Saturday, March 30, 2013

SỰ THẬT MẤT LÒNG

 SỰ THẬT MẤT LÒNG
Thu, March 28, 2013 6:08:26 PM
Một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao người Mỹ da trắng, ông nói rằng:
- Một mặt các người Mỹ gốc Việt hợp tác khăng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ “kẻ thù” của các anh qua việc các anh đổ 18 tỷ đô la về Vietnam hàng năm qua ngả du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (Note: Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GAO).
- Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh cầu (petition) chánh phủ Mỹ xin dùng áp lực kinh tế với Vietnam để đòi cho các anh vài điều mà các anh có thể tự làm lấy, nhưng chính hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghich) rồi các anh phản lại thỉnh cầu của các anh. Các anh là lũ hề (you, bunch of comedians)
Ông hỏi:
"Trả lời tôi, các anh là loại người gì”? (Please answer me, what kind of people are you?)
Qua 2 tuần tôi mong đợi hồi âm của các bậc cao minh, uyên bác, nhưng không thấy. Tuyệt vọng. Tôi không còn tin người Viêt nào đủ thông minh uyên bác có thể đối đáp lại người chửi xéo dân Viet tỵ nạn ta. Như thế có nghĩa là toàn thể cộng đồng người Mỹ gốc Việt không có một ai cao minh uyên bác cả. Đau buồn thay hơn 4 ngàn năm văn hiến.Tôi chỉ đọc thấy một vài bài chửi thề vô học thức, hạ cấp (low life, uneducated) và tất cả đều LẠC ĐỀ, không ai trả lời đúng câu hỏi. Bài nào lạc đề, tôi xóa bỏ ngay không thèm đọc cho là rác rưởi không đáng mất thì giờ.
Tiện đây tôi kể lại toàn bộ cuộc mạn đàm tại bửa cơm chung hôm nọ
Cũng trong dịp Monthly-Neighborhood-Get-Together-Buffet Dinner này, một bà bác sĩ Sue (OB GYN) da màu chĩa vô:
“Chính BS Martin Luther King là người đã đấu tranh cho chúng tôi có nhân quyền, tự do, bình đẳng.Chúng tôi phải tự dành lấy bằng mạng sống. Chúng tôi không nôp thỉnh cầu tới chánh phủ như bản chất ỷ lại của các anh vừa làm.Các anh biết việc làm nào bẩn thỉu, các anh muốn người khác làm cho mình (Your dirty job you want somebody else doing it for you)”. Nếu không có BS King, người Mỹ gốc Việt các anh ngày nay chẳng khác gì người Tàu qua đây lao động đường xe lửa hoặc giặt ủi. Ai muốn có gì, phải tự tranh đấu dành lấy. Ở Mỹ có câu nói không ai cho ai ăn cơm thí (There is no free lunch). Những người dân ở Việt Nam ươn hèn (coward rats) không dám tự mình giành lấy bình đẳng, tự do, nhân quyền. Nước Mỹ không thể cứu giúp một dân tộc ươn hèn (a nation full of coward rats) nếu họ không tự cứu họ trước (we only help those who help themselves)
Một ông khác là sĩ quan hải quân về hưu, nói
“Tôi muốn nói cho các người bạn Mỹ gốc Việt các anh biết rằng chánh phủ Mỹ không đóng vai trò cảnh sát quốc tế (policeman of the world). Nước Vietnam bắt bớ giam cầm những người đối kháng là việc nội bộ của riêng họ. Các anh không thể thỉnh cầu chánh phủ Mỹ làm cảnh sát hoặc quan tòa buộc một nước có chủ quyền (a sovereign nation in power) thả những người đối kháng mà, ai có thể biết được, chính phủ nước đó cho họ là tội phạm. Các anh quá lạm dụng (abusive) quyền công dân Mỹ. Nhân đây tôi cho các anh biết, các người Cuba nói riêng hoặc Latinos nói chung, lực luợng cử tri, chánh trị và kinh tế của họ to lớn hơn các anh nhiều lần. Các chánh trị gia đều tiến sát gần (approach) họ. Họ chưa hề thỉnh cầu (petition) chánh phủ điều gì. Vì họ thông minh và thực tế hơn người Mỹ gốc Việt các anh (they are smarter and more realistic than you folks) - (tức là chúng ta ngu hơn bọn xì- quả vậy.)
Ngồi cùng bàn, ông Tom chủ văn phòng bất động sản Century 21, phát biểu:
"Cũng như mọi cộng đồng thiểu số khác. Họ (người Việt) có 3 loại người:
-1 loại cực kỳ thông minh đóng góp rất nhiều cho xứ sở này (their adopted land). Tôi biết có tới hàng ngàn người Việt là quân đội Mỹ cấp tá, BS, Kỹ Sư, Giáo Sư, Bác Học. Điển hình (a case in point) cách nay 6-7 năm tôi đã đọc Newsweek Magazine, ký giả lão thành (renowned journalist) George Wills viết 1 bài dài về 1 bà bác học Vietnam--ý ông nói Mme. Dương Nguyệt Ánh.
- Nói rằng món nợ của bà đã trả cho nước Mỹ hoàn toàn đày đủ, kể cả tiền lời (Your debt to America has been paid in full, with interest).
-- Loại 2 là bọn ích kỷ, cơ hội chủ nghĩa (selfish opportunists) những người dễ ghét--đáng khinh bỉ-- (despicable folks). Loại người này sẵn sàng bán linh hồn cho qủy dữ (they are ready to sell their souls to devils) trục lợi cá nhân. 18 tỷ dollars Dr. George vừa nói là từ loại người này đổ vào Vietnam. Họ là những con cừu đen.
- Loại 3 là loại ngu xuẩn nói nhiều làm ít (All-talk idiots). Họ ngu xuẩn tới nỗi không có lý trí. Họ nhu nhược ươn hèn, ỷ lại, lạm dụng quyền công dân. Họ ngu xuẩn đến nỗi không biết được rằng chánh phủ và nhân dân Mỹ chỉ hành động việc gì có lợi chung cho đất nước và nhân dân Mỹ (common interest of America and the American people). Các thỉnh cầu của loại người này, nếu là tôi (Ông Tom) tôi ném ngay vào thùng rác."
Ta là người chịu ơn chánh phủ và nhân dân Mỹ quá nhân đạo cưu mang chúng ta qua đây, gíúp đỡ ta bước đầu, tìm nơi ăn chốn ở, làm ăn gây dựng sự nghiệp. Khi có đủ lông cánh ta đem tiền bạc về bơm cho những kẻ mà do chính chúng đã gây ra cho chúng ta phải bỏ nước ra đi. Giờ đây ta còn để cho những người (Mỹ bình thường) nhìn ta như những con vật ghẻ lở, loài sâu bọ.

Trung Cộng ngạo mạn, Nhật gần với Nga

Trung Cộng ngạo mạn, Nhật gần với Nga

Các chỉ huy quân sự Trung Quốc khởi động cuộc tập trận trên biển Hoa Đông, 19/10/2012. 
Các cấp chỉ huy quân sự Trung Cộng bắt đầu các cuộc tập trận trên biển Hoa Đông, 19/10/2012.
REUTERS/China Daily

Tú Anh

Chính sách gây hấn của Bắc Kinh ngày càng gây thêm căng thẳng với các nước láng giềng. Một trung tâm nghiên cứu chiến lược của Nhật Bản dự báo Tokyo sẽ tiến gần với Nga để bảo vệ quyền lợi chung trong khu vực.


Theo bản báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản được công bố hôm nay 29/03/2013 thì « Trung Cộng, dựa vào sức mạnh quân sự mỗi ngày mỗi gia tăng, nên đã không ngần ngại có những hành vi có thể gây va chạm với các quốc gia láng giềng ». Cũng như trường hợp Nhật Bản, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Cộng tranh giành lấn chiếm biển đảo và đang lo sợ chính sách bá quyền của ban lãnh đạo Hoa lục.
Riêng đối với Nhật Bản, thái độ lấn áp của Trung Cộng sẽ tạo điều kiện cho Tokyo tiến gần Matxcơva. Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Nhật thẩm định, mặc dù chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình dành chuyến công du quốc tế đầu tiên sang Nga, nhưng bên trong mối bang giao giữa Trung Cộng và Nga « phức tạp hơn nhiều » so với hình ảnh bên ngoài. Do tổng sản lượng quốc gia của Trung Cộng cao gấp bốn lần Nga, nên giữa hai đại cường này không thể có quan hệ bình đẳng. Đó là lý do thúc đẩy Nga tìm cách tiến lại gần với Nhật Bản và Nhật Bản xem đây là một cơ hội tốt. Theo cơ quan nghiên cứu Nhật thì gần đây, Nga thúc giục Tokyo « tăng cường hợp tác trong lãnh vực an ninh, mà đặc biệt là giao thông hàng hải ».
Các hoạt động của hải quân Trung Cộng trên biển khơi và tiến dần lên phía bắc là một yếu tố làm cho Nga tìm hợp tác với Nhật và Hoa Kỳ.
Vào cuối năm 2012, tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng cánh hữu Nhật mới nhậm chức Shinzo Abe thỏa thuận mở lại đàm phán để ký một hiệp định hòa bình hiện còn đang bị trở ngại vì xung khắc tại bốn đảo thuộc quần đảo Kuril mà Nhật Bản gọi là « lãnh thổ phương Bắc ». Thủ tướng Shinzo Abe sẽ sang thăm nước Nga trong năm nay 2013.
Dấu hiệu quan hệ Nhật – Nga được hâm nóng xảy ra trong bối cảnh bang giao giữa Tokyo và Bắc Kinh trở nên suy thoái đến mức thấp nhất trong 6 tháng qua. Trung Cộng liên tục đưa tàu hải giám và cả máy bay xâm nhập hải phận, không phận quần đảo Senkaku/Điếu ngư do Nhật quản trị. Tàu chiến Trung Cộng còn hướng ra đa tác xạ tên lửa vào tuần dương hạm và trực thăng võ trang của Nhật.
Chính trong bối cảnh căng thẳng này mà hồi trung tuần tháng Ba, nhân một cuộc họp tại Tokyo, chính phủ Nhật kêu gọi các nước Đông Nam Á cùng với Nhật xây dựng một chính sách an ninh chung và « vững mạnh ».
Hầu hết các quốc gia thành viên Đông Nam Á đều bị Trung Cộng đã lấn chiếm hoặc đang tranh giành lãnh thổ và lãnh hải.
Một trong những dấu hiệu của tình hình nóng bỏng hiện nay là Trung Cộng cho biết sẽ tăng ngân sách quân sự thêm 10% trong năm nay. Còn Nhật Bản lần đầu tiên sau 11 năm, quyết định tăng chi phí quốc phòng thêm 2%.Theo AFP, tài liệu chính thức đính kèm cho thấy rõ động cơ thúc đẩy Tokyo phải đề cao cảnh giác : ''Chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn các hoạt động của Trung Cộng trên không, trên biển chung quanh nước Nhật kể cả những vụ xâm nhập vào lãnh hải và không phận quốc gia''.

Nhật Bản lên tiếng về sự hung hăng của Tầu

Nhật Bản lên tiếng về sự hung hăng của Tầu

Tàu hải giám số 51 của Trung Quốc chạy sát tàu tuần tra Nhật Bản gần các đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu hải giám số 51 của Trung Cộng chạy sát tàu tuần tra Nhật Bản gần các đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Kết quả một cuộc nghiên cứu do chính phủ Nhật Bản tài trợ công bố ngày hôm nay cảnh báo rằng Trung Cộng ngày càng không sợ gây phẫn nộ cho các nước láng giềng trong lúc họ theo đuổi một chính sách hải dương táo bạo hơn.

Bản phúc trình hàng năm của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Nhật Bản nói rằng sức mạnh quốc gia mỗi ngày một tăng và khả năng quân sự được cải thiện của Trung Cộng đang góp phần thúc đẩy cho sự hung hãn của Bắc Kinh.

Các mối quan hệ Nhật-Trung đã bị căng thẳng từ tháng 9, khi Tokyo quốc hữu hóa một nhóm đảo ở Biển Đông Trung Hoa, tâm điểm của vụ tranh chấp kéo dài nhiều thập niên.

