Monday, August 15, 2011

Hàng Không Mẫu Hạm Trung Cộng dưới lăng kính người Nhật

HKMH Trung Cộng dưới lăng kính người Nhật
Cập nhật lúc :11:48 AM, 15/08/2011
Đất Việt xin giới thiệu tới độc giả ý kiến của Phó Đô đốc Hải quân Nhật Bản Fumio Ota về mục đích của Hải quân Trung Cộng trong tương lai.


Fumio Ota.

Phó Đô đốc Fumio Ota từng là Giám đốc Trung tâm tình báo quốc phòng của Bộ quốc phòng Nhật BảnDưới đây là ý kiến của ông Fumio Ota được Wall Street Journal đăng tải: Hải quân Trung Cộng: Loại 1 sang loại 2. Chương trình thử nghiệm hàng không mẫu hạm Thi Lang của Trung Cộng là một sự kiện được Mỹ, Nhật Bản cùng nhiều nước Đông Nam Á chú ý trong thời gian gần đây. Với Thi Lang, Hải quân Trung Cộng đã đạt được bước biến mới trong việc sở hữu những khả năng mà họ chưa từng có trong quá khứ. Chương trình thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Cộng vào ngày 10/8 đánh dấu một biến chuyển lớn trong học thuyết hải quân của quốc gia đông dân nhất thế giới. Cách đơn giản nhất phân loại học thuyết hải quân của các quốc gia trên thế giới chia làm 2 loại:
Loại 1 - “Từ chối đại dương
Loại 2 - “Thống trị đại dương”.
Từ trước tới nay, Trung Cộng thuộc vào loại 1, do vậy mục đích của hải quân chỉ là chặn đứng mọi khả năng mà đối phương có thể tận dụng để lấn át họ trên vùng thềm lục địa. Vì vậy, họ chú trọng sử dụng thủy lôi và tàu ngầm. Mỹ, Nhật Bản và Anh thuộc vào loại 2, hải quân của họ được thành lập với mục đích thống trị vùng biển mà họ muốn kiểm soát. Nhưng với những hành động mới nhất này, Trung Cộng đang lộ rõ quyết tâm muốn gia nhập câu lạc bộ các lực lượng hải quân hùng mạnh nhất.
Tàu ngầm Mỹ dễ dàng kiềm chế hàng không mẫu hạm Trung Cộng.

Hàng không mẫu hạm cung cấp cho Trung Cộng nhiều khả năng và công cụ uyển chuyển. Từ trước tới nay, tầm kiểm soát trên không của Trung Cộng luôn là một điểm yếu cố hữu vì họ chỉ sử dụng các sân bay trên bộ.

Thi Lang tiến ra khơi trong sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia láng giềng với Trung Cộng
Sự có mặt của “sân bay di động trên biển”, Hải quân Trung Cộng sẽ tạo một thách thức đáng kể đối với Nhật Bản. Hiện nay, máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tự do quần thảo trên các giàn khoan dầu của Trung Cộng tại biển Hoa Đông. Nhưng điều đó sẽ chấm dứt khi Hàng không mẫu hạm Trung Cộng được triển khai.Các bạn của tôi làm việc trong Hải quân Mỹ không hề lo lắng trước sự kiện này. Theo họ, Trung Cộng đang phí tiền đầu tư vì khi chiến tranh nổ ra, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ sẽ dễ dàng “kiềm chế” các Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng. Nhưng sự tự tin này không thể làm yên tâm người Nhật. Do Nhật Bản không sở hữu các tàu ngầm hạt nhân, Trung Cộng Trung Quốc sẽ là một hiểm họa lớn khó tiêu diệt. Đây cũng là nỗi lo chung cho các quốc gia láng giềng với Trung Cộng.Nếu xét trên phương diện chiến thuật, Hàng không mẫu hạm mới là một lợi thế khắc phục nhược điểm cố hữu của Hải quân Trung Cộng: sự yếu kém trong phòng chống các máy bay tấn công của đối phương. Sự xuất hiện của Thi Lang, máy bay của hải quân Trung Cộng có thể tham chiến trên bầu trời mọi lúc mọi nơi. Nói chung, dù vẫn còn hạn chế nhưng các Hàng không mẫu hạm mang lại cho Trung Cộng một lợi thế lớn về mặt chiến thuật quân sự. Do vậy mà quốc gia này không hề dấu diếm dự định thành lập ít nhất 3 nhóm tác chiến Hàng không mẫu hạm trước năm 2050.

