Các nhà khoa học Nhật Bản đọc được giấc mơ
Trọng Thành
Ngày 5/4, theo AFP, một nhóm khoa học Nhật Bản tuyên bố đã thành công trong việc đọc được một phần giấc mơ của con người. Nghiên cứu kể trên mang lại một kinh nghiệm quý giá, giúp cho việc phân tích đời sống tâm lý của một cá nhân, hiểu được các bệnh tâm lý hoặc thậm chí đi đến chỗ dùng chính ý nghĩ để điều khiển một số loại máy móc.
Các nhà nghiên cứu của phòng thí nghiệm của giáo sư Yukiyasu Kamitani, thuộc Viện quốc tế nghiên cứu về công nghệ truyền thông tân tiến (ATR), có trụ sở tại Kyoto, nhận định là : « Kể từ lâu, con người đã quan tâm đến các giấc mơ và đến ý nghĩa của chúng, nhưng mãi cho đến gần đây, chỉ có người nằm mơ mới biết được nội dung của giấc mơ », chứ không phải những người quan sát bên ngoài.
Để đi xa hơn trong việc hiểu được các giấc mơ về mặt khoa học, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chế tạo ra một phương tiện để giúp cho viêc đọc được các hình ảnh, mà một người ghi nhận được trong giấc chiêm bao.
Giáo sư Yukiyasu Kamitani giải thích « kinh nghiệm thị giác đặc thù trong giấc ngủ được thể hiện qua các hoạt động của thần kinh não bộ. Chính điều này mang lại một phương tiện để hiểu được nội dung của giấc mơ : Đó là thông qua việc đo lường các hoạt động thần kinh ».
Thực hiện công việc này, các nhà nghiên cứu đã ghi lại các hoạt động não bộ của những người tham gia thí nghiệm trong thời gian họ ngủ. Khi quan sát thấy các dấu hiệu tương ứng với một giai đoạn trong giấc mơ, toán nghiên cứu đánh thức người tham gia thực nghiệm dậy và đề nghị họ cho biết về những hình ảnh mà họ đã thấy trong mơ. Sau đó, người tham gia thực nghiệm lại tiếp tục ngủ. Mỗi người tham gia thực nghiệm phải thức dậy 200 lần như vậy, để mô tả cho nhóm nghiên cứu về những hình ảnh trong mơ.
Kết quả của công việc này là các nhà nghiên cứu đã xây dựng được một bộ « từ điển » bao gồm một bên là các dấu hiệu não đồ và bên kia là hình ảnh tương ứng. Các hình ảnh đó có thể bao gồm nhiều loại : Thức ăn, sách vở, người, đồ vật, xe cộ…
Sau khi các dữ liệu căn bản này hình thành và được bổ sung thêm một số thông tin khác, thì các nhà khoa học có thể bắt đầu công việc « diễn giải » giấc mơ. Kết quả cho thấy, khoảng 60-70% các trường hợp được diễn giải thông qua phương pháp này là chính xác.
Để đi xa hơn trong việc hiểu được các giấc mơ về mặt khoa học, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chế tạo ra một phương tiện để giúp cho viêc đọc được các hình ảnh, mà một người ghi nhận được trong giấc chiêm bao.
Giáo sư Yukiyasu Kamitani giải thích « kinh nghiệm thị giác đặc thù trong giấc ngủ được thể hiện qua các hoạt động của thần kinh não bộ. Chính điều này mang lại một phương tiện để hiểu được nội dung của giấc mơ : Đó là thông qua việc đo lường các hoạt động thần kinh ».
Thực hiện công việc này, các nhà nghiên cứu đã ghi lại các hoạt động não bộ của những người tham gia thí nghiệm trong thời gian họ ngủ. Khi quan sát thấy các dấu hiệu tương ứng với một giai đoạn trong giấc mơ, toán nghiên cứu đánh thức người tham gia thực nghiệm dậy và đề nghị họ cho biết về những hình ảnh mà họ đã thấy trong mơ. Sau đó, người tham gia thực nghiệm lại tiếp tục ngủ. Mỗi người tham gia thực nghiệm phải thức dậy 200 lần như vậy, để mô tả cho nhóm nghiên cứu về những hình ảnh trong mơ.
Kết quả của công việc này là các nhà nghiên cứu đã xây dựng được một bộ « từ điển » bao gồm một bên là các dấu hiệu não đồ và bên kia là hình ảnh tương ứng. Các hình ảnh đó có thể bao gồm nhiều loại : Thức ăn, sách vở, người, đồ vật, xe cộ…
Sau khi các dữ liệu căn bản này hình thành và được bổ sung thêm một số thông tin khác, thì các nhà khoa học có thể bắt đầu công việc « diễn giải » giấc mơ. Kết quả cho thấy, khoảng 60-70% các trường hợp được diễn giải thông qua phương pháp này là chính xác.
No comments:
Post a Comment