Friday, August 31, 2012

Tướng Kiều Lương, Trung Cộng bàn cách dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông

Tướng Kiều Lương, Trung Cộng bàn cách dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông

 
(GDVN) – Để chiếm đoạt toàn bộ đảo, đá và tài nguyên ở biển Đông, tướng Kiều Lương Trung Cộng đề xuất học Mỹ sử dụng “chiến tranh siêu giới hạn”.
 
Kiều Lương - Thiếu tướng Không quân Trung Quốc.
Kiều Lương – Thiếu tướng Không quân Trung Cộng
 
Ngày 29- 8, Thiếu tướng Kiều Lương, Giáo sư chiến lược Học viện Chỉ huy Không quân, Phó Tổng thư ký Ủy ban Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia Trung Cộng có bài viết trên Tân Hoa xã khẳng định chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư (hay đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế) và biển Đông (một cách bất hợp pháp), đồng thời bày đặt cách thức kiểm soát đối với các hòn đảo và vùng biển có liên quan.
Theo Kiều Lương, những công dân Trung Cộng đổ bộ lên đảo Senkaku vừa qua là một sự bảo vệ nghiêm túc đối với chủ quyền quốc gia. Tàu hải giám, ngư chính Trung Cộng hoạt động chấp pháp (trái phép) ở vùng biển bãi cạnScarboroughcũng là “sự biểu thị công khai và bảo vệ đối với chủ quyền quốc gia của Trung Cộng”.
Kiều Lương đánh giá, trong năm qua, trước tiên là bãi cạn Scarborough ở biển Đông, kế tiếp là đảo Senkaku ở biển Hoa Đông đã liên tiếp nổi lên tranh chấp giữa Trung Cộng với các nước láng giềng, gây chú ý cho dư luận trong và ngoài nước, thời cơ và cường độ xảy ra cũng nhiều dư vị.
Kiều Lương chỉ ra 3 “nguyên nhân” làm cường độ tranh chấp biển Hoa Đông, biển Đông đột ngột mạnh lên: Một là ý thức an ninh và ý thức “bảo vệ quyền lợi biển” của Trung Cộng ngày càng tăng cường. Theo Kiều Lương, do tài nguyên trên thế giới khan hiếm và do Trung Cộng có nhu cầu tài nguyên ngày càng lớn, nên Trung Cộng đã và sẽ rắn mặt, bất chấp luật pháp quốc tế.
Hai là, Nhật Bản tăng cường kiểm soát đối với vùng biển xung quanh đảo Senkaku và “một số nước Đông Nam Á gia tăng chủ quyền, tài nguyên dầu khí ở biển Đông khiến Trung Cộng đứng ngồi không yên mặc dù các tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng tại các khu vực này đều phi pháp, phi lý.
Công dân Hồng Kông xông lên đảo Senkaku (hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế) cắm cờ Trung Quốc khẳng định chủ quyền.
Công dân Hồng Kông xông lên đảo Senkaku (hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế) cắm cờ Trung Cộng khẳng định chủ quyền.
Ba là, Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang hướng Đông (khu vực châu Á-Thái Bình Dương), theo ý chủ quan của Kiều Lương thì điều này “làm cho một số nước láng giềng có sức mạnh để đối đầu với Trung Cộng”.
Với ba nguyên nhân trên, ông tướng học giả này đã đổ lỗi hết cho các nước xung quanh và coi như Trung Cộng chỉ ứng phó bị động trong thời gian vừa qua với các vấn đề tranh chấp đảo Senkaku, tranh chấp bãi cạn Scarborough cho tới tranh chấp Biển Đông.
Theo đó, Kiều Lương nhấn mạnh, 3 nguyên nhân, 3 yếu tố trên thúc đẩy lẫn nhau, đã tạo ra cục diện tranh chấp biển Hoa Đông, biển Đông ngày càng gay gắt hiện nay. Ông nói: “Ở một góc độ nào đó, thực chất của tranh chấp biển Đông là sự va chạm/xung đột gián tiếp của Trung-Mỹ trong vấn đề biển Đông”.
Kiều Lương đổ lỗi cho Mỹ mà cho rằng, sau khủng hoảng tài chính, Mỹ ngày càng có ít con bài trong tay, nhưng Mỹ luôn tìm cách có được một con bài nào đó để ngăn chặn Trung Quốc. Mỹ đã dùng con bài “vấn đề biển Đông” để chặn “chân sau” của Trung Cộng, làm cho Trung Cộng không có thêm sức mạnh để thách thức bá quyền của Mỹ.
Kiều Lương cho rằng, ngay từ đầu năm 2012, Mỹ mạnh mẽ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, ngoại giao, an ninh, động thái dồn dập, “đã diễn xiếc liên tục làm hoa cả mắt”.
Trước hết là thông qua diễn tập quân sự ở biển Hoàng Hải để kéo gần hai nước Nhật Bản, Nam Hàn. Sau khi ổn định thế trận ở Đông Bắc Á, Mỹ quay đầu xuống phía Nam, dùng phương thức diễn tập quân sự liên hợp để khuyến khích một số nước Đông Nam Á liên tục gây chuyện với Trung Cộng ở biển Đông – Kiều Lương nhận xét.
Tàu Hải giám 83, có lượng giãn nước 3980 tấn, của Trung Quốc, trên biển Đông
Sau đó, Mỹ bày tỏ “thiện chí” với Chính phủ Myanmar, đóng đinh chốt vào giữa Trung Cộng và Myanmar; đồng thời tiếp tục đàm phán với Singapore về vấn đề triển khai tàu chiến đấu duyên hải tốc độ nhanh; xây dựng quan hệ “đối tác chiến lược” với Ấn Độ.
Kiều Lương nghĩ rằng, các nước Đông Nam Á không muốn bất cứ nước lớn nào chủ đạo/lãnh đạo khu vực này, vì vậy đứng trước một nước Trung Cộng trỗi dậy, họ hy vọng lôi kéo Mỹ để cân bằng sức mạnh với Trung Cộng. Nhưng, các nước nhỏ “chơi trò cân bằng giữa các nước lớn, xưa nay đều rất nguy hiểm”. Theo Kiều Lương,Philippines“ngây thơ” cho rằng, Mỹ sẽ giúp không cho Philippines.
Bàn về cách thức kiểm soát biển Đông, Kiều Lương nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, Trung Cộng ngày càng mạnh về sức mạnh kinh tế và quân sự. Nhưng điều quan trọng nhất là, tư duy, tâm tính và phương pháp phải tích cực thay đổi theo tình hình của bản thân Trung Cộng và tình hình quốc tế.
Kiều Lương cho rằng, “về cách thức bảo vệ an ninh và quyền lợi quốc gia, từ chiến lược tới sách lược phải có sự tính toán tổng thể, đối phó với biện pháp tổ hợp thì phải có “quyền thuật tổ hợp””.
Kiều Lương nhận định sặc mùi hiếu chiến, vô trách nhiệm rằng, “hiện nay không thể gác lại tranh chấp nước, có nước láng giềng “xấu xa” đang ngày càng ngang ngược ở cửa nhà của Trung Cộng. Trong tình hình đó, “phải đánh ngã họ, đoạt lại đồ của mình”; còn một biện pháp nữa là đàm phán giải quyết. Ông này cho rằng, trong giải quyết tranh chấp quốc tế, lợi ích hoàn toàn không thể nhượng bộ thì không thể nhượng bộ”.
Tàu Ngư chính 311 Trung Quốc hoạt động tại vùng biển đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tàu Ngư chính 311 Trung Cộng hoạt động tại vùng biển đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Kiều Lương tiếp tục nhấn mạnh “chủ quyền” phải “thuộc về Trung Cộng”, sự nhượng bộ của Trung Cộng là “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Ông tướng này coi đây là “đường biên ngang” (giới hạn). Nếu vượt qua đường biên này thì phải kiên quyết đến cùng, cùng “không” khai thác.
Ông nói rằng, “giấu mình” không phải là nhường nhịn, mà là “không muốn nói toạc ra”, là “nói nhẹ nhàng”, việc nên làm thì phải làm và bắt buộc phải làm.
Kiều Lương cho rằng, các thủ đoạn đối đầu quân sự hiện đại rất đa dạng như có thể dùng quân đội, chiến tranh. Nhưng theo Kiều Lương, trong tranh chấp các hòn đảo ở biển Đông, nhìn từ góc độ quân sự, đánh (sử dụng vũ lực) không thành vấn đề, quan trọng là đánh rồi làm thế nào. Điều này không chỉ là vấn đề quản lý và xây dựng các đảo đá thế nào, mà là vấn đề đối mặt thế nào với thế giới, đặc biệt là Mỹ và ASEAN. Những vấn đề này phức tạp hơn nhiều, gai góc hơn nhiều so với “đánh”.
Trong vấn đề biển Đông, ở góc độ “chiến tranh siêu giới hạn”, ông tướng Kiều Lương cho rằng, phải học hỏi Mỹ, xem Mỹ giải quyết các vấn đề tương tự thế nào, xem Mỹ nhiều lần “tấn công nhầm” ở biên giới Pakistan và nước khác như thế nào thì sẽ hiểu được vấn đề.
Nguyên lý của “chiến tranh siêu giới hạn” là thủ đoạn và tấn công “tổ hợp”. Trong vấn đề biển Đông, theo Kiều Lương, có thể vận dụng tấn công “tổ hợp”, khi ra trận phải tấn công đan chéo, không phải đâm đầu tấn công. Không đánh trận không có nghĩa là không sử dụng vũ lực, không có nghĩa là không có xung đột, quan trọng là phải kiểm soát cường độ thế nào.
Theo Kiều Lương, Trung Cộng phải vừa thông qua các hành động đặc biệt để nói rõ “giới hạn” do Trung Cộng bày đặt ra, vừa chưa đến mức đẩy tất cả các nước đến trạng thái chiến tranh.
Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Cộng
 
