Phi vụ B-2 ngang qua Nam Hàn
Oanh tạc cơ B-2 Spirit của Không lực Hoa Kỳ đáp xuống Căn cứ Không quân Andersen ở Guam.
28.03.2013
SEOUL — Các oanh tạc cơ B-2 của Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc tập bắn trên không phận Nam Hàn. Phi vụ huấn luyện có mục đích chứng tỏ tác dụng răn đe nhắm vào Bắc Hàn, theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Steve Herman từ Seoul.
Quân đội Hoa Kỳ không giữ bí mật về việc các chuyến bay thẳng từ Hoa Kỳ đến Nam Hàn của một cặp oanh tạc cơ B-2, được xem như một tín hiệu gửi cho Bắc Hàn.
Một thông cáo của quân đội loan báo phi vụ nói rằng nó “chứng tỏ khả năng của Hoa Kỳ có thể thực hiện các vụ tấn công chính xác tầm xa và theo ý muốn.”
Các oanh tạc cơ chiến lược đã bay từ Căn cứ Không quân Whiteman ở tiểu bang Missouri để thả đạn bom không chứa chất nổ lên một hòn đảo ở phía tây nam Nam Hàn trước khi trở lại căn cứ xuất phát – nghĩa là thực hiện chuyến bay liên tục 20.000 kilomet.
Ông Shin In-kyun, người đứng đầu Mạng lưới Phòng thủ Nam Hàn, một liên minh các chuyên gia quân sự có trụ sở ở Seoul, nói rằng sự kiện Không lực Hoa Kỳ nói rõ về các phi vụ của B-2 là điều chưa từng có từ trước đến nay.
Theo ông Shin, sự kiện đó có nghĩa là Hoa Kỳ coi lập luận khiêu khích của Bình Nhưỡng là điều rất nghiêm trọng. Và oanh tạc cơ B-2 là “một vũ khí mà Bắc Hàn sợ hãi nhất.”
Hai lần trước đây trong tháng này, trong các cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn, Không lực Hoa Kỳ cũng đã phái các oanh tạc cơ B-52 từ Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam để bay các phi vụ huấn luyện trên không phận Nam Hàn.
Quân đội Hoa Kỳ không giữ bí mật về việc các chuyến bay thẳng từ Hoa Kỳ đến Nam Hàn của một cặp oanh tạc cơ B-2, được xem như một tín hiệu gửi cho Bắc Hàn.
Một thông cáo của quân đội loan báo phi vụ nói rằng nó “chứng tỏ khả năng của Hoa Kỳ có thể thực hiện các vụ tấn công chính xác tầm xa và theo ý muốn.”
Các oanh tạc cơ chiến lược đã bay từ Căn cứ Không quân Whiteman ở tiểu bang Missouri để thả đạn bom không chứa chất nổ lên một hòn đảo ở phía tây nam Nam Hàn trước khi trở lại căn cứ xuất phát – nghĩa là thực hiện chuyến bay liên tục 20.000 kilomet.
Ông Shin In-kyun, người đứng đầu Mạng lưới Phòng thủ Nam Hàn, một liên minh các chuyên gia quân sự có trụ sở ở Seoul, nói rằng sự kiện Không lực Hoa Kỳ nói rõ về các phi vụ của B-2 là điều chưa từng có từ trước đến nay.
Theo ông Shin, sự kiện đó có nghĩa là Hoa Kỳ coi lập luận khiêu khích của Bình Nhưỡng là điều rất nghiêm trọng. Và oanh tạc cơ B-2 là “một vũ khí mà Bắc Hàn sợ hãi nhất.”
Hai lần trước đây trong tháng này, trong các cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn, Không lực Hoa Kỳ cũng đã phái các oanh tạc cơ B-52 từ Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam để bay các phi vụ huấn luyện trên không phận Nam Hàn.
Cả hai loại Oanh tạc cơ B-2 và B-52 (hình trên) đều có khả năng chở theo vũ khí hạt nhân.
Cả hai loại Oanh tạc cơ B-2 và B-52 (hình trên) đều có khả năng chở theo vũ khí hạt nhân.
Thông báo về các phi vụ B-2 được đưa ra chỉ vài giờ đồng hồ sau khi hai Bộ Trưởng quốc phòng của cả Hoa Kỳ lẫn Nam Hàn nói chuyện với nhau qua điện thoại.
Một thông cáo của Ngũ Giác Ðài cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn, Kim Kwan Jin, đã thảo luận về cam kết bất di bất dịch của Hoa Kỳ đối với liên minh với Nam Hàn, “nhất là trong thời điểm căng thẳng tăng cao này ở Đại Hàn.”
Trước đó, phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài George Little được yêu cầu giải thích về phản ứng của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trước việc Bắc Hàn hôm qua cắt đứt đường dây nóng quân sự duy nhất với miền Nam.
Ông nói: Ðây lại là một hành vi khiêu khích và thiếu xây dựng khác của chế độ Bắc Hàn. Ðiều rất quan trọng là chế độ phải tập trung vào điều chúng tôi nghĩ là hướng hành động đúng đắn, ấy chính là hòa bình và ổn định tại Đại Hàn. Và những hành động khiêu khích cùng lập luận hiếu chiến không giúp ích gì cho tình hình cả.”