Bắc Kinh đã phản ứng một cách giận dữ. Họ bắt đầu phái các chiếc tàu của chính phủ thực hiện những cuộc tuần tra thường xuyên trong vùng biển xung quanh quần đảo do Nhật Bản kiểm soát.

Đây là một hành động mà các nhà quan sát cho là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế ở khu vực này.

Phúc trình ngày hôm nay của Nhật nói rằng các dấu hiệu về sự hung hãn của Trung Cộng đã xuất hiện trước khi chính phủ Nhật mua lại các hòn đảo từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.

Phúc trình nói rằng những hành động của Trung Cộng cho thấy họ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho những hành động nhằm xác định chủ quyền đối với quần đảo này từ một giai đoạn rất sớm.

Những ngộ nhận lịch sử .

 Những ngộ nhận lịch sử .
 
Viết cho Tháng Tư
Image Hosted by PicturePush - Photo Sharing

Kể từ sau biến cố lịch sử 30-4-1975 cách đây 36 năm, một số sử gia, nhà nghiên cứu, nhà văn… đã đưa ra một số nhận định về các sự kiện chủ yếu của cuộc chiến tại Việt Nam như sau: ...

 Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến hoặc một cuộc chiến uỷ nhiệm.

 Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã bại trận và Quân Đội Cộng Sản đã thắng trận.

 Cuộc chiến Việt Nam đã vĩnh viễn chấm dứt kể từ ngày 30-4-1975.

Khi đưa ra những nhận định trên đây, người ta đã chỉ nhìn thấy hiện tượng của các sự kiện mà không nhìn thấy bản chất của chúng. Những nhận định hời hợt này đã đưa đến những ngộ nhận tai hại về một giai đoạn quan trọng của lịch sử đất nước. Trình bày trung thực những sự kiện chủ yếu của một giai đoạn lịch sử là trách nhiệm của các thế hệ đã tham gia vào, đã là chứng nhân trong giai đoạn lịch sử đó và cũng là để trả một món nợ đối với các thế hệ tương lai bởi vì hậu thế có quyền đòi hỏi, có quyền biết những sự thật lịch sử trong quá khứ, những gì mà các thế hệ đi trước đã làm. Để trả lại sự thật cho lịch sử, phải tìm hiểu chính xác bản chất của các sự kiện nói trên. Đây cũng là công việc chính danh, đặt tên cho đúng.

I - Cuộc Chiến Việt Nam là Một Cuộc Nội Chiến hoặc Một Cuộc Chiến Uỷ Nhiệm .

1 - Khi nhận định cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến, người ta đã dẫn chứng rằng những người lính ở hai bên chiến tuyến cùng là người Việt Nam. Đây chỉ là hiện tượng và như vậy không thể vội vã kết luận cuộc chiến này là một cuộc nội chiến. Muốn biết bản chất của cuộc chiến này, hãy tìm hiểu những người lính VNCH và những người lính CSVN đã suy nghĩ những gì trong đầu họ khi cầm súng trực diện đối đầu nhau ngoài mặt trận. Việc này không khó.

Trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam Cộng Hoà kéo dài 20 năm do Cộng Sản Miền Bắc phát động theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế, mỗi lần cầm súng ra trận, những người lính VNCH đều mang trên vai Danh Dự và Trách Nhiệm đối với Tổ Quốc cùng với niềm tin họ đi chiến đấu để bảo vệ thể chế dân chủ tự do của quê hương Miền Nam, để chống lại quân xâm lược Cộng Sản Miền Bắc nhằm thôn tính và áp đặt một chế độ cộng sản độc tài toàn trị lên Miền Nam. Đây cũng chính là đi chiến đấu để bảo vệ những giá trị truyền thống của lý tưởng quốc gia dân tộc mà tổ tiên đã dày công xây dựng, vun đắp và bảo vệ trong suốt dòng lịch sử của dân tộc.

Trong suốt những năm dài trong quân ngũ, những người lính CSVN đã phải thường xuyên học tập về chủ nghĩa cộng sản. Họ bắt buộc phải trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, phải phục vụ và hy sinh cho lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Những người lính này, khi cầm súng ra trận, đều có một niềm tin mù quáng sắt đá rằng họ đi làm nhiệm vụ quốc tế vô sản ngay trên đất nước Việt Nam và toàn cõi Đông Dương để xây dựng một thế giới đại đồng không còn giai cấp bóc lột, không còn tôn giáo, không còn tổ quốc, không còn biên giới quốc gia… theo đúng lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản mà Hồ Chí Minh đã lén lút du nhập vào Việt Nam.

Những phân tích trên đủ để chứng minh cuộc chiến tại Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến vì những nguyên nhân tranh chấp, chia rẽ trong nội bộ quốc gia mà chính danh là Cuộc Chiến Quốc Cộng. Đó là cuộc chiến giữa hai phe mang hai ý hệ Quốc Gia và Cộng Sản chống đối nhau quyết liệt, một mất một còn như bốn câu thơ sau đây được viết trong một trại tù cộng sản tại Hoàng Liên Sơn:

Nó sống thì mình thác
Mình còn nó phải tiêu
Lối đi chỉ một chiều
Chẳng còn đường nào khác.

Cung Trầm Tưởng .Hoàng Liên Sơn, 1977 .

Trong Cuộc Chiến Quốc Cộng, Việt Cộng luôn luôn đặt một câu hỏi thách thức có tính khẳng định: “Ai thắng ai?” Câu hỏi này đang được lịch sử trả lời.

Đối với Việt Cộng, Pháp hay Mỹ… chỉ là những kẻ thù giai đoạn và có thể trở thành bạn đối tác chiến lược như Hoa Kỳ ngày nay. Trái lại, thực tế 80 năm nay đã chứng minh rằng người Việt quốc gia, tức toàn dân Việt Nam, mới là kẻ thù không thể đội trời chung về ý hệ mà Việt Cộng phải tiêu diệt trước khi chúng có thể xây dựng được “chế độ xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.

Có người đã so sánh Cuộc Chiến Quốc Cộng tại Việt Nam với Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ - một cuộc chiến có nguyên nhân chia rẽ nội bộ là vấn đề nô lệ - và trách móc Việt Cộng đã không đối xử với những chiến binh QLVNCH như phe thắng trận đã đối xử một cách mã thượng đối với phe thua trận trong Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ. So sánh như vậy là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, là bao che cho tội làm Việt gian, tay sai cho ngoại bang của Việt Cộng; cũng như trách móc cộng sản đã đối xử tàn ác với những chiến binh QLVNCH bị sa cơ sau ngày 30-4-1975 là không hiểu gì về bản chất của cộng sản, một lũ vô nhân tính, với chủ trương “đấu tranh tiêu diệt giai cấp”, làm sao chúng có nhân ái và lương tri để cư xử giống như con người được!

2 - Khi nhìn thấy người lính Việt Nam Cộng Hoà chiến đấu bằng vũ khí do Hoa Kỳ viện trợ và người lính Cộng Sản Việt Nam chiến đấu bằng vũ khí do Liên Xô và Trung Cộng cung cấp, người ta đã vội kết luận đây là cuộc chiến do các thế lực quốc tế uỷ nhiệm. Nhận định này chỉ đúng một nửa. Vũ khí trong tay người lính chỉ là một phương tiện vô tri không nói lên được ý nghĩa và bản chất của cuộc chiến. Chính mục đích mà hai phe theo đuổi trong cuộc chiến - như đã trình bày ở trên - mới nói lên ý nghĩa và bản chất của cuộc chiến.

Nhìn kỹ lại lịch sử Việt Nam cận đại sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng còn đang tiếp diễn tại Việt Nam ngày hôm nay đã bắt đầu từ cuối năm 1924 khi Hồ Chí Minh theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế đến hoạt động tại Quảng Châu, Trung Hoa, để đánh phá các đảng phái cách mạng của người quốc gia đang hoạt động tại Hoa Nam. Hồ Chí Minh đã bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 100,000$ tiền Đông Dương; đã xâm nhập và chiếm đoạt Tâm Tâm Xã của Phạm Hồng Thái; đã xâm nhập và tiếm danh Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) của Cụ Hồ Học Lãm; đã xâm nhập, phá hoại, lũng đoạn và leo tới chức uỷ viên trung ương của Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội của Cụ Nguyễn Hải Thần…Tất cả những việc làm trên đây đều được Hồ Chí Minh báo cáo từng chi tiết cho Đệ Tam Quốc Tế để lãnh lương và xin phụ cấp.

Hồ Chí Minh đã gây ra cuộc chiến tranh với Pháp trong tám năm và lợi dụng thời gian chiến tranh này để tàn sát đẫm máu các thành viên của các đảng phái quốc gia. Sau khi chiếm đuợc chính quyền tại Miền Bắc vào năm 1954, Hồ Chí Minh tiếp tục truy lùng và tiêu diệt hết các đảng phái quốc gia. Cuộc Chiến Quốc Cộng do Hồ Chí Minh phát động và kéo dài cho tới ngày nay là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử và đã cướp đi sinh mạng của ít nhất là năm triệu người Việt. Đây là tội ác lịch sử của Hồ Chí Minh và Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Sau khi chiếm được một nửa đất nước vào năm 1954, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Nhận chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế để giải quyết vấn đề cách mạng (vô sản) tại Việt Nam, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Những lời thú nhận trên đủ để chứng minh chính Hồ Chí Minh đã phát động Cuộc Chiến Quốc Cộng theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế. Người Việt quốc gia, tức dân tộc Việt Nam, đã và còn đang tiếp tục chiến đấu diệt cộng không phải do một thế lực quốc tế nào uỷ nhiệm mà vì trách nhiệm đối với quê hương. Người Mỹ chỉ tham gia, viện trợ và cam kết giúp người Việt quốc gia trong Cuộc Chiến Quốc Cộng kể từ năm 1954 khi họ nhận thấy hiểm hoạ bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á - một vùng có lợi ích kinh tế và chính trị lâu dài của Hoa Kỳ - thông qua bọn tay sai Việt Cộng. Tuy nhiên, sau khi đạt được thoả thuận với Trung Cộng và thấy không còn nguy cơ bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á nữa, người Mỹ rút lui và chấm dứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH vào năm 1973. Đó là tinh thần thực dụng và duy lợi của những người làm chính sách của Hoa Kỳ bất kể đạo đức chính trị và những lời cam kết long trọng của năm vị tổng thống Hoa Kỳ trong quyết tâm giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăng của Việt Cộng Miền Bắc. Người Mỹ đã rút khỏi cưộc chiến nhưng người Việt quốc gia, tức toàn dân Việt Nam, vẫn tiếp tục Cuộc Chiến Quốc Cộng cho tới khi nào thanh toán xong Băng Đảng Việt Gian Cộng Sản. Đây là nhiệm vụ lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Cuộc chiến xâm lăng VNCH nằm trong chủ trương bành trướng của Đệ Tam Quốc Tế xuống vùng Đông Nam Á được uỷ nhiệm cho Đảng CSVN. Năm 1976, trong một cuộc họp nội bộ, Lê Duẩn, Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tuyên bố: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam”. Ngoài ra, tờ Sài Gòn Giải Phóng, một tiếng nói chính thức của Đảng CSVN, đã tự khai như sau: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tín cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi”. Những lời tự thú trên của Lê Duẩn và của tờ Sài Gòn Giải Phóng là những bằng chứng hùng hồn, hiển nhiên, không thể chối cãi rằng chính danh của “bộ đội Cụ Hồ” là lính đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, cho Trung Cộng và Liên Xô. Với bản chất là lính đánh thuê chuyên nghiệp cho ngoại bang, “bộ đội Cụ Hồ” chưa bao giờ chiến đấu vì tổ quốc Việt Nam. Những người “bộ đội” này không có chỗ đứng trong dòng lịch sử chính thống của dân tộc; chỗ đứng của họ là ở trong lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam, một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế.

