Friday, March 30, 2012

Viết về VIỆT KHANG

Viết về VIỆT KHANG 
Truong Hoang
truonghoanga@gmail.com
Tay dơ lấy nước mà rửa.  Nước dơ lấy gì mà rửa?  (Vua Duy Tân)
Lịch sử Việt có những bài học lớn dạy cho mọi thế lực xâm lược.
Việt Khang là một tuổi trẻ yêu nước xuất hiện đúng chỗ và đúng thời.
NHỮNG BÀI THƠ, BÀI VĂN &BÀI CA LÀM NÊN LỊCH SỬ
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt) - Hịch Tướng Sĩ (Hưng Ðạo Vương)
 – Common Sense (Thomas Paine) – Việt Nam Tôi Ðâu? & Anh Là Ai (Việt Khang)
- WilliamHoàng
*

Suốt chiều dài lịch sử nhân loại từ Ðông sang Tây đều nẩy sinh những nỗ lực chống lại tính chuyên chế và  bạo lực của bạo quyền bằng những bài thơ, bài văn, hay bài ca nhằm kích động lòng yêu nước thương nòi, tinh thần tôn trọng quyền tự chủ, quyền làm người, quyền tự do, và quyền bình đẳng, v.v. Những bài thơ, bài văn, hay bài ca đấu tranh cho nhân quyền  đó đã  đi vào lịch sử  văn học và trở nên bất tử.
Ở nước ta đã có những bài Hịch chẳng hạn Hịch của Hai Bà Trưng,Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi.  Ở Mỹ có những bài chính luận (pamphlet), tương tự như những bài Hịch, trong số đó nổi tiếng nhất có bài Common Sense (1776) của Thomas Paine và bài The Sentiments of An American Woman (1780) của bà Esther de Berst Reed.  Những bài Hịch này đã đi vào Văn Học Sử Hoa Kỳ (The Norton Anthology of America Literature, 1998, p. 691).
Nhân vật mở đầu lịch sử đập tan ách đô hộ của Tầu (tiêu diệt chủ lực quân Nam Hán, giết chết cả Hoằng Tháo(con vua Hán) trên sông Bạch Ðằng (năm 938) và tái dựng nền tự chủ của dân tộc ta là Ngô Quyền (897-944).  
Sử gia Lê Văn Hưu viết: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới hợp của đật Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng Vương làm cho người Phương Bắc không dám sang nữa.  Có thể bảo một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi.”  
Sử gia Ngô Thì Sĩ ghi: “Trận thắng lớn trên sông Bạch Ðằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống.  Những chiến công các đời Ðinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào cái uy danh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Ðằng này là vũ công cao cả vang dội đến ngàn thu.  Há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu!” 
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác bài ca Bạch Ðằng Giang đời đời còn vang tiếng hát kiêu hùng:
Bạch Đằng Giang

Nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước
Thơ/lời: Nguyễn Thành Nguyên
Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng
Giống anh hùng, giống Lạc Hồng Nam Bắc Trung
Trên trời xanh muôn chim đua chen bóng ô
Dưới đây dòng nước bóng xác quân Hồ chập chờn

Hàng cây cao soi bóng gió cuốn muôn ngàn lauHồn ai đang phảng phất trong gió cảm xiết bao
Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành
Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh
Vì yêu nước non vui lòng hiến thân
Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần
Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng
Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
Dù có sấm sét bão bùng, mưa nắng
Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung
Nhân vật anh hùng tiếp nối với đại chiến công phá quân Nhà Tống là Lý Thường Kiệt(1019-1105).   Ông vốn dòng họ Ngô, tênTuấn.  Vì có công lớn nên được vua Lý Thánh Tông ban ân cho đổi sang họ Lý.  Khi được tin Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, ông đã phát biểu trước các quan rằng: “Ngồi yên mà đợi giặc sao bằng đem quân đánh trước để chặn các mũi nhọn của địch.” Thật là câu nói của một bậc đại anh hùng yêu nước đã rửa nhục cho dân tộcViệt đã từng bị Bắc Thuộc cả 1000 năm. 
