Wednesday, May 23, 2012

Bà Trần Lệ Xuân, Bà Ngô Đình Lệ Quyên

Bà Trần Lệ Xuân, Bà Ngô Đình Lệ Quyên

Khoảng 8 giờ 30 ngày 16.04.2012, tại cây số thứ 12 trên đường Pontina, gần Mostacciano, cửa vào Thủ đô nước Ý, bà Ngô Đình Lệ Quyên đã tử nạn khi té xe gắn máy, do mặt đường trơn trợt sau những cơn mưa trong những ngày qua, và bị gia chạm vào xe buýt chở 23 trẻ mồ côi và những nhân viên xã hội đến trường học. Lúc đó, bà đang trên đường đến văn phòng làm việc Caritas Rôma.

I. NHỮNG PHÂN ƯU THƯƠNG TIẾC.

a. Từ Caritas.

Lúc 17 giờ 02 cùng ngày, Caritas.org loan bản tin với tựa đề : « Caritas tôn vinh nhà vô địch phụ trách người di cư ở Rôma thiệt mạng trong tai nạn giao thông ». Trong đó, bè bạn và đồng nghiệp
cid:image001.jpg@01CD2694.F47A1830
Caritas Rôma của vị đặc trách phần vụ di cư, bà Ngô Đình Lệ Quyên, vô cùng xúc động trước thảm trạng đã khiến bà qua đời. Đức ông Enrico Feroci, Giám đốc cơ quan bác ái này viết: « Lệ Quyên là một gương mẫu cho tất cả chúng tôi. Trong bao nhiêu năm trời, bà hăng say chu toàn công việc bênh vực những người nghèo khổ và rốt cùng, với tất cả niềm tin. Hoạt động của bà đối với chúng tôi là một động lực giúp phát triển về mặt nhân bản và chuyên nghiệp. Bà biết liên kết những năng khiếu cá nhân, kinh nghiệm của một người tị nạn, với niềm tin sâu xa nơi Thiên Chúa, và lòng tôn trọng con người. Với những lời khuyên giúp và làm việc không biết mệt, bà nhắc nhở chúng tôi rằng hoạt động của chúng tôi là đem lại niềm vui cho người nghèo và những người kém may mắn. Trong lúc đau buồn này, chúng tôi muốn gần gũi với gia đình bà và cộng đoàn giáo xứ thánh Gregorio Barbarigo, nơi bà Lệ Quyên vẫn siêng năng tham dự Thánh Lễ Chúa nhật ».

Với những đức tính đó, bà Lệ Quyên giữ một vai trò quan trọng đã ảnh hưởng đến các chính sách của Caritas về nhập cư ở các cấp độ từ Rôma tới quốc tế. Do đó, nhân viên thiện nguyện Caritas nhiều nơi trên thế giới đều biết và nhớ đến sự cống hiến bà dành cho người nghèo và đau khổ. Bà Martina Liebsch, Giám đốc Caritas quốc tế về Chính sách và vận động, đã làm việc chặt chẽ với bà Lệ Quyên, nói : « Chúng tôi tưởng nhớ và cầu nguyện cùng gia đình, bạn thân bà và với các nhân viên Caritas Rôma. Bà Lệ Quyên tự mình là một người tị nạn nên, với kinh nghiệm bản thân, bà luôn hoàn thành trách nhiệm với tình yêu tha nhân và dù công việc với người di dân có gặp khó khăn, bà vẫn tận lòng giúp đỡ. Bà đã được thúc đẩy bởi đức tin mạnh mẽ, sự can đảm và luôn thuyết phục giới chức thẩm quyền bằng nói sự thật và đúng luật. Bà thật là một ân nhân tận tâm với người di cư ở Rôma. Sự vắng mặt của bà sẽ được cảm nhận sâu sắc bởi chúng tôi và những người này. Bà đã đóng góp ý kiến và che chở cho họ trong rất nhiều năm. »

« Caritas Europa tỏ lòng tôn kính với cựu chủ tịch ủy ban di cư. Chúng tôi sẽ nhớ bà ấy như một chuyên gia đặc biệt, không chỉ là một người có thẩm quyền, mà còn rất vui vẻ để mọi người khác thích làm việc chung », ông Peter Verhaeghe, phụ tá Giám đốc điều hành Caritas Europa, đã nói như vậy.

b. Từ Giáo quyền.

Ngày 18.04.2012, Đức Hồng y Agostino Vallini, Giám quản Tổng Giáo phận Rôma, đã công bố Thông điệp của Ngài. Trong đó, Đức Hồng y viết : « Sáng nay, tôi đã dâng Thánh Lễ để tưởng nhớ bà Ngô Đình Lệ Quyên và cầu nguyện Thiên Chúa cho linh hồn Lucia được hưởng Bình an và niềm Vui vĩnh cửu…

Tôi bày tỏ với gia đình Ngô Đình sự cảm thông sâu sắc về nỗi đau buồn lớn của họ và mời tín hữu giáo phận cầu nguyện cho người chị em chúng ta đã sống quảng đại cho Tin Mừng.

Giáo hội Rôma tạ ơn Thiên Chúa đã ban tặng món quà là người nữ khiêm tốn này. Bà đã thực hiện lời Chúa Giêsu dạy ‘Tôi là một khách lạ, và bạn đã tiếp đón tôi’ (Mt 25:35). Trong cuộc sống, qua các dịch vụ hàng ngày, bà lắng nghe và an ủi cho những người bị buộc phải rời bỏ quê hương của họ.

Hoạt động của bà là niềm khích lệ cho toàn thể cộng đồng Kitô hữu tiếp tục chào đón người nhập cư và giúp đỡ họ hội nhập thực sự sẽ cho phép thành phố chúng ta hiển thị ngày càng nhiều hơn khuôn mặt nhân ái mà Đấng Quan phòng đã giao phó cho Caritas Rôma.

Sau cùng, thay mặt Caritas, tôi cảm ơn các tổ chức và tất cả những người, trong hoàn cảnh đau đớn của Giáo hội chúng tôi, đã bày tỏ lời chia buồn. »

c. Từ Chính quyền địa phương.

- Ngay khi hay tin bà Lệ Quyên qua đời, ông Gianni Alemanno, Đô trưởng thành phố Rôma, đã gửi thư đến Đức ông Enrico Feroci, Giám đốc Caritas Rôma, để chia buồn cùng các cộng tác viên Caritas và nhắc đến bao nhiêu lần bà Lệ Quyên đã đối thoại với chính ông và các viên chức thủ đô để bênh vực quyền lợi của những người di dân.

- « Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc về cái chết bất ngờ của Ngô Đình Lệ Quyên, một người phụ nữ rất chuyên nghiệp trong công việc trưởng bộ phận giúp di dân thuộc Caritas, đã hỗ trợ những người đang gặp khó khăn trong xã hội. »

d. Từ Chính phủ.

Ngày 17.04.2012, Tổng trưởng Bộ Hợp tác Quốc tế và Hội nhập, ông Andrea Riccardi, gửi Thông điệp chia buồn đến Caritas Rôma : « Tôi đặc biệt xúc động trước sự qua đời của người phụ nữ dũng cảm và mạnh mẽ Ngô Đình Lệ Quyên. Bản thân là một người tị nạn trước đó, bà đã làm việc với niềm đam mê để phục vụ, với phương tiện tối thiểu, cho những người bị thiệt thòi bên lề xã hội để họ chịu làm việc hàng ngày và xứng đáng được chấp thuận để hội nhập. »

Phó thị trưởng Rome, ông Sveva Belviso, phát biểu : « Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc về cái chết bất ngờ của Ngô Đình Lệ Quyên, một người phụ nữ rất chuyên nghiệp trong công việc trưởng bộ phận giúp người di dân tại Caritas, hỗ trợ nhiệt tình những người khó khăn trong xã hội. »

e. Từ giới tư nhân.

Các chức sắc tôn giáo và nhiều hiệp hội, cơ quan thiện nguyện như ‘Justice, Peace and Integrithy of Creation (JPIC), Missionnaires de Saint Charles Scalabrini, … đã gởi lời chia buồn và tỏ lòng thương tiếc bà Ngô Đình Lệ Quyên đến Caritas Rôma và gia đình .

Đặc biệt, báo ‘la Republica’, phái trung tả, ngày 20.04.2012 đã có bài viết về bà Lệ Quyên. Tai nạn đã cướp mất sự sống của bà đang làm xúc động nhiều người thuộc cộng đồng và các định chế vì bà thực sự là một Danh Nhân của sự liên đới (solidarietà), một phụ nữ ‘cương nghị và dũng cảm, luôn luôn phục vụ những người khác. Khi còn sống, ‘thiên thần của người tị nạn’, mà ít ai quan tâm và biết là thuộc về một gia đình quyền thế tại Việt Nam hay có mẹ là ‘Madame (bà) Nhu’.

Caritas không nói nhiều về thân thế cá nhân Lệ Quyên, người ta chỉ biết bà thuộc một gia đình hữu và được chăm sóc bởi một Đức Hồng y (người viết thêm : P.X. Nguyễn văn Thuận). Nay, bà qua đời, báo chí chỉ biết nhiều hơn khi tìm kiếm trên Internet mới biết chụp gần Lệ Thủy, chị của Lệ Quyên, là một bà có khuôn mặt dễ thương và rất nữ tính, trang điểm nhẹ và thiếu tinh tế trong cách ăn mặc nơi trang bìa hai tuần báo Mỹ ‘Time’ và ‘Life’. Người ta khám phá đó là Trần Lệ Xuân, tức ‘Madame Nhu’, đệ nhất phu nhân đầu tiên miền Nam Việt Nam, từ 1955 đến 1963 vì Tổng thống Diệm sống đời độc thân.

II. THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP.

Bà Ngô Đình Lệ Quyên sinh ngày 26.07.1959 tại Sàigòn, Hòn ngọc Viễn đông, Thủ đô Việt Nam Cộng hoà. Bà là con gái út, trong một gia đình yêu nước có bốn con, của ông bà Ngô Đình Nhu. Ông là Cố vấn Tổng thống Ngô Đình Diệm và bà là Dân biểu Quốc hội. Chính phủ Mỹ đã gây dựng và chi trả việc thuê mướn tay sai để tạo cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 và thảm sát hai anh em ông Diệm và Nhu ngày 02.11.1963. Hai ngày sau, Lệ Quyên cùng hai anh Trác và Quỳnh phải rời Quê hương, đến Cộng hòa Ý để tị nạn. Mẹ và chị Thủy cũng rời Hoa kỳ để đến sum hợp tại Rôma, với quy chế tị nạn.

Tốt nghiệp Đại học Rôma với văn bằng Tiến sĩ Luật, chuyên về Công pháp,
Lệ Quyên ghi danh hành nghề tại Luật sư đoàn Rôma. Phân khoa Luật ngỏ lời mời bà nhận chức Giáo sư, nhưng vì bà vẫn muốn giữ quy chế tị nạn với quốc tịch Việt Nam, nên bà không thể là Giáo sư mà thường chỉ được mời để thuyết giảng.

Bà Lệ Quyên kết hôn với một người Ý và hạ sinh một con trai tên Ngô Đình Sơn, tức mang họ mẹ. Bà Nhu rất hãnh diện khi nhắc đến tên cháu ngoại Ngô Đình Sơn, niềm tự hào dòng họ, sự giữ gốc rễ dân tộc, chứa chan tình yêu nước.

Từ tháng 12.1992 đến tháng 11.1996, Lệ Quyên phụ trách Trung tâm lắng nghe người di dân và tị nạn tại Caritas Rôma, cơ quan quan sát lớn nhất về nhập cư, có cấu trúc hoàn bị nhất, một hoạt động tình nguyện tại Ý, với hơn 200.000 hồ sơ người ngoại quốc, khởi đầu từ năm 1981, đến từ khoảng 150 quốc gia.

Từ tháng 12.1996, bà đảm trách sự phối hợp và giám sát các dịch vụ và lập dự án cho công dân ngoại quốc di dân, tị nạn và các nạn nhân bị buôn bán gồm việc lắng nghe, can thiệp, thông tin và tiếp nhận các gia đình cùng chăm sóc trẻ em không cha mẹ đi kèm.

Tháng 07.2000 đến 12.2007, bà đảm nhận thêm trách nhiệm phối hợp ‘Dự án quốc gia Caritas Ý về người tị nạn’ để hoạt động tại 46 Caritas Giáo phận. Từ tháng 06.2009, bà còn là thành viên Ủy ban Di cư Caritas Europa, sau đó, kiêm nhiệm Chủ tịch và đã chủ trì phần tiếng Ý của Hiệp hội nghiên cứu các vấn đề toàn cầu về người tị nạn, một tổ chức phi chính phủ quốc tế có tư cách tư vấn cho Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Âu châu.

Bà Lệ Quyên không làm đơn nhập tịch, nhưng vì thành tích hoạt động xuất sắc phục vụ Cộng hòa Ý, năm 2008, theo đề nghị của Tổng trưởng Bộ Nội vụ, Tổng thống Federica Cifelli đã ban hành nghị định ban cấp Quốc tịch Ý cho bà với lý do « có những phục vụ đặc sắc cho nước Ý ». Lệ Quyên là người nữ đầu tiên hưởng đặc cách này.

Lệ Quyên đã có vài lời nói đáng lưu ý như:

- « Chúng tôi cố gắng hỗ trợ những người không thể tự lo cho chính mình. Mặc dù chúng tôi muốn giúp những người dễ bị tổn thương, nhưng chúng tôi không muốn tạo ra một sự phụ thuộc hay ỷ lại. Ai cũng phải có một ý thức trách nhiệm và tự lập ».

- « Phụ nữ đi sống và làm việc tại các gia đình có thể gặp nguy cơ bạo lực tình dục. Nhưng họ cũng có thể tạo ra những hành vi và thái độ nào đó bởi vì họ sợ mất việc làm ».

III.- LỄ TIỂN ĐƯA NGƯỜI QUÁ CỐ.

Thánh Lễ An táng Bà Ngô Đình Lệ Quyên và cầu nguyện cho Linh hồn Lucia được tổ chức tại Nhà thờ Giáo xứ St Gregory Barbarigo lúc 11 giờ ngày 21.04.2012, do Đức cha Guerino Di Tora, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Rôma, cựu Giám đốc Caritas Rôma, chủ tọa.

Mở đầu phụng vụ, Đức ông Enrico Feroci, Giám đốc cơ quan thiện này, nói : « Sau giờ làm việc, chúng ta xa cách thế giới người di dân, tị nạn. Nhưng điều đó không thể đối với Lệ Quyên vì chị cũng thực sự là một người tị nạn khi đến Ý từ năm 1963, lúc vừa hơn bốn tuổi. Kinh nghiệm bản thân và sự chuyên nghiệp của người đứng đầu phần vụ người nhập cư của Caritas là điểm quan trọng để mọi người nhớ đến chị. »

Trong phần thuyết giảng, Đức Giám mục chủ tế mở lời bằng đọc một lời chứng của người quá cố, gởi đến các nhân viên Caritas đang thụ huấn, về một ngoại kiều đến gặp chị nhằm tìm biết mình có đủ điều kiện để xin tị nạn không, chị khuyên luôn luôn, dù trong những lúc tối tăm, hãy nhìn vào sao đêm hướng dẫn như là sự che chở duy nhất để đứng thẳng lưng. Ý nghĩ này cho thấy ‘tính nghiêm trọng’ (serietà) nơi bà Lệ Quyên được hiểu không phải là sự khắc khổ cùng cực nhưng phù hợp với đức tin của bà, một người có kinh nghiệm về sự đau khổ.

Bà còn là một người đã hấp thụ nền văn hóa tuyệt vời, kết hợp những tài năng được biểu hiện qua những công việc hàng ngày để đáp ứng các nhu cầu của người nhập cư hoạn nạn, trong mối quan hệ thẳng thắn với họ và cởi mở với các đồng nghiệp.

‘Nỗi buồn vô tận’ như lời Đức cha nói khi nhớ lại những việc đã cùng làm với người qua đời trong mười bốn năm khi Ngài là Giám đốc Caritas Rôma. Bà Lệ Quyên đã chỉ cho chúng ta sự nhập cư với đặc tính mới và khác nhau, không phải là một vấn đề xã hội, nhưng là một vấn đề con người, có khả năng mang lại những giá trị gia tăng cho các xã hội tiếp nhận nó.

Thánh Lễ cho một ‘nhân viên di cư’ được sự tham dự đông đảo của những di dân đã liên lạc với Caritas Rôma trong hai mươi năm qua. ‘Người phụ nữ mạnh mẽ và nhiệt tình chiến đấu cho một nguyên do cao quý: bảo vệ nhân quyền’ đã có biết bao bài thuyết trình về di dân, tị nạn, buôn người và bảo vệ nhân phẩm phụ nữ còn vang dội tại các cơ sở Caritas từng giáo phận nước Ý và lan cả ra nước ngoài. Các tham dự viên lên tiếng cám ơn những kinh nghiệm mà bà Lệ Quyên loan truyền để họ suy nghĩ và khai triển. Họ nói : « Chúng tôi cảm thấy may mắn có vinh dự đã được gặp Lệ Quyên. »

III. ÐÔI ƯỚC NGUYỆN.

a. Bà Lệ Quyên đã được Chúa gọi ra khỏi thế gian hôm sau Chúa nhật Chúa Thương Xót. Bà thật xứng đáng hưởng lòng Thương Xót đó để Linh hồn Lucia được đón nhận vào Thiên Đàng vì bà đã Kính Chúa Yêu Người khi sống ở trần gian.

b. Cuộc sống bà Lệ Quyên chấm dứt vào tháng tư ‘đen’ như Việt Nam Cộng hòa đã biến đi cách đây 37 năm. Ngày nay, Việt Nam đã thụt lùi so với các quốc gia láng giềng khác. Kể sao cho hết những bị đi tù chỉ vì bênh vực người khác như bà Lệ Quyên mà người đó còn là đồng bào sống trên Quê hương như chị Đỗ thị Minh Hạnh, sinh ngày 13.03.1985, cùng hai anh Đoàn huy Chương và Nguyễn Hoàng quốc Hùng đang thụ án vì trợ lực công nhân công ty giày Mỹ Phong tại Trà vinh đình công phản đối chủ ăn chận tiền lương và tiền thưởng tết vào tháng 1/2010 cho đến thành công. Chị Minh Hạnh từng nói : « Làm sao để cho mọi người hiểu rằng, trước hết là phải bảo vệ danh dự dân tộc… họ đánh đập công nhân, lấy giầy ném vào mặt công nhân, làm sao con có thể chịu đựng được,… sao Nhà nước không bảo vệ công nhân mà lại đi bảo vệ chủ??? để cho họ có quyền chà đạp, bắt giam cầm những người công nhân đó… Không thể chấp nhận để người Trung quốc xúc phạm đến danh dự của mình. »

Gần đây, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình, Tổng Giáo phận Hà Nội đã mua và sửa lại cho các em mồ côi và khuyết tật ở. Ngày 14.04.2012, ngôi nhà này đã bị đập phá tan từ 7 giờ bởi khoảng 200 công an, cảnh sát cơ động và dân phòng và Cha Bình đến nói chuyện với họ, thì họ dùng gậy đánh đập Cha đến ngất xỉu và phải chở đi nhà thương cấp cứu. Ngày 19.04.2012, Cha Bình viết Bản tường trình và cho biết : «Hiện tình trạng sức khỏe của tôi suy yếu nghiêm trọng. »

Hỡi những người cộng sản đã vui mừng nhảy múa và hò hét ‘đánh Mỹ ngã ngụy nhào’ ngày 30.04.1975 và những ai liên kết với nhà cầm quyền độc đảng để làm giàu, được quyền cao, chức trọng nghĩ về những trường hợp vô tội này ?