Những phân tích trên đây đã chứng minh rằng trong Cuộc Chiến Quốc Cộng, người lính VNCH cầm súng đi chiến đấu để bảo vệ quê hương Miền Nam, chống lại cuộc xâm lăng của Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho Chi Bộ Cộng Sản Việt Nam. Và, người “bộ đội Cụ Hồ” cầm súng đi đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế dưới chiêu bài đi làm nhiệm vụ quốc tế vô sản để thực hiện lý tưởng đại đồng của chủ nghĩa cộng sản như Hồ Chí Minh đã xuất khẩu mấy câu thơ một cách ngông cuồng, hỗn xược khi một lần y đi ngang qua đền thờ Đức Thánh Trần tại Vạn Kiếp: “…Bác đưa một nước qua nô lệ. Tôi dẫn năm châu tới đại đồng…”

II – Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Đã Bại Trận và Quân Đội Cộng Sản Đã Thắng Trận .

Trong sách Binh Thư Yếu Lược của Đức Thánh Trần có đoạn ghi rõ: “Từ xưa các trường hợp nhờ quân ta rối loạn mà địch được thắng lợi đếm không xuể. Quân ta rối loạn đem lại thắng lợi cho địch có nghĩa là quân ta tự tan vỡ, chớ không phải địch đánh thắng ta. Nếu sĩ tốt tự rối loạn, dẫu là tướng tài cũng phải chịu nguy hại, như thế không còn nghi ngờ gì nữa”.

Nếu theo sát những biến chuyển quân sự trong 50 ngày trước ngày 30-4-1975, người ta rất dễ nhận thấy đã có những cuộc hoảng loạn (panic) được tạo ra bằng nhiều cách để làm tan rã hàng ngũ phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Trong suốt thời gian này, hai đài phát thanh quốc tế BBC và VOA đã liên tiếp hai buổi mỗi ngày, sáng và tối, loan truyền những tin tức gây chấn động kinh hoàng làm hoảng loạn tinh thần quân dân VNCH, góp phần làm tan rã nhanh chóng hàng ngũ QLVNCH để mang lại thắng lợi cho quân CS. Tại nhiều nơi, hàng ngũ phòng thủ của QLVNCH đã bị tan rã trước khi quân CS tới chiếm. Sau này, chính Việt Cộng đã thú nhận chúng cũng không tin chúng có thể đoạt được thắng lợi trong ngày 30-4-1975. Chúng đã ước tính ít nhất phải đến năm 1977, chúng mới có thể chiếm được Miền Nam với điều kiện là Hoa Kỳ cắt đứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH và chúng vẫn tiếp tục nhận được đầy đủ tiếp viện và yểm trợ của khối cộng sản.

Về địa hình quân sự, lãnh thổ VNCH hẹp chiều ngang. Do đó, rất dễ lập những tuyến phòng thủ hàng ngang vững chắc, kế tiếp nhau chạy dài từ bắc vào nam để chặn đứng những cuộc tấn công quy ước vào lãnh thổ VNCH từ hướng bắc. Muốn tấn công một tuyến phòng thủ như vậy, địch quân phải có một hoả lực vượt trội và một quân số đông hơn ít nhất gấp ba lần quân phòng thủ. Điều này được thấy rõ trong trận đánh duy nhất và cuối cùng trong tháng 4-1975 tại Mặt Trận Xuân Lộc. Sư Đoàn 18 Bộ Binh của QLVNCH cùng với những đơn vị tăng phái đã chặn đứng mũi tấn công của Quân Đoàn 4 Bắc Việt gồm ba Sư Đoàn 6, 7, 341 cộng thêm Sư Đoàn 7 của Việt Cộng tại Miền Nam cùng với một số đơn vị pháo binh và thiết giáp tăng phái đang tiến về hướng Sài Gòn. Trong thời gian 12 ngày đêm, từ ngày 8 đến 20-4-1975, bốn sư đoàn chính quy cộng sản cùng với quân tăng phái đã liên tiếp mở những đợt tấn công biển người ác liệt, đẫm máu với chiến thuật “tiền pháo hậu xung” nhưng chúng không thể chọc thủng được tuyến phòng thủ của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Chúng đã phải thay thế ngay tại mặt trận Tướng Tư Lệnh Hoàng Cầm bằng Tướng Trần Văn Trà. Cuối cùng, chúng vẫn phải đoạn chiến với SĐ 18 BB. Chúng để Sư Đoàn 7 VC ở lại cầm chân SĐ18 BB và tìm cách đi vòng áp sát vào Thủ Đô Sài Gòn.

Với Trận Xuân Lộc, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Sư Đoàn 18 Bộ Binh cùng các đơn vị tăng phái đã chứng minh cho thế giới thấy tướng lãnh, sĩ quan QLVNCH là những cấp chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường và những người lính QLVNCH là những chiến binh có tinh thần chiến đấu cao và rất thiện chiến trong những trận đánh quy ước. Nếu không có những cuộc hoảng loạn được tạo ra để làm tan rã hàng ngũ QLVNCH, những tuyến phòng thủ vững chắc của QLVNCH kế tiếp nhau suốt theo chiều dài của lãnh thổ từ bắc vào nam đã dễ dàng chặn đứng và đánh bại những cuộc tấn công quy ước của quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc trong tháng 4/1975. Và có thể quả quyết Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà không thể bị đánh bại trong 50 ngày.

Tác giả Phillip B. Davidson - trong bài viết có tựa đề “Xuan Loc Battle” - đã đánh giá Trận Xuân Lộc là một trong những trận đánh có tầm vóc hùng sử ca trong hai cuộc chiến Đông Dương. “The Battle for Xuan Loc produced one of the epic battles of any of the Indochinese wars.”

Những sự kiện trên đây đã chứng minh: chính là vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị làm cho tan rã để mang lại thắng lợi cho Quân Đội Cộng Sản Miền Bắc chứ không phải Quân Đội Cộng Sản Miền Bắc đã đánh thắng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong ngày 30-4-1975. Ngoài ra, theo binh thư, khi một đoàn quân xâm lược chỉ chiếm được đất, chiếm được thành mà không chiếm được lòng dân, đoàn quân đó không phải là đoàn quân chíến thắng mà chính danh là một đoàn quân cướp của giết người, một đoàn cộng phỉ. Trong 50 ngày trước ngày 30/4/1975, khi quân cộng sản tiến tới đâu, người dân Miền Nam kéo nhau bỏ chạy tới đó suốt từ bắc vào nam và bị chúng đưổi theo bắn giết rất dã man. Chỉ riêng trên Tỉnh Lộ 7B từ Pleiku tới Tuy Hoà, trong chín ngày đêm, quân Việt Cộng đã đuổi theo, pháo kích giết chết hơn 160,000 đồng bào gồm người già, đàn bà và trẻ nhỏ. Khi chúng chiếm được cả Miền Nam, người dân không còn đất để chạy nữa, họ kéo nhau lao ra biển bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Các hãng thông tấn quốc tế thời đó đã gọi những cuộc chạy giặc này là những cuộc “bỏ phiếu bằng chân”.

Thực tế đã chứng minh suốt 36 năm nay và sẽ không bao giờ Việt Cộng có thể chiếm được lòng người dân Miền Nam dù rằng chúng luôn luôn kêu gọi “hoà hợp hoà giải”. Đối với người dân Miền Nam, đoàn quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc chỉ là một bọn giặc: “Giặc từ Miền Bắc vô Nam; bàn tay nhuốm máu đồng bào”. Do đó, xét về bất cứ phương diện nào, đoàn quân Cộng Sản Miền Bắc cũng không phải là đoàn quân chiến thắng trong ngày 30-4-1975 như chúng reo hò và được bọn phản bội và phản chiến phụ hoạ suốt 36 năm nay để lừa bịp lịch sử. Chúng chỉ là một bọn lính đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, cho Liên Xô và Trung Cộng, một bọn “giặc cờ đỏ” đi cướp của giết người và là công cụ của một băng đảng chuyên nghề đi cướp chính quyền bằng “bạo lực cách mạng vô sản”, tức bằng khủng bố. Cái mà chúng hô hoán là “Đại Thắng Mùa Xuân” trong ngày 30-4-1975, thực chất, chỉ là chuyện “chó ngáp được ruồi”.

III - Cuộc Chiến Việt Nam Đã Vĩnh Viễn Chấm Dứt Kể Từ Ngày 30-4-1975

Khi thấy quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc đã chiếm được lãnh thổ VNCH nhưng không chiếm được lòng người dân Miền Nam và QLVNCH bị làm cho tan rã, người ta đã vội tin rằng Cuộc Chiến Quốc Cộng đã vĩnh viễn chấm dứt vào ngày 30-4-1975, đã “đi vào tiền kiếp”… Đây là cách nhìn cuộc chiến tại Việt Nam trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu và sau khi người Mỹ đã rút đi và chấm dứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH. Nhưng nếu nhìn kỹ Cuộc Chiến Quốc Cộng trong bối cảnh vận động của dòng lịch sử chính thống của Việt Nam trong giai đoạn cận đại, người ta sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng tại Việt Nam chưa bao giờ chấm dứt mà vẫn còn đang tiếp diễn dưới nhiều hình thái phù hợp với thế và lực của người Việt quốc gia, tức toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, trong giai đoạn mới của cuộc chiến.

Lịch sử là một dòng vận động liên tục không đứt đoạn và có tính tiếp nối. Ngày 30-4-1975 chỉ là một dấu mốc của lịch sử. Nó đánh dấu điểm bắt đầu của một giai đoạn mới trong Cuộc Chiến Quốc Cộng. Cuộc chiến này chỉ chấm dứt khi toàn dân Việt Nam thanh toán xong Băng Đảng CSVN và đất nước Việt Nam thật sự có một nền hoà bình công chính trong đó mọi công dân được hưởng đầy đủ những quyền căn bản của con người về dân quyền và nhân quyền trong một chính thể dân chủ tự do như dưới Chế Độ Việt Nam Cộng Hoà mà toàn dân Miền Nam đã dày công xây đắp trong suốt 20 năm bất kể sự phá hoại triền miên từng giây, từng phút, từng giờ trong chiến tranh du kích phá hoại do Hồ Chí Minh phát động theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế để “giải phóng Miền Nam” dù phải “đốt cháy dãy Trường Sơn”.

Kể từ ngày 26-10-1955, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Miền Nam Việt Nam, về cơ bản, đã xây dựng được một chính thể dân chủ hiện đại với ba nghành hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập với quyền lực cân bằng và kiểm soát lẫn nhau. Đây là một sự kiện lịch sử mà 34 năm sau, năm 1989, Tiến Sĩ Francis Fukuyama - trong một bài tiểu luận nổi tiếng có tựa đề “The End of History” được viết sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ và hệ thống cộng sản bắt đầu tan rã - đã nhận định rằng: “Cái mà chúng ta đang chứng kiến có thể không chỉ là sự kết thúc của Cuộc Chiến Tranh Lạnh hay của một giai đoạn đặc biệt của lịch sử hậu chiến, mà là sự cáo chung của lịch sử theo nghĩa: là điểm chấm dứt của sự tiến hoá về ý hệ của nhân loại và sự phổ cập hoá nền dân chủ phóng khoáng Tây Âu như là hình thức chính quyền sau cùng của nhân loại”. “What we may be witnessing is not just the end of the Cold War or the passing of a particular period of postwar history, but the end of history as such: that is, the end point of mankind’s ideological evolution and the universalization of Western liberal democracy as the final form of human government…” Xét theo nhận định trên đây của Tiến Sĩ Francis Fukuyama, chính thể cộng hoà mà Miền Nam Việt Nam đã lựa chọn cách đây 56 năm chính là cái đích cuối cùng mà nhân loại văn minh ngày nay đang đi tới.

Ngoài ra, cũng trong một tiểu luận nổi tiếng liên quan đến tiến trình dân chủ của nhân loại có tựa đề “Democracy’s Third Wave” viết năm 1991, Tiến Sĩ Samuel P. Huntington đã chia tiến trình dân chủ hoá của nhân loại thành ba làn sóng: Làn sóng thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1820 đến năm 1926, kéo dài gần một thế kỷ; làn sóng thứ hai bắt đầu từ khi chấm dứt Thế Chiến II cho đến đỉnh cao nhất vào năm 1962; làn sóng thứ ba bắt đầu từ giữa thập niên 1970 đến nay và còn đang tiếp diễn. Căn cứ vào sự phân chia này, tiến trình dân chủ hoá của VNCH - bắt đầu từ ngày 26-10-1955 - thuộc làn sóng thứ hai. Trong khi đó, các quốc gia như Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Nam Dương… chỉ bắt đầu dân chủ hoá kể từ giữa thập niên 1970 trở đi, tức thuộc làn sóng thứ ba. Điều này chứng tỏ rằng, mặc dù đất nước ở trong tình trạng chiến tranh, VNCH đã thiết lập được chính thể dân chủ tự do trước các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á trên, dưới 20 năm.

