Sunday, March 3, 2013

NGUYÊN NHÂN CHÍNH ĐỨC GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC THỨ 16 TỪ NHIỆM

NGUYÊN NHÂN CHÍNH ĐỨC GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC THỨ 16 TỪ NHIỆM

Hà Nhân Văn


ĐGH Bênêđíchtô hay Biển Đức thứ 16 rời ngôi giáo hoàng, không đơn giản. Rất phức tạp! Khi vừa được bầu, ngài đã nói với các Hồng y, ngài ở ngôi không lâu, chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Vị giáo hoàng người Đức này, gần suốt cuộc đời tu hành sống trong thế giới Triết học và âm nhạc Mozart, làm sao chịu nổi cơn giông bão tuy âm thầm mà như sóng thần đổ ập xuống Vatican do Hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone cầm đầu, một quốc vụ khanh gắn liền với nhiều tai tiếng (controversy) về tài chính qua vụ ngân hàng Tòa Thánh, gọi là viện Công vụ tôn giáo IOR (hay là The Institute for the Works of Religion), còn bị phê bình là độc đoán, bảo thủ, ngăn cản canh tân, đồng thời phạm nhiều sai lầm về chính trị (thiết lập bang giao với bạo quyền CSVN là một vụ điển hình sai lầm), ông còn bị phê bình là thiếu kinh nghiệm ngoại giao, làm cho Vatican càng ngày càng mất ảnh hưởng trên trường quốc tế so với 29 năm thời ĐGH Gioan Phaolô II (thí dụ vấn đề VN đã không am tường lại còn khoán trắng cho bộ ngoại giao Tòa Thánh vẫn do mấy ông Tây thân CSVN khuynh đảo, qua mặt luôn ĐGH. Vụ tiếp TBT đảng CSVN đã gây một làn sóng ngầm công phẫn ngay ở Rôma. Bởi đó là một sai lầm).Trong 8 năm ở ngôi ĐGH, chồng chất khó khăn do giáo điều (the Curia) gây ra đã soi mòn tinh lực và đức kiên nhẫn của vị Giáo tông triết gia này. Dù vậy, sự làm việc và sức chịu đựng của ngài thật là phi thường. Dù rất bận rộn, một ngày làm việc từ 12-14 giờ không kể giờ nguyện, Đức Bênêđíchtô vào giờ nghỉ vẫn không rời sách báo về Triết học và tư tưởng hiện đại, nhất là khoa học. Chỉ trong 8 năm, thừa kế chỉ đạo của Đức Gioan Phaolô II, ngài tiếp tục mở rộng cửa Liên tôn và đã xóa hẳn tàn dư của Thần học giải phóng (thiên Tả thân Mác). Ngài đã tiến tới đích điểm sáng tỏ Thần học Nhân bản Kitô trong thế giới tiến bộ khoa học hôm nay. Một nền Thần học không đối nghịch Liên tôn, đặc biệt với Phật giáo và ứng xử với khoa học hiện đại. Nếu gọi là vì lý do sức khỏe tuổi già thì có thể nói không sức nào ở một ông già 86 tuổi có thể chịu nổi, nghĩa là không thể gánh nổi nữa, vì trách nhiệm thiêng liêng phải hạ gánh! ĐGH Biển Đức bị vây bủa trong một tình huống, theo báo The Economist, vốn rất thận trọng về các vấn đề tôn giáo, đã phải thốt lên về triều đại Giáo hoàng Biển Đức như sau: "Một giáo triều bị vây hãm lại bị thêu dệt thêm ra trong âm mưu, một số cảm thấy có sự tranh thủ ngôi thừa kế" (A beleaguered papacy is embroiled in intrigue. Some scent a succession struggle". Economist viết như trên trước 6 tháng ĐGH từ nhiệm và cho rằng, Hồng y Quốc vụ khanh Bertone là một nguyên nhân (God's bankers - báo đã dẫn, July 7, 2012).Xin lập lại, sự nghiệp tư tưởng vĩ đại của ĐGH Biển Đức là ngài đã sáng tỏ cho nhân loại thấy rõ từ bản chất, tôn giáo và khoa học, nhất là khoa học vũ trụ hiện đại đã không có gì mâu thuẫn, Đức Tin tôn giáo không trái với khám phá hiện đại nhất của khoa học về không gian và vũ trụ.
KHOA HỌC, CÔNG GIÁO VÀ PHẬT GIÁO

Cuộc chiến tương lai, dù cục bộ, khoa học và siêu kỹ thuật vẫn là yếu tố chủ yếu quyết định ai được ai thua. Báo The Economist, số ra ngày 7-7-2012, với chủ đề lớn "A giant leap for science" (Bước nhảy vọt của khoa học). Đây là những bước đi của "thần linh". Cơ quan NASA Hoa Kỳ đã chấm dứt kỷ nguyên "Khoa học không gian". Từ năm 2011 là kỷ nguyên "khoa học vũ trụ". Vũ trụ vô cùng nhưng không vô tận cũng đang biến, "tam thiên thế giới, bát vạn thế giới" (lời nhà Phật) đang dần dần lộ ra dưới mắt khoa học hiện đại. Số báo trước HNV nói về ánh sáng linh quang, từ một cõi nào trong vũ trụ những ngàn, vạn năm mới đến hành tinh của chúng ta, hẳn có độc giả cho rằng HNV lại "lên đồng" hoang tưởng. Nhưng lại là sự thực dưới ánh sáng siêu khoa học hôm nay "Làm thế nào có thể nhìn những gì không thể nhìn được" (How to see the unseeable", ScAm, vol. 303, no. 5, Nov. 2010). Các báo koa học như Scientific American hay Science trong năm 2012, chuyên chú về vũ trụ đã cho ta thấy ánh sáng linh quang mà ngàn xưa tiên tổ Việt tộc đã đề cập đến. Và Đức Phật đã sáng rọi. Chẳng hạn như cõi trời Đâu Suất trong ngàn cõi khác, gọi là đâu suất thiên, hay là Tusita, Tàu dịch là Hi-túc (túc đầy đủ, hài lòng). Một đời người ở cõi đâu suất dài bằng 4000 năm ở cõi nhân gian này. Thời gian một ngày một đêm ở cõi đâu suất dài bằng 400 năm ở thế gian (Đức Trạng Trình gọi thời gian ở cõi ngoài nhân gian là không thời. Nhà bác học Einstein gọi là "space time" trong không gian 4 chiều).Theo truyền thuyết Đức Phật Thích Ca đã từng ở cõi trời đâu suất trước khi "thị hiện nhân sinh" xuống nhân gian. Hàng trăm triệu dân Tàu Hoa Lục ngày nay đang hướng về vùng trời đâu suất mong Đức A Di Lặc "thị hiện nhân sinh" ở Hoa Lục. Đặc biệt tượng Đức A Di Lặc cười tươi như hoa. Với Thiên Chúa giáo, thiên đàng là điều hiển hiện, mắt ta không nhìn thấy. ĐGH Biển Đức thứ 16 chìm đắm vào kho sách Thần học mênh mông, Ngài đã soi rọi Thần học Thiên Chúa giáo vào khoa học hiện đại và ngược lại để sáng tỏ rằng, Tôn giáo, một cách chung và Thần học không có gì mâu thuẫn với khoa học. Nhà Phật nói đến Chủng tử, chủng là hạt giống, là căn nguyên (shu), chủng tử là hạt giống (shuji). Hơn 2000 năm sau, khoa học Y, Sinh, Hóa hiện đại mới tìm ra cái chủng tử ấy gọi là "gen" (genesis) và phương pháp DNA đã sáng rõ đâu là chủng tử - tức "gene". Con khỉ tinh tinh (khỉ đột) hay đười ươi giống như người đến 99% nhưng cái chủng tử, cái căn nguyên chỉ 1% khỉ khác người nên khỉ là khỉ, người là người. Thiên Chúa giáo cũng gọi là cái căn nguyên Nguyên khởi do Thiên Chúa (God) mà ra, đấng chỉ có một. ĐGH Bênêđíchtô thứ 16 (vừa từ chức) qua âm nhạc Mozart mà ngài nhuần thấm. Người khác khỉ và muôn loài là do tiếng nói (Ngôi lời). Đức Phật Thích Ca nói "Pháp bất nhị môn", khởi từ Pháp là lời vậy.Thế giới hôm nay là "thế giới của tôn giáo". Khoa học vũ trụ càng mở rộng, Pháp của Đức Thích Ca với "tam thiên thế giới" càng ngày càng rõ. Đức Chúa Trời, hay Thượng đế hay "Trời đất Chúa tể càn khôn" càng ngày càng hiển hiện qua Thần học của ĐGH Bênêđíchtô 16, một nền nhân bản, con người là gốc.Tôn giáo đang thăng hoa. Phật giáo chắc chắn sẽ phục hưng toàn diện ở Tàu. Hình tượng Phật A Di Lặc đã trùm phủ. Về Công giáo ở Tàu hiện nay, do chính sách ứng xử linh hoạt và gắn bó với giáo hội địa phương của ĐGH Biển Đức thứ 16, trong vòng 8 năm dưới triều đại của ngài, giáo hội thầm lặng Trung Hoa càng ngày càng phát triển, số linh mục nhà nước quay trở về với Vatican lên đến con số kỷ lục. Giáo phận Thượng Hải là bằng chứng về sự sụp đổ của "giáo hội" nhà nước CS. Giáo dân theo "GH quốc doanh" trở về GH Mẹ, vào năm 2012 đã lên đến 12 triệu giáo hữu.
GƯƠNG THÁNH VỀ TRÁCH NHIỆM

