Sự kiện đó được xem là một chiến thắng
lớn của ngành công nghiệp hàng không Nga.
Không có ‘cửa’ cho F-35 khi cận chiến với Su-35
Tuân Việt | 28/06/2013 09:00
Là máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tốt nhất của Mỹ nhưng F-35 vẫn
là con mồi dễ dàng cho Su-35.
Nhiều người tin rằng đây là tuyên bố hoàn toàn đúng,
indrus.in ngày 26 tháng 6 cho biết.
Trong tháng 7 năm 2008, một trận chiến giả định trên không đã được thực
hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại
một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super
Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho te tua,
hệt như “một đứa trẻ bị ăn đòn roi” vậy.
Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở
Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không
quân và tình báo quân sự Australia. Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với
những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không
thương tiếc”.
Sukhoi Su-35 là một máy bay chiến đấu của 4 + + nhưng còn được trang bị các
công nghệ tiên tiến áp dụng cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 như khả năng tàng
hình. Khả năng để bắn hạ máy bay tàng hình được quyết định chủ yếu bởi khả năng
cơ động.
Hệ thống khí động học của Su-35 cho phép nó có thể thực hiện tất cả các
thao tác bay phức tạp, trong đó có thuật bay rắn hổ mang Pugachev và thuật bay
quay tròn mà chưa từng có loại máy bay nào làm được (thuật bay này gọi là
Pancake – tức là máy bay có thể cua 360 độ trên không mà không mất tốc
độ).
Thuật bay rắn hổ mang của Su-35.
Các nhà quân sự phương Tây không coi trọng khả năng cơ động của máy bay, mà
theo họ trong thực tế khả năng tàng hình mới là số một. Người đứng đầu chương
trình F-35 của công ty Northrop Grumman Pete Bartos cho rằng tàng hình là một
yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của F-35, do đó nó không cần có khả năng cơ
động cao.
Su-35 tại triển lãm Paris Air Show 2013.
Tuy nhiên, Daily Mail dẫn một nguồn tin quân sự tin cậy từ ngành công
nghiệp quốc phòng cho biết rằng “tàng hình là rất hữu ích, nhưng nó không
phải là áo tàng hình của Harry Potter“. Thật vậy, Không quân Hoa Kỳ luôn chú
trọng đến tàng hình, trong khi lý thuyết chiến đấu trên không thì liên tục được
phát triển. “Trong những năm 1940-1950 yêu cầu của máy bay chiến đấu đầu tiên
đó là độ cao, sau đó là tốc độ, rồi mới đến tính cơ động và hỏa lực. Còn đối với
các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư thì ưu tiên tốc độ hơn, sau đó mới
là cơ động, và cuối cùng là siêu cơ động. Nó giống như con dao trong túi của
người lính”, Anh hùng phi công Nga Sergey Bogdan cho biết trong một cuộc
phỏng vấn với Aviation Week.
Chuyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng máy bay chiến đấu bay với quỹ
đạo bay không thể đoán trước sẽ làm “hỏng” thuật bay của tên lửa đối phương,
đồng thời nó có thể phóng tên lửa tầm ngắn với độc chính xác cực cao để tiêu
diệt mục tiêu.
F-35 thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình và không thích hợp khi
tham gia các cuộc chiến tầm gần và do đó nó dễ bị tiêu diệt khi cận chiến với
Su-35. Máy bay chiến đấu Nga sở hữu một kho vũ khí chết người, với tầm bắn xa và
tất nhiên là có khả năng cơ động tuyệt vời, thậm chí trở thành thương hiệu của
gia đình Su-27.
Sergei Bogdan nhớ lại rằng vào năm 1989, Su-27 đã thực hiện thành công
thuật bay “rắn hổ mang”: thay đổi vận tốc một cách nhanh chóng có thể thoát khỏi
sự đeo bám của radar Doppler điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu đối
phương. “Tính cơ động thậm chí còn hiệu quả hơn ở Su-35, bởi vì khi đó phi
công có thể điều khiển máy bay theo bất kỳ hướng nào” – Sergei Bogdan
nói.
Bill Sweetman nói rằng lợi thế chiến thuật của “Rắn hổ mang” đó chính là
việc máy bay bay với quỹ đạo khó lường và có thể thay đổi tốc độ một cánh đột
ngột, mà không bị mất khả năng kiểm soát khiến cho tên lửa đối phương rất khó
khăn trong việc tiêu diệt máy bay.
Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình
vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực
hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa
họ Vympel với tầm bắn 400 km – là một kỷ lục thế giới).
Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ
được rút xuống còn ba nguyên tắc – “tìm kiếm, bắn và tiêu diệt“. Với sự
ra đời của Su-35, chiến thuật này nhiều khả năng là phải được sửa đổi. F-35 có
thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại
gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau. “Trong trường hợp này, lợi
thế tàng hình sẽ giảm đáng kể,” Sweetman nói.
Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng
thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn. Tốc độ tối đa
của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung
Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77). Máy bay chiến
đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc
độ tối đa của nó là 1,6 M.
Trong thực tế, F-35 không có những “tính năng kỳ lạ” mà phần lớn lực lượng
không quân của thế giới đang rất cần. Ngược lại, Su-35S cung cấp hiệu suất ngang
bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với
các lực lượng phương Tây bởi vì thực tế rằng F-35 đã mắc rất nhiều khiếm khuyết
khi chưa đi vào hoạt động và vào năm 2020 sẽ có sự xuất hiện của máy bay chiến
đấu tàng hình thế hệ năm Sukhoi PAK FA.
Tiêm kích F-35 và Su-35: Cao thủ nào xứng đáng ‘ngôi vương’?
Tuấn Phong | 15/07/2013 13:55
Trong một cuộc không chiến, ngoài nghệ thuật bay, khoa học kỹ thuật và sự
am hiểu thực tế của phi công thì khả năng tác chiến của những chiếc tiêm kích,
sự tối ưu của hệ thống vũ trang, sự nhạy bén của hệ thống cảm biến phụ trợ,
radar đều góp phần vào tỷ lệ đánh đổi chiến thắng LER (Loss Exchange Ratio). Tỷ
lệ này được đánh giá trên khả năng tiêu diệt đối phương/khả năng bị hạ
gục.
F-35 và Su-35: Mèo nào cắn mỉu nào?
Trong một cuộc không chiến thực sự thì công việc của một chiếc tiêm kích là
tiếp cận đối thủ, khóa mục tiêu trong tầm kiểm soát, tấn công nó thật nhanh và
cuối cùng là thoát khỏi khu vực đó trước khi các đối thủ khác tấn công.
Trong trường hợp tấn công thất bại thì chúng cần phải nhanh chóng thay đổi
kế hoạch tác chiến và lẩn trốn đối phương thật tốt để chờ đợi cơ hội tấn công
khác. Quy trình này đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và khả năng tác chiến tốt để xử
lý mọi sự cố hoặc chống trả khi bị tấn công bất ngờ.
Chuỗi các quá trình này được gọi là “Kill Chain” bao gồm các tiến trình
sau: phát hiện mục tiêu-định vị mục tiêu-ngắm bắn và khóa mục tiêu-nhấn nút khai
hỏa tên lửa-tiêu diệt mục tiêu.
Trong bài này, chúng ta sẽ so sánh một số đặc điểm cấu tạo của Su-35 và
F-35 để xem máy bay nào sẽ chiếm ưu thế hơn trong cuộc không chiến trên không.
Các phiên bản so sánh trong bài là phiên bản cất cánh thông thường Su-35S và
F-35A.
Theo nhận định ban đầu thì Su-35 có phần nhỉnh hơn F-35
Hệ thống điện tử: với bất kỳ chiếc tiêm kích nào thì bán kính
tác chiến, cự ly tác chiến phụ thuộc rất nhiều vào động cơ phản lực, hệ thống
kiểm soát lực đẩy, hệ thống tác chiến đa chức năng JTIS/MIDs, hệ thống liên lạc
qua sóng radio. Tuy nhiên, chúng lại phát đi các tín hiệu hồng ngoại hay tín
hiệu nhiệt truyền đi khắp trong không gian nên có thể bị các cảm biến của đối
phương bắt được, tạo điều kiện cho hệ thống tác chiến của nó vẽ được bản đồ tác
chiến để đưa ra phương án tấn công.
Vì vậy, cả 2 chiếc Su-35 và F-35 đều có một hệ thống kiểm soát rất tốt công
việc này là hệ thống EMCON, kiểm soát tất cả những phát xạ nhiệt và hồng ngoại,
làm giảm đi các tín hiệu phát đi không mong muốn và giấu kín được chúng trước
các cảm biến và radar đối phương.