 

   2012/5/22 Patrick Willay <pwillay@orange.fr>
 
HỘI ÁI HỮU BIÊN HOÀ
 
 
 
Hội Ái Hữu Biên Hoà rất hân hạnh giới thiệu đến Quý Vị bài “Bà Trần Lệ Xuân-Một Thời Sóng Gió Vẻ Vang Và Nửa Đời Thầm Lặng Trong Vinh Diệu” của đồng hương Nguyễn Kim Lộc, một bài viết về một phụ nữ Việt Nam tuyệt vời, thời Đệ Nhất Cộng Hoà, hiểu nhiều âm mưu thâm độc của Cộng Sản, dám dấn thân hoạt động chính trị, phục vụ cho quê hương và dân tộc. Gần một nửa đời vì chính nghĩa tự do, một phần đời sau, khi lịch sử sang trang, Bà sống trong im lặng và khiêm nhường cho đến lúc qua đời. Bài viết nầy coi như là nén hương lòng thắp muộn của một người dân xứ Bưởi kính dâng Bà Ngô Đình Nhu, nhủ danh Trần Lệ Xuân, cháu cố của ông Trần Văn Tứ, cháu nội của ông Trần Văn Thông, ….nguyên quán tỉnh Biên Hoà. Một bài viết có một không hai, qua ngòi bút đầy tâm huyết của Nhà Văn Nguyễn Kim Lộc, sẽ được lưu giữ trong Tủ Sách Văn Hoá của Hội Ái Hữu Biên Hoà. Hội xin phép được chuyển đến cũng như đăng trên website để đồng hương và thân hữu thưởng lãm. Hội chân thành cảm tạ đồng hương Nguyễn Kim Lộc
Kính mời Quý Vị
Trân trọng.
 
BÀ TRẦN LỆ XUÂN:
MỘT THỜI SÓNG GIÓ VẺ VANG
VÀ NỬA ĐỜI THẦM LẶNG TRONG VINH DIỆU

Nguyễn Kim Lộc

(Chicago, Illinois. USA)
Ngày 01-11-1963 đánh dấu sự sụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hoà Miền Nam, do Tướng Dương Văn Minh, với tư cách đứng mũi chịu sào, danh xưng Chủ Tịch Hội Đồng Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà với sự hỗ trợ đắc lực của Tướng Trần Thiện Khiêm, người được mô tả là linh hồn của cuộc đảo chánh, từ hiến kế, sắp xếp, liên lạc thuyết phục các tướng lãnh trong quân đội và gần như toàn quyền quyết định việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, để mở trang sử mới… cũng là ngày bà Ngô Đình Nhu, khuê danh Trần Lệ Xuân, vỡ mộng chính trường…
Dư luận cho rằng, lý do sụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hoà là do chính sách gia đình trị và việc đàn áp Phật Giáo của chính quyền đương thời và sự thiếu sáng suốt - cả nể của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để thân tộc chen sâu vào lãnh vực chính trị, và hoạt động kinh tài… “Đức cha Thục đứng trong bóng tối điều khiển người thân tín khai thác lâm sản, mua thương xá Tax, làm chủ nhà sách Albert Portail..v..v..; ông Ngô Đình Cẩn, tự phong là Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung về mặt an ninh và đoàn thể, đồng thời trực tiếp điều khiển Đoàn Công Tác Đặc biệt do Dương Văn Hiếu phụ trách”, nên Quân Đội phải lãnh sứ mạng đảo chánh để bảo đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân miền Nam Việt Nam, nhưng ít ai biết được nguyên nhân sâu xa của cuộc chính biến lịch sử nầy …Nhờ những tài liệu được giải mật của Mỹ và hồi ký của những người tham gia cuộc đảo chánh nói trên, người dân Việt Nam đã hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Hoà.
Một lý do rất đơn giản - Tổng Thống Ngô Đình Diệm không đồng ý cho Hoa Kỳ đổ quân Mỹ ào ạt vào miền Nam Việt Nam, vì sợ dân chúng hiểu lầm miền Nam Việt Nam đã bị Mỹ chiếm, làm ảnh hưởng đến chính nghĩa và tinh thần của người Việt quốc gia chống Cộng Sản; tạo cái cớ cho Cộng Sản Miền Bắc tuyên truyền xuyên tạc, khơi dậy lòng căm thù trong dân chúng đối với Mỹ và chính quyền Đệ Nhất Cộng Hoà, hầu lôi kéo quần chúng về phía Cộng Sản, đồng thời kêu gọi dân chúng nổi dậy “đánh Mỹ cứu nước”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”.
- Cũng khoảng thời gian đó, cơ quan Tình Báo Mỹ phát hiện ông Ngô Đình Nhu đi đêm với Cộng Sản Bắc Việt ở một khu rừng thuộc tỉnh Bình Tuy để tìm cách giải quyết vấn đề nội bộ Việt Nam; chuyện nầy không biết có phải là một đòn chính trị nhằm thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ và tìm hiểu đường hướng chủ trương của Cộng Sản Bắc Việt hay không (?), vẫn làm cho chánh quyền Mỹ khó chịu, và sự việc nầy, hẳn nhiên là trật với đường lối và kế hoạch giải trừ khối Cộng Sản Quốc Tế của Mỹ; nên CIA Mỹ (nhân vật nổi bật là Lucien Conein) nhận lãnh trách nhiệm liên lạc thuyết phục hoặc mua chuộc thành phần tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà dưới nhiều hình thức và đạo diễn cuộc đảo chánh chế độ Ngô Đình Diệm.
Lịch Sử đã sang trang, chắc có người thầm trách tôi khơi lại làm gì, khi hình ảnh ngày 01-11-1963 đã phai mờ dưới bao lớp bụi thời gian, đã hơn bốn mươi bốn năm thắm thoát trôi qua, hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị Quân Nhân Cách Mạng bắn chết trên thiết vận xa M113, trên đường từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu.
Thi thể được an táng vào lúc giữa đêm trong khuông viên trại Trần Hưng Đạo, cạnh chùa Ấn Quốc, trước sự chứng kiến của một linh mục người Pháp, ông bà Trần Trung Dung (một thời là Bộ Trưởng, Phụ Tá Quốc Phòng thời Đệ Nhất Cộng Hoà, và bà Dung gọi ông Diệm bằng cậu ruột) và Trung Tá Nguyễn Văn Luông (Trưởng Ban Mai Táng). Đến năm 1964, hai quan tài của ông Diệm và ông Nhu được di dời đến nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi (Sài Gòn), chôn một cách sơ sài , không xây mộ và cũng chẳng dựng bia….và đến sau ngày 30-4-1975, hài cốt của hai ông Diệm và Nhu, một lần nữa, được cải táng tại nghĩa trang Lái Thiêu thuộc tỉnh Bình Dương. Và Ngô Đình Cẩn cũng đã bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng thời Đại Tướng Nguyễn Khánh xử tử lúc 6 giờ 30 sáng ngày 09-5-1964 tại sân sau khám Chí Hoà Sài Gòn, trước sự chứng kiến của Luật Sư Biện Hộ Võ Văn Quang - ông Quang bùi ngùi vì việc biện hộ không mang lại kết quả… và chỉ xin được cặp kính còn một tròng của người tử tù, đem về làm kỷ niệm ...
 

Tất cả những người vừa kể đã yên mồ… nhưng còn một phụ nữ Việt Nam đáng thương hơn là đáng trách, đáng phục hơn là đáng khinh, đó là Bà Ngô Đình Nhu khuê danh Trần Lệ Xuân. Bà có một phần đời vươn đến đỉnh cao quyền lực, với quyết tâm chống Cộng Sản và xây dựng tốt đẹp xã hội miền Nam Việt Nam trong tự do, dân chủ và công bằng, nhưng ước vọng đã không thành…. và nửa cuộc đời còn lại sống lưu vong trong cảnh cô đơn, thầm lặng, vinh diệu ở Châu Âu.
Trở về quá khứ một chút...Ngày 10-9-1963, Bà Nhu hướng dẫn một phái đoàn Dân Biểu Việt Nam đi dự Hội Nghị Quốc Tế Nghị Sĩ tại Nam Tư, đồng thời lãnh trách nhiệm giải độc dư luận ở Hoa Kỳ và một số nước ở Âu Châu về tình hình Phật Giáo và chính trị Việt Nam, thì một biến cố quan trọng xảy ra - chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà bị lật đổ. Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại vào ngày 02-11-1963, trong khi bà Nhu và cô con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ đang ở tại khách sạn Wilshire thuộc Beverly Hill, Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Bà Nhu đã bàng hoàng khi nghe tin vừa kể.

