Thursday, May 3, 2012

Mỹ-Nhật giữ an ninh châu Á Thái Bình Dương

Mỹ-Nhật giữ an ninh châu Á Thái Bình Dương

2012-05-03
Ngày cuối tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ bận rộn với các cuộc gặp với lãnh đạo các nước đồng minh quan trọng tại châu Á.

Hàng không mẫu hạm USS George Washington hướng dẫn các chiến hạm Nhật
trong 1 cuộc tập trận ở Thái Bình Dương năm 2010. AFP
 
Một trong các cuộc gặp quan trọng diễn ra vào ngày 30 tháng 4 vừa qua là giữa Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama với thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda. Bản tuyên bố chung hai nước sau cuộc gặp tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của mối liên minh hai nước cũng như mối quan tâm chung của Mỹ và Nhật tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Để tìm hiểu thêm tương lai hợp tác hai nước trong mối liên hệ với an ninh khu vực thời gian tới, Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế của Nhật Bản. Trước hết nói về kết quả cuộc gặp lần này giữa hai nước, ông Tetsuo Kotani nhận xét:

Cân bằng sự lớn mạnh của Trung Cộng

Tetsuo Kotani: cuộc gặp giữa thủ tướng nhật và tổng thống Mỹ không đưa ra một một điểm gì mới hơn trong khía cạnh hợp tác chiến lược về an ninh bởi hai nước đã cùng làm việc với nhau để đưa ra một chiến lược an ninh trong nhiều năm, và điều này đã khiến Mỹ giờ đây tập trung vào châu Á. Còn đối với Nhật Bản thì khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn luôn là trọng tâm chú ý trong chính sách. Cho nên cuộc gặp lần này chỉ tái khẳng định mối quan tâm chung và trọng tâm chú ý của hai nước là vào châu Á Thái Bình Dương

Việt Hà: Với sự lớn mạnh của Trung Cộng về kinh tế và quân sự mà một số nước có thể coi là một mối đe dọa tiềm năng, Nhật bản hy vọng gì ở mối liên minh với Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Cộng?

Tetsuo Kotani: tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Cộng như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung Cộng là một mối quan ngại về an ninh. Vì vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh
 
Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động thường xuyên trên Biển Đông cũng như ở Thái Bình Dương. Nguồn báo Trung Quốc
Tàu ngầm Trung Cộng hoạt động thường xuyên trên Biển Đông
cũng như ở Thái Bình Dương. Nguồn báo Trung Cộng
 
của Trung Cộng, và đưa Trung Cộng theo trật tự an ninh chung của khu vực. Cả hoa kỳ và Nhật bản đều có chung mục tiêu này. Cho nên cuộc gặp cấp cao lần này giữa hai nước đã tái khẳng định mục tiêu chung này.
Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Cộng như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. Vì vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh của Trung Cộng, và đưa Trung Cộng theo trật tự an ninh chung của khu vực. Ông Tetsuo Kotani

Việt Hà: Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm sự chú ý vào khu vực châu Á Thái Bình Dương bằng cách thắt chặt mối quan hệ về quân sự với các nước như Úc, Singapore, Philippines và Nam Hàn. Mối liên minh Nhật Bản và Mỹ đóng vai trò quan trọng thế nào trong mạng lưới liên minh này của Mỹ để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực?

Tetsuo Kotani: mối liên minh Nhật bản và Hoa Kỳ về an ninh hết sức quan trọng cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực. Nhưng nếu chỉ có Hòa Kỳ và Nhật bản thì chúng tôi không thể đảm bảo an ninh cho toàn khu vực vì vậy mặc dù hai nước đã thắt chặt mối liên minh nhưng chúng tôi đồng thời cần sự hợp tác từ các nước khác như Australia, Nam Hàn, Singapore, Việt Nam và Philippines. Trong bản tuyên bố cho thấy chúng tôi mong muốn mở rộng hợp tác an ninh với các nước trong khu vực và chúng tôi cũng không muốn bỏ Trung Cộng ra ngoài sự hợp tác

Việt Hà: Vậy đâu là thách thức trong mối liên minh Nhật Mỹ?