Trong Chế Độ Việt Nam Cộng Hoà, tất cả các quyền căn bản về nhân quyền và dân quyền được luật pháp bảo vệ. Người dân có tất cả các quyền tự do về kinh tế, chính trị đối lập, sinh hoạt đảng phái, bầu cử, ứng cử, thông tin, ngôn luận, báo chí, tôn giáo, cư trú, di chuyển… và đặc biệt là quyền tự do tư tưởng. Các trường đại học ở Miền Nam có quyền tự trị đại học như các đại học Âu Mỹ. Các giáo sư đại học được tự do giảng dạy tất cả các học thuyết kể cả học thuyết cộng sản. Đại học ở Miền Nam là một thế giới hàn lâm không ai được quyền can thiệp. Nền dân chủ non trẻ của Việt Nam Cộng Hoà còn nhiều khiếm khuyết, nhưng cơ bản là một thể chế chính trị đặt trên những nền tảng tiến bộ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại. Băng Đảng Việt Cộng đã phạm tội đối với lịch sử khi chúng tiêu diệt thể chế chính trị dân chủ này sau ngày 30-4-1975.

Ngày hôm nay, chỉ những kẻ đồng loã với tội ác lịch sử của Đảng CSVN mới nguỵ biện rằng vì dân trí người Việt còn thấp nên chưa thể thực thi được dân chủ tại Việt Nam. Theo tổ chức Freedom House, hiện nay đã có 123 trong số 194 quốc gia trên thế giới theo chính thể dân chủ và con số này đang tiếp tục tăng lên cùng với hai nước Tunisie và Ai Cập mới đây…Cũng theo tổ chức Freedom House, Việt Nam bị xếp vào loại quốc gia độc tài, lạc hậu, người dân không có quyền chính trị và không có dân quyền. Băng Đảng CSVN đã và đang kéo dân tộc lùi lại cả thế kỷ. Chính chúng cũng phải thú nhận: “đất nước còn đang tụt hậu”. Đây là một tội đại hình đối với lịch sử. Tội này không thể tha được.

Không một chính thể cộng hoà nào khi mới thành lập mà được hoàn chỉnh ngay. Sau Cuộc Cách Mạng 1779, Cộng Hoà Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được thành lập với Bản Hiến Pháp năm 1787. Để hoàn chỉnh thể chế chính trị dân chủ này, Quốc Hội Hoa Kỳ đã liên tiếp thông qua 27 bản tu chính hiến pháp. Sau Cuộc Cách Mạng 1789, nước Pháp đã trải qua 5 nền cộng hoà mới được như ngày nay. Đây là hai chính thể cộng hoà dân chủ đầu tiên, tiêu biểu nhất của nhân loại đã phải mất hơn hai trăm năm để hoàn chỉnh mới phát huy được những giá trị của dân chủ và tự do như ngày nay. Chế Độ Việt Nam Cộng Hoà chỉ mới xây dựng và phát huy những giá trị của dân chủ và tự do được 20 năm và còn đang trên tiến trình hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhà văn Dương Thu Hương, sau ngày 30-4-1975, khi đó còn là một đảng viên cộng sản, đã được chứng kiến tận mắt những sinh hoạt dân chủ tự do và nền kinh tế phồn thịnh của VNCH, đặc biệt là tại Thủ Đô Sài Gòn, đã phải ngồi xuống vỉa hè giữa thành phố, ôm mặt khóc “như cha chết” mà than:

“Bọn man rợ đã thắng người văn minh.”

Trong lịch sử nhân loại, những bọn man rợ đã nhiều lần thắng người văn minh nhưng cuối cùng, người văn minh đã thắng lại như trường hợp của Hy Lạp mà thi hào Horace đã viết:

“La Grèce vaincue vainquit son farouche vainqueur.”
(Hy Lạp thua trận đã chiến thắng quân thắng trận hung rợ.)

Cứ nhìn kỹ những gì đã và đang diễn tiến tại Việt Nam sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng còn đang tiếp diễn.

 Bất chấp bị cấm đoán, đàn áp, bắt bớ và tù đày, công nhân các xí nghiệp trong khắp nước thường xuyên biểu tình hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người kiên trì đòi tăng lương, đòi cải tiến điều kiện làm việc và thành lập các nghiệp đoàn tự do để bảo vệ quyền lợi của công nhân.

 Bất chấp bị đàn áp và khủng bố dã man, những đoàn nông dân hàng nhiều trăm người trong khắp nước thường xuyên đi biểu tình kiên trì trong nhiều năm nay để tố cáo tham nhũng, đòi đất nông nghiệp và thổ cư đã bị bọn phỉ quyền cướp đoạt đem bán.

 Tại rất nhiều địa phương từ nam ra bắc, đã có những cuộc nổi dậy của hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn nông dân như cuộc nổi dậy của nông dân trong toàn tỉnh Thái Bình đã dài kéo dài trong ba tháng, từ tháng 4 đến tháng 7-1997. Cuộc nổi dậy này đã bị CS đàn áp dã man và bưng bít rất kỹ, không một tin tức nào lọt được ra ngoài. Sau này, người ta đã điều tra và được biết cuộc nổi dậy này đã được tổ chức rất quy mô và đã bị đàn áp đẫm máu như một tiểu Thiên An Môn. Đây là những cuộc nổi dậy chống thuế, chống cường quyền, chống cướp đất… Trong những cuộc nổi dậy này, nông dân đã bao vây, chiếm giữ các trụ sở của nguỵ quyền, bắt giam các quan chức tham nhũng, ác ôn côn đồ để hỏi tội và đòi hỏi công lý.

 Bất kể bị đàn áp điên cuồng và khủng bố dã man, các tôn giáo - công giáo, tin lành, phật giáo, cao đài, hoà hảo - trong khắp nước đã và đang đồng loạt đứng lên đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do hành đạo và kiên trì đòi trả lại các bất động sản đã bị chiếm đoạt.

 Bất chấp bị đàn áp dã man, thanh niên, sinh viên, học sinh đã tổ chức những cuộc biểu tình chống nguỵ quyền Việt Cộng đã dâng đất, biển và đảo cho Trung Cộng.

 Các nhà hoạt động dân chủ, những nhà trí thức, các giáo sư, các luật gia, các nhà văn, những người cộng sản ly khai, những người cộng sản đã tỉnh ngộ và các bloggers… đã đồng loạt lên tiếng công khai đòi hỏi những điều cấm kỵ nhất đối với Việt Cộng như tổ chức bầu cử tự do; tự do ngôn luận; tự do lập hội, lập đảng; xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản; xoá bỏ hiến pháp; xoá bỏ chế độ độc tài toàn trị và thay thế bằng một thể chế dân chủ tự do, đa nguyên, đa đảng…

 Hàng triệu người lên mạng Internet hàng ngày để theo rõi, phát biểu, đòi hỏi, tranh đấu… cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam.

 Mới đây nhất, hiệu ứng của các Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai Cập đã lan tới Việt Nam. Khối 8406 của Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Cao Trào Nhân Bản của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã chính thức và công khai đưa ra lời kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình để lật đổ chế độ cộng sản. Qua mạng Internet, thanh niên, sinh viên học sinh trong toàn quốc đã kêu gọi đồng bào chuẩn bị xuống đường biểu tình đồng loạt trong cùng một thời điểm tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Phòng … để lật đổ nguỵ quyền Việt Cộng.

Trên đây là những đám lửa đã và đang bùng cháy trong khắp nước báo hiệu một trận bão lửa sẽ nổ ra khi người dân bị dồn đến bước đường cùng. Với lợi thế về chính trị và ngoại giao trên chính trường quốc tế, ba triệu người Việt tại hải ngoại đã và đang tiếp tay tích cực yểm trợ về tinh thần và vật chất cho cuộc chiến đấu vì dân chủ và tự do của đồng bào trong nước.

Khi chúng tôi viết những dòng này, Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Libya đang bị đàn áp đẫm máu gây chấn động thế giới. Ngày 26-2-2011, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thông qua, với số phiếu thuận 15-0, một nghị quyết trao cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để điều tra và truy tố Đại Tá Gadhafi về tội ác chống nhân loại. Ngày 3-3-2011, Công Tố Viên Luis Moreno-Ocampo của Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã tuyên bố: “Nhà lãnh đạo Libya Gadhafi cùng các con trai và một số nhân vật thân cận sẽ bị điều tra vi phạm tội ác chiến tranh chống lại loài người”. Ông nhấn mạnh: “Không ai được phép tấn công và tàn sát thường dân… khi họ biểu tình ôn hoà”. Đây là một cảnh báo nghiêm khắc cho những tên đầu sỏ Việt Cộng nếu chúng đàn áp gây đổ máu trong Cuộc Cách Mạng Hoa Mai của đồng bào chúng ta tại Việt Nam trong tương lai.

Đứng trước Cuộc Chiến Quốc Cộng trong giai đoạn một mất một còn hiện nay, Băng Đảng Việt Cộng đang tung ra những đòn khủng bố khốc liệt đối với những nhà hoạt động dân chủ trong nước bằng cách theo dõi, thẩm vấn, bao vây, truy bức, bắt giam, bỏ tù, tạo ra những tai nạn giết người… Nhưng thực tế cho thấy chúng càng điên cuồng khủng bố dã man bao nhiêu, phong trào tranh đấu cho dân chủ, tự do trong nước càng phát triển vững mạnh bấy nhiêu theo đúng quy luật: “ở đâu có đàn áp, ở đó có đấu tranh”.

Ngày 30-4-1975 là ngày mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đoạt được thắng lợi ở điểm cao nhất. Nhưng cũng kể từ ngày này, uy tín của chúng đã tuột dốc một cách thê thảm, không còn cách gì có thể gượng lại được nữa bởi vì cái mặt nạ che đậy cái bản chất Việt gian bán nước của chúng đã rớt xuống. Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày hôm nay chỉ còn là cái xác không hồn, đã mất hết niềm tin của toàn dân Việt Nam kể cả đa số đảng viên cộng sản như chúng đã thú nhận. Ngày hôm nay, Băng Đảng CSVN không còn khả năng cai trị đất nước bằng luật pháp mà chúng chỉ khủng bố người dân bằng công an và nhà tù. Đây là kiểu thống trị của quân man rợ. Chúng đã phải thú nhận rằng hàng ngũ của chúng từ bên trên và từ bên trong đang tự diễn biến, tự chuyển hoá để tự huỷ diệt. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố không thể thay đổi được, chúng sẽ còn tiếp tục hô to khẩu hiệu: “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Bách Chiến Bách Thắng Muôn Năm” cho tới 15 phút cuối cùng trước khi bị toàn dân Việt Nam mang ra xử tội như người dân Romania đã xử tử vợ chồng Nicolea Ceausescu, chủ tịch đảng Cộng Sản Romania, đã bị bắt lại sau khi tìm cách chạy chốn bằng trực thăng. Đây là số phận tương lai dành những tên đầu sỏ Việt Cộng còn tiếp tục ngoan cố.
 
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có quyền tin tưởng một cách logic rằng Cuộc Chiến Quốc Cộng đang đi vào giai đoạn kết thúc. Số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ Việt Cộng đã được quyết định, vấn đề còn lại chỉ là khi nào và bằng cách nào. Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ thắng trận quyết định cuối cùng. Dân tộc Việt Nam sẽ được hưởng một nền hoà bình công chính với đầy đủ nhân quyền và dân quyền. Và để tiếp nối tính liên tục không gián đoạn của dòng lịch sử chính thống của dân tộc, nền Đệ Tam Việt Nam Cộng Hoà sẽ được toàn dân Việt Nam lựa chọn phù hợp với chiều hướng vận động của dòng lịch sử của dân tộc và với xu thế dân chủ tự do của nhân loại văn minh.

Đỗ Ngọc Uyển .
(Khoá 4 Thủ Đức/ Binh Chủng TT)
Tháng 3 năm 2011.
Sanjose, California .


