Wednesday, August 17, 2011

Người Việt Nam: vô địch trồng cần sa

Người Việt Nam: vô địch trồng cần sa
Trà Mi Viết theo lời nhân vật kể cho
Winnipeg - Mỗi lần một người Việt Nam bị bắt vì trồng cần sa ở Winnipeg thì ông Nguyễn Văn Ba sợ co rúm người lại.
Ông Nguyễn Văn Ba, Chủ tịch Hội Người Việt Tự do Manitoba, cho biết ông là “xấu hổ” vì những người Việt Nam trồng cần sa gây đang điều tiếng , làm hại thanh danh của cộng đồng của ông, mà đa số gồm những người lương thiện, chí thú làm ăn.

Cơ sở - trị giá 3 triệu CAD - trồng cần sa của người Việt (Winnipeg, Manitoba, Canada)
“Chúng tôi rất thất vọng về điều đó.Tôi cảm thấy xấu hổ khi tôi nghe một vụ bắt lớn xảy ra,” ông cho biết, chỉ vài ngày sau khi RCMP (Cảnh sát Liên bang của Canada) tại Manitoba buộc tội ba nghi phạm Việt Nam từ tỉnh bang British Columbia dính líu tới một cơ sở trồng cần sa khổng lồ ở vùng nông thôn gần Ste. Rose du Lac ; cơ sở trồng cần sa này trị giá khoảng $ 3 triệu đô-la Canada.

Theo các tài liệu QMI Agency thu được, gần 90% của người bị đơn vị hình sự của Manitoba kiện và tịch thu tài sản trong năm nay có gốc Việt Nam; điều này cho thấy tổ chức tội phạm Á châu và “nghề” trồng cần sa tiếp tục lan rộng tại tỉnh bang Manitoba.

15 trong số 17 phạm nhân có tài sản đã bị tịch thu trong năm 2011 là người gốc Việt Nam. Đa số những hoạt động phi pháp này xẩy ra ở phía bắc tỉnh Winnipeg. Một trong các hồ sơ đó cáo buộc một trong các bị cáo “là thành viên của một tổ chức tội phạm và là dân trồng, buôn bán và môi giới cần sa cao cấp”. Phụ nữ này có thu nhập phần lớn, nếu không phải tất cả, từ những hoạt động bất hợp pháp.

"Thực tế là các cơ sở trồng cần sa tinh vi này, đều là hoạt động của các tổ chức tội phạm châu Á. Những tổ chức tội phạm này đã củng cố đến tinh vi những việc làm phi pháp," Gord Schumacher, Giám đốc đơn vị tịch thu tài sản tội phạm của Manitoba, nói. Đơn vị của Schumacher điều tra và tịch thu tài sản phạm tội sau đó bán đi để trợ cấp hoạt động cảnh sát và bồi thường các nạn nhân của tội phạm.

Schumacher đã từ chối đi vào chi tiết hơn về việc làm thế nào hoặc tại sao các nhóm tội phạm châu Á có thể khoanh vòng riêng cho họ được một góc tội ác như thế, và QMI Agency cũng không thể phỏng vấn RCMP hoặc cảnh sát Winnipeg về điều đó.

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là vấn nạn này đã được xảy ra trong nhiều năm.

Trở lại vào năm 2004, khi Winnipeg đã trải qua một năm tệ nhất về số lần và tầm cỡ của những cuộc phá vỡ các ổ trồng cần sa, cảnh sát công khai thảo luận về người châu Á, và đặc biệt là người Việt, dính dáng với tội phạm.

Một cảnh sát cao cấp của Winnipeg nói với QMI thanh phần tội phạm Việt Nam ở đây chuộng làm “kinh tế đại trà” trong hoạt động trồng cần sa; nhân viên cảnh sát này cũng ghi nhận gần một nửa các hoạt động bị phá vỡ ở Winnipeg có thể xem là thuôc nhóm đó.

Ông Nguyễn Văn Ba cho biết những người trồng cần xa có xu hướng không hội nhập với với cộng đồng người Việt - khoảng 10.000 người - tại Winnipeg, và ghi nhận nhiều người trong số họ đến từ ngoài tỉnh hoặc là từ nước ngoài như “xuất khẩu lao động”.

“Tôi nghĩ rằng họ hiểu những gì họ đang làm nhưng tôi nghĩ rằng đôi khi họ không có lựa chọn khác. Họ không có tiền,” ông Ba nói. “Những người nghèo ở Việt Nam muốn đi ra nước ngoài để kiếm tiền.”

No comments:

Post a Comment