Tetsuo Kotani: theo tôi thách thức chính là sự cách biệt về khả năng quốc phòng giữa Trung Cộng và các nước trong khu vực. Khả năng quốc phòng của nước này đang gia tăng và mặc dù chưa hơn được Mỹ hay Nhật
 
Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012.
Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Cộng chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012.AFP
 
nhưng nếu so với các nước ASEAN thì họ hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi cần phải lấp đầy sự cách biệt này. Đó là lý do mà Mỹ và Nhật mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong đó có Philippines, Việt Nam.
Khả năng quốc phòng của nước này (Trung Cộng) đang gia tăng và mặc dù chưa hơn được Mỹ hay Nhật nhưng nếu so với các nước ASEAN thì họ hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi cần phải lấp đầy sự cách biệt này. Đó là lý do mà Mỹ và Nhật mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong đó có Philippines, Việt Nam. Ông Tetsuo Kotani

Ảnh hưởng kinh tế và chính trị

Việt Hà: cả Mỹ và Nhật đều đã trải qua khủng hoảng kinh tế trong khi kinh tế Trung Cộng vẫn tăng trưởng, điều này có ảnh hưởng thế nào đến liên minh quân sự mà Mỹ và Nhật Bản muốn tạo dựng trong khu vực?

Tetsuo Kotani: cả Mỹ và Nhật đã trải qua những khó khăn về kinh tế trong khi kinh tế Trung Cộng vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nếu Nhật bản và Hoa Kỳ không tiếp tục khẳng định mối hợp tác và quan tâm đối với các nước ASEAN thì Trung Cộng có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để tạo ảnh hưởng lên các nước này. Cho nên điều chúng ta cần làm là chúng ta vẫn phải duy trì mối quan hệ kinh tế với Trung Cộng. Trong khi đó chúng ta cũng phải tạo dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế không nhất thiết là phải có Trung Cộng trong đó. Ví dụ chúng ta đang có TPP. Lúc này Trung Cộng vẫn chưa gia nhập TPP, nếu chúng ta có thể tạo dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế hiệu quả thì đây có thể là một đối trọng với Trung Cộng.
Mỹ và Nhật đã trải qua những khó khăn về kinh tế trong khi kinh tế Trung Cộng vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nếu Nhật bản và Hoa Kỳ không tiếp tục khẳng định mối hợp tác và quan tâm đối với các nước ASEAN thì Trung Cộng có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để tạo ảnh hưởng lên các nước này. Ông Tetsuo Kotani

Loại tàu Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (ảnh minh họa)AFP
Loại tàu Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Cộng tuần tiểu ngày đêm
trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (ảnh minh họa)AFP
 
Việt Hà:
Trong cuộc gặp lần này, hai nước cũng đề cập đến việc rút quân Mỹ khỏi đảo Okinawa, điều nảy có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hợp tác quân sự hai nước trong việc đảm bảo an ninh khu vực?

Tetsuo Kotani: việc rút quân Mỹ khỏi căn cứ Okinawa có thể có tác dụng tích cực về mặt chính trị bởi vì người dân Okinawa không muốn có nhiều quân Mỹ trên đảo. Cho nên chúng tôi phải giảm số quân mỹ tại đây. Và điều này có ý nghĩa tích cực về mặt chính trị để duy trì mối liên minh hai nước. Tuy nhiên đúng là việc giảm quân có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đánh chặn. Tuy nhiên với mối liên minh quốc phòng mạnh giữa hai nước chúng ta có thể khắc phục được điểm này. Hiện tại Mỹ đã triển khai quân đến một số vùng quan trọng trong khu vực và họat động cũng linh họat cho nên nhìn chung thì khả năng đánh chặn vẫn có thể được duy trì và thậm chí được tăng cường hơn.
...bởi vì người dân Okinawa không muốn có nhiều quân Mỹ trên đảo. Cho nên chúng tôi phải giảm số quân mỹ tại đây. Và điều này có ý nghĩa tích cực về mặt chính trị để duy trì mối liên minh hai nước. Tuy nhiên đúng là việc giảm quân có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đánh chặn. Ông Tetsuo Kotani

Việt Hà: theo ông trong tương lai Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể có các họat động quân sự nào cụ thể trong khu vực?

Tetsuo Kotani: Hoa Kỳ luôn có những cuộc tập trận chung hay trao đổi với các nước trong khu vực, đôi khi Hoa Kỳ cũng bán các thiết bị cho các nước này. Trong bản tuyên bố mới giữa Nhật bản và Hoa Kỳ chúng ta thấy là Nhật Bản sẽ cố gắng tận dụng ODA, ví dụ nhật bản vừa tuyên bố là sẽ cung cấp tàu tuần tiễu cho Philippines. Và theo tôi thì Nhật bản sẽ tiếp tục cung cấp các thiết bị quốc phòng cho các nước khác như Việt Nam, Brunei và Ấn Độ.

Chúng tôi đã gửi người quan sát đến cuộc tập trận chung giữa Mỹ với Philippines, và theo tôi thì Nhật bản sẽ tiếp tục mở rộng các họat động tập trận chung và đào tạo chung.

Việt Hà: xin cảm ơn ông

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment