Xé Nước Tầu Làm Năm Mảnh
Nguyễn Xuân Nghĩa
Những kịch bản về... ‘khi nước Tầu có loạn’....
Sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào "xông đất" Hoa Kỳ vào đầu năm nay, ngày 25 Tháng Hai vừa qua, một số giới chức Hoa Kỳ đã có một phiên họp nguyên ngày về tình trạng nội loạn của Hoa Lục và về những hậu quả cho Hoa Kỳ.
Phiên họp này chẳng có gì là "nội bộ" hay "bí mật" nhưng lại kết thúc với phần vấn đáp rất lạ.
Sau một ngày chia làm hai phần nghe năm học giả và chuyên gia Mỹ về Hoa Lục trình bày nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị hoặc văn hoá của tình trạng nội loạn tại Hoa Lục và những bài toán nan giải cho lãnh đạo Bắc Kinh; các giới chức Hoa Kỳ bước qua phần hỏi đáp.
Trong phần hội luận bàn tròn ấy, có nhiều người đã nêu câu hỏi với các chuyên gia. Xin tóm lược lại như sau cho dễ đọc....
Những kịch bản về... ‘khi nước Tầu có loạn’....
Sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào "xông đất" Hoa Kỳ vào đầu năm nay, ngày 25 Tháng Hai vừa qua, một số giới chức Hoa Kỳ đã có một phiên họp nguyên ngày về tình trạng nội loạn của Hoa Lục và về những hậu quả cho Hoa Kỳ.
Phiên họp này chẳng có gì là "nội bộ" hay "bí mật" nhưng lại kết thúc với phần vấn đáp rất lạ.
Sau một ngày chia làm hai phần nghe năm học giả và chuyên gia Mỹ về Hoa Lục trình bày nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị hoặc văn hoá của tình trạng nội loạn tại Hoa Lục và những bài toán nan giải cho lãnh đạo Bắc Kinh; các giới chức Hoa Kỳ bước qua phần hỏi đáp.
Trong phần hội luận bàn tròn ấy, có nhiều người đã nêu câu hỏi với các chuyên gia. Xin tóm lược lại như sau cho dễ đọc....
Thưa quý vị, hơn hai chục năm trước, chúng ta đã bị bất ngờ khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Năm nay, chúng ta lại bị bất ngờ khi Trung Đông có biến. Căn cứ trên những phân tách và trao đổi từ buối sáng cho đến trưa nay của quý vị học giả về những chuyện gì đang xảy ra tại Hoa Lục, có lẽ ta cần tự hỏi: Liệu mình có bị bất ngờ lẫn nữa không nếu như Trung Quốc bị khủng hoảng"
Nôm na là chuyện gì sẽ xảy nếu có "thay đổi chế độ tại Hoa Lục""
Cử tọa thảo luận và định nghĩa về kịch bản rợn người này. Đảng Cộng sản Hoa Lục có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Hoa Lục vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình"
Trong ngần ấy hoàn cảnh bất ngờ đó, Hoa Kỳ phải tính sao" Khi ấy, những câu hỏi đáp mới mở ra nhiều kích thước mới... về Hoa Kỳ.
Vì có người phát biểu như sau.
Thưa quý vị, chúng ta cũng có hệ thống học bổng để giúp tuổi trẻ Hoa Lục học hỏi về thế giới bên ngoài và có cái nhìn rõ nét hơn về nhiều khía cạnh. Nhưng dường như chúng ta tại lười biếng phó thác việc đề cử và tuyển chọn cho chính quyền Hoa Lục. Cho nên những sinh viên được đón nhận không nhất thiết là thành phần dân sự của xã hội ở bên ngoài hệ thống chính trị hay quan hệ thân tộc của họ. Bây giờ, thế hệ trẻ ấy đã trưởng thành và bắt đầu có vị trí trong xã hội Hoa Lục. Liệu họ đã có thể đảm đương trách nhiệm và là thế hệ sẽ thay thế sau này chăng" Có cách gì liên lạc với họ không"
Cuộc thảo luận hào hứng xoay về một vấn đề xa vời mà bỗng trở thành cấp bách: nếu Quân đội Hoa Lục đứng lên thay thế vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản, chuyện gì sẽ xảy ra"
Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ đã theo đuổi chánh sách kết ước – engagement – là chủ động hợp tác để giúp Hoa Lục chuyển hoá sang chế độ dân chủ nhờ bành trướng vai trò của xã hội dân sự, phát huy nền móng pháp quyền và tạo dựng sự tin cậy trong xã hội. Hình như là những nỗ lực ấy không đem lại kết quả, có thể vì mình chỉ chú ý đến bộ máy đảng và nhà nước mà có người cho là sẽ khó tồn tại sau đợt chuyển quyền vào năm tới.