Ngày 15-11-1963, bà Nhu và con gái rời Mỹ đi Roma (Ý), sau khi tuyên bố: “Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi”.
Vào năm 1964, bà Ngô Đình Nhu đã một lần xin về thăm lại quê hương Việt Nam để lo mồ mả cho chồng, ông Ngô Đình Nhu và anh chồng là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng bị cấp lãnh đạo nền Đệ Nhị Cộng Hoà bác đơn (?)… Có quê hương, mà vì hoàn cảnh phải bỏ đi tỵ nạn ở xứ người là một điều đau khổ, lại bị từ chối không cho về thăm quê hương lại càng đau khổ hơn, nhất là đối những người có tuổi, càng về già càng da diết nhớ quê hương, càng nhớ nhiều về quá khứ, cội nguồn, tổ tiên, dân tộc…
Tôi chẳng bà con họ hàng gì với bà Trần Lệ Xuân, chỉ biết thấp thoáng bà có họ hàng với ngôi nhà Từ Đường Họ Trần ở góc đường Quang Trung và Phan Châu Trinh Biên Hoà. Ngôi nhà nầy do thân tộc của bà Trần Lệ Xuân, xây cất từ đời ông cố của bà Nhu là ông Trần Văn Tứ, tiếp đó ông nội của bà Nhu là ông Trần Văn Thông từng là Tổng Đốc Nam Định thời xa xưa, là người nguyên quán tỉnh Biên Hoà…Và nhân dịp đọc được nhiều trang báo đề cập đến Bà là một phụ nữ tân tiến, tài ba, dám dấn thân hoạt động chính trị, hơn hẳn nhiều nghị sĩ và dân biểu thời Đệ Nhất Cộng Hoà, với tấm lòng quyết tâm chống Cộng Sản và xây dựng xã hội miền Nam Việt Nam, nhưng giấc mộng của Bà đã tan theo khói súng cuộc đảo chánh 01-11-63, do một nhóm tướng lãnh chủ trương, và bà đã phải sống lưu vong nơi hải ngoại gần năm mươi năm; bà an phận trong cuộc đời goá bụa, giữ tròn tiết hạnh đối với chồng và cố gắng nuôi các con ăn học thành tài, có địa vị xã hội cao nơi xứ người…khiến cho tôi vô cùng cảm kích, ngưỡng mộ và kính trọng Bà.
Bà Ngô Đình Nhu là một phụ nữ có tài, nhưng tài nghệ của bà không thể nào so sánh với hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi Tô Định về Tàu, giành độc lập, xưng vương năm 40, đóng đô ở Mê Linh…và sau đó bị Mã Viện đánh bại, nên hai Bà trầm mình xuống sông Hát Giang mà tự tử vào năm 43; cũng không thể so sánh với Bà Triệu khởi nghĩa năm 248 tại quận Cửu Chân đánh thắng quân Tàu nhiều trận, nhưng sau cùng thế yếu, Bà tự tử tại làng Bồ Điền (Thanh Hoá) …nhưng có một phụ nữ Việt Nam nào có bản lĩnh hơn Bà Nhu, trong lịch sử cận đại, dám dấn thân vào lãnh vực chánh trị, phụ chồng (ông Ngô Đình Nhu) và giúp anh chồng (ông Ngô Đình Diệm) trong việc cùng lo bảo vệ chế độ Cộng Hoà Miền Nam, chống lại Cộng Sản Miền Bắc hay không? - Xin thưa rằng không. Tôi không có ý nói bà Trần Lệ Xuân là người học cao…. Bà chỉ học đến bậc Tú Tài Pháp, nhưng bà rất thông minh, lịch lãm, dám tham gia hoạt động chính trị; là vợ của một quân sư lỗi lạc và thường thủ vai Đệ Nhất Phu Nhân thời Đệ Nhất Cộng Hoà, mỗi khi có cuộc tiếp tân, chào đón các mệnh phụ phu nhân của nhiều quốc gia trên thế giới đến thăm viếng Việt Nam.
Ngoài các công việc vừa kể, bà Ngô Đình Nhu còn đãm trách nhiều chức vụ quan trọng khác…
* Dân Biểu Quốc Hội Đệ Nhất Cộng Hoà (Đơn vị quận Đức Hoà/Long An), Bà mạnh dạn đề nghị chính phủ đóng cửa hai sòng bạc Kim Chung (Sài gòn) và Đại Thế Giới (Chợ Lớn) do lực lương Bình Xuyên-Bảy Viễn đỡ đầu và khai thác, vì nhận thấy nơi đây là nguồn gốc gây ra tệ đoan xã hội; đồng thời đề nghị đóng cửa thanh lâu “Bình Khang” ở ngã ba Vườn Lài (Sài Gòn), nơi mà người phụ nữ bị khinh khi nhất, bị người đời mỉa mai làm nghề bán trôn nuôi miệng…
* Thủ Lãnh Thanh Nữ Cộng Hoà, trong ý hướng nâng cao vai trò phụ nữ, tạo điều kiện cho người phụ nữ dự phần bảo vệ quốc gia, Bà gây ý thức “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Bà làm sống lại tinh thần Trưng Trắc Trưng Nhị:
“Bà Trưng quê ở Phong Châu
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
….
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên Thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”.
Bà làm sống lại tinh thần Triệu Trinh Nương:
“Tôi chỉ muốn cưỡi có gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Có bà Triệu Tướng cưỡi voi đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng ra quân”
“Tùng Sơn nắng quyện mây trời
Dấu chân Bà triệu rạng ngời sử xanh”
* Là Phu Nhân của Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu, nhưng Bà và thường mặc nhiên thủ vai Đệ Nhất Phu Nhân thời Đệ Nhất Cộng Hoà trong công tác ngoại giao quốc tế, tiếp đón các nữ chính khách của nhiều nước trên thế giới, đến viếng nước Việt Nam…do đó, giá trị và tư cách của Bà được nâng cao Bà luôn làm tròn nhiệm vụ được giao phó.
* Chủ Tịch Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới Xã Hội. Bà bênh vực quyền lợi của người phụ nữ và tạo cơ hội cho người phụ nữ tham gia công tác xã hội….vì Bà hiểu rõ thân phận của người phụ nữ Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử, luôn bị coi thường, tháng ngày chỉ quanh quẩn trong phạm vi gia đình trách nhiệm nuôi con, lo việc bếp nút và thường bị người chồng chèn ép về nhiều mặt…Bà đã mạnh dạn đề nghị Quốc Hội ban hành Luật Gia Đình (1958) ngầm xoá bỏ cảnh trai năm thê bảy thiếp, để bảo đãm hạnh phúc gia đình một vợ một chồng; Bà muốn làm một cuộc cách mạng, nâng cao vai trò phụ nữ Việt Nam, xoá hẳn câu “Nhất Nam Viết Hữu, Thập Nữ Viết Vô”, trọng nam khinh nữ, một quan niệm sai lầm do ảnh hưởng tập quán nước Tàu đã lỗi thời, mà vẫn còn một thiểu số người còn bám níu. Bà kêu gọi phu nhân các vị tướng tá và các công chức cao cấp tham gia công tác xã hội, thường xuyên thăm viếng các cô nhi quả phụ và uỷ lạo các thương bịnh binh trong các quân y viện...
Bà chấp nhận đi Mỹ và Âu Châu, giải độc dư luận về vụ đàn áp Phật Giáo dẫn đến việc Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, mà theo bà hiểu… đó là một âm mưu do Cộng Sản chủ trương với sự đồng loã của CIA Mỹ, nhằm bức tử Hoà Thượng Thích Quảng Đức dưới hình thức tự thiêu vì đạo pháp, để làm ngọn đuốc giả tạo, đấu tranh cho Phật Giáo với mục đích khuynh đảo chế độ của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà và Bà sẵn sàng chấp nhận mọi sự phản đối của nhiều người Mỹ và cũng như một số người Việt Nam Thật sự, lúc bấy giờ, có một số đông dân chúng, gồm cả nhiều người trí thức rất ngây thơ về mặt chính trị, nên bị Cộng Sản lừa gạt, dụ dỗ thoát ly vào rừng hoạt động như Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa, Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phát, Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ... và hầu hết các kháng chiến quân miền Nam và sau cùng đều bị bạc đãi; họ ngậm đắng nuốt cay và thú nhận đã lầm đường… kể cả thi sĩ Vũ Hoàng Chương, sống tại miền Nam tự do, làm giáo sư, dạy môn Việt Văn, cũng lầm và đã viết bài thơ “Lửa Từ Bi”…. ca ngợi sự tự thiêu vì đạo pháp của Hoà Thượng Thích Quảng Đức…để rồi sau ngày 30-4-1975, Vũ Hoàng Chương được Việt Cộng chiếu cố mời vào khám Chí Hoà nghỉ mát đến lúc gần chết mới được thả về.
LỬA TỪ BI
Kính dâng lên Bồ Tát Quảng Đức
Vũ Hoàng Chương
Lửa, lửa cháy ngất toà sen!
Tám chín phương nhục thể tràn tâm
Hiện thành thơ, quỳ cả xuống
Hai vầng sáng rưng rưng
Đông Tây nhoà lệ ngọc
Chắp tay đón một Mặt-Trời-mới-mọc
Ánh Đạo Vàng phơi phới đang bừng lên, dâng lên
Ô đích thực hôm nay trời có mặt
Giờ là hoàng đạo nguy nga
Muôn vạn khối sân sì vừa mở mắt
Nhìn nhua: tình huynh đệ bao la.
Nam mô Đức Phật Di Đà
Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay
Thương chúng sinh trầm luân bể khổ
Người rẽ phăng đêm tối đất dầy
Bước ra ngồi nhập định về hướng Tây
Gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ
Phật Pháp chẳng rời tay
Sáu ngã luân hồi đâu đó
Mang mang cùng nín thở
Tiếng nấc lên từng nhịp Bánh xe quay
Không khí vặn mình theo,
khóc oà lên nổi gió:
Người siêu thăng…
Dông bảo lắng từ đây
Bóng người vượt chín tầng mây
Nhân gian mát rượi bóng cây Bồ Đề.
Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc
Chổ người nồi: một thiên thu tuyệt tác
Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi.
Rồi đây, rồi mai sau, còn chi?
Ngọc đá cũng thành tro
lụa tre dần mục nát
Với thời gian, lê vết máu qua đi
Còn mãi chứ! Còn trái tim Bồ Tát
gội hào quang xuống chốn A Tỳ
Ô ? Ngọn lửa huyền vi!
Thế giới ba nghìn, phút giây ngơ ngác
Từ cõi vô minh
Hướng về Cực Lạc
Vần điệu thi nhân chỉ còn là rơm rác
Và cũng chỉ nguyện được là rơm rác
Thơ cháy lên theo lời kinh
Tụng cho nhân loại hoà bình
Trước sau bền vững tình huynh đệ này
Thổn thức nghe lòng Trái ất
Mong thành quả phúc về cây;
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật;
Đồng loại chúng con
nắm tay nhau tràn nước mắt
Tình thương hiện Tháp-Chín-Tầng xây
Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương
(viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1963, để tưởng niệm
Hoà Thượng Bồ Tát Thích Quảng Đức).
Trong khi bà Ngô Đình Nhu biết chắc vụ tự thiêu Hoà Thượng Thích Quảng Đức là do bàn tay của Cộng Sản dàn dựng, nên trong các cuộc phỏng vấn trong nước cũng như ở hải ngoại (của báo New York Times…), bà Nhu đã không ngần ngại phát biểu :
"Hoạt động của Phật Giáo là một hình thức phản bội xấu xa..." hoặc "Vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho (nguyên văn: I would clap hands at seeing another monk barbecue show……)".
Và còn gọi vụ tự thiêu là "nướng sư" hoặc "Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật Giáo là phớt tỉnh, không cần biết tới",
Bà bị nhiều người, trong số có cả người thân trong gia đình, chê trách Bà đã không tế nhị trong việc phát ngôn, lời nói mang tính cách chế dầu vào lửa, khiến cho tình hình chính trị tại miền Nam, vốn rối rắm càng lúc càng rối rắm hơn ….nhưng thực tế bà Nhu đã không thể nói khác được vì sự thật đã bày ra trước mắt….chỉ tiếc rằng Bà đã không nói thẳng ra, vụ Thích Quảng Đức tự thiêu là do âm mưu của Cộng Sản miền Bắc chỉ thị cho Phật Giáo Quốc Doanh miền Nam, núp dưới danh nghĩa Phật Giáo Ấn Quang, do Thích Trí Quang lãnh đạo, thực hiện….