Bắc Hàn trước đó đã cắt đứt đường dây nóng của Hội Hồng Thập Tự ở làng đình chiến Bản Môn Ðiếm và ngưng nhận các cú điện thoại trên đường dây nối liền hội với Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Chính phủ Nam Hàn nói đường dây nóng hàng không nối liền các đài kiểm soát không lưu ở các phi trường Incheon và Bình Nhưỡng vẫn còn hoạt động.
Nam Hàn đã yêu cầu miền Bắc nối lại đường dây nóng quân sự mà Seoul nói là giúp bảo đảm sự an toàn của những người từ miền Nam vào khu công nghiệp Kaesong.
Hơn 1.000 người Nam Hàn hôm nay đã đi qua chốt kiểm soát biên giới Paju, ra vào khu công nghiệp nằm ngay phía bắc vùng phi quân sự.
Các giới chức nói hiện họ đang sử dụng 1300 đường dây điện thoại dân sự để nối kết Nam Hàn với khu công nghiệp Kaesong để chuyển tên những người tìm cách vào khu này, đa số là nhân viên và quản đốc.
Hôm qua, Bắc Hàn thông báo cắt đứt ngay lập tực đường dây nóng. Thông báo quy trách Hoa Kỳ và Nam Hàn làm tăng sự thù nghịch trên bán đảo.
Trong thời kỳ căng thẳng tăng cao, gồm cả những lời đe dọa mở một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhắm vào Hoa Kỳ và Nam Hàn, miền Bắc nghèo khó và cô lập đã không gây gián đoạn các hoạt động của khu công nghiệp.
Khu công nghiệp này chiếm 2 tỷ đôla mỗi năm trong giao thương hai miền và là một trong rất ít nguồn chỉ tệ có thể đổi ra vàng cho Bắc Hàn.
Lương bổng tổng cộng lên tới 80 triệu mỗi năm được trả cho chính phủ Bắc Hàn, chứ không trả thẳng cho 50.000 công nhân làm công tác lắp ráp các sản phẩm gia dụng.
Một thông cáo của Ngũ Giác Ðài cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn, Kim Kwan Jin, đã thảo luận về cam kết bất di bất dịch của Hoa Kỳ đối với liên minh với Nam Hàn, “nhất là trong thời điểm căng thẳng tăng cao này ở Đại Hàn.”
Trước đó, phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài George Little được yêu cầu giải thích về phản ứng của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trước việc Bắc Hàn hôm qua cắt đứt đường dây nóng quân sự duy nhất với miền Nam.
Ông nói: Ðây lại là một hành vi khiêu khích và thiếu xây dựng khác của chế độ Bắc Hàn. Ðiều rất quan trọng là chế độ phải tập trung vào điều chúng tôi nghĩ là hướng hành động đúng đắn, ấy chính là hòa bình và ổn định tại Đại Hàn. Và những hành động khiêu khích cùng lập luận hiếu chiến không giúp ích gì cho tình hình cả.”
Bắc Hàn trước đó đã cắt đứt đường dây nóng của Hội Hồng Thập Tự ở làng đình chiến Bản Môn Ðiếm và ngưng nhận các cú điện thoại trên đường dây nối liền hội với Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Chính phủ Nam Hàn nói đường dây nóng hàng không nối liền các đài kiểm soát không lưu ở các phi trường Incheon và Bình Nhưỡng vẫn còn hoạt động.
Nam Hàn đã yêu cầu miền Bắc nối lại đường dây nóng quân sự mà Seoul nói là giúp bảo đảm sự an toàn của những người từ miền Nam vào khu công nghiệp Kaesong.
Hơn 1.000 người Nam Hàn hôm nay đã đi qua chốt kiểm soát biên giới Paju, ra vào khu công nghiệp nằm ngay phía bắc vùng phi quân sự.
Các giới chức nói hiện họ đang sử dụng 1300 đường dây điện thoại dân sự để nối kết Nam Hàn với khu công nghiệp Kaesong để chuyển tên những người tìm cách vào khu này, đa số là nhân viên và quản đốc.
Hôm qua, Bắc Hàn thông báo cắt đứt ngay lập tực đường dây nóng. Thông báo quy trách Hoa Kỳ và Nam Hàn làm tăng sự thù nghịch trên bán đảo.
Trong thời kỳ căng thẳng tăng cao, gồm cả những lời đe dọa mở một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhắm vào Hoa Kỳ và Nam Hàn, miền Bắc nghèo khó và cô lập đã không gây gián đoạn các hoạt động của khu công nghiệp.
Khu công nghiệp này chiếm 2 tỷ đôla mỗi năm trong giao thương hai miền và là một trong rất ít nguồn chỉ tệ có thể đổi ra vàng cho Bắc Hàn.
Lương bổng tổng cộng lên tới 80 triệu mỗi năm được trả cho chính phủ Bắc Hàn, chứ không trả thẳng cho 50.000 công nhân làm công tác lắp ráp các sản phẩm gia dụng.
No comments:
Post a Comment