Như vậy, khi hữu sự, Hoa Kỳ sẽ nói chuyện với ai"
Ta có biết những thành phần này là ai không, và đã liên lạc với họ chưa" Hay là sẽ như tại Ai Cập, để chính quyền Ai Cập quyết định lấy" Cũng thế, cho đến nay, chúng ta chỉ tập trung chú ý vào vùng duyên hải trong khi đa số diện tích còn lại là nơi sinh sống của các sắc tộc thiểu số, thí dụ như Tân Cương hay Tây Tạng.
Nếu chúng ta lại sai lầm trong chánh sách kết ước của mình và bị bất ngờ thì sẽ làm gì khi hệ thống chính trị của Hoa Lục bị tan rã"
Trong phần thảo luận, có nhiều người nêu ý kiến là Hoa Lục sẽ không chuyển hoá sang chế độ dân chủ. Nếu có đột biến rất nhanh thì đấy là do Quân đội. Từ hàng tướng lãnh sẽ có người bước ra lãnh đạo.
Rút kinh nghiệm từ Bắc Phi, chúng ta có thể nêu câu hỏi, lãnh đạo quân đội ấy gồm có những ai" Trong nhiều năm qua, chúng ta cố gắng đối thoại về quân sự và xây dựng quan hệ với các tướng lãnh Hoa Lục qua nhiều lần gặp gỡ trao đổi. Chúng ta có điện thoại riêng hay điện thư của các tướng lãnh ấy không, để nếu cần thì còn liên lạc và hỏi han"
Một giả thuyết thứ hai, Hoa Lục có thể rơi vào hấp lực cũ của lịch sử, là tan thành hai mảnh kinh tế tại hai khu vực Nam Bắc. Thậm chí ba mảnh nếu kể cả các tỉnh miền Tây. Có khi còn nhiều hơn nữa.
Có người nêu ngược vấn đề: thật ra, đảng Cộng sản Hoa Lục đã thành công khi nuôi dưỡng nỗi sợ động loạn trong tâm tư người dân và tiêu diệt mọi giải pháp thay thế. Vì vậy khi đảng bị khủng hoảng, chưa chắc là các địa phương đã có người đứng lên giành lấy quyền bính.
Nhưng, đã nói về chuyện bất lường thì cũng cần nhìn lại Hoa Lục.
Hoa Lục không có một khối nhất thống như bên ngoài lầm tưởng, Và "phép vua thua lệ làng", "quan trên ở xa bản nha thì gần", "Hoàng đế thiết triều ở Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh lại ở rất xa".... là những quy luật thực tế của xã hội và chính trị Hoa Lục. Biết đâu chừng, nhiều thế lực của đảng ở tại các địa phương sẽ trở lại trò cát cứ đã từng thấy trong lịch sử xứ này"
Câu chuyện trên không là một giai thoại.
Năm 2000, Chính quyền Bill Clinton đã tháo gỡ một rào cản là quy chế "tối huệ quốc" – quan hệ ngoại thương bình thường và vĩnh viễn PNTR – cho Hoa Lục gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Mục tiêu là kết ước và hội nhập để giúp Hoa Lục chuyển hóa một cách hòa bình sang chế độ dân chủ chính trị nhờ tự do kinh tế. Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ khi ấy cũng đã thủ thế và ban hành đạo luật thành lập một cơ quan có nhiệm vụ duyệt xét sự chuyển hoá này.
Xin sơ lược về Hội đồng Duyệt xét Quan hệ Mỹ-Hoa về Kinh tế và An ninh (United States-China Economic and Security Review Commission, viết tắt là USCC). Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu và phúc trình lên Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện về tình hình kinh tế và an ninh lẫn các đòn phép của Hoa Lục để thẩm định xem những gì có thể đe doạ quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Do lãnh đạo của hai đảng tại hai viện, Hội đồng quy tụ nhiều chuyên gia về Hoa Lục của Hoa Kỳ và mời các học giả hoặc giới hữu trách Mỹ về kinh tế, tài chánh, ngoại giao, an ninh, v.v, điều trần về rất nhiều khía cạnh của Hoa Lục.
Hàng năm, Hội đồng vẫn đúc kết các nhận định và kết luận để trình bày lên Quốc hội những đề nghị cụ thể trong đối sách với Hoa Lục. Việc điều trần, thảo luận và báo cáo đều được công khai hoá. Việc các cơ quan hữu trách tiến hành những quyết định như thế nào thì có lẽ thuộc vào một diện khác!