Radar quét mảng pha chủ động X-band: bất kể chiếc tiêm kích
nào hiện nay cũng được trang bị công nghệ radar X-band trong công tác định vị và
phát hiện đối thủ. Cả 2 chiếc siêu tiêm kích Su-35 và F-35 cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, radar X-band của F-35 lại có tầm quét phía trước rất hẹp, góc và
phương quét của nó chỉ bằng ½ so với Su-35. Điểm yếu chí tử này của F-35 là do
nó được trang bị công nghệ tàng hình nên các thiết bị radar X-band và các hệ
thống cảm biển đều được giấu kín bên trong nhằm đảm bảo công nghệ tàng hình phát
huy tốt nhất. Tuy nhiên, điều này lại khiến F-35 không nắm được thế chủ động
trước đối thủ.
APG-81 X-band của F-35 có tầm hoạt động thấp và góc quét hẹp hơn Irbis E
X-band của Su-35S
Trong khi đó, Su-35 sử dụng hệ thống radar tích hợp đa nhiệm với góc quét
rộng, bao phủ cả một phần sườn của máy bay, cự ly quét cũng cao hơn rất nhiều so
với F-35.
Radar quét mảng pha chủ động AESA L-band: F-35 được trang bị
công nghệ tàng hình bị động nên tất cả các hệ thống radar phụ trợ, thậm chí là
vũ khí đều được giấu vào bên trong thân. Nhưng L-band là hệ thống radar thám sát
và giám sát cự ly trung và chỉ có một vị trí tốt nhất cho nó là ở rìa cánh. F-35
không có L-band, nhưng không hẳn là nó yếu hơn so với Su-35 với L-band. Thông
thường thì L-band chỉ hoạt động trong các tình huống tác chiến tầm gần dưới 20nm
để thuận lợi hơn cho hệ thống tác chiến khuất tầm nhìn.
Hệ thống giám sát và theo dõi nguồn phát hồng ngoại và chuyển động
nhiệt: Tương tự như T-50 và F-22, F-35 và Su-35 cũng được trang bị hệ
thống giám sát và theo dõi nguồn phát đi hồng ngoại. Đây là một trong số những
công nghệ tốt nhất để vạch mặt được các loại tiêm kích sử dụng công nghệ tàng
hình bị động. Khi hoạt động thì các hệ thống liên tục phát xạ nhiệt hoặc hồng
ngoại, dù được kiểm soát tốt bởi hệ thống giám sát EMCON thì 1 phần nhỏ trong
chúng vẫn bị phán tán đi trong không gian. Su-35 sử dụng hệ thống OLS-35 tích
hợp công nghệ giám sát chuyển động nhiệt và các tín hiệu hồng ngoại, tuy không
hiện đại như hệ thống OLS-55 của T-50.
F-35 sử dụng Hệ thống AN/AAQ-37 DAS, đây là một hệ thống quang điện được
tích hợp và sử dụng riêng cho hình dạng đặc biệt của F-35, khi hoạt động sẽ tạo
ra một khối cầu với cự ly giám sát các chuyển động nhiệt và nguồn phát hồng
ngoại trong cự ly. Đây là một trong số những hệ thống cảm biến thê hệ mới nhất
DAS trong các cuộc thử nghiệm gần đây, có khả năng phát hiện và giám sát được
các tên lửa đạn đạo ở cự ly xấp xỉ 705.714nm. Xét về khả năng đa nhiệm, hiển
nhiên DAS hơn hẳn so với OLS-35, tuy nhiên nếu xét về khả năng tác chiến thì có
rất nhiều điều quyết định. Thế nên ở tiêu chí này, cả 2 gần như tương đương nhau
và còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tác chiến và khả năng của phi
công.
Tốc độ: Tốc độ là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng,
với một tốc độ cao thì khả năng xoay chuyển và né tránh súng và tên lửa của đối
phương sẽ tốt hơn nhiều.
Su-35 có tốc độ cao nhất là Mach 2.25 trên lý thuyết nhờ động cơ đẩy
Saturn. Tuy nhiên, trên thực tế, do lực kéo và lực cản trong môi trường tác
chiến thông thường nên tốc độ tối ta của nó chỉ đạt Mach 2.0. Trong khi đó, F-35
có tốc độ tối đa là Mach 1.65, thấp hơn so với Su-35.