Bây giờ mọi người đã rõ việc “Thích Quảng Đức tự thiêu’’ là do Việt Cộng sắp đặt từ A đến Z, từ chích thuốc an thần cho đến khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức không còn biết gì nữa, rồi giao cho tên Trần Quang Thuận chở đến ngã ba đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng (Sài Gòn), với sự tham gia đắc lực của tên Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Công Hoan, đổ cả thùng xăng lên người Thích Quảng Đức và châm lửa; chuyện rõ ràng như thế mà Cộng Sản lại tuyên truyền :
“Bồ Tát Thích Quảng Đức tự Ngài đã tẩm ướt xăng, rồi ngồi kiết già nơi giao lộ và cũng tự tay Ngài châm thêm xăng và quẹt lửa vào người”
Sau ngày 30-4-1975, Nguyễn Công Hoan, tên thật là Huỳnh Văn Thạnh, được Việt Cộng đề cử là Dân Biểu tỉnh Phú Khánh. Nhờ những đoạn phim, ảnh, quay và chụp được… nhân dân Việt Nam đã thấu hiểu vụ Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu là do âm mưu của Cộng Sản nhằm bức tử một nhà sư trong mưu đồ chính trị, nhằm gây rối tình hình và khuynh đảo chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà. Những tấm hình dưới đây đã chứng minh điều vừa kể.
Bây giờ, mọi người đã hiểu rõ hai tiếng “nướng sư” ….của Bà Ngô Đình Nhu phát biểu trên bốn mươi năm qua, diễn tả rất rõ ràng, chứng minh được cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức không phải tự thiêu về đạo pháp mà là một sự bức tử - cán bộ Cộng Sản đã trút lên người Thích Quảng Đức cả “can” xăng rồi nhanh tay châm lửa…
Mời quí vị đọc bài thơ sau đây...
ỬA TỪ BI HAY OAN NGHIỆT
(Thế Nhân)
Ôi! Ngọn lửa từ bi
Hay khói mùa oan nghiệt?!
Cộng Sản quá độc ác
Tế sống một nhà sư
Nam mô A Di Đà Phật!
Cộng Sản chở Sư đến
Cộng Sản dìu Sư đi
Sư dường không còn biết
Sắp lìa đời từ đây
Nam mô A Di Đà Phật!
Trước cảnh người chứng kiến
Thích Quảng Đức lặng im
Sư ngồi thế toạ thiền
Góc đường Lê Văn Duyệt
Giữa hàng rào cà sa
Lẫn màu áo lam già
Của Ấn Quang tà phái
Cảnh dàn dựng cúng dường
Chao ôi! Ác quá chừng
Cộng Sản đổ ‘can’ xăng
Lên khắp người thượng toạ
Cộng Sản mở quẹt châm
Bức tử một vì Tăng
Lửa oán cừu bùng cháy
Cộng Sản truyền thắng lợi
Một ngọn lửa chính trị
Đã hoá kiếp nhà sư
Ống kính đã khắc ghi
Ảnh hình còn lưu lại
Bao Tăng ni đồng loã?
Chứng cảnh dã man nầy!
Ngọn lửa đang bốc cao
Từ Bi hay Oan Nghiệt
Người đời đà nhận biết
Nguồn cội tự Quốc Doanh
Hầu như mọi người đều nhận ra Phật Giáo Ấn Quang là một tổ chức ngoại vi của Cộng Sản Bắc Việt và tổ chức nầy biến thành Phật Giáo Quốc Doanh sau ngày 30-4-75, riêng Thượng Toạ Thích Trí Quang được Bộ Chính Trị Cộng Sản Miền Nam điều động vào bóng tối ngồi nghỉ ngơi, im hơi lặng tiếng đến ngày hôm nay.
Việc làm kể trên của bà Ngô Đình Nhu dĩ nhiên có nhiều người Quốc Gia ganh tị tài ba và địa vị, đồng thời bị Cộng Sản tuyên truyền bóp méo sự thật, cố tình xuyên tạc, phao tin thất thiệt nhằm làm giãm uy tín của bà …..

