Nguyên do và hậu quả chính sách gây hấn của Bắc Hàn.
Việt-Long, RFA
2013-03-21
2013-03-21
Pháo đài bay B-52 phô diễn hỏa lực, en-wikinews photo
Nguyên do
Sự căng thẳng ở Đông Á giữa Trung Cộng, Nhật Bản có thể tạm yên, khi hai nhân vật mới trong ngành ngoại giao của Bắc Kinh được coi là những nhân vật hòa giải với Tokyo vừa được bổ nhiệm, nhưng tình hình Đông Bắc Á vẫn âm ỉ cháy đều, không tắt. Vì sao Bắc Hàn càng lúc càng hùng hổ thêm lên, sau lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc?
Hôm nay, thứ tư, Bắc Hàn lên án phi vụ thao dượt của pháo đài bay B-52 bay trong không phận Nam Hàn, gọi đó là hành động khiêu khích không thể tha thứ. Bình Nhưỡng đe dọa sẽ tấn công quân sự nếu Hoa Kỳ còn tiếp tục hành động như vậy. Bình Nhưỡng lên tiếng là vì hôm thứ ba hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn loan tin một phi vụ nữa của B-52 cũng đã bay trên Nam Hàn trong cùng ngày, sau khi Ngũ Giác Đài loan báo về phi vụ thứ nhất trước đó. Phi vụ thứ nhất diễn ra vào hôm mùng 8 tháng này, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn đang.
Bình Nhưỡng chẳng những leo thang về lời lẽ mà còn leo thang trong hành động đe dọa cả Nam Hàn lẫn Hoa Kỳ; như việc lãnh tụ Kim Yong-Un hôm thứ Tư đã thị sát cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng núi của Bắc Hàn. Cuộc thao dượt quân sự này nhằm trắc nghiệm kết quả sử dụng máy bay viễn khiển drone như loại được Hoa Kỳ sử dụng lâu nay ở Nam Á và Trung đông, châu Phi để chống Al-Qaeda. Cuộc tập trận còn được loan báo đã bắn hỏa tiễn đánh chặn bắn rơi mục tiêu giả định, cruise missile của Mỹ, mà Bắc Hàn cho là Mỹ sẽ phóng vào lãnh thổ Bắc Hàn để mở màn cuộc tấn công xứ này. Chủ tịch Kim Yong-Un hân hoan tuyên bố từ nay Bắc Hàn đã có vũ khí tấn công chính xác để đối phó với kẻ thù. Thực tế là Nam Hàn từng công bố đã có loại vũ khí đó và sử dụng thuần thuộc trong các cuộc thực tập. Nhưng Bình Nhưỡng đả kích trực tiếp vào Hoa Kỳ, gây sự, không buốn nhắc tới Seoul. Chiều thứ tư còn có tin Bắc Hàn tuyên bố chiến tranh thế giới lần thứ ba đã được châm ngòi. Sáng thứ năm Kim Yong-Un tuyên bố đòi tấn công vị trí quân sự của Hoa Kỳ ở Guam với những loại vũ khí chính xác! Hiển nhiên lãnh tụ trẻ này rất vui mừng và hãnh diện với loại phi cơ drone viễn khiển kiểu thô sơ của Mỹ trước đây mà Bắc Hàn lấy mẫu được, có thể từ Iran, để chế tạo.
Hoa Kỳ-Nam Hàn tập trận - arabnews photo
Mục đích
Đó chỉ là những hành động ắt có sau khi Bình Nhưỡng tung ra đủ mọi kiểu đe dọa hung hãn nhất đối với Hoa Kỳ và Nam Hàn, một hành động mà không một quốc gia nào từng làm trong lịch sử. Thời chiến tranh lạnh, Liên Xô và Trung Cộng củng đòi tiêu diệt Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng không hề dọa gây chiến, cụ thể còn đòi tấn công quân sự một vị trí của quân đội Mỹ! Những nước lớn mà làm như vậy chẳng khác nào tuyên chiến, hẳn đã gây chiến tranh thực sự với Mỹ. Nhưng Bắc Hàn không mạnh về quân sự tương đương với một cường quốc như Mỹ hay Nga, Trung Cộng, Tây Âu, lại không sợ nước lớn tấn công để mang tiếng bắt nạt nên cứ thế mà hung hăng, đe dọa, khoe khoang, vì biết chắc Mỹ không làm gì tới mình, nhất là khi còn nước lớn Trung Cộng đứng sau lưng.