Như tin tức đã đăng tải, ĐGH Bênêđíchtô thứ 16, VN gọi là Biển Đức cũng là tên một Dòng khổ tu, vị Giáo tông thứ 265 của Hội Thánh Công giáo toàn cầu đã từ nhiệm ngày 28-2-2013. Đúng 8 giờ tối ngày 28-2 này, ngài sẽ rời ngai Giáo hoàng, 86 tuổi. Đây là vị Giáo hoàng thứ 2 từ nhiệm trong lịch sử Hội Thánh Công giáo. ĐGH Gregory từ nhiệm năm 1415 vào lúc giáo hội khủng hoảng trầm trọng trong nội bộ. Ba giáo hoàng phải rời khỏi điện Vatican. Chút nữa, GH lại thêm một cuộc ly khai. Nguyên nhân cũng là do giáo thuyết bị "lạc". Các ông Tiến sĩ Hội Thánh tự coi là các bộ óc của Hội Thánh. Vào thời này, các Hồng y Pháp là một thế lực khuynh đảo Vatican. Một biến cố ghê gớm đã xảy ra, GH Bênêđíchtô bị Cộng đồng Vatican cách chức về tội "bội phản, phe phái và rối đạo". ĐGH tiền nhiệm Gregory XII 90 tuổi đủ khôn ngoan đã tự thoái vị. Sau cuộc khủng hoảng trầm trọng này, GHCG La Mã lại trở lại bình thường và cho đến nay mới lại xảy ra một biến cố làm xôn xao trong và ngoài GH La Mã. Có thể nói là rung chuyển. Sau gần 600 năm, La Mã mới xảy ra một biến cố như vậy. Không đơn giản là lý do sức khỏe của giáo hoàng. Phải nói rằng, ngài quyết định một việc phi thường. Nếu nói về lý do sức khỏe, tuy cũng là như thế nhưng chưa phải là "lý do chính yếu". Trong giáo triều La Mã, nhiều Giáo hoàng ngoài 90 tuổi, sức khỏe suy yếu vẫn ngồi trên ngai, tượng trưng sự hiện thân của Đức Kitô trên trần gian, còn công việc dù nặng nề cách mấy đã có Hồng y đoàn niên trưởng, các Hồng y Thánh bộ phò tá và Giáo triều với Hồng y Quốc vụ khanh.Theo báo The Economist, cách nay nhiều tháng, ĐGH Biển Đức 16 đã trải qua một cuộc khủng hoảng nội bộ, kể cả một số vấn đề rối loạn cùng các áp lực chồng chất đè nặng trên thân thể của một ông già với tâm hồn nghệ sĩ và "rất hiền lành, cả đời tu hành trước khi lên ngôi GH chưa từng đương đầu, đối phó". Biến cố đau lòng nhất là quản gia thân cận nhất của ngài "tiết lộ bí mật" rồi bị bắt giam. Chủ tịch ngân hàng của Vatican bị cách chức vì bê bối. Rồi họa báo chí truyền thông làm rùm beng mà ngài không quen chịu đựng. Trong khi báo giới bảo thủ thì cố bưng bít, nếu ai nói ra lại bị buộc tội "rối đạo" (một số giáo sĩ và giáo dân VN có thói quen này, hễ ai đụng chạm này nọ đến những sai lầm trần thế cuả giáo triều trần gian là bị chụp mũ "rối đạo").
 