Kiều Lương đoán là, nếu không thực sự động chạm đến lợi ích cốt lõi quan trọng của Mỹ thì Mỹ không sẵn sàng thậm chí không dám vì các nước như Philippines mà quyết đấu với Trung Quốc. Giữa Trung Cộng và Mỹ có lợi ích chiến lược lớn hơn phải lệ thuộc vào nhau.
Vì vậy, lợi ích của hai nước Trung-Mỹ không thể bị nước nhỏ “lừa lọc, bắt cóc”. Ngược lại, nếu Trung-Mỹ xảy ra xung đột, thì cả hai bên đều chịu thiệt, chắc chắn sẽ làm xuất hiện cục diện về sự trỗi dậy của bên thứ ba như EU, Nga, Nhật Bản, thậm chí Ấn Độ, Brazil.
Vì vậy, Trung Cộng không nhất định đứng đối lập với Mỹ trong tất cả các vấn đề, quan trọng là xem có lợi cho mình hay không (quá thực dụng!). Trong ứng xử với yếu tố Mỹ, theo Kiều Lương thì Trung Cộng phải có “trí tuệ lớn nhất, sách lược cao nhất, nhẫn nại bền bỉ nhất”. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhiều lần tuyên bố, Mỹ phải sử dụng sức mạnh thông minh (khéo léo), Trung Cộng cũng có thể làm như vậy.
Nhìn lại lịch sử, kinh nghiệm quan trọng nhất trong sự trỗi dậy của Mỹ là quyết không để mình đối đầu trực tiếp với đế quốc Anh, mà là cổ vũ các nước khác đối đầu với Anh, sau đó để bản thân trèo lên đỉnh một cách thuận lợi.
Kiều Lương cho rằng, Trung Cộng là một nước lớn trưởng thành, với ý nghĩa quốc gia hiện đại, Trung Cộng còn đang ở thời đại “trẻ con”, cần phải trả giá rất nhiều mới có thể học được cách làm một nước lớn hiện đại.
Người dân có cảm giác là Trung Cộng – một nước lớn mà lại còn “hèn nhát”, bởi vì người dân cũng đang “lớn lên”, không hiểu lắm về quy tắc trò chơi chính trị, quân sự của thế giới hiện nay. Trong quá trình trỗi dậy, Trung Cộng không chỉ phải có đầy đủ trí tuệ chiến lược, mà còn phải có đầy đủ nhẫn nại chiến lược.
Mỹ đẩy mạnh thực hiện chiến lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Tuong-Kieu-Luong-Trung-Quoc-ban-cach-dung-vu-luc-doc-chiem-Bien-Dong/218186.gd

Ẩm thực vỉa hè Sài Gòn

Ẩm thực vỉa hè Sài Gòn


Ẩm thực đường phố hay ẩm thực vỉa hè là nét văn hoá độc đáo khó nơi nào có được. Ở Sài Gòn người ta có cái thú đi ăn, họ có thể ăn sáng, trưa, chiều, tối, khuya… Bất cứ giờ nào trên vỉa hè nhiều nơi bán những món ăn mà họ ưng bụng.

Với sự phát triển của thành phố, ẩm thực vỉa hè đã được thay đổi. Ngoài cái vỉa hè xưa quen thuộc, nhiều món ăn bình dân đã được đưa vào mặt tiền của những trung tâm thương mại sang trọng, những quán cặp sát đường với không gian kính trong suốt nhìn ra đường phố. Cho dù ở vị trí nào thì cái thú được ngồi trên vỉa hè ăn ngon, ngắm nhìn nhịp sống rộn ràng luôn lôi cuốn mọi người dù quen hay lạ.