Ngày 27 tháng 10 năm 1075, ông mở cuộc đại tấn công vào đất Tống tại Ung Châu (NamNinh) và Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Ðông). Ông ban nghiêm lệnh cho toàn quân sĩ: “Không được đụng tới cái kim, sợi chỉ” của dân, vì vậy dân chúng Hoa Nam ca ngợi ông là “Cha họ Lý”.  Hạ xong các thành, ông cho rút quân về.  
Ngày 18 tháng Giêng năm 1077, Quách Quỳ dẫn 30 vạn quân Tống sang rửa hận, lại bị Lý Thường Kiệt đánh cho tan tác tại sông Như Nguyệt (sông Cầu), quân chết hơn phân nửa.  Ðầu tháng Hai, Ðinh Tị, 1077, Quách Quỳ buộc phải chấp nhận rút quân.  Quân ta chiếm lại đất đai đã mất từ trước.  Theo Lê Quý Ðôn, sử Tống sau này phải thừa nhận Lý Thường Kiệt là: “Binh pháp giỏi, đánh đâu thắng đấy.”
Ðại chiến thắng lẫm liệt đó một phần cũng do bài Hịch được coi là một bài “thần thơ khích lệ tướng sĩ” của Lý Thường Kiệt và cũng được coi là Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của nước ta đối với Nhà Tống:
Nam QuốcSơn Hà                                                                  Non Sông Nước Nam
Nam quốc sơn hà Nam Ðế cư                                                Nam quốc non sông Nam Ðế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư                                       Rõ ràng đã định trong Thiên Thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?                                           Cớ sao nghịch tặc qua xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư                                             Chắc chắn lũ bay bị khử trừ
Trong Lịch Sử Việt, bài Hịch Tướng Sĩ dài khoảng 1200 chữ của Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn đã kích động lòng yêu nước tuyệt vời nhất của toàn dân Việt chống ngoại xâm.  Nhờ bài Hịch đó, dân tộc ta trong vòng 30 năm đã 3 lần - 1257-1285-và 1287 - anh dũng đánh tan mộng xâm lăng của đạo quân Mông Cổ vô địch thời đó. Sau đây là vài đoạn trích:
Ta thường nghe Kỷ Tín đem mình chết thay cứu cho Cao Ðế thoát; Do Vu chìa lưng chịu giáo cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ; … Giả sử các vị đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được? …
Ta nay cùng các ngươi sinh ra gặp thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan, ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều xỉ mắng triều đình, thân là dê chó mà sách nhiễu tể phu, giả mệnh Hốt Tất Liệt  mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không đáy. …
Ta nay thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu cho thân  này trăm lần phơi ngoài nội cỏ, xác này nghìn lần gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. …
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết hổ, thấy nước nhục mà không biết thẹn; làm tướng triều đình mà phải hầu giặc mà không biết tức, nghe nhạc Thái Hiền để đãi sứgiặc mà không biết căm, …
Nay ta bảo cho các ngươi biết: giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung.  Nếu các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, thì chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, các ngươi sẽ muôn đời để thẹn, còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
*
Trong Lịch Sử Hoa Kỳ có bài chính luận Common Sense (Lý Lẽ Chung) của Thomas Paine (1737-1809) đã được ghi trong cuốn Norton Văn Học Sử Hoa Kỳ (The Norton Anthology of American Literature,1998, tr. 691) như là để ghi nhớ công lao của ông đã đóng góp cho cuộc chiến của Mỹ Châu chống lại những bất công xã hội như: chống Anh Hoàng George III vì ông ta không muốn giới hạn quyền hành của chế độ quân chủ; chống chính sách thuế khóa bất công (nạp thuế mà không được đại diện); chống luật buộc người theo đạo Cơ Ðốc phải cải đạo sang Anh Giáo; v.v.
Cuộc chiến chống mẫu quốc Anh thực sự mở ra với trận Lexington và Concord vào tháng Tư,1775 với tiếng hô hào rất lớn của nhà yêu nước Patrick Henry: “Cho tôi Tự Do hay là Cho tôi Chết”.