Tài liệu tham khảo:

-
 Nhất Cá Việt Nam Dân Tộc Chủ Nghĩa Đích Nguỵ Trang Giả của Tưởng Vĩnh Kính - bản dịch của Nguyễn Thượng Huyền với tựa Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California, Nxb Văn Nghệ, 1999

- Binh Thư Yếu Lược của Trần Quốc Tuấn

- http://www.vn.net/article..php/20060607075138128 - Sư Đoàn 18 Bộ Binh và những ngày tử chiến tại Xuân Lộc - Phạm Đinh.

- http://xuanloc75.blogspot.com/2009/09/xuan-loc-battle-phillip-b-davidson-html. - Xuan Loc Battle – Phillip B. Davidson

- Viet Nam, Qu’as-Tu Fais De Tes Fils? – Pierre Darcourt

-http://www.bbc.co.uk//vietmese/Vietnam/story/2008/01/080102_thaibinh1997anniversary.shtm. - Từ Thái Bình 1997 đến biểu tình 2007

- De la Democratie en Amérique của Alexis de Tocqueville - bản dịch của Phạm Toàn với tựa Nền Dân Trị Mỹ

- http://deomoc.net/ Freedom House: Freedom in the World 2010: Erosion of Freedom intensifies

- http://wesjones.com/eoh.htm - The End of History – Francis Fukuyama

- https://netfiles.uiuc.edu/fesnic/241/Huntington_Third_Wave.pdf. - Democracy’s Third Wave – Samuel P. Hunting

- Chính Đề Việt Nam của Tùng Phong (Ngô Đình Nhu?)

- The Boston Globe Online: UN, World further isolate Libya’s Gadhafi – by Anita Snow – Associated Press / February 27, 2011

Friday, March 29, 2013

Tôi gọi họ là Anh Hùng

Tôi gọi họ là Anh Hùng

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc (theo cách gọi của tác giả Huy Đức) đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” như tôi từng chứng minh trong 2 bài “Những sự thật cần phải biết - phần 1” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...
Cứ mỗi độ xuân về, những ngày tháng 3 cho đến cuối tháng 4, đã gần 40 năm qua chúng ta thường được nghe những luận điệu lặp lại của những người cộng sản chuyên nghề ngậm máu phun người và làm thí ít mà báo cáo láo thì nhiều về cái gọi là “Chiến thắng lẫy lừng” thì tôi lại phải xuống bút.
Có lẽ tôi không cần phải nói lại về bản thân tôi vì tôi chẳng có cái gốc “Ngụy” để mà đi “chống phá” cách mạng. Nhưng tôi thấy cần phải luận anh hùng với đôi dòng để bạn đọc thấy trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...
Tại sao tôi nói như vậy? Vì trong cuộc chiến phi nghĩa mà cộng sản gây ra khiến nhân dân điêu linh (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 13”) thì kẻ thắng đã được đặt vào thế “được thắng”, còn người “thua” thì thực tế họ không thua mà họ đang thắng trong lòng chúng tôi, những người dù sinh sau đẻ muộn.
Một chế độ nào cũng có những khuyết điểm, Việt Nam Cộng Hòa không là ngoại lệ, nhưng ở chế độ đó con người đúng nghĩa là con người, ở đó con người không phải con vật, con thú cho nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm như chế độ tôi đang phải sống. Điều này tôi đã chứng minh ở “Những sự thật cần phải biết - phần 2”. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng tôi không có ý ca ngợi VNCH một cách vô lý. Trong con mắt của tôi, đó là một chế độ đáng sống hơn vạn lần so với cộng sản ngày nay. Và nếu được cho lựa chọn thì tôi sẽ quay ngược thời gian về làm người lính VNCH – vì với tôi họ là “Anh Hùng”!
Đã cuối tháng 3 gãy súng (theo lời tác giả Cao Xuân Huy) của gần 40 năm sau cuộc chiến mà ở đó những người anh hùng đã gục xuống vì chính nghĩa. Họ đã gãy súng nhưng họ thực sự là anh hùng. Hãy bình tĩnh nhìn lại họ để xem những gì tôi gọi họ - những người lính VNCH là anh hùng có gì sai không?
Thứ nhất, trong khuôn khổ bài 1,2 “Những sự thật cần phải biết” tôi đã chứng minh rằng: VNCH không phải là “ngụy” và những người lính VNCH phải gục ngã vì họ bị ép phải thua và không còn khả năng để chiến đấu. Họ không thể dùng tay không đánh nhau với đoàn quân đông đảo có vũ khí, đạn dược áp đảo đang tiến theo thế cờ chính trị. Như vậy họ không phải là những người bại trận. Trên thực tế họ bị ép phải “thua”.
Thứ hai, với khẩu hiệu “tổ quốc – danh dự - trách nhiệm” thì quân lực VNCH đã chiến đấu cho tự do miền nam hơn 20 năm trời. Họ không phải là những kẻ đi gây chiến, xâm lược nước khác, khủng bố như cộng sản (Xin xem thêm “những sự thật cần phải biết - phần 3,4”). Vậy cớ sao họ vì an ninh, vì quốc gia mà chiến đấu không thể gọi họ là anh hùng?
Thứ ba, nhìn lại cuộc chiến VNCH và VNDCCH thì ai cũng thấy gương của những ông tướng dám tuẫn tiết theo thành như trường hợp của tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng... Vậy ai còn có thể nói quân lực có những người anh hùng đó không anh hùng? Dám chết cho lý tưởng của mình, dám chết vì thấy rằng mình dù bị ép thua nhưng cũng có trách nhiệm trong nỗi đau đó có thể gọi là anh hùng không? Có! Rất xứng đáng gọi họ là những anh hùng.
Thứ tư, khi so sánh với quân đội nhân dân VN hiện nay tôi càng thấy sự khác biệt của những người anh anh hùng và những kẻ “tự phong anh hùng”. Nếu quân lực VNCH có Ngụy Văn Thà và đồng đội sẵn sàng hi sinh vì biển đảo tổ quốc thì quân đội nhân dân cộng sản không dám “ho” một tiếng với Trung cộng bắn ngư dân và con “tri ân” giặc như một đứa con nít đang xu nịnh đám giang hồ mất nết. Vậy ai là anh hùng các bạn cũng đã biết rồi chứ?
Thứ năm, sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng triệu người lính VNCH còn kẹt lại ở VN chịu thương tật, không ai giúp đỡ, không có lương hưu nhưng họ vẫn sống thẳng thắn và điềm đạm. Trong khi đó quân đội cộng sản tự cho mình là anh hùng thì lại vì cái sổ hưu mà đang cố bám lấy cái đảng khủng bố, độc tài và chịu làm thân nô lệ cho Tàu. Vậy ai là anh hùng? Xin giành sự suy ngẫm này cho chính các vị tướng già quân đội cộng sản.
Còn rất nhiều bằng chứng nhưng tôi xin chỉ nêu 5 điều chính cho thấy những người mà tôi gọi là anh hùng – những người lính VNCH là hoàn toàn có cơ sở. Cuộc chiến mà họ phải thua dù họ có chính nghĩa không có ý nghĩa. Điều ý nghĩa đọng lại cho mãi sau này đó là họ đã từng là những người anh hùng, họ xứng đáng được tôn vinh và quan trọng hơn họ đang thắng trong cuộc chiến trong lòng con dân Việt Nam!
Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu!
 
28/03/2012
 

Hanoi's War & Nguyễn Thị Liên Hằng

Hanoi's War & Nguyễn Thị Liên Hằng
Nguyễn Mạnh Trinh
Một cuốn sách mới về lịch sử chiến tranh Việt Nam của một nữ giáo sư sử học Hoa kỳ gốc Việt Nam xuất bản trong năm vừa qua đã đoạt giải thưởng Edward M. Coffman năm 2012. Tác phẩm ”Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Việt Nam” và tác giả Nguyễn Thị Liên Hằng.

Giải Edward M. Coffman là một giải thưởng hàng năm về sử học của The Society for Military History cho những tác phẩm đầu tay của những tác gỉa trong nội dung hòa hợp được những vấn đề liên quan với xã hội, chính trị, kinh tế, và lịch sử ngoại giao. Giải thưởng được lấy tên của một Professor Emeritus của đại học University of Wisconsin - Madison, Edward M. Coffman, một quân sử gia nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Nguyễn Thị Liên Hằng là giáo sư sử học của đại học University of Kentucky, tốt nghiệp Ph. D. tai đại học Yale và đã được nhiều fellow ship trong đó có fellow - ship Fubright về Việt Nam khảo cứu trong hai năm 2001 và 2002. Cô di tản khỏi Việt Nam khi mới được 5 tháng và trong giờ chót thứ 25 của thành phố Sài Gòn trước khi bị thất thủ.

Cô là giáo sư dạy về lịch sử bang giao quốc tế của Hoa Kỳ đặc biệt là chú trọng vào vùng Đông nam Á, nhất là thời kỳ chiến tranh lạnh, tác phẩn Hanoi’s War là tác phẩm đầu tiên. Tác phẩm thứ hai đang viết với những khám phá về hệ thống quốc tế của phong trào phản chiến trong thời kỳ chiến tranh cũng như vai trò và vị trí của những khuôn mặt nổi bật của một thời ngoại giao với những tài liệu khảo sát từ văn khố Hoa Kỳ và các nước Âu Châu.

Chiến tranh Việt Nam chiếm một phần quan trọng trong quân sử Hoa kỳ. Một cuộc chiến với nhiều bí ẩn và từ từ được lộ ra từ những văn kiện bí mật của văn khố các quốc gia liên quan đến cuộc chiến. Hàng trăm cuốn sách phân tích về cuôc chiến này với nhiều khuynh hướng đặt trong bối cảnh của quan điểm chính trị riêng biệt. Trong khi hầu như là hầu hết các sử gia nghiên cứu về chiến tranh Việt nam đều chú trọng vào nguyên ủy sự can thiệp của Hoa Kỳ và Mỹ hóa những xung đột tạo ra, Nguyễn Thị Liên Hằng lại chú ý trước tiên đến những quan hệ quốc tế mà các nhà lãnh đạo Bắc Việt theo đuổi cuộc chiến và Hoa kỳ đã can thiệp vào sau đó. Những chuyện kể đầy tính xác định đã dẫn dắt độc giả đi từ nơi chốn đầy bùn sình của đồng bằng sông Cửu Long đến nơi chốn đã bị bom đạn tàn phá của bình nguyên sông Hồng, từ những hành lang đầy quyền lực ở Hà Nội và từ Sài Gòn đến tòa Bạch Ốc của tổng thống Richard Nixon, và từ nơi hòa hội ở Paris đến những hội nghị cao cấp ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, tất cả những khám phá cho thấy hòa bình không có một chút hy vọng nào ở Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, những siêu cường đã có ảnh hưởng rất lớn đến chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam.

“Chiến tranh của Hà Nội” đã tỏ lộ ra rất hiển nhiên những vận động không chính thức với những người được coi là kẻ thù trong Thời kỳ chiến tranh lạnh và biểu hiện rằng cuôc chiến đấu trong bàn hội nghị để tìm kiếm hòa bình cũng ngập máu và chiều rộng có mực độ lớn hơn điều được tiên liệu. Dùng những tài liệu văn khố mà từ trước tới nay chưa được hé lộ của Bộ Ngoại Giao Việt Nam sau thời kỳ đổi mới và cùng với những tài liệu từ văn khố các quốc gia khác có liên quan đến chiến tranh Việt Nam trên cả thế giới, tác giả Nguyễn Thị Liên Hằng đã bộc lộ ra một chính sách chiến tranh của Bắc Việt: gây ra chiến tranh và tạo dựng hòa bình, không những của nhà cầm quyền Bắc Việt mà còn cả của chính phủ Nam Việt Nam, Nga Xô Viết, Trung Cộng và Hoa Kỳ để tạo thành một bối cảnh toàn diện của cuộc chiến ở mức độ thế giới.

Tác giả đã viết Hanoi’s War như một cách thế để đập tan các huyền thoại về Việt Nam: ”Trong nhiều vấn đề rút ra từ những bài học ở Việt Nam và áp dụng vào Afganistan, đó là lịch sử của chiến tranh Việt Nam thường bị hiểu lầm hoàn toàn. Lịch sử của cuộc chiến này liên tục thay đổi khi có bằng chứng mới xuất hiện, đặc biệt từ phía bên kia. Do không chú ý nhiều về việc tìm hiểu động cơ của kẻ thù, các động lực bên trong và các mối quan hệ đối ngoại, chúng ta luôn có một hình ảnh không đầy đủ và thiếu chính xác về cuộc chiến tranh đó.

