Tokyo lập đơn vị bảo vệ hải đảo bị tranh chấp ?
Binh sĩ Lực lượng tự vệ biển Nhật Bản cùng với chiếc tàu khu trục mới DDH183 Izumo hôm 06/08/2013. REUTERS/Toru Hanai
Mai Vân
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm nay 30/08/2013 yêu cầu tăng đáng kể ngân sách cho tài khóa bắt đầu tháng 4/2014, tăng 3% so với ngân sách dự kiến ban đầu. Đây là mức tăng được đánh giá là cao nhất từ 20 năm nay, đưa ngân sách quốc phòng lên mức 4.800 tỷ yên (tương đương 37 tỷ euro). Trong số các mục tiêu được đưa ra có việc cần phải thành lập một đơn vị mới chuyên trách bảo vệ các hòn đảo đang bị tranh chấp.
Đây là một lực lượng được xây dựng theo mô hình Thủy quân lục chiến Mỹ (Marines), được trang bị xe lội nước. Đơn vị này có nhiệm vụ bảo vệ các đảo gọi là “đảo Đông Nam”, hoặc là chiếm lại các đảo này từ tay quân ngoại xâm khi cần thiết.
Chương trình tăng cường khả năng quốc phòng Nhật Bản rất to lớn : thành lập đơn vị báo động nhanh vùng phía nam cho không quân, trang bị thêm khu trục hạm và tàu ngầm cho hải quân…
Các hòn đảo Đông Nam trải dài từ Okinawa đến tận Đài Loan, ở vùng tiếp giáp giữa Biển Hoa Đông và Thái Bình Dương. Thực thể địa dư này bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Cộng và cũng bị Đài Loan đòi chủ quyền.
Hiện nay, tàu Trung Quốc thường xuyên hiện diện trong khu vực này, áp sát gần ranh giới do Nhật Bản quy định và đôi khi thâm nhập vào vùng hải phận 12 hải lý chung quanh đảo.
Sự tranh chấp chủ quyền giữa hai bên đặc biệt trở nên gay gắt từ khi Tokyo mua lại hòn đảo chính ở vùng Senkaku từ tay một sở hữu tư nhân Nhật vào tháng 9/2012. Căng thẳng Trung – Nhật đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột vũ trang bùng ra tại đây.
Tokyo không thể để bị Bắc Kinh uy hiếp ỏ một nơi vừa có vị trí chiến lược, vừa được cho là giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu khí.
Chương trình tăng cường khả năng quốc phòng Nhật Bản rất to lớn : thành lập đơn vị báo động nhanh vùng phía nam cho không quân, trang bị thêm khu trục hạm và tàu ngầm cho hải quân…
Các hòn đảo Đông Nam trải dài từ Okinawa đến tận Đài Loan, ở vùng tiếp giáp giữa Biển Hoa Đông và Thái Bình Dương. Thực thể địa dư này bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Cộng và cũng bị Đài Loan đòi chủ quyền.
Hiện nay, tàu Trung Quốc thường xuyên hiện diện trong khu vực này, áp sát gần ranh giới do Nhật Bản quy định và đôi khi thâm nhập vào vùng hải phận 12 hải lý chung quanh đảo.
Sự tranh chấp chủ quyền giữa hai bên đặc biệt trở nên gay gắt từ khi Tokyo mua lại hòn đảo chính ở vùng Senkaku từ tay một sở hữu tư nhân Nhật vào tháng 9/2012. Căng thẳng Trung – Nhật đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột vũ trang bùng ra tại đây.
Tokyo không thể để bị Bắc Kinh uy hiếp ỏ một nơi vừa có vị trí chiến lược, vừa được cho là giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu khí.
No comments:
Post a Comment