‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’
Cuộc thảo luận thường niên lần ba giữa các giới chức quân đội Việt – Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại biển Đông.
16.03.2013
Thiếu tá Cathy Wilkinson, nữ phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, đã cho biết như vậy trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ về cuộc đối thoại chính sách quốc phòng Việt – Mỹ diễn ra hồi đầu năm tại Hà Nội.
Bà cho hay: ‘Hoạt động xuất cảng vũ khí sát thương bị cấm trong khuôn khổ các quy định hiện thời không được mang ra thảo luận tại cuộc đối thoại chính sách quốc phòng vừa qua. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ các quy định hiện có để giúp nước này tăng cường khả năng quân sự trong các lĩnh vực quan trọng’.
Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận khí giới năm 1984 của Washington.
Giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, từng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ lại đặt điều kiện về nhân quyền.
Thiếu tá Cathy Wilkinson nhấn mạnh lại quan điểm của Washington: ‘Tiến trình làm sâu đậm thêm mọi khía cạnh trong mối quan hệ giữa hai nước chỉ có thể được thúc đẩy thông qua các nỗ lực tiếp tục của Việt Nam nhằm cải thiện hình hình nhân quyền’.
Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman từng cho biết rằng chính phủ Việt Nam muốn mua một số loại vũ khí từ Mỹ và Washington cũng muốn chuyển giao cho phía Hà Nội.
Bà cho hay: ‘Hoạt động xuất cảng vũ khí sát thương bị cấm trong khuôn khổ các quy định hiện thời không được mang ra thảo luận tại cuộc đối thoại chính sách quốc phòng vừa qua. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ các quy định hiện có để giúp nước này tăng cường khả năng quân sự trong các lĩnh vực quan trọng’.
Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận khí giới năm 1984 của Washington.
Giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, từng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ lại đặt điều kiện về nhân quyền.
Thiếu tá Cathy Wilkinson nhấn mạnh lại quan điểm của Washington: ‘Tiến trình làm sâu đậm thêm mọi khía cạnh trong mối quan hệ giữa hai nước chỉ có thể được thúc đẩy thông qua các nỗ lực tiếp tục của Việt Nam nhằm cải thiện hình hình nhân quyền’.
Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman từng cho biết rằng chính phủ Việt Nam muốn mua một số loại vũ khí từ Mỹ và Washington cũng muốn chuyển giao cho phía Hà Nội.
Mối quan hệ giữa hai nước chỉ có thể được thúc đẩy thông qua các nỗ lực tiếp tục của Việt Nam nhằm cải thiện hình hình nhân quyền.
Nhưng Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố Hà Nội phải cải thiện vấn đề nhân quyền trước khi Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam.
Trong một bài xã luận đăng tải trên tờ The Wall Street Journal hôm 14/3, thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Arizona viết rằng ông ‘đã làm bạn với những người từng là kẻ thù của ông’, nhưng ‘điều đáng tiếc là họ không được hưởng những quyền tự do mà người Mỹ tôn trọng’.
Ông McCain cũng viết rằng mối bang giao quốc phòng đã phát triển tới mức mà ‘chỉ một thập kỷ trước vẫn là điều không thể tưởng tượng được’.
Tuy nhiên, thượng nghị sĩ này cho rằng vấn đề nhân quyền và pháp quyền mà Mỹ kỳ vọng vào Việt Nam thì ‘vẫn chỉ là hy vọng mà thôi’.
Cuộc thảo luận thường niên lần ba giữa các giới chức quân đội Việt – Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại biển Đông.
Theo nữ phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, vấn đề an ninh biển, trong đó có cách thức ứng phó với những mối đe dọa phi truyền thống, nằm trong chương trình nghị sự.
Bà nói: ‘An ninh biển là một trong năm lĩnh vực trọng tâm trong văn bản ghi nhớ về củng cố hợp tác quốc phòng song phương giữa hai quốc gia, và là một phần quan trọng trong mối bang giao giữa hai nước’.
Ngoài ra, Thiếu tá Wilkinson cho VOA Việt Ngữ biết rằng cả giới chức Mỹ lẫn Việt Nam đều nhận thấy những diễn biến leo thang gần đây ở biển Đông, đồng thời hoan nghênh các nỗ lực giải quyết căng thẳng, tranh chấp một cách hòa bình mà không sử dụng vũ lực hay ép buộc.
Khi được hỏi bà đánh giá như thế nào về ý kiến cho rằng việc Việt Nam lo ngại các tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh hải mạnh mẽ của Trung Cộng đã đẩy Hà Nội xích lại gần hơn tới Mỹ, người đại điện Ngũ Giác Đài nói rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển sâu rộng thông qua một loạt các vấn đề trong vài năm qua.
Mỹ không đứng về phía bên nào, nhưng chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao và hợp tác, với sự tham gia của tất cả các bên tuyên bố nhận chủ quyền nhằm giải quyết các tranh chấp.
Bà cũng nhắc lại quan điểm của chính quyền của Tổng thống Obama trong vấn đề tranh chấp lãnh hải.
Bà Wilkinson nói: ‘Mỹ không đứng về phía bên nào, nhưng chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao và hợp tác, với sự tham gia của tất cả các bên tuyên bố nhận chủ quyền nhằm giải quyết các tranh chấp’.
Theo Ngũ Giác Đài, cuộc đối thoại quốc phòng Việt – Mỹ được coi là một diễn đàn quan trọng để giới chức hai bên trao đổi về các vấn đề an ninh song phương, khu vực cũng như toàn cầu mà hai bên đánh giá là quan trọng.
Thiếu tá Wilkinson cho hay, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhận thấy giá trị lớn trong các cuộc trao đổi như vậy và đánh giá cao việc chính phủ Việt Nam đồng ý tham gia.
Bà nói: ‘Bộ Quốc phòng Mỹ coi Việt Nam là một nhà lãnh đạo mới nổi ở Đông Nam Á, và chúng tôi sẽ tiếp tục tìm mọi cách để mở rộng mối quan hệ quốc phòng song phương, cũng như các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, trong một phần chính sách chuyển dịch trọng tâm sang châu Á của Hoa Kỳ’.
Nữ phát ngôn viên dẫn lời của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta nói rằng Hoa Kỳ cam kết tăng cường mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam.
Bà nói cuộc đối thoại chính sách quốc phòng là một dấu hiệu quan trọng và rõ ràng cho thấy sự tiến triển trong quan hệ song phương.
No comments:
Post a Comment