Theo bài báo có tựa là “Các Tướng Cướp Đội Lốt Thầy Tu’ của Nguyễn Hạnh Hoài Vy, tác giả cho rằng bà Nhu có buông lời xúc phạm đến các linh mục và các nhà sư với những câu “Bà Nhu nổi tam bành mà mắng mấy ông cha là “các tướng cướp” vì sợ rằng thành phần giai cấp tăng lữ mới nầy , nếu có tham vọng quá đáng, sẽ lấn lướt quyền lực của chồng bà, cũng đang trong giai đoạn cần củng cố và phát triễn”….chỉ vì bà Nhu đã không tiện nói tách bạch những ai mà thôi. Theo tôi, lúc bấy giờ, bà Nhu đã biết chắc những người nào lợi dụng lốt áo thầy tu, nhưng không lo việc tu hành, lại ngấm ngầm dấn thân làm việc ngoài đời, lo làm chính trị hoặc kinh doanh dưới nhiều hình thức, vô tình làm cho chế độ mang nhiều tai tiếng….Bà nói quá tổng quát, kiểu quơ đũa cả nắm, nên bị nhiều người chỉ trích và bị Cộng Sản lợi dụng xuyên tạc … chứ phải hồi đó bà Nhu cứ nói thẳng ra Thượng Toạ Thích Trí Quang, hoặc linh mục Phan Khắc Từ thì đúng quá rồi (Sau ngày 30-4-75, Thích Trí Quang và Phan Khắc Từ đã hiện nguyên hình là cán bộ Cộng Sản) hoặc nói thẳng linh mục Chân Tín (chủ trương tờ báo Đối Diện), hoặc linh mục Nguyễn Ngọc Lan tác giả quyển “Cho Cây Rừng Còn Xanh Lá”, là những người ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản thì cũng đúng quá rồi, nhưng Bà quá dè dặt không nói thẳng ra (sau ngày 30-4-1975, hai ông Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan đã thức tỉnh thì sự việc đã rồi, nước mất nhà tan, hai ông bị Cộng Sản bạc đãi, và dường như muốn chuộc lại phần nào lỗi lầm trong quá khứ, hai ông tiếp tục dấn thân tranh đấu tự do, dân chủ cho
Việt Nam và ông đã ngậm ngùi mang theo xuống suối vàng cách đây vài năm, nỗi tức tối vì đã chọn lầm hướng đi….
Sau đây là phần góp nhặt trong dư luận qua sách báo về những sự khen chê cùng những lời phát biểu của bà Ngô Đình Nhu:
Những Lời khen Bà Nhu:
1. Trong quyển truyện “Ván Bài Lật Ngữa” của Nguyễn Trương Thiên Lý (tên thật là Trương Gia Triệu, bí danh Trần Bạch Đằng, một đảng viên Cộng Sản cao cấp, gốc người miền Tây), theo thân phụ, ông Trương Gia Mãng, lưu lạc lên Biên Hoà làm quản lý cho đồn điền Sở Quít của cố trưởng toà Trần Quang Nghiêm (thân phụ của Trần Quang Nghĩa, một sĩ quan Không Quân Thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà), tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý đã có lời khen “Bà Nhu rất sắc sảo về chính trị”.
2. Trong bài phỏng vấn ông Quách Tòng Đức (cựu Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm) do ông Lâm Lễ Trinh thực hiện, có đoạn:
Ông cụ có vẻ nể và ủng hộ bà Nhu” trong vụ tổ chức Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới và vận động quốc hội ban hành Bộ Luật Gia Đình cấm ly dị. Tổng thống cho rằng bà Nhu hành động như vậy là giúp cải tổ xã hội….
Ngoài chức vụ Dân Biểu Quốc hội, bà Nhu còn là Chủ Tịch Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới. Khi tiếp quốc khách, bà Nhu còn đóng vai trò Đệ Nhất Phu Nhân, vì Tổng Thống độc thân
3. Trong bài viết “Nhớ về Ông bà Ngô Đình Nhu”, Giáo Sư Nguyễn Văn Lục viết:
“Bà thì vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ gìn gia phong nề nếp. Thêm một lần nữa, tôi có một ấn tượng rất tốt đẹp về bà Nhu. Theo cha Phước khi đến thăm ông Nhu cùng với vài người khác ngồi ở phòng khách. Chủ khách đàm đạo trong khi bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng. Đấy là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt. Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt cho. Nghe sao thì nói lại…Mà câu chuyện này tôi nghe khi còn ở ngoài Bắc trước khi có cuộc di cư. Cung cách ấy, cử chỉ như thế, giáo dục nghiêm ngặt, lễ giáo như thế. Sau này có điều gì đi nữa. Làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này được. Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ. Còn tôi thì không. Ai ghét thì cứ việc. Còn tôi không là không. Nói xấu cho một người thì dễ. Kính trọng được một người thì mới là điều khó”.
Vẫn trong bài viết của Giáo Sư Nguyễn Văn Lục:
Theo lời kể của anh Trần Cao Lĩnh, ông đã hết lời đối với gia đình ông Diệm và đặc biệt là đối với bà Nhu. Bà Nhu là hạng người phụ nữ chẳng những có ăn học, có giáo dục. Cử chỉ phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Không phải loại người bờm xơm, cớt nhả, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý”.
“ Tại Huế, chỉ các đàn ông như các ông Diệm, ông Nhu, Giám Mục Ngô Đình Thục mới được phép ở nhà trên dùng cơm. Bà Nhu chẳng những sợ và khép nép với ông Diệm mà còn cả với Giám Mục Thục. Theo nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bà Nhu không dám tự tiện vào phòng ông Diệm”.
Nhưng phỏng được bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Trần Cao Lĩnh để rồi kính trọng nhân cách con người bà? Phải thú thực không có bao nhiêu. Không mấy ai biết bà, nhưng ghét bà, khinh miệt bà thì gần như tất cả. Đàn ông ghét đã đành, đàn bà cũng ghét theo. Ghét ngay từ những năm1955 khi chưa có Quốc Hội, chưa có Hội Phụ Nữ Liên Đới hay Phụ Nữ Bán Quân sự. Dưới mắt đám đông, bà Nhu chỉ là một người phụ nữ “mất nết”, ăn mặc hở hang, lố lăng với chiếc áo dài kiểu mới. Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài kiểu mới, nhưng không ai bảo ai, giới nữ sinh đến loại mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó”
“Đến độ vào năm 1955, ông Diệm chép miệng than thở: Tội nghiệp, Bà Nhu có làm gì đâu? Không làm cũng chết chỉ vì bà là một người đàn bà. Lại thường nói quá mạnh, cứng rắn trong quan điểm, lập trường, không nhường nhịn. Đàn ông nào nó chịu được”
4. Tờ Nữu Ước Thời Báo viết:
Chính nhân dân Việt Nam phải tự giải quyết cuộc khủng hoảng tại nước họ. Vai trò của Hoa Kỳ là làm cho họ hiểu rằng cuộc viện trợ và ủng hộ của Hoa Kỳ là không thể kéo dài vô thời hạn. Chúng tôi hy vọng rằng “quan điểm ấy của người Mỹ” sẽ được trình bày rõ ràng với bà Nhu, và bà trở về Sài Gòn với ý niệm rõ ràng đó, thì cuộc viếng thăm của bà tại Hoa Kỳ không phải là không hữu ích”
“Trong ba tuần lưu lại Hoa Kỳ, bà Ngô đình Nhu đã đi thăm 12 thành phố, tham gia 17 chương trình phát thanh, đọc 17 bài diễn thuyết, dự 15 đại tiệc ….và bà đã qua kỳ thi sơ khảo trước báo chí Hoa Kỳ và đã đậu ưu hạng. Hôm thứ Tư vừa qua, bà Ngô Đình Nhu tố cáo một số cơ quan thông tấn xã Hoa Kỳ tại Việt Nam đã liên can đến một vụ âm mưu lật đổ Chính Phủ Việt Nam”.
Những Lời Chê Bà Nhu:
1. Có những kẻ xấu miệng lại cho rằng Bộ Luật Gia Đình nhằm mục tiêu riêng:
Ngăn Luật Sư Nguyễn Hữu Châu ly dị với bà Trần Lệ Chi, chị của bà Nhu. Theo tôi, đây chỉ là sự đoán mò với dụng ý xuyên tạc.
2. Trong bài “Nhớ Về Ông Bà Ngô Đình Nhu”, ông Nguyễn Văn Lục viết:
“Tôi biết rõ. Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà Thượng Quảng Đức bị tự thiêu”
“Đối với tôi, sau 1963, cái gì cũng trở thành đầu đề để đàm tiếu gia đình ông Nhu. Có cần nhắc lại những điều viết bất xứng về bà Nhu của những người như Hoàng Trọng Miên, Nguyễn Đắc Xuân không?”
Và cũng trong bài viết nầy, có đoạn “Suốt tuần qua báo chí Sài Gòn đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong Dinh Gia Long, đặc biệt là những hình ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Lệ Xuân….Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Trần Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía, nhưng kỳ thực đây là những lời hoàn toàn bịa đặt ….”
Và ông Nguyên Văn Lục có ghi đoạn:
“Theo ông Ngô Bảo (nhà thầu tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật bên Pháp) có trách nhiệm trang trí tư dinh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho người viết hay: phòng ăn Dinh Gia Long được trang trí với tranh sơn mài Thành Lễ. Riêng phòng bà Nhu chỉ treo độc nhất một bức ảnh bán thân của bà Nhu, do hoạ sĩ Nguyễn Khoa Toàn vẽ (1). Bức tranh vẽ bà Nhu mặc áo cánh lụa, có hơi rõ nét nổi lên phần ngực phía trong làn áo. Chỉ có vậy. Người viết hỏi thêm, có thấy các bức tường chung quanh phòng bà Nhu đều có gương phản chiếu không? Ông Ngô Bảo cho biết: Làm gì có chuyện đó. Tường thường như mọi bức tường nhà khác”
3. Cũng trong bài viết của Gáo Sư Nguyễn Văn Lục, ông trình bày:
