The Philippine Star
Sáu nước Asean cùng tham gia với Philippines kêu gọi giải pháp hòa bình
Pia Lee-Brago
19-06-11
Manila, Philippines - Sáu nước Đông Nam Á đã cùng tham gia với Philippines để kêu gọi một giải pháp hòa bình và sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong việc giải quyết tranh chấp tại một số khu vực ở biển Tây Philippine và biển Đông.
Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Singapore đã đi đến đồng thuận tại Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước LHQ về Luật Biển (SPLOS 21) từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 6 tại trụ sở LHQ ở New York.
Phái đoàn thường trực của Philippines tại Liên Hiệp quốc ở New York cũng đã lên tiếng trong cuộc họp, từ chối việc gom các khu vực thuộc quyền tài phán của Philippines vào trong tranh chấp.
Sáu nước thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực. ASEAN có 10 thành viên. Ba nước thành viên khác là Brunei, Campuchia, và Myanmar (tên cũ là Miến Điện).
"Quy tắc luật pháp là nền tảng của hòa bình trật tự và công bằng trong xã hội hiện đại. Nguyên do của hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ là sự cân bằng tuyệt vời (nghĩa là: làm cho một nước lớn bắt nạt một nước nhỏ khó hơn) trong các vấn đề toàn cầu", một tuyên bố của phái đoàn Philippines cho biết.
"Tôn trọng và tuân theo luật pháp quốc tế để duy trì hòa bình và giải quyết xung đột. Luật pháp quốc tế đã cho các nước có tiếng nói bình đẳng, bất kể tầm vóc chính trị, kinh tế, hay quân sự, ngăn cản việc sử dụng vũ lực tuyệt đối trái pháp luật", tuyên bố cho biết.
Tuyên bố do Henry Bensurto, Tổng thư ký Ủy ban các vấn đề Biển và Hải Dương (CMOAS), đưa ra, lưu ý rằng, "Những diễn biến gần đây ở Recto bank có xu hướng mở rộng khái niệm về khu vực tranh chấp ở biển Tây Philippines hoặc biển Hoa Nam, gồm cả những vùng biển và thềm lục địa rõ ràng nằm trong phạm vi chủ quyền và/ hoặc quyền tài phán của Philippines".
"Philippines kiên quyết bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào trong vấn đề này. Hành động như thế là không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS)", ông Bensurto nói.
"Chúng tôi chẳng mong đợi gì từ các đối tác quốc tế của chúng tôi", ông nói thêm.
"Trong trường hợp tranh chấp về khiếu nại hàng hải tồn tại, UNCLOS cung cấp manh mối cũng như các câu trả lời mà các tranh chấp hàng hải có thể được giải quyết", ông nói.
Ông cũng kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông [được ký bởi] ASEAN – Hoa Lục, tuyệt đối tuân theo các quy định trong tuyên bố, đặc biệt về sự cần thiết phải "kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động sẽ làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định".
"Tuyên bố ứng xử thể hiện một cách cụ thể cho mục tiêu chung của chúng ta, về hành động dựa trên các luật lệ, của tất cả các bên liên quan", ông nói thêm.
Hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Albert del Rosario đã gặp chín đại sứ và các đại biện của các nước thành viên ASEAN và đã thông báo vắn tắt cho họ biết quan điểm của Philippine về những diễn biến gần đây ở biển Tây Philippines.
Không có lý do để bực tức
Một phương pháp tiếp cận đa phương "dựa trên các quy tắc" để giải quyết các tranh chấp ở một số khu vực trên biển Tây Philippines và biển Đông không phải để làm Hoa Lục bực tức, cân nhắc cam kết của chính họ trong việc tránh sự đối đầu, Malacañang (dinh tổng thống Philippines) cho biết hôm qua.
"Chính sách của chúng tôi là thực sự có một phương pháp tiếp cận đa phương, dựa trên các quy tắc để giải quyết tranh chấp. Điều mà chúng tôi chủ trương thực ra là để chúng ta đi đến một giải pháp hòa bình. Thực sự chúng ta nên dùng hết tất cả các phương tiện ngoại giao", bà Abigail Valte, phó trưởng phát ngôn viên của dinh tổng thống nói trên đài phát thanh nhà nước dzRB (Radyo ng Bayan).