Một đoạn phim video chiếu trên TV Bắc Hàn, quảng cáo rầm rộ khả năng quân sự, toàn những cảnh chiến đấu của hỏa tiễn và pháo binh. Đáng chú ý trong đoạn phim này là cảnh tác xạ của những dàn đại bác nòng dài, sau đó là cảnh tòa Bạch Ốc nằm trong tiêu điểm ngắm, và điện Capitol Quốc hội Hoa Kỳ thì trúng đạn ngay giữa nóc! Những sự kiện này chứng tỏ những hành động hiếu chiến chỉ nhắm tuyên truyền với dân chúng Bắc Hàn, lừa gạt họ về sức mạnh quân sự để cho họ tin rằng họ phải chết đói là để chính quyền tăng cường quân sự hầu tấn công Hoa Kỳ và Nam Hàn để tự vệ! Có lẽ chỉ có dân Bắc Hàn mới tin rằng Nhà nước Bình Nhưỡng có đại bác nguyên tử bắn tới tận Hoa Kỳ!
Phim tuyên truyền của Bắc Hàn chiếu cảnh quốc hội Mỹ trúng đạn của Bắc Hàn - NKorea TV
Công luận quốc tế còn nói đến một mục đích khác của Bắc Hàn trong những hành động gần đây, nghe ra khá thú vị! Họ nói những cuộc thí nghiệm phóng phi đạn tầm xa và nổ bom nguyên tử mới đây chỉ là để quảng cáo cho những món “hàng độc”, theo đúng nghĩa đen của “hàng độc”, mà Bắc Hàn từng xuất khẩu trước đây. Việc bán rao vũ khí và kỹ thuật hạt nhân của Bắc Hàn mới là điều mà Hoa Kỳ lo ngại nhất, trong khi Mỹ không lo gì về khả năng tấn công hạt nhân của Bắc Hàn. Người Mỹ vốn có không ít những kẻ thù trên khắp thế giới sẵn sàng đánh bom nguyên tử liều chết trên đất Mỹ ngay khi nào có khả năng, có cơ hội.
Giả thuyết hiện thực
Ta thử nghĩ nước Mỹ sẽ điêu tàn ra sao khi kỹ thuật vũ khí nguyên tử hay kỹ thuật hỏa tiễn tầm xa được giao tới Iran hay vào tay Syria để đổi lấy dầu khí, hay những kỹ thuật đó lọt vào tay những quân Al Qaeda đang tiềm phục khắp nơi, kể cả trong đất Mỹ? Chuyển giao, phổ biến vũ khí nguy hiểm và kỹ thuật chế tạo chúng là những điều mà thế giới tin rằng Bắc Hàn đã làm trong quá khứ, nên mới đưa tới cuộc cấm vận vũ khí kéo dài.
Bằng chứng mới nhất là vừa qua Nhật Bản loan báo rằng chuyến tàu hàng bị bắt hồi tháng 8 năm ngoái được cho là xuất phát từ Bắc Hàn, đã chứa những nguyên liệu hợp chất nhôm được dùng để chế tạo máy ly tâm tách hạt những uranium đồng vị phóng xạ và tinh luyện uranium cho Iran.
Vì vậy việc Bắc Hàn phổ biến vũ khí nguy hiểm là một giả thuyết khá hiện thực. Giới chuyên môn của phương Tây nói rằng Bình Nhưỡng có khả năng chế tạo một số lượng không nhiều những trái bom nguyên tử ở dạng thô sơ, nhưng chưa thể chế được những đầu đạn nguyên tử, là những trái bom thu nhỏ, để gắn được vào những hỏa tiễn liên lục địa mà họ đã thí nghiệm thành công. Không có khả năng đánh người nhưng cứ làm đủ chuyện để cả thế giới phải lưu tâm, thì hẳn nhiên đã nhắm mục đích quảng cáo thương mại.