Thomas Paine sinh ra ở Anh và mãi tới năm 17 tuổi mới qua Mỹ Châu. Dường như ông sinh là để biểu dương tinh thần Tự Do và Lẽ Phải của thế kỷ thứ 18.   Ông tới Philadelphia với lá thư ân cần giới thiệu đặc biệt của Benjamin Flanklin như là “một người trẻ tuổi thông minh và có giá trị”. 
Ông khởi đầu làm nhà báo và phát ngôn nhân chống tệ nạn nô lệ; rồi gia nhập Ðội Quân Cách Mạng.  Ông viết tập chính luận Common Sense (1776) cổ động các thuộc địa Mỹ Châu tuyên bố độc lập và tập tham luận The Crisis cổ võ tinh thần ái quốc của Ðạo Quân Lục Ðịa Mỹ Châu.
Ông viết cuốn Rights of Man (Quyền của Con Người, 1791-92) ủng hộ CuộcCách Mạng Pháp và chế độ cộng hòa, kích thích mãnh liệt chống chế độ quân chủ chuyên chế nên bị kết tội phản quốc và ông phải trốn qua Pháp.  Tại đây, ông được hưởng quốc tịch và tôn làm phát ngôn viên cho cách mạng Pháp.  Tuy nhiên, khi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng diễn ra trong buổi bình minh của cách mạng Pháp, ông lên tiếng phản đối việc cách mạng hành quyết Vua Louis VI và kết quả là ông bị tống giam.  May nhờ Ðại Sứ Mỹ, James Monroe, tặng ông quốc tịch Mỹ và được ra đi an toàn qua New York.
Ở Mỹ, ông cho ra đời cuốn The Age of Reason (Thời Ðại của Lý Lẽ, 1794) tấn công vào niềm tin Thiên Chúa Giáo (Christianity) hay nói rộng ra lối sống quy ước của xã hội đương thời.  Do đó, ông bị mất cảm tình và coi như là người sống ngoài thời đại.
Ông có một lối viết văn rất thẳng thắn, hùng hồn, và đầy thuyết phục. Bài chính luận Common Sense của Thomas Paine được viếtvào năm 1776 tại Philadelphia và in ra khoảng nửa triệu bản.  Ông nêu ra những bất công và tàn ác của chính quyền Anh, tuy vậy chính sách  bất công và tàn ác của Anh quốc thời đó còn nhẹ hơn rất nhiều so với chính sách bất công và  tàn ác của nhà càm quyền CSVN hiện tại   
Sau đây là một vài đoạn trích dẫn trong Common Sense:
Hàng khối sách báo đã viếtvề cuộc đấu tranh của Mỹ Châu và Anh quốc. Người trong mọi giới đã đi vào cuộc bút chiến nảy ra từ nhiều quan điểm khác nhau.  Tất cả không dẫn đến một kết quả nào. Giai đoạn tranh luận đã chấm dứt. Vũ trang là giải pháp cuối cùng để giải quyết cuộc đấu.  
Một số nói rằng, Anh quốc làn ước mẹ.  Như vậy sự đối xử của nước mẹ này tỏ ra càng phải hổ thẹn hơn, bởi vì những loài dã thú cũng không cắn xé con của chúng; những tên mọi rợ cũng không gây chiến với thân thuộc. Âu Châu, chứ không phải là Anh quốc, mới là bà con của Mỹ Châu.  Thế giới mới này (Mỹ Châu) từng là nơi tị nạn cho những người yêu tự tôn giáo và dân quyền bị ngược đãi ở khắp Âu Châu. 
Tôi hỏi các bạn: Nhà của các bạn đã bị đốt chưa?  Của cải của các bạn đã bị phá hủy trước mắt bạn chưa?  Vợ con của bạn có còn có một cái giường để nằm và mẩu bánh mì mà ăn?  Bạn có một người bà con đã bị mất đi vì bàn tay của họ không?  Và, chính các bạn, có phải các bạn chỉ là những kẻ sống sót khốn cùng và tàn mạt?  Nếu các bạn đã bị như thế mà các bạn còn bắt tay với những quân giết người thì các bạn không xứng đáng được gọi là chồng, là cha, hay nguời yêu hay bất cứ là gì; các bạn chỉ là những tên có trái tim hèn và có tinh thần của kẻ luồn cúi!