Xôi bắp của bà Kiệm đã hiện diện hơn 60 năm trên vỉa hè ở trung tâm thành phố...
Do nhu cầu của thị dân, nhiều món ăn sáng vỉa hè tiêu biểu của Sài Gòn như bánh mì, cơm tấm, phở... đã vượt qua khỏi ranh giới thời gian để phục vụ suốt ngày cho đến khuya.
Xôi ba miền vỉa hè
Buổi sáng Sài Gòn, những gánh xôi, xe bánh mì, hàng cơm tấm, bánh cuốn, hủ tíu… bình dân khoảng 5 giờ đã bắt đầu dọn hàng. Từ 6 giờ trở đi gánh xôi đã nắm sẵn từng gói với giá năm ngàn, bảy ngàn, mười ngàn… chờ khách mua.
Nếu ẩm thực đường phố Sài Gòn tự hào là nơi khai sinh ra bánh mì thịt, thì cũng phải cám ơn xôi từ khắp ba miền đất nước đã đem lại sự phong phú đa dạng cho ăn sáng vỉa hè. Từ Bắc với xôi xéo, xôi gấc, xôi khúc, xôi bắp; đến miền Trung như xôi thịt hon, xôi đường và xôi phương Nam đậm đà hương nếp than, đậu xanh, đậu đen, xôi mặn…
Nhưng có lẽ món xôi bắp không nơi đâu ngon hơn của bà Kiệm, người miền Bắc di cư, bán hơn 60 năm qua tại góc ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Pasteur, quận 1. Bên đôi quang gánh là vài chiếc ghế con, khách có thể ngồi ngay trên vỉa hè thưởng thức dĩa xôi bắp ngọt ngào, hương vị nếp căng mẩy, hạt bắp nở bung, đậu xanh vàng bùi, hành phi thơm nức… Xôi của bà là một sự hoà quyện tinh tế thật tuyệt giữa cái vị thuở xưa của bà với “hương phố” Sài Gòn.
Bánh mì trong nhà ngoài ngõ
Những xe bánh mì có mặt khắp nơi trên đường phố. Tuy học làm từ người Pháp nhưng bánh mì Sài Gòn có “nhãn hiệu” riêng, khác bánh mì Pháp nhờ vị tươi mới, không đặc ruột quá mà cũng không bọng quá, vỏ bánh giòn, nhai rau ráu vừa đã miệng vừa thơm mùi bột mì nướng.
Kể làm sao xiết, còn rất nhiều món nóng bán cả ngày đến khuya như bún bò Huế, mì Quảng, hủ tíu dê, bánh canh, bò kho, bánh bèo, bún chả, bánh cuốn… Tất cả tạo nên bức tranh sinh động cho ẩm thực đường phố Sài Gòn luôn độc đáo, thú vị.
Một ổ bánh mì thịt bình dân giá khiêm tốn khoảng mươi, mười lăm ngàn nhưng mỗi ổ là một hương vị mới lạ đầy lôi cuốn bởi nó “chuyên chở” các thứ nhân khác nhau như thịt, patê, chả lụa, jambon, xíu mại, trứng, cá mòi… kèm với dưa leo, củ cải trắng, củ cải đỏ làm chua, hành ngò, lát ớt cay nồng… Và, mỗi xe bánh mì đều có một bí quyết riêng. Người khá giả hơn thì chọn bánh mì Hoà Mã, Hà Nội, Như Lan, Lan Huệ… Ngồi vỉa hè ăn ổ bánh mì thơm nóng, uống càphê sáng, trưa chiều bất kể, ngắm dòng người qua lại cũng là một thói quen của người Sài Gòn.
Với dân văn phòng, doanh nhân thích ăn sáng bánh mì cũng có nơi dọn riêng: trứng ốp la, patê, chả, thịt… trong một dĩa. Ở đó là những quán càphê có không gian mở nhìn ra phố như Highlands, A&B tower, Windown hay những căn phòng máy lạnh yên tĩnh như Coffee Bean, bánh mì Bready. Ở đó, họ có thể mở laptop lướt web, xem báo, gặp bạn bè hoặc chỉ để thư giãn...
Cơm tấm bình dân và sang trọng
Trong những món ăn sáng rẻ tiền, ngon và chắc bụng thì dĩa cơm tấm là số một. Ở bất cứ ngã tư đường hoặc con hẻm nhỏ nào của Sài Gòn, dường như đều thấy hàng cơm tấm bình dân không tên trên vỉa hè; dễ nhận diện là hương khói thịt nướng đưa mùi bay xa. Bộ ba cơm tấm – bì – chả làm căn bản và hợp rơ nhau đến lạ lùng. Có thể kêu thêm miếng sườn nướng bằng bàn tay ăn cho… đã đời.
Hiện cơm tấm bình dân giá khoảng mười mấy đến hai mươi mấy ngàn. Nhưng cơm tấm máy lạnh có bảng hiệu như Thuận Kiều, Kiều Giang, Mộc, Cali… thì miếng chả hấp đơn sơ phải có thêm tôm cua, bì thì thịt nhiều hơn da heo. Ngoài ra, còn những món kèm theo nào gà nướng, tôm kho tàu, thịt kho tàu, lạp xưởng tươi...

Phở bày bán trong khu vui chơi như một kiểu “phở cộng đồng”.
Món nóng đường phố
Có lắm món nóng như phở, bún bò, hủ tíu, mì... trong đó, phở luôn là món chiếm vị trí đầu bảng. Gánh phở bình dân mà người ta còn nhớ đã được ông Kỉnh từ làng Vân Đình (Hà Đông) mang vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 1942. Ông bán gánh phở Bắc trên đường Lagrandière (nay là Lý Tự Trọng). Sau ông Kỉnh truyền nghề cho ông Minh và gánh phở chuyển về đường Pasteur bán suốt 70 năm qua tại quận 1. Cùng dòng phở Bắc trước năm 1975 còn có phở Quyền gần ngã tư Phú Nhuận, phở Bà Dậu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ…
Rồi sau năm 1975, nhiều người Bắc vào miền Nam sinh sống, vậy là dân Sài Gòn có thêm gu phở Bắc… mới như phở Lý Quốc Sư trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, phở Hoàng Tùng trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, phở Phú Gia trên đường Lý Chính Thắng, quận 3… Rồi tiếp đến những nhóm “phở mới”, mở đầu là phở 2000, sau đó phở 24 và gần nhất là thương hiệu phở Hùng, phở 99 – dòng phở do người Việt từ nước ngoài trở về tham gia thị trường.
Bên cạnh phở nóng có hủ tíu Nam Vang Liến Húa, Hồng Phát trên đường Võ Văn Tần, quận 3, Ty Lum đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5, Kim Tháp đường Bà Hạt, quận 10. Ở đó, nhiều người thích ăn cọng hủ tíu nhỏ, mỏng dai và hơi trong, nước lèo có thêm tỏi băm phi vàng, thơm đậm.
Vào khu Chợ Lớn thì những tiệm hủ tíu mì có ở khắp nơi. Giá bình dân thì hai đến ba mươi ngàn, cao hơn cũng tầm bốn, năm mươi ngàn một tô. Nào là hủ tíu mì xá xíu, bò kho, thập cẩm… kèm với bánh bao, há cảo. Có nơi với cả chục loại bánh bao, xíu mại cua, há cảo tôm, bánh xếp sò điệp… đựng trong xửng luôn bốc khói; nghe đủ các hương vị. Sang thì nhà hàng khách sạn năm sao như Reverside, Intercontinental, Sheraton…
Kể làm sao xiết, còn rất nhiều món nóng bán cả ngày đến khuya như bún bò Huế, mì Quảng, hủ tíu dê, bánh canh, bò kho, bánh bèo, bún chả, bánh cuốn… Tất cả tạo nên bức tranh sinh động cho ẩm thực đường phố Sài Gòn luôn độc đáo, thú vị.

Bài và ảnh: Quang Tâm

>> Mẹo nấu cá không cần dầu ăn
>> Những món quà của mùa

Khi Hữu Sự, Hoa Kỳ Sẽ Lâm Chiến Ra sao với Trung Quốc?