“Tôi đã nói chuyện với Sĩ Quan Tuỳ Viên Lê Châu Lộc, sau này là Nghị Sĩ Lê Châu Lộc. Ông Lộc với bản chất trung thực cho biết, ông biết gì nói nấy, có nói có, không nói không. Ông cho biết 06 năm làm sĩ quan tuỳ viên cho “ông cụ”, kề cận ông cụ ngày đêm. Trong 06 năm đó chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia Dinh Tổng Thống, ít có tiếp xúc qua lại. Ông không mấy thích bà Nhu vì giọng nói của bà Nhu lai Bắc, lai Trung và tính nết tỏ ra cao ngạo. Nhưng đối với Tổng Thống Diệm thì bà sợ và cử chỉ e dè, khép nép. Không có cái cảnh muốn ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào. Bà là người có phong cách, lịch sự và đàng hoàng”.
4. Nhiều người chỉ trích bà ỷ lại, là phu nhân của cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu và thường thủ vai Đệ Nhất Phu Nhân, nên chen quá sâu vào lãnh vực chính trị, để phải mang tiếng là “Sau rèm chấp chính”; nói bà có cử chỉ xem thường một số viên chức cao cấp và tướng lãnh, nên gây cho họ bất mãn về cung cách ấy của bà, và nhất là khi phát biểu, bà không uyển chuyển lựa lời, cứ nói thẳng thừng nên dễ gây mếch lòng nhiều người cho rằng bà nói năng hàm hồ và từ đó đâm ra thù ghét sau lưng bà….
Những Lời Phát Biểu của bà Nhu:
1. Trong bài viết về “Cuộc Đời Thanh Nga” đăng trên báo Người Việt Online có đoạn:
Bà nói, hiện nay nam nữ đã bình quyền, phụ nữ không còn phải chịu cảnh tối ngày chỉ lẩn quẩn trong gia đình, ẩn núp trong phòng the mà có thể tham gia bất cứ lãnh vực nào ngoài xã hội, kể cả chính trị mà hầu như xưa giờ chỉ dành cho nam nhân”.
…Luật Gia Đình đã phổ biến nhưng còn rất nhiều phụ nữ vẫn chưa biết, nên vẫn còn thiệt thòi. Bà nhấn mạnh, điều khoản trong Luật Gia đình đã bỏ chế độ đa thê lỗi thời, có từ thời thực dân, phong kiến đã hạ thấp nhân phẩm người phụ nữ.”
2. Trong diễn văn ngày 03-8-63, khai mạc Khoá Phu Nữ Bán Quân Sự tại Toà Đô Chính Sài Gòn, với nội dung có lời lẽ vu khống, mạ lỵ và hăm doạ Phật Giáo, gián tiếp tố cáo chính quyền Mỹ đe doạ và bắt chẹt chính quyền Miền Nam và cố tình bịt miệng Bà. Bà kêu gọi hãy phớt lờ các cuộc đấu tranh của Phật giáo và chớ quan tâm đến vụ Hoà Thượng Thích Quảng Đức, vì theo Bà, đó là âm mưu của Việt Cộng “nướng” sư ngày 11-6-63, nhằm vào việc quấy rối, khuynh đảo chế độ Việt Nam Cộng Hoà.
Bài diễn văn của bà Nhu đã gây ra một loạt phản ứng và tự thiêu ở các nơi khác..”
Ngày 15-11-1963, bà và con gái đã rời khỏi Los Angeles sau khi tức tối tuyên bố: “Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi”.
3. Trong những ngày đi giải độc dư luận tại nước Mỹ bà Nhu tuyên bốNếu có một âm mưu lật đổ như thế, tôi có thể đoán chắc với quý vị là âm mưu ấy sẽ thất bại”.
4. Trong bài viết về “Bà Ngô Đình Nhu” của tác giả Trương Phú Thứ có đoạn:
“Nhiều người nói bà Nhu căm thù Mỹ lắm vì những sai lầm trong chính trị đối với Việt Nam và nhất là đối với Đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam. Vào những ngày tháng cuối năm 1963, cả thế giới kinh ngạc nghe và nhìn bà Nhu mạt sát nước Mỹ và những lãnh đạo của siêu cường này ở tại một địa điểm chỉ cách Toà Bạch Ốc một quãng đường”
Tin Đồn, Xuyên Tạc Ác Ý:
1. Trong bài phỏng vấn nhà văn Vĩnh Phúc (VP) của nhà văn Nguyễn Văn Lục (NVL), đăng trên Đàn Chim Việt Online tháng 3-2006 có đoạn:
“Chẳng hạn có đám cháy ở khu Khánh Hội, người ta đồn bà Nhu cho đốt để bán tôn của bà. Cái gì cũng của bà Nhu, xe buýt bà Nhu, bột ngọt bà Nhu, hãng taxi bà Nhu, cây xăng bà Nhu, bất động sản khắp nơi của bà Nhu, chỗ nào cũng có người mập mờ nhận là Cần Lao…Thấy nó vô lý, nhưng làm sao kiểm chứng được. Tin đồn cứ thế loang ra”.
NVL: Tôi có cảm tưởng ông có vẻ ghét, khinh thường bà Nhu về những ngôn ngữ, cữ chỉ xấc xược của bà ấy. Mặt khác tôi có cảm tưởng ông biện hộ, bênh vực bà ấy. Chẳng hạn trong sách ông cố tình chứng minh bà ấy không kinh tài, không tham nhũng, hối lộ? Điều đó có mâu thuẫn không?
VP: Không có gì là mâu thuẫn cả. Ghét là một chuyện, ghét tính nết, không ưa. Nhưng cho phép tôi dùng lại chữ của ông đã dùng, tôi phải công bằng với bà ấy. Theo tôi, bà là nạn nhân bị bôi nhọ một cách thô bạo nhất thời ông Diệm.
2. Trong bài viết của Luật sư Trương Phú Thứ có đoạn ghi:
“Ngay cả một ‘sử gia chân chính” đã từng viết trong “chính sử” rằng Bà Nhu có mười bảy tỷ Mỹ kim, hai cái thương xá ở Paris và một đồn điền ở Ba Tây ....”
Ngày Tháng Lưu Vong
Ngày 01-11-1963, Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đổ, bà Nhu và cô con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ đang ở Mỹ và ngụ tại khách sạn Wilshire ở Beverly Hill, California, lo việc giải độc dư luận về tình hình chính trị và Phật Giáo tại Việt Nam…nhưng đến ngày 15-11-1963, bà rời nước Mỹ đi Roma (Italy), sau khi phát biểu:
“Tôi không thể cự ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi”.
Khoảng đầu thập niên 90, bà Trần Lệ Xuân đến sống tại vùng Riviera (Pháp) và sau đó không lâu, Bà Nhu dọn đến ở trong một căn phòng nhỏ trên tầng lầu thứ 11 của toà nhà chung cư, gần khu kỳ quan tháp Eiffel, thuộc Quận 15, thủ đô Paris (Pháp).
Trên 40 năm sống lưu vong ở Âu Châu, ở Ý cũng như ở Pháp, Bà sống rất tằn tiện với nguồn thu nhập rất khiêm nhường từ một căn phòng cho mướn. Bà sống khép kín, cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật làm chính trị …cũng như hạn chế tiếp xúc với giới truyền thông báo chí. Trong bài viết của Luật Sư Trương Phú Thứ, có đoạn ghi:
“Bà có thói quen, mỗi sáng, bất kể thời tiết giá buốt cỡ nào, bà vẫn đến nhà thờ…. dâng thánh lễ, phụ giúp công việc trong nhà thờ và đãm trách dạy các lớp Kinh Thánh và thỉnh thoảng thích làm công việc từ thiện. Bà hầu như không thiết tha gì đến cuộc đời….Bà luôn thản nhiên vui sống với nếp sống hiện tại, bà dường như đã xoá nhoà dĩ vãng và cũng chẳng nghĩ gì về tương lai, mọi thứ Bà phó thác trong vòng tay của Chúa”.
Thời gian sau nầy, kể từ ngày ông Ngô Đình Luyện qua đời, bà Nhu thay bà Luyện, tổ chức lễ cầu hồn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông cô vấn Ngô Đình Nhu hằng năm tại Paris, Pháp.
Năm 2007, Bà đã trên tám mươi tuổi, dấu vết già nua đã hiện trên gương mặt, nhưng sức khoẻ còn khả quan, tươi tỉnh, dáng vẻ còn linh hoạt, nhưng chỉ 2 năm sau đó, ở tuổi 85 (2009), sức khoẻ của bà đột nhiên giảm sút nhanh và bị đau chân, bà không đi đến nhà thờ nữa, chỉ ở nhà cầu kinh, nên hai người con của Bà (Ngô Đình Trác và Ngô Đình Lệ Quyên) rước Bà qua Ý Đại Lợi sống chung, để tiện việc chăm sóc cho Bà…
Bà Trần Lệ Xuân đã trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở La Mã, lúc 2 giờ sáng (giờ La Mã-Ý Đại Lợi), vào ngày Lễ Phục Sinh, Chủ Nhật 24-4-2011. Bà thanh thản ra đi trong sự quay quần đông đủ các con và các cháu nội ngoại…Hưởng thượng thọ 87 tuổi.
Từ sáng ngày 24-4-2011, tôi ghi nhận có rất nhiều điện thư ngập tràn trên mạng lưới Internet, nhiều người trong cũng như ngoài nước, đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ và thương tiếc bà Ngô Đình Nhu, khuê danh Maria Trần Lệ Xuân với những lời lẽ trang trọng mến thương và chân thành cầu nguyện hương hồn của Bà sớm về an nghĩ nơi nước Chúa.
Chuyện “Hồi Ký Bà Nhu”
Trước đây , có tin đồn bà Nhu đang viết Hồi Ký và sẽ cho xuất bản vào một ngày rất gần, nên có rất nhiều người hiếu kỳ mong được sớm đọc quyển Hồi Ký nầy để tìm hiểu về chuyện thâm cung bí sử nền Đệ Nhất Cộng Hoà và những cải chính về những tin đồn liên quan đến cá nhân của Bà, nhưng mãi cho đến khi bà Nhu từ giã cõi đời, quyển hồi ký vẫn chưa thành hình và có tin từ trong gia đình, bà Nhu không viết hồi ký về cuộc đời sóng gió của bà mà chỉ viết những cảm nghiệm của Bà về cuộc đời đạo hạnh và Thiên Chúa…. Tập sách nầy được các con bà Nhu trao cho ông Trương Phú Thứ, để dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt và sẽ cho xuất bản vào năm 2012. Quyển sách nầy không đề cập đến những hận thù, kể cả nhưng người đã làm đảo chánh, giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chồng của bà (ông Ngô Đình Nhu) và chắc chắn có đoạn bà tuyên bố sẵn sàng tha thứ tất cả “Anh Thứ à, những chuyện người ta nói xấu về tôi thì tôi không biết. Nhưng nếu họ có nói xấu tôi, thì tôi cũng tha thứ hết.” Đó là lời của bà Ngô Ðình Nhu đã nói với ông Trương Phú Thứ.