Bà Valte nói rằng, luật pháp quốc tế như UNCLOS sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
"Các tuyên bố của chúng tôi luôn rõ ràng", bà Valte nói.
Bà cũng hoan nghênh lời kêu gọi của Úc về các bên có liên quan trong việc tranh chấp lãnh thổ tuân theo luật pháp quốc tế như UNCLOS.
Thông qua các bộ trưởng hàng đầu, Úc lên tiếng về lập trường của mình trong một tuyên bố chung với các viên chức Philippines tại Hội nghị Bộ trưởng Philippine – Úc lần thứ 3 ở Canberra hôm thứ Năm.
Hôm thứ Sáu, Philippines kêu gọi các nước thành viên ASEAN có một lập trường chung về những diễn biến ở vùng biển Tây Philippines.
Cũng hôm thứ Sáu vừa qua, Tổng thống Aquino nhấn mạnh rằng, nước họ sẽ không để Hoa Lục bắt nạt trong một cuộc cãi vả về lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa, và rằng Bắc Kinh nên ngừng xâm nhập vào vùng biển Philippines.
Aquino cũng nói với AP rằng, một nhiệm vụ được chính phủ hỗ trợ đi thăm dò dầu khí ở vùng biển Tây Philippines đã cho ra các triển vọng "rất tốt", mặc dù ông từ chối cho biết thêm chi tiết. Ông nói rằng, Philippines dành quyền thăm dò dầu khí ở vùng biển của mình bất chấp các tuyên bố của Hoa Lục.
Hồi tuần trước, Hoa Lục, tuyên bố quần đảo Trường Sa và tất cả các vùng biển khác trên biển Đông, đã yêu cầu các nước láng giềng ở phía nam, ngưng bất kỳ hoạt động thăm dò dầu khí nào ở đó mà không được Bắc Kinh cho phép. Tuy nhiên, ông Lưu Kiến Siêu, Đại sứ Hoa Lục, nói rằng, Hoa Lục có thể cùng thăm dò với các nước khác.
"Chúng tôi sẽ không để họ bắt nạt bởi vì chúng tôi là một nước nhỏ so với họ", ông Aquino nói.
"Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có cơ sở rất vững chắc để nói ‘đừng xâm phạm vào lãnh thổ của chúng tôi’ và đó không phải là nguồn gốc tranh chấp hay không nên là một nguồn gốc tranh chấp", Tổng thống nói.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại, nhưng tôi nghĩ rằng, do công việc nội bộ của chúng tôi, chúng tôi không phải xin phép bất cứ người nào khác", ông nói thêm.
Chạm trán với Singapore
Một trong ba tàu chiến hải quân Mỹ tham gia các cuộc tập trận hải quân chung trong năm nay mang tên Sẵn sàng Hợp tác và Huấn luyện trên biển (CARAT) năm 2011, trên vùng biển Palawan hiện đang ở Singapore, nơi con tàu tuần tra biển lớn nhất của Hoa Lục, Haixun-31, cũng chuẩn bị thả neo.
Tàu khu trục USS Chung-Hoon, có phi đạn hướng dẫn, đang thả neo tại Căn cứ Hải quân Changi.
Căn cứ Hải quân Changi hiện là trung tâm của các cuộc tập trận hải quân do Mỹ dẫn đầu, có tên là SEACAT (Hợp tác và huấn luyện Đông Nam Á). Các lực lượng hải quân của Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Brunei tham gia tập trận hải quân chung.
"Các cuộc tập trận do Hải quân Mỹ dẫn đầu và năm nay tập trung tại Changi, nơi trung tâm điều khiển và mệnh lệnh của cuộc tập trận tọa lạc", Trung tá Omar Tonsay, phát ngôn của Hải quân [Mỹ] cho biết.
Không rõ là tàu khu trục của Hải quân Mỹ cũng tham gia tập trận SEACAT hay không.
"Vâng, tôi chỉ có thể phỏng đoán rằng có nhiều hoạt động nghe trộm, giám sát và chống giám sát, hiện đang diễn ra", một viên chức quân sự giấu tên cho biết. Cuộc tập trận CARAT có lịch trình từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7.