Một chính quyền của chính chúng ta là quyền tự nhiên của chúng ta. … Nếu các bạn chống lại nền độc lập, tự chủ của Mỹ Châu tức là các bạn đã mở cửa đón sự bạo ngược vĩnh viễn.  Sẽ có hàng ngàn, hàng chục ngàn nghĩ rằng thật là vinh quang khi trục xuất được cái quyền lực man rợ ra khỏi đại lục này nó đã khuấy động người Da Ðỏ và người Da Ðen nổi dậy triệt hạ chúng ta. 
Nói chuyện thân hữu với những kẻ (Anh quốc) mà chúng ta đã mất niềm tin và tình cảm của chúng ta đã bị hàng ngàn vết thương thì thật là một điều điên khùng, mất trí. 
Các bạn nói về hòa hợp, hòa giải có thể phục hồi lại cái thời đã đi qua. Vậy những cô gái điếm có thể trở lại trong trắng chăng?  Cả thân thiện lẫn hòa hợp hòa giải đều không thể giải hòa được Anh quốc và Mỹ Châu được.
Sợi dây cuối cùng đã đứt.  Nhân dân Anh quốc tuyên bố chống chúng ta …Thượng Ðế Toàn Năng đã cấy trong chúng ta những tình cảm không thể dập tắt được cho những mục đích thiện và khôn ngoan. Những mục đích này là những điều bảo vệ hình ảnh của Thượng Ðế trong trái tim của chúng ta.  Những mục đích đó phân biệt chúng ta với bầy thú.
Hỡi các bạn yêu nhân loại!  Trên toàn cầu người ta đã đi tìm tự do rồi.  Tất cả các nơi của thế giới cũ đang bị đàn áp! Hãy đứng lên! Chúng ta dám chống không phải chỉ sự bạo ngược mà còn chống cả tên bạo chúa. 
*
Mới đây (16/9/2011), nhạc sĩ Việt khang ở Mỹ Tho, Việt Nam, bất chấp mọi hiểm nguy và không thể nín lặng mãi trước sự bành trướng ngang ngược của Trung Cộng qua những hành động xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, quần đảo, và đánh giết các thuyền đánh cá của dân VN,đã hiên ngang cất cao bài ca Việt Nam Tôi Ðâu và Anh Là Ai, nói lên nỗi hổ nhục và bất mãn đối với sự im lặng và đàn áp của nhà cầm quyền nhằm dập tắt mọi tiếng nói yêu nước của đại đa số đồng bào Việt trong nước.  Cũng như những nhà chống đối khác, anh đã bị tống giam (ở số 4 Phan Ðăng Lưu, Sài Gòn từ ngày 23/12/2011 đến nay) bởi chính sách răn đe thô bạo của nhà cầm quyền cộng sản VN nhằm bịt miệng những người bất mãn chế độ.
Sự kiện bạo quyền CSVN tống giam Việt Khang đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở trong và ngoài nước mà CSVN đã không thể lường trước: đã có ít nhất trên 130 ngàn người Việt ở hải ngoại hưởng ứng lời kêu gọi của nhạc sĩ Trúc Hồ và TS Nguyễn Ðình Thắng, ký vào thỉnh nguyện thư gửi tòa Bạch Ốc yêu cầu chính quyền Mỹ có thái độ thích đáng đối với những hành động không tôn trọng nhân quyền của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
Dù kết quả của  thỉnh nguyện thư đạt được như thế nào chăng nữa, điều đó không quan trọng.  Ðiều quan trọng là sự lan rộng nhanh chóng như sóng tức nước vỡ bờ của chiến dịch ký vào thỉnh nguyện thư  với hơn 130 ngàn chữ ký đã làm cho chính giới Mỹ phải kính nể sự đoàn kết gắn bó của mọi giới cộng đồng người Việt và đồng thời chứng tỏ hùng hồn cho thế giới nói chung và người Mỹ nói riêng thấy rõ tâm tình của cộng đồng Việt phẫn nộ như thế nào đối với những hành vi chà đạp nhân quyền rất thô bạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ bấy lâu nay. 