I. Dàn Dựng Thế Lực
1. Hoa Kỳ và Trung Cộng từ đầu thế kỷ 21 đã trở thành hai siêu cường quốc bá chủ thế giới về khả năng tổng hợp kinh tế, quân sự, trong thế vừa nương tựa, vừa canh trừng đối tác.
Gần đây và trong vài thập niên tới, Trung Cộng, vì muốn tạo thêm bề thế cốt lõi, sẽ tạo dựng một cuộc chiến bất quy ước, thao túng trên mặt biển Ðông Nam Á, lúc áp đảo, khi hoãn binh; lúc thô thiển dương nanh vuốt, dồn thế lực cứng trên hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa và toàn lãnh hải trong Vùng; khi mập mờ, gian xảo dùng thế lực mền trên bàn hội nghị quốc tế, trên thị trường dởm toàn cầu, cung cấp hàng hoá rẻ tiền, sản phẩm man trá, nguy hại.
Lần này Trung Cộng không xử dụng chiến thuật “biển người”, lấy số đông tràn đánh cứ điểm, mà thực sự cướp biển, phá ranh, dùng vũ lực và kỹ thuật tân tiến ăn cắp từ phương Tây để gây náo động và vơ vét tài nguyên của thiên hạ. Hết còn lý tưởng ý thức hệ Mác-Mao, mà chỉ còn mưu mô thô thiển thổ phỉ, ăn cướp đảo, ăn hiếp biển của lũ mafia tân hải tặc ngông cuồng.
Và một lần nữa Hoa Kỳ sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến tranh nửa lạnh, nửa nóng, mà trọng tâm không phải là Châu Âu mà lại là Châu Á và nhất là trên mặt biển Ðông Nam Á, giáp Thái Bình Dương.
Ðối tác chiến lược của Hoa Kỳ không còn là thế lực Nga Xô của thế kỷ 20 mà chính là tham vọng bá chủ “Hán hoá” thế kỷ 21 của Trung Cộng, sẵn sàng tung chưởng tên lửa hạt nhân, đặt từ vùng ven biển và hậu cứ, hoặc di động trên tiềm thủy định, hoặc khai hoả song song với những cuộc oanh tạc của các phi đoàn cất cánh từ hàng không mẫu hạm mà Trung Cộng đang doạ hoàn thành từ cái vỏ “lạc xoong” mua lại của Ukraina.[A & 4]
Ði thêm vào chi tiết, chúng ta có thể kiểm kê lực lượng quân sự của Trung Cộng như sau:
[a] Theo con số Bắc Kinh công bố chính thức, Trung Quốc chỉ có ngân sách quốc phòng 93,5 tỷ USD năm 2011, so với M là 553 tỷ cho năm 2012. Tuy thế, giới quan sát Phương Tây tin rằng con số chi phí quốc phòng thực của Trung Cộng có thể cao hơn.
Dù sao sự chênh lệch vẫn là bên 1, bên 6 và như vậy, Trung Cộng vẫn chưa đủ sức đương đầu tay đôi với Hoa Kỳ, nhất là giao chiến quy ước bằng không quân và hải quân.
[b] Trung Cộng đã chuẩn bị chôn hệ thống cáp quang viễn thông [mạch quang tuyến thông tin] sâu dưới mặt đất để tránh pháo kích hoả lực đối phương; di chuyển hệ thống phòng thủ sâu vào đất liền phía Tây Hoa để tránh mũi hỏa tiễn hạt nhân của Hoa Kỳ; đồng thời sẵn sàng nhằm gây thiệt hại bằng chính mũi hỏa tiễn của họ khi đối phó chống các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tiến gần chiến tuyến.
[c] Hệ thống tiềm thủy định, đa số chạy bằng dầu cặn diesel, với ba chiếc chạy bằng nguyên tử lực, có đủ số lượng để doạ nạt các quốc gia cạnh biển, với mục đích ngăn cản họ cho phép chiến thuyền Hoa Kỳ cập bến. Ngoài ra các tiềm thủy định đa số lỗi thời [thặng dư chiến cụ Nga Xô] có thể “thí mạng cùi” thành những “bom-tiềm-thủy-định” phát nổ khi xô xát đụng vào chiến thuyền đối phương.
[d] Cũng nên thận trọng về khả năng đôn đốc tin chiến điện tử [cyberwarfare] của Trung Cộng khi quân đội được tân trang trong lãnh vực tin học và huấn luyện về ngành tin tặc. Mục đích chính của Trung Cộng là quấy nhiễu, đe nạt, khủng bố tinh thần đối phương và nhất là những quốc gia trong khu vực.
Vậy, khi tham chiến tại vùng biển Ðông Nam Á, Trung Cộng có lợi thế hậu cứ chiến lược, đồng thời tăng cường kỹ thuật tác chiến và hoả lực dồi dào. Trung Cộng có thể trở thành một con cọp biển hung dữ, dù đôi lúc da cọp Hán thuộc lại mang nhãn hiệu “Cọp giấy” – made in China.[1]


2. Do đó, Hoa Kỳ sẽ phải nhật tu một số chiến lược và chiến thuật hầu kịp thời kìm hãm, phanh phui hay phá hủy sức công phá chỗ tân tiến, đa dạng, lúc bất quy ước, man trá của Trung Cộng.
Trước hết, trong thế chiến lược này, Hoa Kỳ sẽ không đặt gánh nặng vào lục quân — các binh chủng hoạt động trên bờ, như bộ binh, thiết giáp. Nếu thủy quân lục chiến là lực lượng trọng đại tại Iraq, Afghanistan, thì tại mặt trận Châu Á Thái Bình Dương, Hải quân và các đơn vị trực thuộc là lực lượng lãnh đạo cuộc chiến đa dạng, trên và dưới mặt biền, trong không gian và mọi hình thức viễn chinh tầm nã lục địa Trung Cộng.
Ðầu não chiến lược thuộc Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ Tại Thái Bình Dương — US Pacific Command [PACOM],[2] đặt đại bản doanh tại Hạ Uy Di [Hawaii], với sinh hoạt mỗi lúc gia tăng khi trọng tâm chiến lược Hoa Kỳ chuyển hướng về khu vực Châu Á Thái Bình Dương thay vì sa lầy tại Trung Ðông.
PACOM có nhiệm vụ bảo vệ Hoa Kỳ và những địa hạt Hoa Kỳ [American territories] trong Vùng, kể cả các quốc gia liên minh, với trọng trách [a] bảo an khu vực, [b] ngăn chặn mọi giao chiến xâm lược, và [c] khi hữu sự, phải sẵn sàng lâm chiến toàn bộ để [d] vãn hồi an ninh và hoà bình thịnh vượng cho vùng Châu Á Thái Bình Dương.
PACOM xuất phát từ Tổ chức Quân Sự Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương trong cuộc Chiến Tranh Phi Luật Tân [the Philippines War, 1899-1902]. Từ khi đặt cơ sở tại Ha Uy Di, PACOM không ngừng tăng trưởng lực lượng chiến đấu, có lúc cho CENTCOM [Tư Lệnh Chỉ Huy Mặt Trận Trung Ðông] mượn các đơn vị tác chiến, như binh chủng Thủy Quận Lục.
II. Chuẩn Bị Tác Chiến
1. Những đơn vị tác chiến nội thuộc hay liên kết với PACOM gồm có:
- Joint Interagency Task Forces West [Lực Lượng Liên Vụ Tác Chiến Ðặc Nhiệm Miền Tây];
- Joint Special Operations Task Forces Philippines [Lực Lượng Ðặc Biệt Phối Hợp Tác Chiến Ðặc Nhiệm Phi Luật Tân];
- Joint Task Force-Support Forces Antartica [Lực Lượng Liên Trợ Ðặc Nhiệm Nam Cực];
- Marine Force Pacific [Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến Vùng Thái Bình Dương];
- Pacific Air Force [Không Ðoàn Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương]
- US Army Pacific [Quân Ðoàn Bộ Binh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương]
- US Coast Guard 14th Division [Sư Ðoàn Tuần Hải 14]
- US Force Japan [Binh Chủng Hoa Kỳ Ðặc Nhiệm Nhật Bản]
- US Force Korea [Binh Chủng Hoa Kỳ Ðặc Nhiệm Ðại Hàn]
- US Pacific Fleet [Hạm Ðội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương]
- US Special Orerations Command Pacific [Lực Lượng Ðặc Biệt Thuộc Tư Lệnh Thái Bình Dương]
- Asia-Pacific Center for Security Studies [Trung Tâm An Ninh Sự Vụ Ðặc Trách Thái Bình Dương]