Hỏa tiễn Bắc Hàn rời dàn phóng, tháng 12-2012- discoverynews.com photo
Mục đích thứ nhì có thể được nhắm tới, là làm cho lãnh tụ trẻ tuổi Kim Yong-Un nổi tiếng như cồn khi được cả thế giới nhắc tới tên từng giờ từng ngày liên tiếp sau mỗi hành động khiêu khích ồn ào liên tục tiếp nối nhau.
Những hành động đó đem lại lợi ích gì?
Trước hết, Bình Nhưỡng quảng cáo được với những kẻ thù của Mỹ các mặt hàng nguyên tử, hạt nhân hay hỏa tiễn tầm xa. Kim Yong-Un đòi tàn phá nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân nhưng không phải nhờ hỏa tiễn của họ mang tới, mà bằng những phương tiện của những kẻ thù của Hoa Kỳ mua được vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Phương tiện đó có thể là hỏa tiễn hay từng bộ phận vũ khí hạt nhân qua biên giớ xâm nhập và chuyển i.
Kế đó, Bình Nhưỡng có vẻ đạt được mục đích thứ nhì là lừa mị người dân Bắc Hàn, những con người không biết gì đến bên ngoài, khổ sở triền miên trong tình trạng thiếu ăn thiếu mặc, đói rét quanh năm.
Kết quả hay hậu quả?
Nhưng hôm thứ sáu tuần trước Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel loan báo Hoa Kỳ thiết trí thêm 14 dàn hỏa tiễn đánh chặn ở Alaska, tăng cường cho 30 dàn hỏa tiễn như vậy đã đặt sẵn dọc bờ biển California và Alaska. Trung Cộng than phiền Mỹ gây thất quân bình lực lượng. Trước đó nữa, hồi tháng 12 khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn thành công, Mỹ và Nhật đã tuyên bố sẽ nhanh chóng thiết trí thêm những dàn lá chắn hỏa tiễn cho Nhật Bản, cũng khiến Trung Cộng than phiền. Phải chăng Bình Nhưỡng cũng tạo ra được kết quả là sự lo sợ của Mỹ, Nhật và các nước khác, đồng thời làm ngân sách những nước này hao hụt ?
Hỏa tiễn đánh chặn của Hoa Kỳ- US Air Force photo
Thực ra những điều đó có vẻ là HẬU QUẢ do Bình Nhưỡng tạo ra, đúng hơn là KẾT QUẢ họ đạt được.
Sau khi Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel loan báo việc đặt thêm lá chắn hỏa tiễn thì lập tức Trung Cộng lên tiếng trách cứ, nói rằng làm như vậy là tạo thế mất cân bằng về lực lượng quân sự giữa hai thế giới Đông Tây. Như vậy Bắc Hàn đã tạo lý cớ và cơ hội cho Hoa Kỳ thi hành kế hoạch tăng cường phòng thủ đối với cả Nga lẫn Trung Cộng, Iran, vì số hỏa tiễn của Bắc Hàn có mang được đầu đạn hạt nhân thì cũng chẳng đáng kể gì so với hệ thống phòng thủ sẵn có của Mỹ, cả trên mặt đất cũng như từ bao nhiêu hạm đội hải quân Mỹ với hằng ngàn chiến hạm trên khắp thế giới có hệ thống Aegis chống hỏa tiễn, được hỗ trợ bằng hệ thống dày đặc những vệ tinh trinh sát.
Hôm thứ hai viên chức Hoa Kỳ đến Warsaw đã trấn an Ba Lan rằng việc ngưng thiết lập hệ thống lá chắn hỏa tiễn ở xứ này không phải để làm hài lòng Liên Bang Nga và cũng không gạt Ba Lan ra ngoài chính sách ngoại giao, quốc phòng của nước Mỹ.