 Báo Chí khắp nơi bình phẩm sau khi bà Trần Lệ Xuân qua đời
1- Lời của Nguyễn Đình Hoài Việt.
Bà Ngô Đình Nhu, khuê danh Trần Lệ Xuân, là người đã có công không ít trong công cuộc giải phóng người phụ nữ Việt Nam khỏi đầu óc phong kiến, chế độ quân chủ và chủ thuyết Cộng Sản đã chà đạp nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam xuống tận bùn đen. Bà Ngô Đình Nhu là người phụ nữ đầu tiên đi tiền phong phất cao ngọn cờ "Phụ Nữ Liên Đới" giải phóng người phụ nữ Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ phong kiến chồng chúa vợ tôi. Chính nhờ bà Ngô Đình Nhu mà người phụ nữ Việt Nam mới được bình đẳng với nam giới, mới được có nhiều cơ hội dấn thân đóng góp tài đức công khai trên chính trường Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua”.
2. Ông Bùi Văn Giải, Chủ Nhiệm Bản Tin Về Bên Mẹ La Vang, số 160 tháng 6-2011, đã viết:“….Bà Ngô Đình Nhu, một nữ nhân trí thức, không ngu dốt như bọn nhà quê Thị Bình, Thị Định. Bà là một người vì chính nghĩa Quốc Gia, đứng thẳng trước bọn tiểu nhân hèn hạ, (ngày đó nhà văn Thương Sinh gọi bọn tiểu nhân này là bọn Cỏ Đuôi Chó), bọn Cỏ đuôi Chó này bám đít mấy ông linh mục xu thời và thầy chùa quốc doanh. Thời hỗn loạn đã qua, trắng đen, phải trái, cả thiên hạ biết hết rồi, chúng ta, những người lương hảo, cách riêng, những tín hữu, hãy thinh lặng cúi đầu, xin Thượng Đế đoái thương người phụ nữ Việt Nam can đảm này, xin Thiên Chúa ban cho linh hồn Bà an hưởng trường sinh với Ngài nơi cõi Vĩnh Hằng”.
3. Một người có địa chỉ Email Lmymy2000@.... sau khi nghe và đọc bài Phỏng Vấn Bà Ngô Đình Nhu (Anh Ngữ, có lẽ là lần duy nhất, sau 1963), đã viết: “Nghe cuộc phỏng vấn đặc biệt của bà Ngô Đình Nhu. Hình như sau khi chồng bị giết, bà chỉ cho phép được phỏng vấn một lần duy nhất này. Bà nói thẳng vào mặt mấy tên chính khách Mỹ đã âm mưu giết Tổng Thống Diệm và ông Nhu. Lập luận của bà vẫn sắc sảo, lời nói của bà vẫn đanh thép như thuở nào. Bà xứng đáng là một nữ lưu, cả thế giới phải nể phục. Sự khinh bỉ bọn chính trị ma đầu vẫn nằm trong ánh mắt và lời nói của bà. Tiếc thay, vận trời không đi theo ý muốn để giờ này VN vẫn lụn bại, vẫn đau khổ vì áp bức, bất công”.
4. TTLan Paris, viết ngày 26-4-2011:
Sáng Chủ Nhật Lễ Phục Sinh, bà Ngô Đình Nhu đã lìa đời. Bà Maria Trần Lệ Xuân, một tín đồ công giáo, ra đi ngày lễ này thì quả là được ơn phúc Phục Sinh, cầu nguyện cho hương hồn bà về nước Chúa an nghỉ. Tôi, hậu sinh và con cái của ‘chế độ cũ’ thì có thể nói là thiên vị. Thôi cũng chịu. Với tôi, bà Nhu là một Đệ Nhất Phu Nhân sáng giá nhất từ trước tới nay, một phụ nữ Việt tiêu biểu 3 miền (gốc gác bên Cha người Nam, bên mẹ người Huế, sinh ra và ăn học tại Hà nội), bà lại là một người thông minh, hoạt bát, đầy nhiệt huyết, lý chí để chỉnh đốn xã hội miền Nam bấy giờ. Nhưng sự cấp tiến của bà không thức thời nên bị hiểu nhầm bởi nhiều người và bà cũng bị nhiều người lạm dụng. Chỉ nên nhớ đến bà như một người đã trải qua một cuộc đời quá sôi nổi, gian truân, mà bà vẫn giữ được tư cách, phẩm giá của bà và gia đình bà. Xin một phút hoài niệm đến linh hồn người đã ra đi…”
* * *
Trong bài viết nầy, tôi xin phép không đề cập đến đời sống tình cảm riêng tư của bà Trần Lệ Xuân, vì tôi không có những tài liệu xác thật. Tôi không thể dựa vào tin đồn ác ý hoặc mang tính cách lăng mạ vì ganh tị địa vị hoặc nhằm mục đích chính trị mà trình bày một cách hàm hồ. Trong thị trường sách báo trong nước, hiện nay có vài quyển tiểu thuyết viết về bà Trần Lệ Xuân. Các tác giả dựa vào các tin đồn và thêm thắt quá nhiều hư cấu, nhất là những chuyện bên trong bức màn the của bà Trần Lệ Xuân, rồi kết luận rằng bà Nhu là một phụ nữ đa tình, lãng mạn và không chính chuyên, đôi khi dùng cả cái ngàn vàng của người phụ nữ trong mưu cầu chính trị để củng cố chế độ nhà Ngô. Ngay cả sau khi nghe tin bà Nhu qua đời, nhiều tờ báo trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam viết những bài mang tính cách vạch lá tìm sâu, hài tội hơn là khách quan nhận xét, hoặc ngõ lời phân ưu hoặc tỏ chút tình cảm “Nghĩa tử nghĩa tận” đối với một người phụ nữ đáng thương hơn đáng trách.Viết về nhân vật lịch sử, phải viết bằng tâm tình trong sáng và khách quan, không ẩn tàng màu sắc chính trị, mới mong tránh được việc nhận xét sai lầm đáng tiếc. Thật không có gì nhục nhã cho bằng những kẻ uốn cong ngòi bút, cố tình bóp méo sự thật, với giọng điệu tuyên truyền cố hữu nhằm hạ thấp giá trị của một người đã vĩnh viễn ra đi.
Tôi căn cứ vào phim ảnh và tài liệu báo chí viết về bà Ngô Đình Nhu trong thời Đệ Nhất Cộng Hoà miền Nam Việt Nam, cùng những ngày tháng lưu vong của Bà tại Pháp và Ý Đại Lợi, mà viết bài viết nầy.
Tôi nhận thấy bà Ngô Đình Nhu quả là một phụ nữ Việt Nam tuyệt vời, có một không hai thời Đệ Nhất Cộng Hoà, dám dấn thân hoạt động chính trị, phục vụ cho quê hương và dân tộc.
Bà là một phụ nữ khôn ngoan, một mẫu người tính tình cương trực, lịch lãm, dám nói dám làm, rất nhạy bén với thời cuộc, hiểu nhiều âm mưu thâm độc của Cộng Sản và quyết tâm bảo vệ nền Đệ Nhất Cộng Hoà với kỳ vọng phục vụ nhân dân miền Nam sống trong tự do no ấm. Khi chồng bà, ông Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị nền Đệ Nhất Cộng Hoà bị sát hại, Bà mới 39 tuổi, nhan sắc còn mặn mà, nhưng bà quyết ở vậy, sống tằn tiện, nuôi các con của bà ăn học thành tài, có địa vị xã hội cao ở Ý Đại Lợi và Bỉ Quốc.
Trong những ngày tháng lưu vong, Bà ý thức “thời của bà đã qua”, Bà luôn an phận ột goá pht đứt mọi liên lạc với những người hoạt động chính trị và giới hạn tối đa việc tiếp xúc với báo chí nên Bà không bị một điều tiếng gì trong lãnh vực tình cảm cũng như trong lãnh vực chính trị.
Bà không cần cải chính những tin đồn về việc Bà mang tiền (17 tỷ đô la) của chế độ ra ngoại quốc hoặc những lời bịa đặt bêu xấu Bà ….Bà giữ im lặng và sống khiêm nhường cho đến lúc Bà qua đời. Thái độ và cuộc sống của Bà đã chứng minh đâu là sự thật.
Bà đã quyết không trở về Việt Nam, mặc dù Nhà Nước Cộng Sản có lần đánh tiếng “Nếu Bà muồn về thì cứ về thôi”, nhưng Bà tuyệt nhiên không về để đau lòng chứng kiến quê hương Việt Nam bị nhuộm đỏ và cảnh dân chúng cơ cực lầm than…..Thái độ của Bà hơn hẳn nhiều người, trong số có ông tướng Nguyễn Cao Kỳ trở về Việt Nam với cầu mong danh vọng hảo huyền để phải mang điều nhục nhã, hoặc một số người khác cam tâm bán linh hồn cho quỷ đỏ….đã bị hầu hết người Việt yêu chuộng Tự Do trong và ngoài nước chê cười, khinh bỉ.
Tôi rất ngưỡng mộ bà Nhu dùng hai chữ “Nướng Sư” trong trường hợp Thượng Toạ Thích Quảng Đức bị “bức tử” qua dàn dựng “tự thiêu”. Từ ngữ “nướng sư” rất xác nghĩa nhưng nhiều người đã không chịu hiểu như vậy mà ngược lại còn cố tình xuyên tạc, cho rằng bà Nhu “hổn láo”, “xấc xược” đối với một vị chân tu. Thật đáng tiếc cho những người kém hiểu biết về Cộng Sản mà cứ vỗ ngực xưng tên….
Bà Ngô Đình Nhu bị các đảng phái đối lập và thành phần hoạt động Cộng Sản ngấm ngầm giựt dây, chỉ trích là không tế nhị trong khi phát biểu trước công chúng, khiến cho nhiều người phật ý, gây bất lợi trong môi trường chính trị và ngoại giao. Đó chắng qua là bản tánh bộc trực của bà Nhu; nếu bà Nhu thận trọng hơn, khéo léo hơn về điểm nầy, thì chắc chắn giá trị cá nhân của Bà sẽ được nâng cao và được nhiều người mến mộ hơn nữa.
Nói chung, ở đời ai cũng có khuyết điểm, nhân vô thập toàn, nhưng nếu đem khuyết điểm vừa kể so với tinh thần phục vụ, cùng những việc làm thiết thực của bà Nhu dành cho xã hội miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hoà, thì bà Ngô Đình Nhu quả một người phụ nữ đáng được nhân dân Việt Nam tuyên dương hơn là chê trách. Bà Ngô Đình Nhu quả là một phụ nữ đoan trang, tiết hạnh, giàu cương nghị. Bà chấp nhận cảnh goá bụa trong cuộc sống tha hương, tằn tiện nuôi các con của bà ăn học thành tài; ngoài ra, bà còn có lòng vị tha, xoá bỏ tất cả hận thù đối với những người tham gia đảo chánh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là anh chồng của bà và chồng bà, ông Ngô Đình Nhu. Bà tin tưởng mọi việc xảy ra trong cuộc đời đều do bàn tay của Thiên Chúa sắp đặt, nên Bà luôn thanh thản từng phút giây trong cuộc sống. Việc làm của bà Nhu đã khiến tôi vô cùng cảm phục.
Bài viết nầy coi như là nén hương lòng thắp muộn của một người dân xứ Bưởi kính dâng bà Ngô Đình Nhu, nhủ danh Trần Lệ Xuân, cháu cố của ông Trần Văn Tứ, cháu nội của ông Trần Văn Thông, ….nguyên quán tỉnh Biên Hoà.

Nguyễn Kim Lộc

No comments:

Post a Comment