2. So sánh Khả Năng Chiến Thuật:
Trong giai đoạn này, hiểm hoạ Trung Cộng về mặt quân sự, dù mỗi lúc mỗi dồn dập, vẫn chưa đạt tới mức độ “trầm trọng” đáng kể, khi khả năng chiến đấu của Hoa Kỳ vẫn vượt mức ở nhiều thế chiến thuật.
Trước hết trên mặt biển, các chiến hạm, chiến thuyền Hoa Kỳ có tổng số trọng tải gần 3 triệu tấn, ngang với mức trọng tải chung toàn cầu, trong khi hải quân Trung Quốc chỉ chuyển động nổi khoảng 250 ngàn tấn.
Hoa Kỳ có tất cả 11 hàng không mẫu hạm đang hoạt động [3] trên tổng số 21 chiếc toàn cầu, trong khi Trung Quốc còn loay hoay tái dụng chiếc tầu sân bay vừa mua “lạc xoong” của Ukraina. [4] Về loại chiến hạm này, Trung Quốc còn kém cả Thái Lan. [5]
Ðể cập nhật hoá nhu cầu chiến thuật mỗi lúc mỗi đa dạng, Hải Quân Hoa Kỳ đã phân loại ba loại chiến hạm, chiến thuyền, với tác dụng và khả nắng tác chiến chính xác cho từng mặt trận, từng môi trường đối tác:
[a] Chiến Thuật Ðiểm tựa Cho Viễn Chinh [platform for offshore bombing]:
Các hàng không mẫu hạm thuộc Ðệ Tam & Ðệ Thất Hạm Ðội [Third & Seventh Fleets] được dùng vào chiến thuật viễn chinh tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, nhờ đó mọi vị thế trên mặt biển trở thành điểm tựa “sân bay” cho các khu trục, oanh tạc cơ tới gần cứ điểm thả bom hay oanh kích mục tiêu.
[b] Chiến Thuật Giáp Chiến Biệt Kích [Littoral Special Operation Combat]:
Ðể sử dụng vào chiến thuật giáp chiến biệt kích ven bờ biển, Hải Quân Hoa Kỳ đã cho General Dynamics và Lockheed Martin chế tạo loại chiến thuyền cỡ nhỏ, dài vào khoảng 135 thước [400 feet], có khả năng di chuyển nhanh trên mặt nước cạn. Loại chiến thuyền “giáp chiến ven biển” này được gọi là “littoral-combat ship” [LCS] thường được dùng để chuyển quân biệt kích Navy SEALs trong những cuộc giáp chiến với các nhóm phiến loạn tại Indonesia, Malaysia, và Philippines.
Ngoài ra, Hải Quân Hoa Kỳ còn cho chế tạo loại chiến thuyền Mark V, nhỏ hơn, dài vào khoảng 27 thước [80 feet], di chuyển nhanh với tốc độ 50 dặm biển một giờ và khả năng chuyển động xuyên 600 hải lý tới địa điểm tác chiến. Các đội biệt kích Navy SEALs sẽ thả phao có động cơ nhẹ, dài gần 2 thước [5 feet] để cặp bờ một cách thuận tiện. Phí tổn chế tạo tầu Mark V khoảng 5 triệu Mỹ Kim một chiếc, chưa bằng một phần mười giá của một phản lực chiến đấu F/A-22.
[c] Chiến Thuật Biệt Kích Lén Nhập [stealth operations]:
Ðề thực hiện chiến thuật biệt kích xâm nhập lén vào địa phận địch, Hải Quân Hoa Kỳ dùng các tiềm thủy định cỡ nhỏ, chạy bằng dầu cặn diesel chuyên chở và thả cảm tử quân [commandos] lên bờ trước hết để giết địch, sau để xâm nhập kín đáo vào sâu địa phương lập tổ chiến đấu.
Một khuyết điểm về việc sử dụng tiềm thủy định cỡ nhỏ là sự hạn chế cung cấp dụng cụ và hoả lực tác chiến. Do đó, lực lượng cảm tử quân phải là những đơn vị biệt kích xông xáo linh động, nhằm móc nối với các phần tử tác chiến bạn trong đất liền.
Dù sao, tiềm thủy định vẫn là loại chiến thuyền có triển vọng trong tương lai vì có khả năng lẩn chốn dễ dàng dưới đáy biển để tránh hoả tiễn của địch. Về mặt chiến thuật, nếu tăng trưởng và tân trang thêm, hệ thống tiềm thủy định sẽ hữu hiệu hơn các hàng không mẫu hạm.
Ngoài ra, Hải Quân Hoa Kỳ cũng đã tân trang bốn [04] tiềm thủy định cỡ lớn [Trident subs], chạy bằng nguyên tử lực, với khả năng vừa phóng hỏa tiễn từ dưới mặt nước [submarine-launched ballistic missile – SLBM], vừa dùng hoả lực quy ước [conventional warheads] một cách chớp nhoáng và chính xác, đồng thời còn chuyên chở và đổ bộ ồ ạt các đơn vị biệt kích xâm nhập, với đầy đủ hoả lực cần thiết.
Loại tiềm thũy định tân trang này còn có thể phóng lên những máy bay thám sát không người lái đường dài [long-range unmanned spy aircraft], do chuyên viên điều khiển từ tiềm thủy định.
Ngoài ra, tầu ngầm cũng có thể trở thành những trụ sở tư lệnh viễn chiến di động, mà địch quân khó có thể xác định ngay vị trí.


