực mà dĩ nhiên đầu tiên là Mỹ.
Tôi tin chắc như vậy. Về lập trường của các đồng sự, bè bạn Mỹ, bảo rằng chính phủ Syria dùng vũ khí giết người hàng loạt - ở đây là vũ khí hóa học – và nói họ có bằng chứng, thế thì hãy đưa cho thanh tra LHQ và Hội đồng Bảo an.
Cứ bảo có bằng chứng nhưng lại nói đây là bí mật, không cho ai xem, thì làm sao mà không bị phê phán. Nếu có bằng chứng, hãy cho xem nào. Nếu không được đưa ra, thì chẳng có bằng chứng nào. -
tin mới nhấtTổng thống Nga Vladimir Putin nói cáo buộc của Mỹ về chính phủ Syria là “hoàn toàn bậy bạ”.
Ông Putin tuyên bố Washington cần nộp bằng chứng cho Hội đồng Bảo an LHQ.Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là 'một thách thức đối với thế giới' và là sự xâm phạm "lợi ích an ninh quốc phòng" của Hoa Kỳ.
Ông Obama nhấn mạnh ông chưa có “quyết định chung cuộc” về khả năng tấn công, nhưng đây là dấu hiệu rõ nhất rằng cuộc tấn công sắp xảy ra. - Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là 'một thách thức đối với thế giới' và là sự xâm phạm "lợi ích an ninh quốc phòng" của Hoa Kỳ.
"Chúng ta không thể chấp nhận một thế giới nơi mà phụ nữ, trẻ em và những thường dân vô tội có thể bị đầu độc ở một quy mô kinh khủng như vậy."
"Thế giới có trách nhiệm bảo đảm các tiêu chuẩn chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học."
Tuy nhiên ông Obama cũng nhấn mạnh rằng Washington đang "cân nhắc khả năng hành động cục bộ", và loại bỏ việc điều quân hay mở chiến dịch lâu dài ở Syria.
Bình luận của ông Obama được đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng John Kerry phát biểu về điều mà Washington gọi là kết quả điều tra tình báo "với độ khả tín cao" về cuộc tấn công ngày 21/8.
Những điểm chính trong báo cáo này bao gồm:
- Cuộc tấn công đã khiến 1.429 người thiệt mạng, trong đó có 426 trẻ em.
- Các chuyên gia hóa học của quân đội Syria đã được điều động đến khu vực này ba ngày trước cuộc tấn công.
- Vệ tinh của Hoa Kỳ phát hiện ra nhiều hỏa tiễn từ khu vực do quân chính phủ kiểm soát bắn vào khu vực của quân nổi dậy, 90 phút trước khi có tin về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.
- Hơn 100 video về hiện trường vụ tấn công cho thấy nhiều người có dấu hiệu nhiễm chất độc gây rối loạn thần kinh.
- Những đoạn đối thoại bị nghe lén bao gồm một cuộc đàm thoại từ một quan chức cấp cao của Damascus "xác nhận vũ khí hóa học đã được sử dụng" và bày tỏ lo ngại về việc bị các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc phát hiện.
Ông John Kerry cũng gọi ông Assad là "tên côn đồ và kẻ sát nhân".
Đáp lại điều này, hãng thông tấn chính phủ Syria Sana nói ông Kerry đã "đưa chi tiết từ các tin cũ, do quân khủng bố đưa ra hơn một tuần trước". -
Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ trích Nga và Trung Quốc vì lập trường với Syria.
“Rất tiếc là Nga và Trung Quốc thời gian qua từ chối có lập trường chung về xung đột Syria. Điều này làm suy yếu đáng kể vai trò LHQ,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn.
Nhưng bà loại trừ khả năng Đức tham gia hành động quân sự trừ phi cộng đồng quốc tế bật đèn xanh.
“Đức không thể tham gia can thiệp quân sự mà không có sự cho phép của LHQ, NATO hay EU,” bà giải thích. - Cố vấn ngoại giao cho tổng thống Nga, Yuri Ushakov, thắc mắc vì sao nhóm LHQ đã xong công việc “khi mà còn nhiều câu hỏi về khả năng dùng vũ khí hóa học ở các vùng khác ở Syria”.
Nga khẳng định không có bằng chứng chính phủ Syria là thủ phạm. Moscow và Bắc Kinh nói sẽ chặn mọi nghị quyết LHQ cho phép dùng vũ lực đánh chính phủ Syria. - Chính phủ Syria nói cáo buộc của Mỹ là “dối trá”. Thông cáo của bộ ngoại giao Syria nói “dưới chiêu bài bảo vệ nhân dân Syria, họ đang thúc đẩy cho sự gây hấn mà sẽ giết hàng trăm người Syria vô tội”.
- Danh sách một số loại vũ khí có thể được sử dụng nếu Mỹ tấn công Syria.
Bốn khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình của Hoa Kỳ: USS Gravely, USS Ramage, USS Barry và USS Mahan.
Các tên lửa hành trình cũng có thể được bắn từ tàu ngầm, nhưng hải quân Hoa Kỳ không tiết lộ vị trí của chúng.
Căn cứ không quân tại Incirlik và Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan có thể được dùng cho không kích.
Hai hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ: USS Nimitz và USS Harry S Truman ở gần đó.
Hàng không mẫu hạm của Pháp mang tên Charles de Gaulle đậu ở phía đông Địa Trung Hải.
Các chiến đấu cơ Raffale và Mirage của Pháp cũng có thể tấn công từ căn cứ không quân Al-Dhahra ở UAE. -
tin mới nhấtĐoàn thanh tra Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã rời Damascus sau bốn ngày điều tra cáo buộc tấn công vũ khí hóa học.
Họ đặt chân đến Lebanon vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Mỹ cân nhắc hành động “cục bộ” chống Syria.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói báo cáo chung cuộc của đoàn có thể mất hai tuần mới xong. -
Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ đang cân nhắc "hành động cục bộ" để đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học của quân đội chính phủ Syria.
Ông Obama nhấn mạnh rằng chưa có "quyết định cuối cùng" nào được đưa ra, tuy nhiên bác bỏ khả năng Hoa Kỳ sẽ điều quân tới hiện trường.
Ngoại trưởng John Kerry dẫn kết quả điều tra của tình báo Hoa Kỳ nói Syria đã sử dụng vũ khí hóa học làm 1.429 người chết, trong đó có 426 trẻ em.
Chính phủ Syria gọi cáo buộc của Hoa Kỳ là "hoàn toàn dối trá" và đổ lỗi cho quân nổi dậy.
Tổng thống Bashar al-Assad trước đó đã tuyên bố Syria sẽ tự vệ trước bất cứ "hành động xâm lược" nào của phương Tây.
Tổng thống Pháp Francois Hollande thì tái khẳng định sự ủng hộ đối với lập trường của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên Nga, đồng minh lớn nhất của Syria, đã cảnh báo "bất cứ hành động quân sự đơn phương nào mà không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc" là sự "vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế".
Đoàn xe chở các thanh tra viên LHQ về vũ khí đã rời Damascus sáng thứ Bảy 31/8 sang Lebanon.
Tổng thư ký Ban Ki-moon nói với giới ngoại giao rằng phải hai tuần nữa mới có phúc trình cuối cùng của nhóm thanh tra.
No comments:
Post a Comment