Saturday, August 25, 2012

Những loài chim hiếm quý hiếm

Những loài chim hiếm quý hiếm
trên thế giới

Cò mỏ quằm
Một hình ảnh của loài cò mỏ quằm châu Á
Loài cò mỏ quằm châu Á đã từng phát triển mạnh ở Nga, Nhật Bản và Tầu nhưng số lượng đã giảm xuống còn khoảng 250 con ở bên Tầu. Nguyên nhân là do nạn săn bắn trái phép và môi trường sống của chúng bị tàn phá nặng nề.

Chim vảy cá
Loài chim này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bởi hai nguyên nhân chính, đó là mất môi trường sống và bị săn bắt trái phép. Hiện nay, loài chim này chỉ còn lại 2.500 con ở Nga và Tầu.
Cú rừng
Bức ảnh này được chụp ở trung tâm rừng Ấn Độ. Loài cú rừng có dấu hiệu bị tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao.
Sếu đầu đỏ
Trong các loài chim biết bay thì sếu đầu đỏ là loài chim bay cao nhất thế giới. Chúng sống trong các vùng rừng ngập nước. Tình trạng sinh tồn của sếu đầu đỏ đang ở mức bị đe dọa và có thể sẽ bị tuyệt chủng, với sự săn bắt trái phép ngày càng gia tăng.
Vẹt bụng cam
Bức ảnh hai con vẹt bụng màu cam đã được lấy làm biểu tượng cho danh sách các loài chim di cư đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Những con vẹt nhỏ này chỉ sống ở tây nam Tasmania và di chuyển đến phía đông nam Australia trong mùa đông.
Vẹt đêm New Zealand (Kakapo)

Một trong những loài chim qu‎ý hiếm nhất của New Zealand chính là loài vẹt đêm này. Đáng tiếc, loài vẹt Kakapo lại rất ít được biết đến. Trước hết, do chúng chỉ sống trong rừng già New Zealand, thứ hai, do chúng chẳng còn được bao nhiêu (có thể nói, số lượng của loài kakapo hiện đếm được trên đầu ngón tay).

Chim ruồi Honduran Emerald

Một bức ảnh của loài chim ruồi được chụp ở Honduras. Số lượng của loài này cũng đang giảm mạnh do môi trường sống bị mất.

Chim Palila


Loài palila ở Hawaii được dự đoán số lượng của chúng giảm mạnh 97% trong 14 năm tới. Môi trường sống bị mất, mèo ăn thịt và hạn hán đã góp phần vào sự suy giảm liên tục của loài chim Hawaii này.

Chim chiến đảo Giáng sinh
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh chú chim chiến đảo Giáng sinh bay trên Ấn Độ Dương. Các loài chim được tìm thấy trên lãnh thổ của đảo Giáng sinh đang dần biến mất do mất môi trường sống, việc khai thác mỏ phốt phát, ô nhiễm biển và đánh bắt quá mức.

Vịt hoang Brazil
Theo báo cáo mới nhất, tuy số lượng loài vịt này đã giảm nhưng tình trạng này đang dần được khắc phục và số lượng loài này đang dần được phục hồi.

Chim ô-tit Ấn Độ
Loài chim tuyệt đẹp và dũng mãnh này cũng đang nằm trong danh sách cần bảo vệ. Môn thể thao săn bắn đã đưa nó vào danh sách sách đỏ.

Chim ruồi Spatuletail
Dân số của loài chim này ước tính ít hơn một nghìn con và nó giảm dần do nạn phá rừng để trồng cây công nghiệp như chè và cà phê.

Những loài chim không bao giờ bay

Những loài chim hiếm hoi trong thiên nhiên bị tước đi cái đặc quyền của giống loài là sải cánh tung bay trên bầu trời rộng lớn.

1. Chim Takahe

Loài chim này chỉ được tìm thấy tại New Zealand và được cho là tuyệt chủng, cho đến khi người ta tìm thấy một vài con ít ỏi còn sót ở gần hồ Te Anau tại núi Murchison. Với chiều dài khoảng 63 cm, đây là một loài chim bé nhỏ, đôi cánh yếu ớt, nhưng bù lại cặp chân chắc khỏe và chiếc mỏ to “khác thường”. Hiện nay, chỉ còn có khoảng 225 con còn sinh sống trong khu vực bảo tồn, và các biện pháp bảo vệ được tăng cường để tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài này. Tuy vậy, quá trình phát triển chậm và khả năng sinh sản thấp là một vấn đề rất lớn đe dọa đến loài chim quý hiếm này.
2. Chim cánh cụt
Chim cánh cụt thì chẳng còn xa lạ gì với chúng ta và mặc dù không bay được, nhưng chúng lại là một tay bơi cừ khôi với bước sải tay rất nhanh. Loài cánh cụt sống ở vùng khí hậu lạnh giá ở bán cầu Nam. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 20 loài chim cánh cụt. Loài lớn nhất là cánh cụt Hoàng đế còn loài nhỏ bé nhất là cánh cụt Xanh. Thức ăn ưa thích của chim cánh cụt là cá, mực và các loài sinh vật biển khác mà chúng tìm thấy được khi bơi dưới nước.
3. Chim Kiwi
Đây là loài chim của đất nước New Zealand và được xem như là biểu tượng quốc gia. Chỉ có khoảng 5 loài thuộc giống chim này. Chim Kiwi rất bé nhỏ, nên chúng khá nhút nhát và chuyên sống về đêm. Bạn chỉ có nhìn thấy chúng vào ban ngày tại các khu vực bảo tồn dành riêng cho loài chim quý hiếm này. Chúng có khứu giác rất tốt và là một loài đặc biệt với lỗ mũi ở phần cuối của chiếc mỏ.
4. Đà điểu
Đây là loài lớn nhất trong danh sách và cũng là loài duy nhất sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một “tay đua” siêu tốc với tốc độ lên đến 46km/h. Não của loài chim này rất bé nên chúng cũng thường hay làm những chuyện khá điên rồ. Bạn chớ dại mà đến gần loài chim này, vì chúng to xác và khá là hung dữ với cú đá “nguy hiểm khôn lường”.
5. Đà điểu đầu mào Cassowary
Dù bé hơn loài đà điểu nhưng giống đà điểu đầu mào Cassowary ở Úc cũng là một loài chim “to lớn” khác thường. Thức ăn chính của chúng là trái cây và các loại cây trồng khác. Đây cũng là một giống chim hung dữ và rất nguy hiểm; tuy nhiên, chúng mới bị coi như tuyệt chủng cách đây không lâu.