Tầm hoạt động của tên lửa: không xét về các loại tên lửa điều
khiển qua cơ chế thông thường như loại tìm kiếm nhiệt, chúng ta chỉ xét về loại
tên lửa tác chiến khuất tầm nhìn. Trong tiêu chí này thì RVV-SD của Su-35 và
AIM-120D của F-35 là 2 đôi thủ đáng gờm của nhau.
Một số chuyên gia nhận định rằng RVV-SD vượt trội hơn AIM-120 ở tốc độ.
RVV-SD có tốc độ tối đa là Mach 4.5, trong khi tốc độ tối đa của AIM-120 là Mach
4, tuy nhiên, sự hơn thua giữa 2 loại tên lửa này vẫn gây rất nhiều tranh cãi.
Các nhà phân tích của Mỹ cho rằng RVV-SD thua kém dòng tên lửa AIM-120 ở hệ
thống điện tử do trình độ phát triển công nghệ điện tử của người Nga đã có một
thời gian dài bị trì hoãn.
Trên thực tế, F-35 vẫn chưa đi vào hoạt động nhưng lại bộc lộ điểm yếu
trước Su-35. Ngay cả các phi công Mỹ cũng thừa nhận rằng F-35 có khả năng chiến
đấu toàn diện hơn F-22 nhờ công nghệ hiện đại nhưng nó cũng có những điểm hạn
chế nhất định. Có rất nhiều nghi ngờ liệu khả năng tàng hình thật sự của F-35 có
được như ‘quảng cáo’ hay không. Bên cạnh đó, những giới hạn nhất định về thiết
kế (nhằm phục vụ khả năng tàng hình) có thể sẽ hạn chế khả năng tác chiến của
F-35.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng F-35 được thừa hưởng khả năng tuyệt vời của F-22
nên vẫn chưa thể khẳng định Su-35 sẽ hoàn toàn áp đảo F-35 trong một cuộc không
chiến. F-35 vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện mình. Mỹ đã chi một khoản chi
phí không hề nhỏ cho dự án này và người Mỹ thì nổi tiếng là thực dụng nên khó có
thể có chuyện họ bỏ ra một đống tiền để phát triển một chiếc tiêm kích thế hệ 5
mà không có điểm gì vượt trội so với tiêm kích thế hệ 4 của đối thủ.
F-22 và T-50: Mèo nào cắn mỉu nào?
Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich | 01/07/2013 09:59
Tính đến thời điểm hiện tại, F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5
nhanh nhất của Hoa Kỳ, với thiết kế sử dụng công nghệ tàng hình bị động, bay với
tốc độ rất cao và khả năng cơ động đáng nể của mình. Cho đến nay, nó vẫn được
Lockheed cải tiến và nâng cấp liên tục nhằm hạ gục PAK FA T-50 trong một cuộc
không chiến.
Ai sẽ là người chiến thắng?
Chúng ta hãy làm một bài kiểm tra dựa trên lý thuyết nhằm đánh giá chính
xác khả năng hoạt động cũng như các lợi thế trong không chiến của T-50 với F-22
Raptor.
Nhiều người cho rằng T-50 phát triển sau, với công nghệ tiên tiến hơn nên
sẽ dễ dàng hạ gục được F-22, tuy nhiên, với 16 năm hoạt động, F-22 không phải là
một đối thủ dễ chơi.
F-22 có tốc độ nhỉnh hơn T-50
Về bản chất, cuộc đối đầu của 2 máy bay tiêm kích cần xét đến nhiều yếu tố
và góc độ bao gồm: công nghệ tàng hình, độ cơ động, các cảm biến hiện đại với
mức tối ưu hóa cao và cuối cùng là hệ thống tên lửa không đối không.
Công nghệ tàng hình
F-22 và T-50 đều là những máy bay tiêm kích tấn công hạng nặng với công
nghệ tàng hình.
Công nghệ tàng hình của F-22 là công nghệ tàng hình truyền thống, sử dụng
các góc và các bộ phận rải đều trên máy bay nhằm phát xạ đi đến hơn 85% sóng
xung điện từ tiếp xúc với các bộ phận của nó.