Bài ca Việt Nam Tôi Ðâu và Anh Là Ai của tay trống Việt Khang đã thực sự có chỗ đứng trong Lịch Sử Văn Học Ðấu Tranh đánh dấu giai đoạn lớp trẻ Việt đã khẳng khái vùng lên chống chính sách bạo ngược và tham ô của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam,  góp tiếng nói chung của những  người dân bị áp bức trên toàn cầu đứng lên chống độc tài và tham nhũng kể từ khi chiến dịch Hoa Lài ở Tunisia bùng nổ.  Và, đã đến lúc những cuộc nổi dậy chống độc tài bạo ngược sẽ không còn cô đơn nữa mà sẽ được quốc tế bênh vực trong mục tiêu tiến tới một nền trật tự thế giới mới.
~ * ~
Bao giờ Tuổi Trẻ vùng lên
Trí thức vùng dậy, nước yên, nhà lành
(Ca dao)
Lịch sử đấu tranh cho nhân quyền ngày hôm nay đã có thêm Việt Khang Võ Minh Trí, một nhân vật bất khuất xuất hiện đúng lúc và đúng thời. Hơn 137 ngàn người Việt ở hải ngoại ký vào bức thỉnh nguyễn thư yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ phải có biện pháp thích ứng đối với những vụ vi phạm nhân quyền rất thô bạo của  nhà cầm quyền Việt Nam đã trở thành một kỷ lục chưa từng có trong các cộng đồng tị nạn của các sắc dân khác biểu thị tinh thần chống các chế độ không tôn trọng nhân quyền. 
Việt Khang vốn là một người dân Việt bình thường ra đời năm 1978 tại Mỹ Tho).  Anh sống hoàn toàn trong môi trường văn hóa xã hội chủ nghĩa, nhưng anh đã không hề để mình bị tiêm nhiễm bởi loại văn hóa nghịch chướng và phi nhân bản đó.  Anh yêu thích âm nhạc, chơi trống, bán các dụng cụ hòa nhạc, thu âm, và gia nhập nhóm Tuổi Trẻ YêuNước (xuất hiện 4/2011 khi Trường Sa và Hoàng Sa của VN bị Trung Cộng cưỡng chiếm mà nhà nước VN im lặng).
  
Bởi vì anh đã thấy tận mắt sự ngang ngược mang đầy bản chất thái thú của Trung Cộng trong các lần lấn chiếm biên ải Nam Quan, bắt giết ngư dân đánh cá ở Trường và Hoàng Sa trong hải phận VN, vi phạm trầm trọng tới phẩm giá cao quý và chủ quyền thiêng liêng của dân tộc và cũng quá phẫn nộ trước những cảnh đàn áp dã man của công an côn đồ của nhà nước VN, cũng như trước những phản ứng luồn cúi hèn hạ cùng với những hành động đàn áp dã man của nhà cầm quyền xã hội chủ nghĩa VN tàn ác hơn cả thực dân Pháp trước đây, Việt Khang đã mạnh dạn đứng dậy nói lên tiếng nói thật ôn hòa và tha thiết, đầy tình người, tình yêu nước qua hai bài ca : Việt Nam Tôi Ðâu và Anh Là Ai mà nhà cầm quyền đã tống giam lần thứ nhất vào ngày16/9/2011 và bắt lại lần thứ hai vào ngày 23/12/11 tại số 4 Phan Ðăng Lưu, Gia Ðịnh.  Cho đến nay (3/2012) vẫn chưa xét xử!