6. Chim Rhea
Là loài chim có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chim Rhea có cánh rất lớn và thường sải rộng cánh khi chạy. Chỉ có 2 loài thuộc giống này là chim Rhea Mỹ và Rhea Darwin. Chúng mất 6 tháng để trưởng thành, nhưng chỉ đến khi được 2 tuổi mới bắt đầu sinh sản, phối giống.

7. Chim Kakapo
Đây là giống chim rất phổ biến ở New Zealand trước đây, với rất nhiều hóa thạch cổ đại được tìm thấy ở khắp nơi. Tuy nhiên, loài chim Kakapo đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, nên nhiều kế hoạch bảo tồn đang được gấp rút thực hiện hầu ngăn chặn mối nguy tiềm tàng này. Dấu hiệu đáng mừng là thời gian gần đây, số lượng của loài đã tăng lên đáng kể. Đây là loài chim chuyên sống về đêm nên không có gì ngạc nhiên khi ý nghĩa cái tên Kakapo có nghĩa là “ Cú đêm”. Ngoài ra, với rất nhiều đặc điểm giống như loài vẹt nên chúng còn có tên gọi khác là “Cú vẹt”.
8. Chim Emu
Đây là giống chim lớn nhất ở nước Úc với chiều cao đến 2m, chúng cũng là một tay đua cự phách, với tốc độ tối đa là 30m/h dẫu vẫn kém cạnh so với giống đà điểu. Chúng sống trong một điều kiện môi trường rất tốt và hầu như không có bất kỳ mối đe dọa nào cả. Có khoảng 3 loài chim khác nhau thuộc giống này tại Úc.
9. Chim cốc Galapagos
Có tên như vậy vì chúng là loài chim trên đảo Galapagos gần Ecuador. Đây là loài chim duy nhất trong giống chim cốc mất khả năng bay lượn và sống dưới nước và trên cạn. Thức ăn ưa thích của chúng là cá, cá chình, bạch tuộc bé và các sinh vật biển nhỏ khác. Mùa sinh sản của chim cốc Galapagos thường bắt đầu vào các tháng lạnh giá từ tháng 7-10 vì khi đó chúng được đảm bảo một nguồn lương thực dồi dào. Chỉ còn khoảng 1500 con còn lại trong thiên nhiên nên nguy cơ tuyệt chủng của loài này cũng rất cao.

Những loài chim hiếm hoi trong tự nhiên bị tước đi cái đặc quyền của giống loài là sải cánh tung bay trên bầu trời rộng lớn.


Khi loài chim “gây gổ” với nhau

Hóa ra cũng có loài chim “bạo lực” ghê lắm!
Từ xưa đến nay, chim vốn được coi là một loài vật hiền lành và yếu đuối bởi đa số chúng đều trông khá bé nhỏ, mỏng manh. Nhưng nếu xem những bức ảnh dưới đây chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại về nhận định này đấy.

Trong một chuyến dã ngoại ở vùng Wakodahatchee tại bang Florida (Mỹ) nhiếp ảnh gia Fabiola Forns cùng chồng mình đã tình cờ chụp được những bức ảnh vô cùng sống động về vụ “tranh chấp” nơi làm tổ giữa một cặp chim gõ kiến Bắc Mỹ và “kẻ phá rối” là một chú sáo đá Âu châu.

Trong lúc cặp chim gõ kiến này đang làm tổ thì bị phá rối bởi một con sáo đá ngang ngược muốn chiếm chỗ tổ này của chúng. Cuộc tranh chấp “ẩu đả” diễn ra quyết liệt giữa con gõ kiến trống và sáo đá. Nhưng cuối cùng, chú gõ kiến bị yếu thế đã phải rút lui, ngậm ngùi chứng kiến cảnh thành quả của mình bị cướp không một cách trắng trợn.

Bà Forns không biết chắc được rằng có con nào bị thương nặng hay không chỉ biết là bà đã thấy cảnh chúng mổ vào đầu nhau túi bụi rất mạnh và lông rụng thì bay tứ tung khắp nơi.
Màn dạo đầu của cuộc chiến, hai kẻ tức giận lao vào nhau
Càng ngày càng quyết liệt
Cuộc chiến đã đến hồi ngả ngũ, khi con sáo đá dần chiếm thế thượng phong bằng đòn độc của mình: khóa mỏ
Chú chim gõ kiến bị khóa chặt mỏ đang vẫy vùng tìm cách thoát thân

Giống sáo đá châu Âu này được đem vào các tiểu bang của Mỹ từ cuối những năm 1800. Hiện nay, có đến hàng triệu con sinh sống trong vùng và loài chim “hung dữ” này đang gây nên rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường.

Nguyên do là chúng không có tập tính di trú như các loài chim thông thường và thường xuyên gây rối những con chim bản địa làm tổ trong vùng để giành tổ như cách mà chúng ta đã thấy trong ảnh

No comments:

Post a Comment