Vụ ngân hàng Vatican gây tai tiếng, "tệ hại nhất", kể cả rửa tiền (money laundery) mà báo La Republica đã công khai hóa. Ngân hàng chồng chất sai lầm, kể cả bất hợp pháp. Thậm chí Hội Đồng Âu Châu phải nhảy vào cuộc, lập một ủy ban điều tra ra lệnh cho ngân hàng trong một tháng phải phúc trình. Cái chết đầy bí ẩn cuả một chủ ngân hàng Ý Roberto Calvi lại càng gây thêm tai tiếng. Vị giáo hoàng học giả triết gia này có bao giờ biết đến tiền bạc. Lung tung, rối bời. Hồng y Quốc vụ khanh bị tố nhiều sai phạm, lợi dụng quyền bính bảo thủ, xía vào nhiều việc không thuộc thẩm quyền (xin nêu một thí dụ trường hợp VN: cuộc tranh đấu "tòa Khâm sứ" ở Hà Nội do ĐTGM Ngô Quang Kiệt lãnh đạo đang lên cao, đầy khí thế, giáo dân đang hăng, bỗng dưng Hồng y Quốc vụ khanh gửi thư cho ĐTGM Ngô Q. Kiệt yêu cầu ngưng! Thật là "lãng xẹc"! Hoàn toàn không thuộc thẩm quyền của Hồng y Quốc vụ khanh. Hồng y Bertone hành động chỉ vì Hồng y Pháp Etchagary thân CSVN, áp lực. Do không thể gây nứt rạn và hiểu lầm giữa Vatican và Tổng giáo phận Hà Nội, ĐTGM Ngô Quang Kiệt phải ngưng cuộc đấu tranh hoàn toàn chính nghĩa. Vụ quan trọng nhất là "bang giao VN và Vatican". Sứ thần Vatican không thường trú, một Tổng giám mục, đến Hà Nội thương thảo, ký kết với bạo quyền CSVN, "không thèm một lời hỏi ý kiến HĐGMVN!" Vị sứ thần này hoàn toàn không có thẩm quyền làm trái phép như vậy. HĐGMVN dù nhẫn nhục đã quá nhiều đã phải kín đáo lên tiếng qua một văn thư phản bác). Bộ ngoại giao Tòa Thánh với cái bóng của Hồng y Etchagary tự tung tự tác trong tiến trình bang giao với CSVN, lại trao cho một linh mục họ Cao, nguyên đệ I tham vụ Tòa Khâm sứ Tòa Thánh ở Hoa Thịnh Đốn. CSVN rất quỷ quyệt khi linh mục họ Cao đại diện bộ ngoại giao Tòa Thánh về Hà Nội thì cho "limousine" bóng loáng ra phi trường đón, đưa thẳng về dinh Quốc khách nghỉ ngơi. Đưa một linh mục VN về Hà Nội để "deal" với bạo quyền bất kể HĐGMVN! Thậm chí bộ ngoại giao Tòa Thánh quyết định việc này việc nọ, rất quan trọng đối với vận mệnh GHVN, HĐGMVN chỉ được biết khi 2 bên đã chung quyết qua văn bản! Thậm chí, Sứ thần không thường trú đến Hà Nội vào lúc biểu tình chống TC bành trướng đang lên cao, bạo quyền sợ rằng ĐTGM Ngô Quang Kiệt và giáo dân Hà Nội - Thái Hà tham gia nên yêu cầu Sứ thần Tòa Thánh can thiệp. Ngày cuối ở Hà Nội, sắp ra phi trường Nội Bài về La Mã, Sứ thần tức tốc vào ngay Châu Sơn - Nho Quan (Ninh Bình) có TGM Nguyễn Văn Nhơn tháp tùng gặp riêng ĐTGM Kiệt ít phút, không kịp ăn trưa lên xe về Hà Nội ngay để kịp giờ máy bay cất cánh! Sao lại thế nhỉ? Sứ thần TGM là thế nào mà lại dám qua mặt cả một giáo hội địa phương? Ai quyền bính hơn ai? Tiến trình bang giao Vatican và VNCS là do bộ ngoại giao Tòa Thánh và Quốc vụ khanh Bertone, vị Hồng y đã và đang bị tố cáo nhiều sai lầm và độc đoán.Biến cố ĐGH Biển Đức thứ 16 từ chức, giáo hội La Mã ngày nay không phải "biến loạn" như năm 1415, ĐGH Gregory phải từ chức với Hồng y đoàn 24 vị mà Hồng y Pháp là một thế lực khuynh đảo. Tuy nhiên bộ ngoại giao Tòa Thánh trong 20 năm qua về vấn vấn đề VN vẫn bị các ông Tây "Phú lang sa" khuynh đảo, hầu hết "đôi chút Tân Tả" (the New Left), thậm chí các ông còn chủ trương bỏ rơi Đài Loan, thiết lập bang giao với bạo quyền Bắc Kinh. ĐGH Gioan Phaolô II, lúc còn sinh thời ngài cương quyết lắc đầu. Với ngài, CS Việt hay Tàu nó vẫn là CS vẫn là sa tăng thời đại.Nêu lên VN như một thí dụ nhỏ để chứng tỏ Hồng y Quốc vụ khanh hiện nay và những sai lầm của giáo triều của Hồng y là một nguyên nhân Đức Bênêđíchtô 16 không đủ sức chịu thấu. Và ngài đã dũng cảm phi thường rời ngôi kế thừa Thánh Phêrô. Bang giao VNCS và Vatican là một đơn phương của giáo triều Hồng y Bertone trao cho một vị sứ thần không cần biết đến GHVN, tâm nguyện và ý chí, lại trao cho một vị linh mục VN gần trọn đời ở nước ngoài với tư cách một nhà ngoại giao tức Cao tham vụ. Một linh mục Tây Canada nói với HNV: "Pauvre Père Cao! Malgré lui!". Chẳng trách chi điệu nghệ lừa bịp của lãnh đạo CSVN vẫn cứ thành công "rực rỡ" ở Rôma! Báo The Economist, trước ngày ĐGH Biển Đức từ chức, nhận định rằng: Bao lâu Quốc vụ khanh Tòa Thánh (Thủ tướng Giáo triều) còn ở lại, cuộc nội tranh ở Vatican gần như còn tiếp tục (As long as the Secretary of State stays, the infighting in the Vatican seems likely to continue - the Economist, July 7, 2012).
HỒI CHUÔNG CẢNH TỈNH