Nghe lời ca, mọi người bỗng cảm thấy như nghe đâu đây tiếng ru ngọt ngào của các bà mẹVN hiền hòa của bao thế hệ đã qua, từ đó dấy lên một sự đồng cảm nghẹn ngào đầy thúc đẩy để cũng  “không thể ngồi yên; không thể ngồi yên”  vì lương tâm, lẽ phải, và chính nghĩa, và  bởi vì đất mẹ VN thực sự đã ngã nghiêng, sắp mất rồi: con người VN với văn hóa VN, tiếng nói VN, đạo lý VN, món ăn VN, phụ nữ VN, trẻ emVN, truyền thống VN đã và đang bị Hán hóa rồi!   
Vâng, đây là tâm tình của một Việt Khang 2011:
VIỆT NAMTÔI ĐÂU?
Việt Khang
Việt Nam ơi… thời gian quá nửa đời người …
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộcđời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian …
Giờ đây…Việt Nam còn hay đã mất?
Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu
Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi
Từng đoàn người đi chẳng nề chi
Già trẻ gái trai giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam
Việt Nam tôi đâu…?  Việt Nam tôi đâu…?Việt Nam tôi đâu …?
*
Anh Là Ai

By Viet Khang By VietKhang
Xin hỏi anh là ai?
Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!
Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?
Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào
Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam
---------00000000000000-----------
Who Are You
by Roberto Wissai/Nkba’
May I ask, who are you?
Why arrest me?Why arrest me? What have I done wrong? What have I done wrong?
May I ask, who areyou? May I ask, who are you?
Why beat me without the slightest mercy? Why beat me without the slightest mercy?
May I ask, who areyou? May I ask, who are you?
To keep me from protesting To keep me from protesting
For love of this country, whose people have endured far too much! For love of thiscountry, whose People have endured far too much!
May I ask, where are you? May I ask, where are you?
Forbidding me from opposing a Chinese invasion Forbidding me from Opposing a Chinese invasion
May I ask, where areyou? May I ask, where are you?
Why scold me in the language of my people? Why scold me in the language of my People?
Where is your nationalism? Where is your nationalism?
Why consciously take orders from China? Why consciously take orders from China?
You will leave a mark to last a thousand years You will leave a mark to last a thousand years
Your hands will bestained with the blood of our people Your hands will be stained with the blood of our People 
I cannot sit still I cannot sit still
While Vietnam collapses While Vietnam collapses
And my people sink And My People sink
Into a thousand years of eternal darkness Into a thousand years of eternal darkness
I can not sit still I cannot sit still
My children and the next generation deserve a future My children and the next generation deserve a future
Where will our roots be Where our roots will be
When Vietnam is no longer in this world? When Vietnam is no longer in this world?
Xin hỏi anh là ai? Ask who he is?
Sao bắt tôi tôi làmđ iều gì sai? Why arrest me I done something wrong?
Xin hỏi anh là ai?Ask who he is?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay? Why not hit me a little mercy?
Xin hỏi anh là ai?Ask who he is?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày Not for me to the streets to express
Tình yêu quê hươngnày, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay! Love this country, this nation has so much bitterness!
Xin hỏi anh ở đâu? Ask him where?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm Prevention steps against the enemy vesselinvasion I
Xin hỏi anh ở đâu? Ask him where?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi? Why people scolded me my voice?
Dân tộc anh ở đâu? Where ethnic groups?
Sao đang tâm làm taysai cho Tàu? Why are our minds to ship the wrong hands?
Để ngàn sau ghi dấu For the following thousand mark
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào With blood stained hands that the people
Tôi không thể ngồi yên I can not sit still
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng When water falls Vietnam is prone
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm My people going to immerse
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối A thousand years or constant darkness
Tôi không thể ngồi yên I cannot sit still
Để đời sau cháu contôi làm người For next life, my off-springs to become men
Cội nguồn ở đâu?Where is their  source?
Khi thế giới nay đãkhông còn Việt Nam When on this world there is no longer Vietnam
—0O0— -0O0-

Những ca khúc của ViệtKhang của 2011 đã đi vào Lịch Sử Văn Học và trở thành bất tử.  Tinh thần Việt Khang khẳng định sẽ còn được tiếp nối cho đến khi nào chế độ cộng sản ma quỷ không còn chỗ đứng ở Việt Nam.
*
~ 372012 ~
ÐA TẠ

No comments:

Post a Comment