Do những góc bố trí cố định trên máy bay nên những vùng nhạy cảm ở mũi máy
bay có một tiết diện thường với diện tích rất nhỏ chỉ 0.0001 m2. Đây là vị trí
bố trí radar quét phương ngang phía trước RCS nhưng chính nó cũng làm cho hệ
thống ngắm bắn và xác định mục tiêu trở nên khó khăn do những phát xạ sóng của
vị trí này khiến cho chỉ có 97% sóng từ hệ thống radar của F-22 tỏa ra đều và
không bị cản trở, 3% còn lại bị vị trí này làm sai lệch và tỏa đi những hướng
khác nhau.
T-50 cũng không kém cạnh người đồng cấp. Tuy không nhanh bằng F-22 nhưng
T-50 có khả năng cơ động cao
Trong khi đó, PAK FA T-50 sử dụng công nghệ tàng hình chủ động Plasma
Shield, hút và làm các sóng xung điện từ phản xạ đi theo những phương không được
định trước, một phần lại bị giảm bớt năng lượng và không có khả năng phản hồi
trở lại. Hệ thống radar giám sát vật thể bay chuyển động của T-50 không bị ảnh
hưởng như vị trí tiết diện 0.0001 của F-22.
Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia nhận định khả năng tàng hình của T-50
vẫn còn thua kém F-22, trong đó, khoảng cách bộc lộ của T-50 gấp đôi F-22.
Cơ cấu làm việc của radar thám sát và dẫn đường trên F-22.
Hệ thống tên lửa
F-22 được trang bị hệ thống tên lửa AIM-12D với radar dẫn đường và có thể
tấn công mục tiêu rất chính xác. Trong khi đó, T-50 được trang bị Vympel R-77M
và R-74, sử dụng đầu dẫn kết hợp từ nhiều loại cảm biến, gồm cảm biến nhiệt, cảm
biến từ trường và hệ thống điều khiển tập trung hóa từ bộ xử lý hồng
ngoại.
Một số chuyên gia nhận định rằng Vympel R-77 vượt trội hơn AIM-120 ở tầm
bắn và độ cơ động, tuy nhiên, sự hơn thua giữa 2 loại tên lửa này vẫn gây rất
nhiều tranh cãi. Các nhà phân tích phương Tây và của Mỹ cho rằng R-77 thua kém
dòng tên lửa AIM-120 ở hệ thống điện tử do trình độ phát triển công nghệ điện tử
của người Nga đã có một thời gian dài bị trì hoãn.
Tên lửa Vympel R-77M trang bị cho T-50.
Tên lửa AIM-120D của F-22 có một điểm trừ là sử dụng đầu dẫn bằng radar,
thay vì đầu dẫn tầm nhiệt. Về mặt lý thuyết, với lớp Plasma bao bọc quanh T-50,
khả năng F-22 sử dụng sóng xung điện từ để xác định được mục tiêu là khá thấp.
Mặc dù phi công có thể thấy được T-50 bằng mắt thường thì cũng khó có thể tóm
được nó với AIM-120D. Trong quá trình nghiên cứu công nghệ Plasma, người ta ước
tính rằng tỷ lệ bắn trúng mục tiêu của AIM-120D trước T-50 chỉ là 8% và đây cũng
là 8% rủi ro của hệ thống Plasma Shield.
Tuy nhiên, đó chỉ là trên cơ sở lý thuyết. Kết quả của một cuộc không chiến
vẫn còn được quyết định bởi nhiều yếu tố khác.
Cấu tạo tên lửa AIM-120D trên F-22.
Hệ thống cảm biến
Trong cuộc chiến, khi F-22 phóng tên lửa tiêu diệt đối thủ, nó phải chấp
nhận rủi ro là bộc lộ mình nếu bắn trượt. Với các tiêm kích thế hệ 4, việc xác
định được F-22 là vô cùng khó khăn.
Thế nhưng, do đã xác định ngay từ đầu đối thủ cạnh tranh với T-50 là F-22
nên người Nga cũng đã tích cực nghiên cứu để có thể khắc phục điểm yếu
này.
Ngoài hệ thống giám sát cảm biến chuyển động nhiệt OLS-35M từng được trang
bị cho Su-35, T-50 còn được trang bị Công nghệ Lượng tử tách sóng quang phổ hình
ảnh QWIP.
QWIP là công nghệ dựa trên công nghệ tìm kiếm và dò tìm hồng ngoại hay còn
được biết đến với cái tên IRST đã được sử dụng từ lâu. Các cảm biến cực nhạy này
cho phép phát hiện những vật thể phát ra tia hồng ngoại dù là nhỏ nhất.