Người ta thường tin rằng miền Bắc Việt quyết định đi đến chiến tranh trong năm 1959-1960 là để cứu cuộc nổi dậy ở miền Nam khỏi bị diệt trừ và đảng Cộng sản có được sự ủng hộ không mệt mỏi của người dân Việt Nam cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Nhưng bằng chứng gần đây tiết lộ rằng quyết định của đảng đi đến chiến tranh ở miền Nam Việt Nam có một mối liên hệ mật thiết với các vấn đề ở trong nước. Chiến tranh cách mạng là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý về các vấn đề trong nước, gồm một chiến dịch cải cách ruộng đất tàn phá, một phong trào trí thức bất đồng ý kiến và một kế hoạch của chính phủ không thành công để chuyển đổi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Một trong những quan niệm sai lầm nhất của cuộc chiến Việt nam là ông Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo lỗi lạc của Bắc Việt. Thực tế ông chỉ là bù nhìn, trong khi Lê Duẩn, một người đứng bên lề lịch sử, lại là một kiến trúc sư, nhà chiến lược chính và là chỉ huy trưởng của nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt. Ông Duẩn nghiêm khắc, không ồn ào, xa lánh sự chú ý, nhưng ông có ý chí sắt đá, có kỹ năng quản trị và tập trung sự cần thiết để thống trị đảng Cộng sản.

Cùng với một nhân vật là cánh tay phải của mình, ông Lê Đức Thọ được coi như là một nhà ngoại giao cứng rắn bất khuất, người mà sau này đấu khẩu với Henry A. Kissinger trong các cuộc đàm phán hòa bình Paris, ông Duẩn xây dựng một đế chế quân phiệt vững chắc, vẫn còn chi phối Hà Nội đến ngày nay. Các chính sách hiếu chiến của họ đã dẫn dắt Bắc Việt vào cuộc chiến chống lại chế độ Sài Gòn và sau đó là Washing ton D. C. , với bảo đảm rằng một nền hòa bình được thỏa thuận sẽ không bao giờ thay thế thắng lợi hoàn toàn. Ông Duẩn thống trị đảng với một bàn tay sắt và xem ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người nổi tiếng với việc đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền hành của ông ta. Ông ta loại bỏ ông Hồ, tướng Giáp và những người ủng hộ họ khi quyết định gần như hầu hết các quyết định quan trọng…”

Trong phần đầu, tác giả kể lại cuộc chia tay giữa hai nhân vật trọng yếu của cuộc chiến Việt Nam là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vào năm 1955 bên dòng sông Ông Đốc ở Cà Mau. Lê Duẩn thì ở lại miền Nam và Lê Đức Thọ xuống tàu Liên Xô tập kết ra Bắc nhưng để rồi trong ít năm sau kéo dài đến tàn cuộc, hai người đã cùng nhau lãnh đạo cuộc chiến và là một chìa khóa chính yếu để giải quyết chiến tranh. Thời điểm năm 1955 vẫn còn trong hạn định mà hòa ước Genève cho phép tự do lựa chọn nơi cư trú của cư dân hai miền. Trong lúc ở lại miền Nam, Lê Duẩn lập ra Trung Ương Cục miền Nam với những người đứng đầu như Phạm Hùng, Nguyễn văn Linh, Võ Văn Kiệt sẽ lãnh đạo cuộc chiến trong tương lai. Trở lại Hà Nội, Lê Duẩn quyết định phải thống nhất đất nước bằng võ lực và tiến hành những nỗ lực sửa soạn cho chiến tranh. Nghị quyết 15 của đảng Lao Động Việt nam ( tức đảng Công sản VN) đã xác định rõ mục tiêu này. Chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” được xử dụng và tất cả những người bất đồng ý kiến với chủ trương trên bị thanh trừng triệt hạ. Hàng chục ngàn người kể cả những người có công trạng hoặc nổi tiếng bị bắt giam, tra tấn do một chế độ công an trị thi hành. Những tướng tá và nhân vật thân cận với tướng Võ Nguyên Giáp bị giam cầm, bị khai trừ khỏi đảng và nhiều khi bị thanh toán với những cái chết đầy bí ẩn. Do đó, luận cứ cho rằng tất cả đảng Cộng sản một lòng đoàn kết trong chiến tranh là một luận cứ không tưởng chẳng có một chút nào trong sự thực. Sự đoàn kết chỉ có trong tuyên truyền và chế độ Cộng sản do Lê Duẫn lãnh đạo đã dùng sự khủng bố để đàn áp và bắt buộc mọi người phải tuân theo bằng bạo lực.

Tác giả Nguyễn Thị Liên Hằng viết “Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Việt nam” (Chiến tranh của Hà Nội: lịch sử quốc tế của cuộc chiến cho hòa bình ở Việt Nam) với chủ đích từ những tài liệu văn kiện mới để có nhận định làm sáng tỏ hơn lịch sử của cuộc chiến đã có quá nhiều hỏa mù che phủ từ những nhận định đầy tính chủ quan của những người phân tích. Những tài liệu văn kiện mới mà tác giả đã xử dụng được trong tác phẩm là tài liệu văn khố của bộ Ngoại Giao của chế độ Việt Nam Cộng sản ở Hà Nội. Trả lời tại sao lại có được may mắn xử dụng những tài liệu trên, tác giả trong cuộc phỏng vấn nói:

“Tôi có mặt đúng chỗ đúng lúc. Khi tôi bắt đầu cuộc nghiên cứu trong những năm cuối của thập niên 1990 về căn bản lúc đó cả văn khố chính yếu của Việt Nam là văn khố của đảng Cộng sản, văn khố của quân đội của bộ Quốc Phòng, văn khố của bộ Ngoại Giao đều cấm không cho các học giả được tham khảo, dù là người Việt Nam hay ngoại quốc. Chỉ có các giới chức làm việc trong các bộ liên hệ mới được tham khảo tài liệu. Nhưng tới những năm 2000 thì đã có một số thay đổi về chính sách đối với người Việt ở hải ngoại. Việt Nam mở cửa rộng hơn để đón các học gỉa từ các cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Họ muốn thu hút Việt kiều và tôi đã nắm ngay lấy cơ hội”.

Có nhiều người rất ngạc nhiên vì xử dụng được những tài liệu trong văn khố thuộc hàng tối mật không phải là chuyện dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Tác giả đã giải thích là có sự thuận lợi bởi vì giới hữu trách Việt Nam coi thường công trình và khả năng của một sử gia trẻ tuổi người Việt Nam lớn lên và sinh sống ở hải ngoại. Họ nghĩ, với một đề tài có nhiều thách đố như chiến tranh Việt Nam có lẽ không thích hợp với một người thuộc nữ giới…

Sử gia George C. Herring, tác giả của America’s Longest War, The United States in Việt nam” đã nhận xét: ”Xử dụng những tài liệu mới mẻ và quan trọng của những văn khố từ khắp thế giới, mà phần đông là từ Việt Nam, Nguyễn Liên Hằng đã viết và tạo dựng được những điểm son đầu tiên và xác thực của cuộc hòa đàm đã dẫn dắt đến Nghị Hội Paris. Tác phẩm Hanoi’s War là một công trình đặc sắc, là những viên gạch xây dựng không thể bỏ qua cho sự thay đổi tức thì của lịch sử của những xung đột ở Việt Nam”.

Tác gỉa đã phỏng vấn nhiều nhân vật Việt Nam ở cả hai phe như Bùi Diễm, Bùi Tín, Hoàng Minh Chính, Hữu Ngọc, Lưu Doan Huỳnh, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Đình Ước, Nguyễn Khắc Huỳnh, Nguyễn Ngọc Dung, Trần Thị Liên… để có thể xác định rõ ràng hơn tính chính xác của các tài liệu văn bản đã xử dụng trong văn khố. Căn bản của cuốn sách là những tìm kiếm sưu khảo từ hàng ngàn tài liệu, công điện, sách báo và những phần thu thanh ghi lại những cuộc phỏng vấn hàng trăm người có liên hệ đến cuộc chiến, phải nói là một dẫn chứng đồ sộ có thể tin được.

”Hanoi’s War” gồm 4 phần chia ra làm 8 chương với nội dung:
Phần 1: Con đường của cuộc chiến tranh cách mạng: Lê Duẩn nắm quyền lực và chỉ đạo cuộc chiến cũng như hoạch định chính sách ngoại giao trong thời gian chiến tranh;
Phần 2: phá vỡ những huyền thoại cũ và nêu lên cuộc chiến tại Hà Nội tranh dành quyền lực mà rõ rệt nhất là trong thời kỳ Tổng Công Kích tết Mậu Thân và thời kỳ của Hội nghị hòa bình Paris và cả thời gian sau đó;
Phần 3: Theo đuổi bản hòa âm chiến thắng với những hoạt cảnh từ chiến trường đến bàn hội nghị cũng như cách thế vừa đánh vừa đàm của chế độ Hà Nội;
Phần 4: tạo thành một nền hòa bình què quặt với những nỗ lực chống lại khuynh hướng chủ hòa trong nội bộ cũng như việc thúc đẩy cường độ chiến tranh để mưu tìm một hòa bình của kẻ chiến thắng.

Nhân vật chính của “Hanoi’s War” và là nhân vật chủ chốt là Lê Duẩn. Ông ta đã áp lực để làm cho Hồ Chí Minh phải ngưng lại ý kiến không muốn thực hiện leo thang chiến tranh vào những năm 1963-1964 để tìm một chiến thắng nhanh chóng trước khi Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp bằng quân sự vào Việt Nam. Năm 1967- 1968 ở Bắc Việt đã có một cuộc thanh trừng với quy mô lớn nhằm vào những người phản đối chính sách của Lê Duẩn nhắm vào ông Hồ, tướng Giáp và những người thân cận chống lại kế hoạch Tổng công Kích tết Mậu Thân. Mặc dù cuộc chiến ở miền Nam lúc đầu đã tập họp được nhiều người miền Bắc để hỗ trợ Đảng nhưng nó nhanh chóng trở thành một vũng lầy. Ông Duẩn và ông Thọ phản ứng bằng cách gán cho những người phản đối phương cách điều hành chiến tranh tội phản quốc. Bằng cách tăng quyền hạn của lưc lượng an ninh nội bộ và an ninh tư tưởng, và Hà Nội chinh phục cuộc chiến ở miền Nam với chiêu bài yêu nước, Lê Duẩn đã có thể tiến hành một cuộc chiến tổng lực theo như đã hoạch định cho đến năm chấm dứt chiến tranh năm 1975.

Hai nước lớn trong phe Cộng sản là Trung Cộng và Liên Xô có những bất đồng sâu sắc cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc điều hành chiến tranh của Lê Duẩn. Chính sách đu dây lúc đầu ngả theo Trung Cộng để tiến tới một cuộc chiến tranh tổng lực và toàn diện nhưng lúc về sau khi quân đội Mỹ tham chiến trực tiếp thì viện trợ của Liên Xô đổ vào Bắc Việt. Năm 1968, sự tranh dành ảnh hưởng giữa hai nước này đã ở mức căng thẳng tột độ. Lê Duẩn tung ra hai chiến dịch:

Tổng Công Kích tết Mậu Thân và chiến dịch Xuân Hè năm 1972 mà cả hai Trung Cộng và Liên Xô không chấp thuận. Năm 1972, tổng thống Richard Nixon đi thăm Trung Cộng và Liên Xô nên cả hai nước gây áp lực để làm giảm bớt cường độ của trận chiến và kết thúc dựa trên các điều khoản của Nixon khi họ tranh dành nhau những ân huệ của Washington. Lê Duẩn phát động hai chiến dịch đẫm máu kể trên như một đòn tấn công chí mạng vào việc giảm bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và hai nước Cộng sản đàn anh này.