Tại Fort Del Pilar ở thành phố Baguio, Tướng Eduardo Oban, tham mưu trưởng lực lượng vũ trang, cho biết, quân đội được chuẩn bị để đối phó với sự đe dọa chủ quyền của đất nước nhưng bày tỏ hy vọng chính sách ngoại giao sẽ thắng thế.
Biển Đông rộng lớn và biển Tây Philippines hình thành một trong những khu vực chính trị nhạy cảm nhất ở châu Á, với những cuộc cãi vã ngoại giao gần đây giữa Hoa Lục, Việt Nam và Philippines về các tranh chấp lãnh thổ chồng chéo. Hải quân Việt Nam đã tiến hành tập trận bắn đạn thật hôm thứ Hai sau khi cáo buộc các tàu Hoa Lục phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển của mình.
Chính phủ Aquino đã phản đối ít nhất sáu sự cố liên quan đến việc cáo buộc Hoa Lục xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế 320 km của Philippines theo Công ước LHQ về Luật Biển.
Trong tháng Hai, Manila cáo buộc tàu hải quân Hoa Lục sách nhiễu một tàu thăm dò gần Reed Bank, khu vực 80 dặm, tức 130 km, về phía Tây Palawan.
Hồi tuần trước, ông Lưu [Kiến Siêu] cho biết rằng, Hoa Lục đang thực hiện chủ quyền của mình trên toàn bộ biển Đông.
"Chiến lược tổng thể, chúng tôi sẽ không tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với họ. Chúng tôi sẽ không leo thang căng thẳng ở đó, nhưng chúng tôi phải bảo vệ quyền của chúng tôi", ông Aquino nói.
Cuộc chiến về quyền sở hữu quần đảo Trường Sa có tiềm năng giàu dầu mỏ đi vào bế tắc kể từ trận đánh cuối cùng giữa Hoa Lục và Việt Nam, đã giết chết hơn 70 thủy thủ Việt Nam trong năm 1988.
Năm 2002, 10 thành viên ASEAN và Hoa Lục đã ký một hiệp định không ràng buộc kêu gọi giữ nguyên hiện trạng. Hoa Lục muốn làm việc với các nước tranh chấp một cách riêng lẽ - ngược lại với mong muốn của các quốc nước như Philippines, muốn đàm phám như một khối.
Vấn đề phức tạp là Hoa Kỳ muốn đóng vai trò gì trong việc giải quyết tranh chấp này. Mỹ là một đồng minh quan trọng có một hiệp ước quốc phòng với Philippines, có nghĩa là trong trường hợp có một cuộc tấn công của Hoa Lục, Hoa Kỳ bắt buộc phải đến để trợ giúp cho Philippines.
Đại sứ Mỹ Harry Thomas cho biết hồi tuần trước, rằng Washington sẽ đứng cạnh Philippines.
Hôm thứ Sáu, bà Victoria Nuland, phát ngôn Bộ Ngoại giao [Hoa Kỳ] lên tiếng, Mỹ quan ngại về các căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, và kêu gọi đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tìm một nơi để chúng ta có thể có một giải pháp thỏa thuận hợp tác để giải quyết những vấn đề này", bà nói trong một buổi họp báo ở Washington mà không nói thêm chi tiết rằng các bên nào.
Diễn đàn Năng lượng PLC có trụ sở ở Anh, có một hợp đồng với chính phủ [Philippines] để khai thác ở Reed Bank, thông báo rằng họ đã hoàn thành các thử nghiệm địa chấn trong khu vực và sẽ phân tích các dữ liệu để xác định vị trí tốt nhất để khoan các giếng dầu.
Ông Robin Nicholson thuộc Diễn đàn Năng lượng, cho biết trong một tuyên bố hồi tháng 3, rằng công ty của ông đang nhắm tới "việc đầu tư thêm vào dự án".
Công ty này nói rằng, hồi năm 2006, một cuộc khảo sát địa chấn trong khu vực Reed Bank cho biết, có chứa 3.400 tỷ foot khối khí đốt (1 foot khối tương đương 1/27 mét khối).
Bài viết có sự tham gia của Aurea Calica, Jaime Laude, Artemio Dumlao - AP
No comments:
Post a Comment