ĐGH Biển Đức 16 từ nhiệm là một hồi chuông cảnh tỉnh giáo triều Vatican hiện nay, ngài quả là một vị "thánh sống". Ngài rời ngôi không phải là thoái vị (abdication) mà cũng không phải là từ chức. GH là ngôi cao tột đỉnh còn từ chức với ai. Ngài rời ngôi của Thánh Phêrô là chiếu theo điều 322-2 Giáo luật "được quyết định hoàn toàn tự do, không có vấn đề một ai khác chấp thuận". Ông già thánh này trở về thế giới. Lời Chuá qua nhạc Mozart, ngài sưu tầm và dạo đàn nhạc Mozart, 600 bài. Khi lên ngôi, ngài đưa chiếc piano vào phòng riêng, đàn lớn quá, không đưa lên được cầu thang, phải tháo ra từng mảnh đưa vào phòng ráp lại. Trong điện Vatican, mỗi Giáo hoàng lui về phòng sau 12, 13 giờ làm việc lại vang lên khúc dương cầm "Petite musique de nuit" của Mozart. Trong Lễ Tro vừa qua (13-2) vương cung thánh đường Ste Satine trên đồi cao thơ mộng Ventin, Đức Biển Đức 16 cử hành thánh lễ, vang vang như lời thiên thần "Tất cả là phù du" (Vanitas Vanitatum Omitas) cũng như dân Việt ta thường nói: "Sớm nở tối tàn - Công danh phù thế có ngần ấy thôi!" Ngài rời ngôi để cảnh tỉnh những ai đó cản trở con đường canh tân mà Ngài là một triết gia canh tân, đưa Thần học vào thế giới mới, nhân bản đại đồng liên tôn, sau Thiên Chúa chỉ có một con người là đáng quí đáng trọng hơn hết thảy. Ngài đã cảnh cáo Hồi giáo quá khích đừng bao giờ bạo động giết người rồi lại hô "Thượng đế vĩ đại" (God is great). Và là vị Giáo hoàng đầu tiên thời cận đại đã lên tiếng, một cách hàn lâm minh bạch khúc chiết nói về những sai lầm căn bản (về triết học) của chủ nghĩa Duy vật vô thần Các Mác. Sau ngày 28/2, Đức Biển Đức 16 lui về ở ẩn trong một đan viện ở Rôma (thuộc Dòng khổ tu Biển Đức - Benedictino). Tấm gương từ nhiệm của Đức Biển Đức 16 sáng rực đời đời.
HÀ NHÂN VĂN

__._,_.___

No comments:

Post a Comment