Tác giả ”Hanoi’s War” cũng cho rằng chính Hoa Kỳ tự đánh bại mình trong cuộc chiến tranh Việt Nam là một huyền thoại. Bắc Việt đã chủ ý gây chiến tranh và định hình được các hành động của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng như trật tự cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới. Chính Lê Duẩn đã dồn hết toàn lực cho chiến thắng trong năm 1964 khiến Hoa kỳ bị thúc đẩy can thiệp trực tiếp vào chiến tranh. Không phải Bắc Việt là một đối thủ thụ động mà chính họ đã gây ra cuộc chiến với sự chấp nhận hy sinh mọi thứ để đạt được chiến thắng.

Vai trò của Hoa Kỳ và đồng minh là Nam Việt Nam đôi khi lỏng lẻo và mỗi phe vì lợi ích riêng của mình nên có những hành động trái ngược nhau và bất lợi cho liên minh Washington DC – Sài Gòn. Làm chậm việc rút quân Mỹ trong năm 1969 và phá tan các cuộc đàm phán hòa bình giữa ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và Lê Đức Thọ năm 1972-1973, các nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam đã làm cho việc Mỹ rút khỏi Đông Nam Á phức tạp hơn nhiều. Mặc dù Washington DC có những lý do riêng về địa điểm chiến lược và nội bộ để can thiệp và ở lại Việt Nam nhưng các nhà lãnh đạo hai phe Bắc và Nam Việt Nam đã chi phối tính chất và tốc độ can thiệp của Hoa Kỳ.

Hanoi’s War là một cách nhìn lịch sử mới dựa trên những tài liệu thu thập được từ văn khố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Sản. Trách nhiệm của cuộc chiến tổn hại trên 2 triệu sinh mạng người Việt là trách nhiệm của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ với chủ trương hiếu chiến không chấp nhận sống chung hòa bình với những người quốc gia. Giải pháp hòa bình bằng thương thuyết cũng bị gạt bỏ và chủ trương trung lập chế cũng bị phê phán. Chủ trương duy ý chí này của Lê Duẩn cũng đã gây ra hai cuộc chiến tiếp theo sau năm 1975 với Trung Cộng năm 1979 và với Khờ me Đỏ năm 1980. Và cũng với đường lối ngoại giao cứng rắn nên Việt Nam bị cả thế giới cô lập tạo nên một thời kỳ tệ mạt nhất trong cả lịch sử dân tộc.


Nguyễn Mạnh Trinh

Thursday, March 28, 2013

Phi vụ B-2 ngang qua Nam Hàn

Phi vụ B-2 ngang qua Nam Hàn

Máy bay ném bom B-2 Spirit của Không lực Hoa Kỳ đáp xuống Căn cứ Không quân Andersen ở Guam.
Oanh tạc cơ B-2 Spirit của Không lực Hoa Kỳ đáp xuống Căn cứ Không quân Andersen ở Guam.
Steve Herman
Máy bay ném bom B-2 Spirit của Không lực Hoa Kỳ đáp xuống Căn cứ Không quân Andersen ở Guam.
Cả hai loại máy bay ném bom B-2 và B-52 (hình trên) đều có khả năng chở theo vũ khí hạt nhân.
Cả hai loại Oanh tạc cơ B-2 và B-52 (hình trên) đều có khả năng chở theo vũ khí hạt nhân.
​​Thông báo về các phi vụ B-2 được đưa ra chỉ vài giờ đồng hồ sau khi hai Bộ Trưởng quốc phòng của cả Hoa Kỳ lẫn Nam Hàn nói chuyện với nhau qua điện thoại.

Một thông cáo của Ngũ Giác Ðài cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn, Kim Kwan Jin, đã thảo luận về cam kết bất di bất dịch của Hoa Kỳ đối với liên minh với Nam Hàn, “nhất là trong thời điểm căng thẳng tăng cao này ở Đại Hàn.”

Trước đó, phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài George Little được yêu cầu giải thích về phản ứng của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trước việc Bắc Hàn hôm qua cắt đứt đường dây nóng quân sự duy nhất với miền Nam.

Ông nói: Ðây lại là một hành vi khiêu khích và thiếu xây dựng khác của chế độ Bắc Hàn. Ðiều rất quan trọng là chế độ phải tập trung vào điều chúng tôi nghĩ là hướng hành động đúng đắn, ấy chính là hòa bình và ổn định tại Đại Hàn. Và những hành động khiêu khích cùng lập luận hiếu chiến không giúp ích gì cho tình hình cả.”

Bắc Hàn trước đó đã cắt đứt đường dây nóng của Hội Hồng Thập Tự ở làng đình chiến Bản Môn Ðiếm và ngưng nhận các cú điện thoại trên đường dây nối liền hội với Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Chính phủ Nam Hàn nói đường dây nóng hàng không nối liền các đài kiểm soát không lưu ở các phi trường Incheon và Bình Nhưỡng vẫn còn hoạt động.

Nam Hàn đã yêu cầu miền Bắc nối lại đường dây nóng quân sự mà Seoul nói là giúp bảo đảm sự an toàn của những người từ miền Nam vào khu công nghiệp Kaesong.

Hơn 1.000 người Nam Hàn hôm nay đã đi qua chốt kiểm soát biên giới Paju, ra vào khu công nghiệp nằm ngay phía bắc vùng phi quân sự.

Các giới chức nói hiện họ đang sử dụng 1300 đường dây điện thoại dân sự để nối kết Nam Hàn với khu công nghiệp Kaesong để chuyển tên những người tìm cách vào khu này, đa số là nhân viên và quản đốc.

Hôm qua, Bắc Hàn thông báo cắt đứt ngay lập tực đường dây nóng. Thông báo quy trách Hoa Kỳ và Nam Hàn làm tăng sự thù nghịch trên bán đảo.

Trong thời kỳ căng thẳng tăng cao, gồm cả những lời đe dọa mở một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhắm vào Hoa Kỳ và Nam Hàn, miền Bắc nghèo khó và cô lập đã không gây gián đoạn các hoạt động của khu công nghiệp.

Khu công nghiệp này chiếm 2 tỷ đôla mỗi năm trong giao thương hai miền và là một trong rất ít nguồn chỉ tệ có thể đổi ra vàng cho Bắc Hàn.

Lương bổng tổng cộng lên tới 80 triệu mỗi năm được trả cho chính phủ Bắc Hàn, chứ không trả thẳng cho 50.000 công nhân làm công tác lắp ráp các sản phẩm gia dụng.
​​
  • Bắc Hàn im lặng trước quyết định điều tra nhân quyền của LHQ

  • Kính gửi anh Nguyễn Việt Hùng

    Kính gửi anh Nguyễn Việt Hùng

    Kính anh Nguyễn Việt Hùng

    Chẳng hiểu anh còn nhớ những diễn biến này không? Nay nhận được lá thư của anh do bạn bè chuyển lại, tôi muốn gợi nhớ cũng như trả lời cho "THƯ YÊU CẦU PHÚC ĐÁP" của anh; đồng thời cũng nhắc nhở anh cho anh về câu nói của các cụ ngày xưa: "RAU NÀO SÂU NẤY"

    Đây là những lá thư do chính anh và anh Hà Minh Thành viết rồi gửi cho tất cả Hội Viên Hội Ái Hữu Không Quân Miền Trung California để trả lời tôi về lá thư: "NHỮNG THAY ĐỔI MẤT VUI" do tôi viết gửi lên diễn đàn của "Hội Ái Hữu Không Quân Miền Trung California" ngày 27 tháng 11 năm 2011. Thư các anh gửi đi cho các Hội Viện ngay cả khi các anh đã xóa tên tôi trong danh sách E-Mail hahkqtc@yahoogroups.com:


    Kính thưa các NT và các bạn,
    Sau 4 ngày lễ tạ ơn, mở email ra đọc bài của ông Trần Văn Ngọc post trong HAHKQTC group, tôi thật tình hơi chới với. Nếu tôi chưa bao giờ gặp ông Trần Văn Ngọc thì tôi có thể không tin ông này là một NT trong gia đình Không Quân mà tôi đã và sẽ luôn yêu mến.

    Giờ biết ông là một cựu KQ thì tôi lại hơi thắc mắc là tại sao một người với tư cách này lại có thể đã từng là Hội Trưởng của HAHKQ, không phải một nhiệm kỳ mà đến hai nhiệm kỳ. Tôi hy vọng rằng trong hai nhiệm kỳ đó ông đã làm vinh danh màu cờ sắc áo của đại gia đình KQ và ông đã được sự hổ trợ của những NT tư cách hơn ông, ý tôi là không ai đã phí thì giờ để làm việc ông đang làm.


    Tôi mới tham gia vào HAHKQ đây thôi nhưng theo tôi thì mục đích của hội là gây dựng tình thân hữa của các cựu KQ, không phân biệt ngành nghề, không phân biệt cấp bực nên tất cả những cố gắng của tôi là không ngoài mục đích đó. Tôi đề nghị ông nên lập một hội riêng cho ông gọi là Hội Chia rẽ Không Quân và ông sẽ là Hội Trưởng, tôi biết là sẽ có vài hội viên sẽ theo ông.


    Tôi mới đọc một số thư trả lời của vài người trả lời thư ông và nhận thấy chẳng ai tán thành với ông cả nên tôi xin ngừng vì người biết xử sự và có nhân cách thì không cần nói nhiều, họ sẽ thấy được cái hay cái dở mà nhận thức được vấn đề.


    Tiện đây tôi cũng xin cho các NT và các bạn biết dù rằng tất cả anh em trong BCH của HAHKQVNCH-TCali luôn nỗ lực để đón nhận tất cả các cựu KQ không phân biệt ngành nghề, không phân biệt cấp bực với vòng tay rộng mở nhưng sẽ không có một áp lực nào để bắt buộc các NT và các bạn phải vào hội cả. Nếu bất cứ vì lý do gì các NT và các bạn không còn muốn là hội viên nữa thì chỉ email cho tôi, tôi hứa là quý vị sẽ không bị phiền về những trái tai gai mắt mà quý vị đã tìm thấy.

    Tôi xin cám ơn những NT và các bạn đã tin tưởng và đã tìm được những giờ phút thoải mái với chúng tôi trong ngày Picnic 9/25/2011 và Đêm Không Gian 11/11/11. Những chông gai mà chúng tôi đang cố vượt qua không phải là những thì giờ, tiền bạc và hạnh phúc gia đình mà chúng tôi đã hy sinh trong thời gian phục vụ cho hội mà là những ích kỷ cá nhân cố tình phá hoại để chia rẽ tình đoàn kết của anh em chúng tôi. Họ đã lầm, đây là lúc chúng tôi cảm thông và hổ trợ nhau hơn bao giờ hết.


    "Không Quân không bỏ anh em, không bỏ bạn bè" Tôi biết chắc rằng ông Ngọc chưa bao giờ nghe qua câu này cả, và nếu đã nghe qua thì ông Ngọc đã không hiểu câu nói này..tiếc thay!!!
    __|__
    *---o-(_)-o---*
     72H/45HTQS
      John Hung Nguyen
       vnjhn@yahoo.com
      Cell 818-943-0145
    Kinh gui den cac A/E KQ than men,
    A. Ngoc gi do....ma toi chua bao gio biet mat.gay,beo, di hom nhu the nao....????

    Vi bien co cua dat nuoc, cho nen co mot so SVSQKQ chua ra truong phai trinh dien hoc quan su tai truong Bo binh Long Thanh . Co the tat ca se ra Luc quan hoac se tro lai KQ, chuyen nay khong co cau tra loi vi da khong co doan ket vi chung ta da mat nuoc. Trong khi thu huan tai Long Thanh, toi van con lanh luong ben KQ, van mac do tieu le di phep KQ,van la ban be cua tat ca A/E KQ.Toi luc nao cung kinh trong cac NT KQ, co nhung dan anh that dung dan,tu trong va that su yeu men cac dan em cua minh chu khong nhu A dau.
    Toi chu thay co nghi dinh nao viet rang tat ca A./E di hoc @ LT deu ra Luc Quan. Neu co xin A cho chung toi mot ban de biet ro tuong lai hoi do cua minh ra sao, de khoi bi thac mac, de khoi bi sa thai mot cach hen ha nhu the nay.