Hôm 25 Tháng Hai, Hội đồng thảo luận về cả trăm khía cạnh khác nhau về tình trạng nội loạn và nguy cơ khủng hoảng của Hoa Lục. Và cho rằng Hoa Kỳ không nên lại bị bất ngờ nữa.
Một điều bất ngờ là giới hữu trách trong Hội đồng đã thảo luận về sự sụp đổ của Hoa Lục! Của đảng Cộng sản hay hệ thống chính trị" Của nền kinh tế nhiều phần sẽ bị suy trầm và từ đó gây ra động loạn, v.v....
Xuyên qua đó, những người lãng mạn đã có thể tưởng tượng đến một kịch bản, hay một âm mưu của Hoa Kỳ, nhằm xé Hoa Lục làm năm mảnh! Chuyện ấy có đúng hay không thì chúng ta chưa thể biết mà chỉ có thể bình cho vui. Duy có một điều đáng chú ý là người Mỹ đã bàn đến chuyện "khi nước Tầu có loạn".... Mà lại còn mời những người am hiểu đến bàn công khai nữa.
Nếu nhớ đến chữ "lộng giả thành chân", ta có thể kết luận: "nghi quá!...”
Nôm na là chuyện gì sẽ xảy nếu có "thay đổi chế độ tại Hoa Lục""
Cử tọa thảo luận và định nghĩa về kịch bản rợn người này. Đảng Cộng sản Hoa Lục có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Hoa Lục vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình"
Trong ngần ấy hoàn cảnh bất ngờ đó, Hoa Kỳ phải tính sao" Khi ấy, những câu hỏi đáp mới mở ra nhiều kích thước mới... về Hoa Kỳ.
Vì có người phát biểu như sau.
Thưa quý vị, chúng ta cũng có hệ thống học bổng để giúp tuổi trẻ Hoa Lục học hỏi về thế giới bên ngoài và có cái nhìn rõ nét hơn về nhiều khía cạnh. Nhưng dường như chúng ta tại lười biếng phó thác việc đề cử và tuyển chọn cho chính quyền Hoa Lục. Cho nên những sinh viên được đón nhận không nhất thiết là thành phần dân sự của xã hội ở bên ngoài hệ thống chính trị hay quan hệ thân tộc của họ. Bây giờ, thế hệ trẻ ấy đã trưởng thành và bắt đầu có vị trí trong xã hội Hoa Lục. Liệu họ đã có thể đảm đương trách nhiệm và là thế hệ sẽ thay thế sau này chăng" Có cách gì liên lạc với họ không"
Cuộc thảo luận hào hứng xoay về một vấn đề xa vời mà bỗng trở thành cấp bách: nếu Quân đội Hoa Lục đứng lên thay thế vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản, chuyện gì sẽ xảy ra"
Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ đã theo đuổi chánh sách kết ước – engagement – là chủ động hợp tác để giúp Hoa Lục chuyển hoá sang chế độ dân chủ nhờ bành trướng vai trò của xã hội dân sự, phát huy nền móng pháp quyền và tạo dựng sự tin cậy trong xã hội. Hình như là những nỗ lực ấy không đem lại kết quả, có thể vì mình chỉ chú ý đến bộ máy đảng và nhà nước mà có người cho là sẽ khó tồn tại sau đợt chuyển quyền vào năm tới.
Như vậy, khi hữu sự, Hoa Kỳ sẽ nói chuyện với ai"
Ta có biết những thành phần này là ai không, và đã liên lạc với họ chưa" Hay là sẽ như tại Ai Cập, để chính quyền Ai Cập quyết định lấy" Cũng thế, cho đến nay, chúng ta chỉ tập trung chú ý vào vùng duyên hải trong khi đa số diện tích còn lại là nơi sinh sống của các sắc tộc thiểu số, thí dụ như Tân Cương hay Tây Tạng.
Nếu chúng ta lại sai lầm trong chánh sách kết ước của mình và bị bất ngờ thì sẽ làm gì khi hệ thống chính trị của Hoa Lục bị tan rã"
Trong phần thảo luận, có nhiều người nêu ý kiến là Hoa Lục sẽ không chuyển hoá sang chế độ dân chủ. Nếu có đột biến rất nhanh thì đấy là do Quân đội. Từ hàng tướng lãnh sẽ có người bước ra lãnh đạo.