III. Ða Diện Hoá Chiến Lược
Mặt trận chống chiến tranh bất quy ước phải linh động tương tự.
1. Phân Hoá Bản Doanh Nhằm Ða trạng Hoá Trục Chiến Lược
Trước hết Hoa Kỳ cần phân hoá bản doanh cốt để [a] tăng thêm địa bàn chuẩn bị giao chiện, thêm bàn đạp phóng hoả, tung máy bay oanh tạc, thám thính, thả bom; thêm trung tâm dưỡng quân hay tung lực lượng tham chiến và [b] cũng để phân hoá áp lực đột phá của địch quân hay tránh hoả lực của họ.
Hải đảo Guam là một địa hạt của Hoa Kỳ [American territory] nên hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của quốc gia này. Guam nằm ngay tại “rốn” Thái bình Dương, sát cạnh Biển Ðông Nam Á, đối diện Trung Quốc, nên có vị thế chiến lược đặc biệt: nếu lâm chiến,  Trung Cộng phải đụng độ ngay hay đổ bộ trước tiên vào Guam, lập tức trở thành kẻ xâm lăng cần phải trừng phạt.
Ngược lại, hải quân và không quân Hoa Kỳ sẽ chớp nhoáng trả đũa Trung Quốc hay tới can thiệp tại bất cứ địa bàn nào trong Vùng bị Trung Quốc lấn áp, căn cứ vào thực trạng sau đây:
[a] Theo kế hoạch khai triển vị trí chiến lược toàn diện của PACOM, Guam trở thành trục chiến lược đặc trách Biển Ðông Nam Á, tiếp nối và phân hoá bản doanh tư lệnh của PACOM tại Ha Uy Di [Hawaii], vưa để tăng nội lực [locus of U.S. power], vừa để phân hoá diện phòng thủ [defense diversion].
[b] Trung tâm Không Lực Andersen, đặt phía Bắc hải đảo Guam, là căn cứ của đủ loại máy bay quân sự như pháo đài thả bom B-52, phi cơ viễn chuyển Globemasters C-17, phi cơ oanh kích siêu thanh F/A-18 Hornets của Hải Quân, hay phi cơ thám thính E-2 Hawkeye v.v.,
Phi trường với bãi đáp hơn 10 ngàn feet [hơn 3 cây số] có thể đáp ứng cho bất cứ phi vụ tác chiến nào hoặc cho phép phi cơ đáp khẩn cấp bất kỳ lúc nào. Andersen cũng có khả năng tồn trữ thường xuyên hơn 100,000 trái bom và hỏa tiễn, gần 300 triệu lít [70 million gallons] xăng máy bay, biến Andersan thành kho vũ khí đạn dược, xăng nhớt quân sự lớn nhất trên toàn cầu.
[c] Guam cũng là một căn cứ hải quân lớn nhất trong vùng, với đội tiềm thủy định tân trang.
2. Liên Kết Phòng Thủ và Tác Chiến
Hoa Kỳ chỉ muốn tăng trưởng lưc lượng quân sự tại Guam ở mức tối thuận, nên tìm mọi cách tản lực [dispersion] tới nhiều trạm phòng thủ, và cũng là chuyển lực sang nhiều trạm tác chiến để khi hữu sự, thực hiện một chiến tuyến toàn diện [full-scale war].
Ðó là lý do Hoa Kỳ còn tập quân hay hoả lực tại một số “địa điểm Hợp tác An Ninh” [cooperative security locations [CSL].
Saipan, Mariana Islands, trước đây là trung tâm tình báo đặc vụ [CIA Covert Activities] trong thời chiến tranh lạnh, nay vẫn giữ một đơn vị hải quân trong thế phối hợp chiến lược với đơn vị hài quân tại Guam.
Palau, một quần đảo nằm giữa Mindanao và Phi Luật Tân [the Philippines] được Hoa Kỳ trợ giúp tài chính nên đã cam kết phòng thủ cùng lực lượng Hoa Kỳ khi có chiến tranh. Như vậy, Palau đã đa trạng hoá vòng đai phòng thủ và tác chiến, tách và nối trục chiến lược Guam và Mariana Islands.
Hoa Kỳ còn giữ nhiều đơn vị tác chiến và phòng thủ tại Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, trong thế liên kết hợp tác an ninh. Hoa Kỳ cũng đã dành cho Việt Nam nhiều chương trình hướng dẫn tham mưu và quân sự tại Hạ Uy Di, đại bản doanh PACOM, thao diễn chung ngay tại biển Ðông, trang bị quân phục, súng ống, trên căn bản hợp tác ngầm về phòng thủ an ninh khu vực. Cộng Sản Việt Nam đã trở thành một thứ chuối rừng, da còn đỏ nhưng lòng đã bắt đầu trắng.
Hoa Kỳ cũng đặt nhiều cơ sở trợ chiến và bãi đáp tác chiến tại Trung Á, sát ranh Tây Hoa, nhất là tại Karshi-Khanabad thuộc Uzbekistan và Manas thuộc Kyrgyzstan, dưới hình thức địa điểm hợp tác an ninh.
Phải nhấn mạnh là trong thế liên kết phòng thu an ninh trên, các quốc gia liên kết thường cần tới sự trợ lực của Hoa Kỳ [Ðài Loan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Việt Nam…] và các địa điểm hợp tác phòng thủ đều có lợi ích ngay với quốc gia đón mời [host country].
Ðó là trách nhiệm của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong việc duy trì một đường lối giao tế ôn hoà, nhân đạo, sẵn sàng trợ giúp các quốc gia bạn khi có thiên tai hay tai ương nhân tạo như chiến tranh, loạn lạc, đói kém, ô nhiễm môi trường, v.v.. Dân chúng khi được tận tình giúp đỡ sẽ sẵn sàng đứng sau lưng chính quyền địa phương để cổ võ các chương trình hợp tác toàn diện.