    Cho toi hoi A cau nay, hinh nhu khi A viet hai chu  "LUC QUAN" thi trong tam A co y KHINH THUONG nhung chien si luc quan VNCH . A cho rang LQ khong xung dang de cho A tra loi, noi chuyen nhu trong thu A viet cho toi. A DA SI NHUC MOT QUAN CHUNG LUC QUAN ( Biet Dong quan,Thuy Quan LC, Nhay DU, Ky binh.......) da hy sinh that nhieu trong cong cuoc chien dau bao ve su an toan cho to quoc than yeu, mot quan chung da tung sat canh voi A/e Kq tren tat ca nhung neo duong dat nuoc, chien dau cho A duoc tu do song nhan ha ben vung troi tu do nay,bay gio A lai si nhuc ho mot cach tro tren , hen ha,
    A that su khong bang mot anh Binh nhi cua LQ ,chu dung noi chi la mot NT, cuu HT....
    Tu nay toi thiet nghi A dung nen xung danh la KQ tran v ngoc , ma nen doi lai la cuu quan nhan tran v ngoc thi nghe lot lo tay hon.
    Toi rat dong y voi A Giau, cung nhun cac A/e khac, Ho co day du su sang suot de biet minh se lam gi de HAHKQTCA cang ngay cang doan ket va tuong tro nhau hon. Ho khong can su co van chia re, pha phach ,vo liem si cua A. Cau cuoi cung A. Giau viet rat hay.

    "HAY CHAM DUT NGAY TRO HE NAY DI" anh cuu quan nhan ngoc a.
    Hoi nho A cua nay. A ten NGOC ma hinh nhu tat ca moi nguoi thay A khong sang suot giong nhu NGOC vay.

    Toi chan thanh cam on tat ca A/E LK 72-73 da co loi trung thuc, day tinh chien huu danh cho toi.

    Ha Minh Thanh
    SVSQ/73H
    From: Thanh Ha <safetax85@yahoo.com>
    To: "hahkqtc@yahoogroups.com" <hahkqtc@yahoogroups.com>
    Sent: Monday, November 28, 2011 9:21 AM
    Subject: Re: [hahkqtc] Những thay đổi cần phải suy nghĩ lại
     

    Kinh gui den cac A/E KQ than men,
    A. Ngoc gi do....ma toi chua bao gio biet mat.gay,beo, di hom nhu the nao....????

    Vi bien co cua dat nuoc, cho nen co mot so SVSQKQ chua ra truong phai trinh dien hoc quan su tai truong Bo binh Long Thanh . Co the tat ca se ra Luc quan hoac se tro lai KQ, chuyen nay khong co cau tra loi vi da khong co doan ket vi chung ta da mat nuoc. Trong khi thu huan tai Long Thanh, toi van con lanh luong ben KQ, van mac do tieu le di phep KQ,van la ban be cua tat ca A/E KQ.Toi luc nao cung kinh trong cac NT KQ, co nhung dan anh that dung dan,tu trong va that su yeu men cac dan em cua minh chu khong nhu A dau.
    Toi chu thay co nghi dinh nao viet rang tat ca A./E di hoc @ LT deu ra Luc Quan. Neu co xin A cho chung toi mot ban de biet ro tuong lai hoi do cua minh ra sao, de khoi bi thac mac, de khoi bi sa thai mot cach hen ha nhu the nay.

    Cho toi hoi A cau nay, hinh nhu khi A viet hai chu  "LUC QUAN" thi trong tam A co y KHINH THUONG nhung chien si luc quan VNCH . A cho rang LQ khong xung dang de cho A tra loi, noi chuyen nhu trong thu A viet cho toi. A DA SI NHUC MOT QUAN CHUNG LUC QUAN ( Biet Dong quan,Thuy Quan LC, Nhay DU, Ky binh.......) da hy sinh that nhieu trong cong cuoc chien dau bao ve su an toan cho to quoc than yeu, mot quan chung da tung sat canh voi A/e Kq tren tat ca nhung neo duong dat nuoc, chien dau cho A duoc tu do song nhan ha ben vung troi tu do nay,bay gio A lai si nhuc ho mot cach tro tren , hen ha,
    A that su khong bang mot anh Binh nhi cua LQ ,chu dung noi chi la mot NT, cuu HT....
    Tu nay toi thiet nghi A dung nen xung danh la KQ tran v ngoc , ma nen doi lai la cuu quan nhan tran v ngoc thi nghe lot lo tay hon.
    Toi rat dong y voi A Giau, cung nhun cac A/e khac, Ho co day du su sang suot de biet minh se lam gi de HAHKQTCA cang ngay cang doan ket va tuong tro nhau hon. Ho khong can su co van chia re, pha phach ,vo liem si cua A. Cau cuoi cung A. Giau viet rat hay.

    "HAY CHAM DUT NGAY TRO HE NAY DI" anh cuu quan nhan ngoc a.
    Hoi nho A cua nay. A ten NGOC ma hinh nhu tat ca moi nguoi thay A khong sang suot giong nhu NGOC vay.

    Toi chan thanh cam on tat ca A/E LK 72-73 da co loi trung thuc, day tinh chien huu danh cho toi.

    Ha Minh Thanh
    SVSQ/73H


    From: Thanh Ha
    Sent: Sunday, November 27, 2011 1:27 PM
    Subject: Re: [hahkqtc] Những thay đổi cần phải suy nghĩ lại
     
    Ong ngoc,

    Toi rat lay lam tiec khi thay rang co nhieu nguoi tu cho minh la NT, tham nien trong quan ngu, ta day la cai ron cua vu tru . Thay minh bat tai, khong co kha nang lanh dao, ganh ty, khi thay co nhung nguoi tre , thanh that, hang hai gop suc de xay dung mot Hoi ai huu KQ that TRONG SACH, VUNG MANH, DOAN KET, XAY DUNG,thi co y gay xao tron. Qua email vo y thuc cua Ong, toi thay thien chi xay dung cua Ong khong co, ma CO Y Chia Re , Pha phach vo trach nhiem cua mot nguoi tu xung da tung lam Hoi truong cua nhung nam gi do. Thu hoi trong thoi gian O lam HT , O da lam duoc nhung gi cho Hoi ? O co thanh cong trong viec keu goi A/E gia nhap Hoi hay khong ? Hay la cho cho cuoi nam to chuc mot buoi tat nien ,leo teo vai ba mong giong nhu Ong ?
    Hien tai, Hoi ai huu rat vung manh, A/E gia nhap Hoi rat nhieu vi Ong HT moi cung BCH da lam viec het suc minh, khong tiec thi gio,tien bac de cung nhau gay dung lai mot Hoi Ai Huu KQ ma da tu lau , co nhieu A/E kQ khong biet den hay noi trang ra la khong muon tham gia vi >>>>?????? Khong noi chac O cung hieu vi la NT ma.
    Neu O co tu cach va trach nhiem, thi da khong gui ra email ba lap nay len mang,no se tro thanh GAY ONG DAP LUNG ONG, chu chang pha phach duoc gi dau, ma lam cho su kinh trong O cua lop dan em khong con nua. Chung toi, the he sau nay se khong tan ra vi nhung loi le VO Y THUC cua mot vai nguoi khong co thien chi nhu O, ma trai lai chung toi se lam cho O sang mat ra,de suy nghi ve nhung hanh dong PHA ROI nay.
    O lay tin ra tu dau ma noi rang tat ca A/E trong BCH se tu chuc.????
    Hay de moi nguoi , nhat la the he dan em cua Ong co the noi loi Hello voi O khi tinh co co dip gap nhau sau nay, cho de tuim nay ngoanh mat di thi thay di hom lam.
    Chung toi rat cam on nhieu NT da gui loi khuyen khich , cung nhu gop y xay dung voi A/E trong BCH .
    Vi nhung loi vang ngoc do, chung toi se co gang het suc de lam cho HAHKQ Trung Cali cang ngay cang vung manh trong tinh than doan ket...KHONG QUAN VNCH ...KHONG BO ANH EM... KHONG BO BAN BE..
    Khong biet O con nho khong O ?

    Chuc O sang suot hon trong thang ngay GAN DAT....XA TROI nay.

    Thanh73H

    Những thay đổi mất vui
    Có những tình cờ mang đến niềm vui và cũng có những biến đổi mang đến bất ổn cho tâm hồn chúng ta.
    Ngày hôm qua 26 tháng 11 năm 2011 tại quán Cà Phê Factory, tôi được các anh Huệ, Toản, Định, Thành, Giàu, .... kéo tôi vào bàn ngồi chung và cùng than phiền về những biến chuyển không mấy tốt trong Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Không Quân Miền Trung California và muốn tôi góp một vài lời cố vấn:
    1- Ông tân hội trưởng "chuyên quyền", "tự tung tự tác", "độc tài", lấy quyết định một mình bất chấp quyết định của đa số trong ban chấp hành.
    2- Ông Hội Trưởng chỉ định một không giữ bất cứ một chức vụ nào trong Ban chấp Hành, với lý do là "Đang làm ăn ở Việt Nam", đứng ra tổ chức buổi họp mặt không có tinh thần hợp quần, "tự tung tự tác", đánh bóng cá nhân bằng cách tự vỗ ngự xưng danh mình là "Đại Gia" khuynh đảo phương cách sinh hoạt chung để đến nỗi ban nhạc do ông ta chọn đã cố tình đánh sai, lỡ nhịp với người hát.
    3- Các anh cùng muốn từ chức hiện đang giữ trong Ban Chấp Hành.
    4- Các anh cùng muốn bãi nhiệm ông Hội Trưởng.
    Tôi đã từ chối vì từ lâu tôi không còn tham gia vào sinh hoạt của hội; tuy nhiên các anh vin vào vị thế của một người cựu Hội Trưởng hai nhiệp kỳ và cựu Tổng Hội Trưởng kế nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan nên tôi đã nói vài lời góp ý:
    1- Ông Hội trưởng "Độc Tài" được vì các anh trong Ban Chấp Hành đã cho phép hay tạo điều kiện cho ông ta "Độc tài" bằng cách tiếp tục giữ yên lặng và làm những điều ông ta muốn.
    2- Người được chọn đứng ra tổ chức buổi họp mặt, do ông Hội Trưởng chỉ định, không thể tự mình vỗ ngực xưng danh là "Đại Gia" để khuynh đảo sinh hoạt của Hội, tạo mầm mống chia rẽ. Hội được lập ra nhằm tạo sự kết hợp mọi người có cùng "Mầu cờ sắc áo"; không một cá nhân nào dùng sự đóng góp tài chính của mình hầu lợi dụng danh nghĩa của Hội để tự đánh bóng cá nhân "Đại Gia" của mình. "Đại Gia" là từ ngữ của xã hội Việt Nam hiện tại chỉ người có tiền không hợp với chúng ta trong xã hội tự do chúng ta đang sống.
    3- Các anh không được từ chức tập thể vì sẽ tạo những bất ổn cho sinh hoạt của hội. Không nên để cảnh "Xấu chàng hổ thiếp" xảy ra.
    4- Vấn đề "Bãi Nhiệm" ông Hội Trưởng được quy định trong Nội Quy của Hội
    CHƯƠNG II - Điều 13
    "Trong trường-hợp đặt vấn-đề tín-nhiệm với Hội-trưởng, ban Cố-vấn và Giám-sát được quyền triệu-tập một phiên họp bất thường theo sự yêu cầu của đa số tương đối tổng số hội-viên và quyết-định theo 2/3 tổng số hội-viên hiện diện."
    CHƯƠNG III - Điều 5
    "Trong trường-hợp Hội-trưởng bãi-nhiệm vì bất cứ lý-do gì, Phó Hội-trưởng Nội-vụ sẽ thay thế chức-vụ Hội-trưởng."
    Đấy là những góp ý của tôi.
    Dĩ nhiên lời nói phiến diện một chiều có thể đúng có thể không đúng, tuy không trực tiếp tham gia vào sinh hoạt của Hội nhưng hành động này không mang theo ý nghĩa là tôi không quan tâm đến sinh hoạt và sự thịnh vượng của Hội.
    KQ Trần Văn Ngọc
    Khóa 65-E2
    PĐ-213 PĐ-241
    Hội trưởng Hội Ái Hữu Không Quân miền Trung California nhiệm kỳ 1990-1992
    Hội trưởng Hội Ái Hữu Không Quân miền Trung California nhiệm kỳ 1992-1994
    Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Không Lực Việt Nam Cộng Hòa Hải ngoại nhiệm kỳ 1992-1994