Các hình ảnh lượng tử sẽ được phân tích qua môt hệ thống trí tuệ nhân tạo
và đưa ra được các hình ảnh có độ đậm nhạt khác nhau trên một mục tiêu nhất
định. Mặc cho lớp bảo vệ của nó là từ bất kỳ loại vật liệu nào thì các tia hồng
ngoại vẫn không thể nào che giấu được và cho dù là nhỏ nhất thì hệ thống này vẫn
có thể dò ra. Điều duy nhất khiến hệ thống này gặp trở ngại là khi nhiệt độ
xuống quá thấp, khoảng dưới 0 độ. Nếu như vậy thì cả động cơ máy bay cũng không
thể hoạt động.
Trước đây, công nghệ này đã được sử dụng với mục đích thương mại hóa trong
các loại tên lửa đối không sử dụng đầu dẫn lượng tử ánh sáng để tấn công mục
tiêu, và Đức chính là quốc gia phát minh ra nó. QWIP trên thực tế có thể phát
hiện ra đến 2, 3 thậm chí là cùng lúc 6 nguồn phát tín hiệu hồng ngoại và ưu
tiên từ cao đến thấp, sau đó nó sẽ đánh dấu và ghi nhớ lại từng mục tiêu phát
hồng ngoại. Đây là một trong những công nghệ mà cho tới nay, mới chỉ được trang
bị trên một số ít các tên lửa sử dụng trên các máy bay Panavia Tornado của
Đức.
Bài viết sử dụng đơn vị đo cự ly chuẩn trong không quân là đơn vị
Nautical Miles – nm tương đương với Knot. 1nm = 1.8421km. Lưu ý đây là đơn vị đo
chuẩn sử dụng trên không chứ không phải là đơn vị Knot sử dụng trên biển như
chúng ta thường biết.
Nguồn phát tia hồng ngoại chủ yếu trên F-22 chủ yếu là từ động cơ và các
cảm biến cánh và mũi máy bay. F-22 là loại tiêm kích tàng hình nên dùng sóng
xung điện từ để phát hiện ra nó thì quả là một nhiệm vụ bất khả thi. Vì thế,
T-50 sử dụng cảm biến OLS-50 tích hợp QWIP để phát hiện ra các nguồn phát hồng
ngoại, và hệ thống này là hệ thống cảm biến chính thay cho radar. Radar chỉ đóng
vai trò phụ mà thôi, khi radar không còn thì các radar cảnh báo sớm trên F-22 là
AN/ALR-94 sẽ không thể phát hiện T-50 vì không còn bất kỳ nguồn phát xung điện
từ nào từ đối thủ nữa. Công nghệ QWIP cho phép tóm gọn được các mục tiêu từ cự
ly 70nm và bắt đầu ghi nhớ để nạp dữ liệu cho tên lửa.
Thế nhưng, mọi hệ thống đều có điểm lợi và điểm hại của nó. QWIP khi được
tích hợp trực tiếp với OLS-50 thì đồng nghĩa trong cự ly gần, nó sẽ chẳng khác
nào tự gài bẫy chính mình cả, nó sẽ phải chuyển sang chế độ sử dụng radar để
thám sát không gian.
T-50 sử dụng hệ thống OLS-50 tích hợp QWIP
Suy cho cùng, nếu xét về mặt hoàn thiện công nghệ thì máy bay chiến đấu
kiểu mới muốn hoàn thiện phải có thời gian đủ dài. F-22 bay thử lần đầu tiên sớm
hơn T-50 một khoảng thời gian rất dài. Mỹ đã bỏ ra chuỗi thời gian này để phát
hiện và giải quyết những vấn đề phát sinh.
Cả 2 loại máy bay đều đã từng xảy ra sự cố như F-22 buộc phải dừng bay do
thiết bị khí oxy trục trặc, còn T-50, trong lần bay thử biểu diễn năm 2011 đã
buộc phải dừng bay do động cơ phun lửa, khiến Nga lúng túng.
Cả 2 siêu tiêm kích không mấy kém cạnh
nhau về các thông số kỹ thuật
Nếu có một cuộc không chiến thực sự xảy
ra, vẫn khó có thể xác định được giữa F-22 và T-50, đâu sẽ là người chiến thắng.
T-50 mặc dù có thể vượt trội F-22 về một số tính năng nhưng F-22 vẫn luôn được
cải tiến để đối phó với các mối đe dọa
mới.
No comments:
Post a Comment