3. Liên Minh Phòng Thủ và Tác Chiến
Nếu có chiến tranh với  Trung Cộng, cách đối phó hữu hiệu nhất phải là giao tranh trên nhiều mặt trận, phối hợp, phân chia hay luân phiên, lưu động.
Vậy, ngoài việc phối hợp lực lượng quân sự giữa PACOM và các quốc gia liên kết hợp tác an ninh trong vùng Ðông Nam Á và giáp ranh Trung Quốc, Hoa Kỳ còn có thể liên minh với NATO [North Atlantic Treaty Organization/Tổ chức Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương] để dàn quân viễn chinh áp chiến Trung Quốc tại vùng Tây Hoa, hoặc sau vào lục địa, khi Trung Quốc có thể kết cấu lại với Nga để trờ thành một hiểm hoạ lớn trên toàn cầu, ngay tại Châu Âu.
Chúng ta cũng cần biết, song song với sứ mạng duy trì hoà bình và ngăn chặn chiến tranh xâm lược, NATO đã biến hoá khác xa với Tổ chức đó từ khi thành lập sau Ðệ Nhị Thế Chiến.
Liên minh NATO ngày hôm nay đã tạo dựng một hệ thống chiến hạm lưu động, với khả năng viễn chiến hùng hậu. Hoa Lan, Na Uy, Ðức, Tay Ban Nha có hệ thống chiến hạm tốc độ cao, gắn hỏa tiễn và sân tàu đổ bộ. Pháp và Anh đang tân tạo một số hàng không mẫu hạm với kỹ thuật cao. Kể cả Thụy Ðiển cũng đang chế tạo một số tiềm thủy định mà ít ai biết tới.
NATO đã trở thành một quân trường Hoa Kỳ đặc biệt dành cho các nước Trung Âu sau khi các nước này được giải thể khỏi chế độ cộng sản: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ huấn luyện tại Romania và Bulgaria; Hải quân tại Albania; Bộ binh tại Ba Lan, Tiệp Khắc; Lực Lượng Biệt Kích tại Georgia, v.v.
Do đó, quân lực hỗn hợp NATO sẵn sàng tiếp tay với Hoa Kỳ tung hạm đội tân trang và các đơn vị tác chiến tinh nhuệ hội nhập chiến lược dồn sức ngăn chặn [deterrence] và khi cần, sẵn sàng dàn dựng chiến thuật áp đảo tứ phía mục tiêu Trung Cộng.
Trên bình diện quân sự, một cuộc tấn công toàn diện từ tứ phía như vậy sẽ có thể xé tan Trung Cộng ra thành nhiều mảnh, đầu đuôi không cứu được nhau. Các quốc gia hiện đang bị Trung Cộng thống trị như Mãn châu, Mông Cổ, Tây Tạng, Thiểm Tây, các dân tộc Hồi Giáo Uighuirs…chỉ chờ có cơ hội là nổi dậy. Các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Ấn Ðộ ý thức được tham vọng và âm mưu thâm độc cuả Trung Cộng, có thời cơ chắc chắn sẽ kết hợp với Hoa Kỳ thành một lực lượng tấn công từ Nam và Tây Nam. Từ phía Bắc và Tây bắc Nga chưa chắc sẽ liên minh với Trung Quốc, vì những tranh chấp lãnh thổ và ý thức hệ. Từ phía Ðông là Nhật Bản và Nam Hàn, Ðài Loan cộng thêm NATO và Liên Minh Thái Bình Dương, nếu đồng thời tấn công, sẽ biến Trung Cộng lùi trở lại thời cuối thế kỷ thứ 19, khi Quốc Tế chia nhau xâu xé nước Tầu. Tình trạng này có thể xẩy ra tùy thuộc vào khả năng thuyết phục và liên kết của Hoa Kỳ. [6]
V. Tạm Kết Trong Cảnh Tỉnh
Về dài hạn, Hoa Kỳ cần duy trì đại nghĩa dân chủ tư bản hài hoà, kết sinh, đạo đức để tạo dựng trên toàn cầu một nền thịnh vượng nhân bản chung. Về ngắn hạn, với những chu kỳ khoảng tám năm một, song song với nhiệm kỳ của các vị Tổng Thống tại chức, Hoa Kỳ sẽ phải đôn đốc lực lượng quân sự một cách kiềm chế hay phô trương ồ ạt, tùy theo nhu cầu thế sự, nhưng luôn luôn ở mức độ cảnh báo và chuẩn bị tối đa để kịp thời dập tắt mọi âm mưu phá hoại, cản trở lịch trình tiến hoá của nhân loại.
Như vậy, hoà bình, tranh chấp, cảnh báo và chiên tranh nửa lạnh, nửa nóng sẽ luân phiên tái tục trong suốt thế kỷ 21, cho tới khi những bên lâm chiến đạt tới một “minh ước” bảo trọng quyền lợi và trách nhiệm đa phương, một cách công bằng, lâu bền.
Quyền lợi và trách nhiệm chung phải được phân chia tương xứng, minh bạch theo một trật tự khả quan nhất, kết sinh, đa dạng, đa thức, mà nhân loại và phẩm giá con người còn được tôn trọng đồng đều và toàn diện.
Trong khi chờ đợi, những trọng trách của PACOM phải được toàn Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương tôn trọng và thực thi, với mục đích [a] bảo an khu vực, [b] ngăn chặn mọi giao chiến xâm lược, và [c] khi hữu sự, phải sẵn sàng lâm chiến toàn bộ để [d] vãn hồi an ninh và hoà bình thịnh vượng cho vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Thế lực sinh tồn, phúc lợi và đạo đức nhân bản phải nương tựa lẫn nhau trong cộng đồng thế giới để tiến hoá một cách công bằng, mỹ mãn, dù còn gặp nhiều trở ngại, nhiều thách thức.
TS-LS LƯU NGUYỄN ÐẠTwww.vietthuc.org
[1] ”Trung Quốc là Cọp giấy Khoa hoc?”, Nguyễn Văn Tuấn, www.vietthuc.org, Aug. 6, 2011. Nguyenvantuanblog, Aug. 6, 2011. ”Trung Quốc chỉ là “hổ giấy” về quân sự”, Tra My. “Is China’s military a paper tiger or a real tiger?”, Robert Haddick, Small Wars Journal. ”China – a paper tiger”, Justin Raimondo.

[2] US Pacific Command [PACOM], Strategic Guidance, Links, …

[3] List of aircraft carriers of the United States Navy [Ðó là 1 tàu sân bay hạt nhân lớp Enterprise là Enterprise CVN 65; 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz: Nimitz CVN68, Eisenhower CVN69, Carl Vinson CVN70, Roosevelt CVN71, Lincoln CVN72, Washington CVN73, Stennis CVN73, Truman CVN75, Ronald Reagan CVN76, Bush CVN77...]

[A & 4] Varyag: ex-Soviet Navy carrier sold to China by Ukraine being refitted in Dalian. Nay Trung Quốc cải tên chiếc hàng không mẫu hạm lạc xoong này là Thi Lang một cách… om xòm!

[5] Thailand Chakri Naruebet (1996)

[6] Căn cứ vào phần góp ý bổ túc của cựu Ðại tá Không Quân VNCH Nguyễn Văn Thêm.

Rùng mình công nghệ sản xuất giấy ăn

Rùng mình công nghệ sản xuất giấy ăn

Giấy phế liệu, rác thải, thậm chí cả giấy vệ sinh đã qua sử dụng nhờ "công nghệ" đã trở thành nhiều loại giấy ăn, giấy vệ sinh trắng bóc, nức mùi thơm.
Về xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh để “mắt thấy tai nghe” công nghệ chế biến các sản phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh từ hạng bình dân cho đến hạng sang để cung cấp cho thị trường sẽ không ít người tiêu dùng phải rùng mình, sởn gai ốc. Cả làng như một “bãi rác” khổng lồ, khắp các ngả đường luôn nồng nặc mùi tạp chất do các xưởng sản xuất giấy thải ra.
Ông Nguyễn Văn Thụ xã Phong Khê cho biết toàn xã Phong Khê từ xí nghiệp tư nhân cho tới doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần, công ty... có tất cả khoảng 200 đơn vị sản xuất giấy trong đó có 50% đơn vị sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh, mỗi xí nghiệp đạt công suất trung bình từ 5 – 7 tấn/ngày. Các đơn vị sản xuất đều có giấy phép kinh doanh nhưng tùy theo quy mô sản xuất thì có thể phân loại thành các xí nghiệp tập trung và các hộ sản xuất cá thể nhỏ lẻ.
Qua sự giới thiệu của người dân địa phương, chúng tôi tới khu công nghiệp sản xuất giấy tập trung của toàn xã được hình thành từ năm 2003. Qua con đường lầy lội, nước tù đọng đen ngòm, chúng tôi tới xí nghiệp sản xuất giấy của gia đình anh Ngô Văn Phương. Khu xưởng bao bọc bởi những đống giấy phế thải cao ngất, không gian đặc quánh 1 thứ mùi chua nồng khó chịu, ầm ầm tiếng máy xay, ép giấy, hơi nước bốc mù mịt. Bên cạnh là những thành phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh thơm nức được xếp ngay ngắn. Khoảng cách giữa chúng chỉ là một dây chuyền chế biến giấy đơn giản và tiềm ẩn sự ô nhiễm nghiêm trọng.












