Wednesday, August 28, 2013

'Sòng phẳng' khi đàm phán biên giới

'Sòng phẳng' khi đàm phán biên giới


Cập nhật: 12:36 GMT - thứ tư, 28 tháng 8, 2013 
Ông Trần Công Trục nói cuộc đàm phán Việt Trung diễn ra 'khách quan và khoa học'
Cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói ông muốn giải thích “khách quan và khoa học” cuộc đàm phán tranh chấp biên giới Việt – Trung, từng một thời gây tranh cãi trong dư luận.
Tiến sĩ Trần Công Trục nêu ý kiến trên với BBC Tiếng Việt sau khi có bài trả lời phỏng vấn trên báo Bấm Giáo dục Việt Nam, nhìn lại quá trình ông tham gia đàm phán với Trung Quốc về biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ.

Trong bài này, tiến sĩ Công Trục thừa nhận ngay cả nhiều người làm việc cho chính phủ Việt Nam vẫn “mơ hồ, lăn tăn” về các hiệp định ký với Trung Quốc.

“Họ nghĩ Việt Nam là nước nhỏ, nước yếu…phải có sự nhượng bộ không thể tránh khi đàm phán,” ông Trục nói với báo Giáo dục Việt Nam.
Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được ký năm 1999.
10 năm sau đó, hai nước ký thêm ba văn kiện về biên giới đất liền, và tuyên bố kết thúc 35 năm đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền.
Thế nhưng những tiếng nói chỉ trích, đặc biệt trong giới bất đồng chính kiến, vẫn nói rằng thông tin về đường biên giới Việt-Trung “rất mờ mịt”.
Luồng dư luận này cũng cáo buộc Đảng Cộng sản Việt Nam dường như tìm cách che giấu tình hình đường biên giới mới.
Trả lời BBC hôm 28/8, tiến sĩ Trần Công Trục nói ông lên tiếng với báo trong nước nhằm để dư luận “hiểu rõ”.
“Tôi là người trực tiếp đàm phán, trực tiếp nghiên cứu không chỉ tài liệu pháp lý mà còn đến các khu vực tranh chấp.”
Các thỏa thuận được ký theo tinh thần “cầu thị và khách quan”, theo ông Trục.

Biểu tượng và thực tế

Nói lại về Thác Bản Giốc
Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói về việc phân định Thác Bản Giốc.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ông Trục giải thích lại với BBC việc đàm phán quanh các khu vực mang tính biểu tượng của lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Thác Bản Giốc và Hữu Nghị Quan (Ải Nam Quan).
Chính phủ Việt Nam nói phần thác phụ của Thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc phía Việt Nam, còn phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới.
Hai nước cũng sẽ tiến hành phát triển du lịch, kinh tế tại khu vực thác.
Những tiếng nói chỉ trích cho rằng Việt Nam hoặc bị thiệt hoặc nhượng bộ quá mức trong vấn đề này.
Theo ông Trục, “xuất phát từ tài liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, đã đi vào tiềm thức người Việt Nam rằng Thác Bản Giốc là của Việt Nam, nước Việt Nam kéo dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”.
“Đó là văn chương, còn về mặt pháp lý, khi hai bên đàm phán, không thể quay lại văn chương, những yếu tố mơ hồ để khẳng định.”
“Hai bên đã đi đến ký kết hết sức sòng phẳng, rõ ràng và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của cả hai bên,” ông Trục khẳng định với BBC.
 
"Có nhóm sử dụng vấn đề biên giới lãnh thổ, tung tin ông này ông kia nhân nhượng vô nguyên tắc với Trung Quốc, 'cắt đất', 'bán đất' cho TQ nhằm tư lợi cho mình"
Trần Công Trục
Còn trên báo Giáo dục Việt Nam, ông Trục nói "những vùng đất tranh chấp phải thông qua đàm phán giữa ta và Trung Quốc thì cả hai bên...đều không đủ cơ sở pháp lý thuyết phục để khẳng định nó là của mình".
"Nếu đã có đầy đủ chứng cứ pháp lý chứng minh được chủ quyền đối với những khu vực này thì không bao giờ có thể nhân nhượng được, kể cả là ta hay Trung Quốc."
"Những 'vùng tranh chấp' là các khu vực chưa có thể nói nó là của anh hay của tôi, mà đàm phán phân chia theo luật pháp quốc tế, thì như vậy không thể nói là ta đã để mất các khu vực này vào tay Trung Quốc, hay ngược lại Trung Quốc, mất các khu vực này vào tay ta," ông Trục nói.
Trong bài trên báo Giáo Dục, ông Trần Công Trục nói rằng ông "từng bị chửi là bán đất cha ông cho Trung Quốc".
Ông cũng cho rằng có ba nhóm người với ba loại quan điểm hoài nghi về đàm phán biên giới Việt - Trung nhưng có động cơ khác nhau.
"Nhóm đối tượng thứ nhất gồm đại đa số cán bộ, nhân dân quan tâm lo lắng cho sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ nước nhà," theo tiến sỹ Trần Công Trục.
Ông coi nhóm thứ hai "có những đối tượng, thế lực muốn lật đổ, bôi nhọ chính thể này" thông qua câu chuyện về chủ quyền lãnh thổ.
Còn nhóm thứ ba, theo ông "nằm ngay trong nội bộ chúng ta" và họ là "những cá nhân vì tranh giành lợi ích này lợi ích khác".
Ông Trần Công Trục cho rằng họ đã "sử dụng vấn đề biên giới lãnh thổ, tung tin ông này ông kia nhân nhượng vô nguyên tắc với Trung Quốc, 'cắt đất', 'bán đất' cho TQ nhằm tư lợi cho mình." 

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

No comments:

Post a Comment