Thay đổi học thuyết hải quân

Chiến lược quân sự của Trung Cộng đã thay đổi từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ thềm lục địa trong những năm 1980. Và lần này, với sự xuất hiện của tàu sân bay, Hải quân Trung Cộng đang hiện thực hóa ước vọng vươn ra vùng biển sâu.Trong báo cáo “Quốc phòng Trung Cộng” được phát hành vào tháng 3/2011, câu đầu tiên là sự đề cập tới việc Trung Cộng đang hoàn thiện chiến lược “phòng thủ chủ động”. Điều này được dẫn chứng bởi một thay đổi nhỏ nhưng mang ý nghĩa to lớn của hải quân Trung Cộng: cụm từ “chính sách phòng thủ thuần túy” trong văn kiện tương tự vào năm 2008 nay đã được lược bớt từ “thuần túy”. Những thay đổi mang tính chiến lược này khiến cho Nhật Bản lo ngại. Trung Cộng đã áp đặt quyền sở hữu lên quần đảo Senkaku mà Nhật Bản kiểm soát (Quần đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Cộng) trong văn kiện Luật ranh giới trên biển. Mốc đánh dấu lần đầu tiên Trung Cộng để ý tới cụm đảo nhỏ ở trên biển Hoa Đông này bắt đầu từ năm 1970, ngay sau khi Liên Hợp Quốc công bố khả năng tồn tại tài nguyên dầu mỏ ở khu vực này. Kể từ đó, các vụ tàu chiến của Trung Cộng quấy rối lực lượng canh phòng bờ biển Nhật Bản tại khu vực đảo Senkaku luôn là điểm nóng trong quan hệ giữa hai quốc gia này.Vùng biển Đông cũng là trường hợp tương tự. Trung Cộng tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này tại văn kiện Luật ranh giới trên biển vào năm 1992. Và tàu sân bay Thi Lang cũng sẽ hoạt động chủ yếu trên vùng biển này trong tương lai. Trung Cộng luôn tỏ ra rất áp đặt trong những vấn đề liên quan tới biển Đông. Vào năm nay, Việt Nam đã tố cáo Trung Cộng cắt cáp của tàu thăm dò và Philippines cũng phải lên tiếng vì Hải quân Trung Cộng liên tục quấy rối các tàu thăm dò của họ. Hiện nay, sự căng thẳng đã lắng dịu sau khi Trung Cộng giữ cam kết của Đối thoại Shangri-La về vấn đề biển Đông.

Trung Cộng đang đánh mất mất niềm tin

Vấn đề lớn nhất là cách diễn giải các cam kết này “theo cách rất Trung Cộng”: Họ tự cho phép mình quyền được tổ chức thăm dò biển trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản nhưng những quốc gia láng riềng thì không được phép làm điều ngược lại. Điều này tạo ra một viễn cảnh không mấy khả quan cho các quốc gia nằm cạnh Trung Cộng: tiếng tăm của Trung Cộng được tạo dựng bằng sức mạnh. Và các hành động của Trung Cộng đang hiện khiến quốc gia khác mất niềm tin. Nhật Bản, Mỹ cùng các quốc gia Phương tây cần phải tăng cường khả năng quân sự để kiềm chế tham vọng của Trung Cộng. Đây cũng là điểm chủ đạo trong khái niệm Chiến tranh trên không và trên biển do Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân quĩ Nhật phát hành vào năm 2010. Và việc Trung Cộng thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên là một dấu hiệu nữa buộc Nhật Bản và Mỹ phải tăng cường quân sự ngay lập tức.

No comments:

Post a Comment