Sunday, October 7, 2012

Con người có thể du hành xuyên thời gian?

Con người có thể du hành xuyên thời gian? 

Chu du xuyên thời gian là một ý tưởng hấp dẫn trong nhiều bộ phim khoa học giả tưởng. Các nhà khoa học cho rằng, việc này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế và theo các định luật vật lý, du hành tới tương lai dường như khả thi hơn việc quay ngược thời gian để trở lại quá khứ.
Trang Live Science dẫn lời Edward Farhi, giám đốc Trung tâm Vật lý lý thuyết thuộc Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), nhấn mạnh: “Việc thay đổi tốc độ chạy của đồng hồ thực sự phù hợp với các quy luật của vật lý. Bạn hoàn toàn có thể nhảy cóc tới tương lai”.
Tuy nhiên, theo ông Farhi, hàu hết các nhà vật lý cho rằng chúng ta có thể du hành về tương lai, còn việc trở về quá khứ phức tạp và rắc rối hơn nhiều.
 
 
Ý tưởng về việc chu du xuyên thời gian bắt nguồn từ thuyết tương đối của Einstein, trong đó nêu rõ sự chuyển dịch của thời gian mang tính tương đối, phụ thuộc vào việc bạn di chuyển nhanh tới mức nào. Bạn càng di chuyển nhanh, thời gian dường như càng chậm lại. Điều đó nghĩa là, một người chu du trên một tàu vũ trụ cực nhanh sẽ trải qua một chuyến đi trong 2 tuần dường như kéo dài 20 năm với những người trên Trái đất.
Về lý thuyết, cứ theo cách trên, một người muốn chu du tới một thời điểm nhất định trong tương lai chỉ cần sử dụng một phương tiện giao thông đủ nhanh để xóa bỏ khoảng thời gian nào đó.
Dẫu vậy, kiểu thao túng thời gian này chỉ ảnh hưởng tới tốc độ dịch chuyển về phía trước của thời gian. Dù tốc độ của bạn có nhanh đến thế nào đi nữa, thời gian cũng sẽ chỉ tiến về tương lai. Vì lý do này, các nhà khoa học không thể phỏng đoán được cách thức con người có thể trở về quá khứ.
Một số giải pháp dị thường cho các phương trình của Einstein hé lộ, việc du hành ngược thời gian về quá khứ có thể xảy ra,  nhưng để làm việc đó có thể đòi hỏi năng lượng của khoảng ½ vũ trụ và vũ trụ có thể sẽ bị hủy diệt trong tình trạng này.
Và ngay cả khi khoa học có thể tìm ra một phương pháp biến việc trở về quá khứ thành hiện thực, vẫn còn vô vàn nghịch lý cần giải quyết.
“Chẳng hạn như khi ngược dòng thời gian, bạn có thể ngăn cản bố mẹ mình đến với nhau và sinh ra bạn. Đó có thể là điểm kết thúc cho tất cả”, ông Farhi nói.

Tại sao con người không cần có 3 mắt?

Hầu hết các động vật, kể cả con người, đều có cơ hội có con mắt thứ 3, nhưng dường như đều khước từ nó để dành cho những thứ hữu ích hơn.
Các con thằn lằn có một chấm nhỏ trên đỉnh đầu của chúng, được gọi là “mắt đỉnh”. Con mắt này không phức tạp hay hữu dụng như 2 mắt phía trước đầu của chúng nhưng có phản ứng với ánh sáng. Rốt cuộc có phải thằn lằn có mắt thứ 3? Không hoàn toàn như vậy, đây chỉ là một đặc điểm còn sót lại.
 
 
Trong thực tế, thằn lằn cũng giống hầu hết các động vật, kể cả con người, từng có cơ hội có tới 3 mắt nhưng đã từ chối nó.
Tuatara là một loài động vật trong sách đỏ và hiện chỉ sống trên một số ít đảo của New Zealand. Chúng trông giống thằn lằn nhưng thực tế không có họ hàng với loài bò sát này. Chúng là loài còn sót lại từ cách đây 200 triệu năm, khi các động vật 4 chân tiến hóa thành rùa, thằn lằn, cá sấu và khủng long. Loài Tuatara vẫn không thay đổi kể từ đó, và vì vậy giúp chúng ta tìm hiểu về ngoại hình của động vật thời kỳ tiền sử. Trên đỉnh đầu của các con Tuatara hiện tồn tại một điểm có thể coi là mắt thứ 3.
Thêm một con mắt dường như sẽ mang lại rất nhiều lợi ích của tiến hóa. Với khả năng nhìn lên hay quan sát phía sau, nó sẽ tạo thêm lợi thế cho bất kỳ loài săn mồi nào. Mặc dù nhiều loài thằn lằn cũng có “mắt đỉnh” nhưng đặc điểm này đã biến mất ở rùa, cá sấu và chim. Thông qua nghiên cứu khả năng sinh lý và sự phát triển của các loài, các nhà khoa học đã phát giác những biến chuyển để mất mắt thứ 3 của các loài tiến hóa về sau cũng như những gì bù đắp cho thiếu hụt đó.
Việc con người bỏ lỡ cơ hội có 3 mắt có thể do đặc điểm đáng chú ý nhất của con mắt thứ 3: không đối xứng. Kẻ một đường thẳng từ trên xuống, qua trung tâm cơ thể người bình thường, ta sẽ thấy sự đối xứng gần như hoàn toàn giữa nửa trái và nửa phải của cơ thể. Đó là cách thức phát triển của những con mắt bình thường. Chúng bắt đầu như những vết lõm trong cái đầu tròn đang phát triển. Khi các vết lõm ăn sâu hơn, cấu trúc của các mắt được phát triển hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, “mắt đỉnh” không lõm sâu vào trong.
Bên trong, não phát triển thành cấu trúc gồm 2 phần đối xứng. Phía trái của bộ não đóng vai trò như “mắt đỉnh”. Phía phải trở thành tuyến tùng. Ở bò sát, mắt đỉnh thu nhận ánh sáng và tuyến tùng sản sinh melatonin, một hoóc môn điều khiển chu kỳ ngủ.
Khác với ở các loài bò sát, tuyến tùng ở người không chu du về phía một mắt ở đỉnh đầu mà tọa lạc gần phần còn lại của bộ não, nhưng vẫn sản sinh melatonin. Tuyến tùng ở người còn tiết ra các hoóc môn khác giúp điều chỉnh hệ thần kinh, trong đó đáng kể nhất là serotonin. Tuyến tùng hoạt động tốt sẽ giúp con người tập trung, vui vẻ, tỉnh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm cũng như ngăn chặn sự thoái hóa thần kinh khi người già đi. Do đó, đây dường như là sự bù đắp cho việc chúng ta không có con mắt thứ 3.

Những khám phá độc đáo trên Google Maps

Vào thời điểm hiện tại, bạn dễ dàng trở thành nhà thám hiểm với máy tính nối mạng và bản đồ vệ tinh của Google. 
Không chỉ người dùng cá nhân mà giới chuyên môn cũng thường sử dụng Google Maps và Google Earth trong quá trình khám phá khoa học, lịch sử. Là những ví dụ điển hình cho thành quả này.
 

No comments:

Post a Comment