Hệ thống phòng thủ của Mỹ
Tuần trước Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tuyên bố bỏ kế hoạch bố trí hệ thống lá chắn hỏa tiễn tại Ba Lan trong thập niên sau, và Hoa Kỳ sẽ bố trí hỏa tiễn lá chắn ở Alaska vì nguy cơ mới từ Bắc Hàn.
Trước đó các viên chức ngoại giao và quốc phòng của Mỹ đi Warsaw đã tuyên bố những hỏa tiễn đánh chặn tầm ngắn hơn sẽ vẫn được bố trí tại Ba Lan như một phần của hệ thống hỏa tiễn lá chắn phòng thủ của NATO ở châu Âu.
Những hỏa tiễn phòng thủ tầm trung, theo kế hoạch, được đặt tại Redzikowo ở phía bắc Ba Lan, từ 2018. Mục đích của hệ thống này là bảo vệ châu Âu chống phi đạn từ Iran. Giai đoạn này là giai đoạn 3 của kế hoạch 4 giai đoạn cho việc bố trí hệ thống phòng thủ châu Âu.
Giai đoạn 1 của kế hoạch đã hoàn tất với những hỏa tiễn chống phi đạn bố trí trên một chiến hạm ở Địa Trung Hải. Giai đoạn hai nhằm đặt hỏa tiễn phòng thủ ở Romania, và hệ thống này tại Ba Lan thuộc về giai đoạn 3.
Giai đoạn thứ tư nhằm bố trí các dàn hỏa tiễn đánh chặn tầm xa đã bị đình hoãn vô hạn định vì không được Quốc hội Hoa Kỳ chuẩn chi, và MátX-Cơ-Va phản ứng quyết liệt. Nga nói sẽ hủy bỏ đàm phán tài binh nếu Hoa Kỳ tiến hành giai đoạn 4.
Với những hệ thống hỏa tiễn phòng thủ dày đặc qua hai giai đoạn đầu và giai đoạn 3 vào năm 2018, liệu dăm ba phi đạn của Bắc Hàn có cơ hội lọt qua hàng rào đánh chặn càng ngày càng tối tân đó không?
Bình Nhưỡng hẳn nhiên phải biết điều ấy, và càng hiểu hơn rằng tấn công một cường quốc hạt nhân bằng vũ khí hạt nhân chỉ là hành động tự sát trong khi đối thủ chưa chắc đã hề hấn gì. Nhưng nếu nước Mỹ bị tổn thất ở một mức độ nào đó, dù Bắc Hàn có một cường quốc hùng mạnh đứng sau lưng, liệu Trung Cộng có ra tay bênh vực nước bạn liều lĩnh này một khi nước ấy đã liều mạng gây thiệt hại cho Hoa Kỳ, một điều mà Bắc Kinh không mong muốn xảy đến cho đối thủ chiến lược về mọi mặt, cần thiết nhất cho Trung Cộng trong nhiều năm sắp tới?
Toàn nước Mỹ từng chứng tỏ quyết tâm rửa thù sau vụ khủng bố 911. Cả thế giới cũng như Bắc Hàn không thể không biết.
Đáng buồn
Điều đáng ngạc nhiên và đáng buồn cho xứ Bắc Hàn là cả một dân tộc và một quân đội không hèn kém đã phải chịu cúi đầu kéo chiếc xe danh vọng của một lãnh tụ trẻ tuổi chưa chứng minh được một chút hùng tài đảm lược nào để cứu vớt quốc gia khỏi cơn đói kém. Kim Jong-Un gây thất vọng cho phương Tây khá nhiều khi Hoa Kỳ, qua lời cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, từng có ý hy vọng nhân vật mới sẽ thay đổi đường lối lầm lạc mà cha ông họ Kim đã lâm vào và đang sửa chữa. Rốt cuộc họ Kim cháu chỉ làm được những việc ồn ào vô lối không ai ngờ trước, mà lại tạo lý cớ cho Hoa Kỳ củng cố phòng thủ chống vũ khí hạt nhân từ mọi nơi có thể bay tới
No comments:
Post a Comment