Toàn cảnh của một xưởng sản xuất giấy ăn (đang hoạt động)
Giai đoạn đầu tiên – nghiền giấy là giai đoạn quyết định đến phẩm chất của sản phẩm. Nguyên liệu đưa vào sản xuất là những đống “rác phế thải” giấy, những cuộn giấy vệ sinh bỏ đi, sách báo lem nhem được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí được thu gom từ những bãi rác thải.












Nguyên liệu đưa vào sản xuất là “rác phế thải” trong đó có cả giấy được thu gom từ bãi rác
Công nhân chân đất giẫm đạp lên đống giấy nguyên liệu nhàu nát. Những bể ngâm giấy mủn rò rỉ thứ nước thải nhớp nháp trên nền đất. Máy xay nguyên liệu rỉ sắt đóng cục nổi lên thành từng mảng. Hệ thống nước thải chưa kịp hoàn thiện nước đặc khịt, rác nổi lềnh phềnh.











Công nhân giẫm đạp lên giấy nguyên liệu trong khi bốc giấy vào máy nghiền












Thiết bị máy móc hoen gỉ












Bể ngâm giấy bốc mùi hôi thối nồng nặc












Giai đoạn để chuẩn bị tẩy Javen
Khi chúng tôi hỏi “cơ sở sản xuất của anh có sử dụng chất tẩy trắng không”, anh Phương đã vội vã xua tay, trả lời thẳng thừng “không có”. Thế nhưng, vừa ra tới ngoài sân, tôi có hỏi một nhân viên đang làm việc, anh thật thà nói: “Chắc chắn là phải có rồi. Em nhìn xem, giấy nhập vào thì ô hợp thế kia, còn giấy thành phẩm thì trắng tinh thế này”. Anh nhân viên này tiết lộ, các chất tẩy trắng được cho ngay vào công đoạn đầu tiên để ngâm giấy chủ yếu là nước Javen và một vài loại hóa chất làm dai giấy đặc biệt.











Các thùng hóa chất gồm thuốc tẩy Javen, chất làm dai giấy vứt ngổn ngang trong xưởng












Một khe hở của bể ngâm giấy khiến nước chảy lênh láng và nhầy nhụa












Giai đoạn tẩy trắng cho giấy ăn












Giấy đổi màu trắng sau khi dùng hóa chất












Chiếc máy ép bột giấy thành những cuộn lớn trước khi cho ra thành phẩm nằm ngay bên cạnh đống giấy nguyên liệu bẩn












Hoàn tất công đoạn đóng gói trước khi cung cấp ra thị trường
Tại Phong Khê, một số lượng lớn hộ gia công nhỏ lẻ sản xuất giấy ăn cung cấp đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, bán rộng rãi trên thị trường. Từ giấy ăn "thường dân" nhất như "giấy phở" (loại giấy ăn thô ráp, màu trắng đục, hình vuông vẫn thường dùng tại các quán cóc ven đường, quán cơm vỉa hè,...) đến các loại giấy ăn sang đều được "chế biến" bằng công nghệ... nồng nặc như trên. Đúng như những lời nói đùa của những người làm ở các cơ sở sản xuất giấy ăn: “Giấy không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ giấy phế liệu, thậm chí rác thải thành giấy ăn và vô vàn sản phẩm tối tân khác”.

Wednesday, August 29, 2012

Những quán bún riêu, canh bún nổi tiếng ở Sài Gòn

Những quán bún riêu, canh bún nổi tiếng ở Sài Gòn

Bún riêu, canh bún là những món ăn đường phố nổi tiếng rất được người dân Sài Gòn ưa thích.

>>
Mỗi lần gần anh, tôi lại thấy có tội
>> Cơm hộp
>>
Tôi có dễ dãi quá chăng?
Trong các món ăn đường phố ở Sài Gòn, có thể nói canh bún và bún riêu là hai món ăn ngon miệng và nổi tiếng nhất. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này trong nhiều hẻm nhỏ ở thành phố.
1. Bún riêu trên đường Trần Kế Xương
Quán nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Kế Xương (quận Phú Nhuận, TP HCM) ít người qua lại, thế nhưng nếu đi ngang qua đây vào giờ ăn trưa, bạn sẽ thấy quán luôn đông khách. Quán bình dân đến mức không có bảng hiệu, thực khách đến đây ăn đã lấy tên món ăn để đặt cho tên quán. Bún riêu ốc là món ăn chính ở đây, ngoài ra, quán còn có món canh bún cũng rất ngon và được nhiều người ưa thích.
Cũng như các quán bún riêu khác ở Sài Gòn, bát bún riêu ở đây có đủ các thành phần quen thuộc như: riêu cua, tiết lợn, đậu phụ, ốc... và dĩ nhiên là không thiếu đĩa rau sống tươi ngon ăn kèm. Nước dùng ở đây được nấu từ xương heo và nước luộc ốc, thêm một tí giấm bỗng và mắm tôm làm cho món ăn thêm đậm đà và thi vị.
Ngoài việc món ăn ngon, đậm đà, vừa miệng, mức giá rẻ thì chỗ ngồi của quán cũng là một điểm thu hút khách. Không bị giới hạn bởi không gian chật hẹp, cũng không phải chen chúc nhau trên vỉa hè như các quán lề đường khác, không gian của quán luôn thoáng mát, chủ quán đã tận dụng khoảng sân nhiều cây xanh của mình để kê bàn cho thực khách ngồi. Sẽ không còn gì thú vị hơn khi ngồi thưởng thức món ăn ngon dưới những tán cây tỏa bóng râm mát.
Nếu muốn thưởng thức món bún riêu ốc ngon ở đây, bạn có thể ghé đến địa chì 185/5 Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận, TP HCM. Quán bán từ 10h30 đến khoảng 15h. Mỗi bát bún ở đây có giá 14.000 đồng.
2. Canh bún chợ Lê Hồng Phong
Chỉ là một quán nhỏ trong chợ Lê Hồng Phong (quận 10), tuy nhiên canh bún ở đây được nhiều người ưa thích vì mang hương vị đặc trưng của người Bắc.
Điểm thu hút khách của canh bún ở đây chính là nước dùng. Được nấu từ xương heo nên nước dùng có vị ngọt thanh đặc trưng, bên cạnh đó là màu vàng rất bắt mắt được lấy từ màu hạt điều làm cho bát canh bún trở nên hấp dẫn.
Không có gì đặc trưng về nguyên liệu, cũng đậu phụ, tiết lợn, chả, riêu cua... Tuy nhiên, do được chủ quán nấu chung trong nước dùng nên các nguyên liệu đó trở nên đậm đà và ngon miệng.
Ăn canh bún không thể thiếu nước me và mắm tôm. Chính hai gia vị đó làm cho món ăn thêm đậm đà và dậy mùi thơm phức.
Ăn canh bún không thể thiếu nước me và mắm tôm. Chính hai gia vị đó làm cho món ăn thêm đậm đà và dậy mùi thơm phức.
Địa chỉ: Hẻm 374 Lê Hồng Phong (đi vào khoảng 50m bên tay trái), phường 1, quận 10, TP HCM. Quán bán từ 14h đến 18h hàng ngày, mỗi bát canh bún có giá 20.000 đồng.

* Những quán bún riêu, canh bún nổi tiếng ở Sài Gòn (Tiếp theo)

Huấn Phan