Sinh viên VN đông thứ 8 tại Mỹ
14:45 GMT - thứ ba, 16 tháng 4, 2013
Việt Nam là trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên theo học đông nhất tại Mỹ, với Trung Cộng đứng đầu danh sách này.
Hiện nay 10 quốc gia có số lượng sinh viên học đông nhất tại Mỹ là theo thứ tự sau: đứng đầu là Trung Cộng, kế tiếp là Ấn Độ, Đài Loan, Nam Hàn, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Mexico và Iran.
Cũng giống với các sinh viên quốc tế khác, số lượng sinh viên Nam Hàn tại các ký túc xá của trường tăng 67% kể từ năm 2008. Tuy nhiên, số sinh viên Trung Cộng tăng gần 400% trong thời gian đó, với tổng số sinh viên ghi tên lên tới 1.642 sinh viên vào mùa thu năm 2012.
Bà Cristen Casey, Giám đốc Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế, cho biết có một vài lý do tại sao số sinh viên quốc tế đang ngày càng tăng lên.
"Đôi khi có một giáo sư trong trường đang tuyển sinh từ một nước nào đó trên thế giới", bà nói. "Chúng tôi cũng thấy một số khoa của trường muốn tuyển sinh từ một nước nhất định nào đó trên thế giới. Có khi chính chúng tôi trên phương diện là một trường đại học cũng chủ động trong việc tuyển sinh. "
Trần Trà, một kinh tế gia trẻ và là chủ tịch của Mạng lưới Văn hóa, Giáo dục Hữu nghị Việt Nam (VINCEF), cho biết hiện tại có 30 thành viên đang hoạt động trong tổ chức này, và con số này được cho là sẽ tăng thêm. VINCEF là một tổ chức sinh viên khá mới mẻ, hình thành vào tháng Tám năm ngoái sau khi nhóm này tham gia Tuần quốc tế.
Kết nối
Văn phòng sinh viên quốc tế hoạt động nhằm kết nối sinh viên quốc tế với nhà trường và tham gia vào các tổ chức sinh viên qua việc tham gia nhiều sự kiện hơn, bà Casey nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa khác."
Cristen Casey, Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế
Sự đa dạng của sinh viên quốc tế trong trường là một cánh cổng để sinh viên trong nước có điều kiện giao lưu kết nối trên phạm vi lớn hơn, bà Casey nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa khác", bà nói. "Tôi xem đây là một cách thức để thu hẹp và xóa bỏ định kiến và tạo các kết nối mà nhờ đó sẽ cho phép tất cả mọi người trở nên mạnh mẽ hơn trong kinh doanh, trong cuộc sống riêng tư cũng như trong nghề của họ."
Sinh viên quốc tế qua cộng đồng của mình có thể tìm cách tiếp xúc với lớp sinh viên đi trước, bà Casey nói. Trong năm ngoái, tiền học bổng từ các cựu sinh viên tặng cho sinh viên đang theo học tăng lên, đa phần có thể được cho là nhờ tiếp xúc qua cộng đồng sinh viên, bà nói.
Có nhiều cơ hội để sinh viên quốc tế kết nối với cộng đồng sinh viên, bà nói. Các trường trung học và tiểu học địa phương mời các sinh viên quốc tế tới "Ngày văn hóa" của trường để nói về kinh nghiệm của họ.
Đàm Đức, sinh viên năm thứ hai kinh tế và điều phối viên giáo dục của VINCEF, cho biết Việt Little Brother, một chương trình mùa hè tại Việt Nam, đã giúp người ta biết về việc đi học ở Mỹ nhờ các cựu sinh viên kể về các chương trình thực tập và cơ hội phát triển ở Mỹ.
Một mặt trường đại học đang nỗ lực trong việc kéo sinh viên quốc tế tham gia các hoạt động ở trường, thì Văn phòng Học giả và Sinh viên Quốc tế (ISSO) cũng làm việc để khuyến khích sinh viên bản xứ tiếp xúc với cộng đồng sinh viên quốc tế, bà Casey nói.
"Hầu hết sinh viên quốc tế đều thực sự phấn khởi và đầy hào hứng muốn hiểu biết về người Mỹ", bà nói. "Nhìn chung, chúng tôi thấy sinh viên quốc tế đều tìm cách kết bạn với sinh viên Mỹ, và họ đang rất cởi mở về trong chuyện đó."
No comments:
Post a Comment