Rút kinh nghiệm từ Bắc Phi, chúng ta có thể nêu câu hỏi, lãnh đạo quân đội ấy gồm có những ai" Trong nhiều năm qua, chúng ta cố gắng đối thoại về quân sự và xây dựng quan hệ với các tướng lãnh Hoa Lục qua nhiều lần gặp gỡ trao đổi. Chúng ta có điện thoại riêng hay điện thư của các tướng lãnh ấy không, để nếu cần thì còn liên lạc và hỏi han"
Một giả thuyết thứ hai, Hoa Lục có thể rơi vào hấp lực cũ của lịch sử, là tan thành hai mảnh kinh tế tại hai khu vực Nam Bắc. Thậm chí ba mảnh nếu kể cả các tỉnh miền Tây. Có khi còn nhiều hơn nữa.
Có người nêu ngược vấn đề: thật ra, đảng Cộng sản Hoa Lục đã thành công khi nuôi dưỡng nỗi sợ động loạn trong tâm tư người dân và tiêu diệt mọi giải pháp thay thế. Vì vậy khi đảng bị khủng hoảng, chưa chắc là các địa phương đã có người đứng lên giành lấy quyền bính.
Nhưng, đã nói về chuyện bất lường thì cũng cần nhìn lại Hoa Lục.
Hoa Lục không có một khối nhất thống như bên ngoài lầm tưởng, Và "phép vua thua lệ làng", "quan trên ở xa bản nha thì gần", "Hoàng đế thiết triều ở Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh lại ở rất xa".... là những quy luật thực tế của xã hội và chính trị Hoa Lục. Biết đâu chừng, nhiều thế lực của đảng ở tại các địa phương sẽ trở lại trò cát cứ đã từng thấy trong lịch sử xứ này"
Câu chuyện trên không là một giai thoại.
Năm 2000, Chính quyền Bill Clinton đã tháo gỡ một rào cản là quy chế "tối huệ quốc" – quan hệ ngoại thương bình thường và vĩnh viễn PNTR – cho Hoa Lục gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Mục tiêu là kết ước và hội nhập để giúp Hoa Lục chuyển hóa một cách hòa bình sang chế độ dân chủ chính trị nhờ tự do kinh tế. Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ khi ấy cũng đã thủ thế và ban hành đạo luật thành lập một cơ quan có nhiệm vụ duyệt xét sự chuyển hoá này.
Xin sơ lược về Hội đồng Duyệt xét Quan hệ Mỹ-Hoa về Kinh tế và An ninh (United States-China Economic and Security Review Commission, viết tắt là USCC). Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu và phúc trình lên Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện về tình hình kinh tế và an ninh lẫn các đòn phép của Hoa Lục để thẩm định xem những gì có thể đe doạ quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Do lãnh đạo của hai đảng tại hai viện, Hội đồng quy tụ nhiều chuyên gia về Hoa Lục của Hoa Kỳ và mời các học giả hoặc giới hữu trách Mỹ về kinh tế, tài chánh, ngoại giao, an ninh, v.v, điều trần về rất nhiều khía cạnh của Hoa Lục.
Hàng năm, Hội đồng vẫn đúc kết các nhận định và kết luận để trình bày lên Quốc hội những đề nghị cụ thể trong đối sách với Hoa Lục. Việc điều trần, thảo luận và báo cáo đều được công khai hoá. Việc các cơ quan hữu trách tiến hành những quyết định như thế nào thì có lẽ thuộc vào một diện khác!
Hôm 25 Tháng Hai, Hội đồng thảo luận về cả trăm khía cạnh khác nhau về tình trạng nội loạn và nguy cơ khủng hoảng của Hoa Lục. Và cho rằng Hoa Kỳ không nên lại bị bất ngờ nữa.
Một điều bất ngờ là giới hữu trách trong Hội đồng đã thảo luận về sự sụp đổ của Hoa Lục! Của đảng Cộng sản hay hệ thống chính trị" Của nền kinh tế nhiều phần sẽ bị suy trầm và từ đó gây ra động loạn, v.v....
Xuyên qua đó, những người lãng mạn đã có thể tưởng tượng đến một kịch bản, hay một âm mưu của Hoa Kỳ, nhằm xé Hoa Lục làm năm mảnh! Chuyện ấy có đúng hay không thì chúng ta chưa thể biết mà chỉ có thể bình cho vui. Duy có một điều đáng chú ý là người Mỹ đã bàn đến chuyện "khi nước Tầu có loạn".... Mà lại còn mời những người am hiểu đến bàn công khai nữa.
Nếu nhớ đến chữ "lộng giả thành chân", ta có thể kết luận: "nghi quá!...”
Lời bàn ngang: Chúng ta vẫn thường nghe người Mỹ nói "If it is not happen; then, make it happen". Nếu chuyện không xảy ra bình thường thì chúng ta sẽ làm cho nó xảy ra
No comments:
Post a Comment