Thank You Australia
SGT: Trong số những cựu quân nhân QLVNCH định cư tại Úc, ông là người làm việc gần gũi nhất với Chiến Đoàn 1 Hoàng Gia Úc Đại Lợi, khi Chiến Đoàn này tham chiến tại VN. Vậy xin ông cho biết, ông bắt đầu làm việc với quân đội Úc từ bao giờ, trong hoàn cảnh nào?
Ô. HBP: Thưa ông, trong các câu hỏi mà ông vừa gởi đến để phỏng vấn tôi liên quan đến Chiến Đoàn 1 Hoàng Gia Úc Đại Lợi có căn cứ chính đóng tại Núi Đất - Bà Rịa. Vấn đề nầy cách nay không lâu trong chương trình Phát Thanh của Tổng Hội Cựu Quân Nhân Úc Châu trên Đài 2VNR, CH Võ Minh Cương cũng đã hỏi tôi, cũng như thời gian tôi và Biệt Đội 10 Quân Báo hoạt động bên cạnh Chiến Đoàn tại Núi Đất – Phước Tuy. Hôm nay tôi xin được trả lời các câu hỏi của quý báo như sau.
Năm 1968, Phòng Nhì /Bộ TTM đề cử, và Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng Bộ TTM, đã bổ nhiệm tôi về làm Biệt Đội Trưởng Biệt Đội 10 Quân Báo hoạt động bên cạnh Chiến Đoàn 1 Úc Đại Lợi, để thay thế Trung Tá Lê Bá Trừng đi làm Quận Trưởng tại Huế. Đầu năm 1972 khi Chiến Đoàn 1 chuẩn bị rút về nước, tôi trở về đơn vị gốc là Phòng Nhì Bộ TTM cho đến ngày 30-4-1975.
SGT: Trong thời gian làm việc với Chiến Đoàn 1 Hoàng Gia Úc Đại Lợi, nhiệm vụ chính của ông và Biệt Đội 10 Quân Báo là gì?
Ô. HBP: Nhiệm vụ chính của Biệt Đội là cung cấp cho Chiến Đoàn Úc những tin tức Tình Báo về VC đang hoạt động trong Tỉnh Bà Rịa và Long Khánh để Chiến Đoàn biết được nơi nào có địch quân và kịp thời có kế hoạch hành quân tảo thanh bọn chúng.
SGT: Ông có thể nói rõ hơn, làm cách nào mà Biệt Đội của ông có được những tin tức Tình báo liên quan đến VC trong vùng để cung cấp cho Chiến Đoàn?
Ô. HBP: Biệt Đội của chúng tôi thu thập tin tức tình báo VC qua những nguồn tin như thẩm vấn tù, hàng binh; phân tích nghiên cứu và sàng lọc các tài liệu của VC mà chúng tôi tịch thu được trong các cuộc hành quân; tiếp nhận, nghiên cứu các tin từ các mật báo viên cung cấp.v.v.
.
SGT: Thưa ông, khi lính Úc bắt được tù hàng binh VC, vì bất đồng ngôn ngữ, làm sao họ có thể thẩm vấn họ?
Ô. HBP: Mổi khi Chiến Đoàn 1 Úc Đại Lợi hành quân bắt được tù, hàng binh, nếu là tù binh quan trọng, Biệt Đội Quân Báo chúng tôi sẽ gởi Toán Thẩm Vấn Tù binh đến ngay tại chiến trường để khai thác tại chổ và cung cấp những tin tức quan trọng và cần thiết cho Chiến Đoàn Úc, trong khi cuộc hành quân còn đang tiếp diễn. Ngoài ra mổi khi có những tù, hàng binh do các đơn vị VNCH bắt được, Chiến Đoàn cũng yêu cầu Biệt Đội gởi những Toán Thẩm vấn đi đến các Chi khu trong lãnh thổ Tỉnh Bà Rịa và Long Khánh và sau đó làm thành những bản Cung Tù Binh chuyển cho Chiến Đoàn, cho Phòng Nhì Bộ TTM và Thông báo cho Phòng Nhì Quân Đoàn III cũng như các Phòng Nhì Tiểu khu liên hệ để họ tiếp tục theo dõi, khai thác.
SGT: Còn tài liệu VC thì sao?
Ô. HBP: Về Tài liệu VC, mổi khi Chiến Đoàn Úc hành quân tịch thu được đều gởi ngay về cho Biệt Đội Quân Báo, và Ban Khai Thác Tài Liệu của Biệt Đội có nhiệm vụ phân tích, đánh giá và ước tính ý định của VC trong thời gian tới sẽ làm gì v.v… Sau khi đúc kết xong, Biệt Đội sẽ gởi những Bản Báo Cáo cho Chiến Đoàn Úc và các nơi liên hệ. Những Tài liệu được đánh giá là chính xác và có giá trị nhất trong các loại tin tức, sẽ được phân loại là A1.
SGT: Ông nói Chiến Đoàn 1 Hoàng Gia Úc Đại Lợi có căn cứ chính đóng tại Núi Đất - Bà Rịa?
Ô. HBP: Vâng, Chiến Đoàn 1 Hoàng Gia Úc Đại Lợi đóng quân tại Núi Đất, cách Thị xã Bà Rịa khoảng 9 km. Đây là một vườn trái cây đủ loại như: vú sửa, mãng cầu, mít... nhưng hầu như chuối là nhiều nhất. Đặc biệt có cả một vườn chuối tiêu nhưng bị bỏ hoang vì lệnh của Chiến Đoàn là quân nhân Úc không được ăn, lý do là các loại trái cây nầy chưa được khử trùng. Theo chỗ tôi được biết, quân đội Úc phải trả tiền thiệt hại cho người chủ vườn lên đến vài trăm ngàn tiền VN hằng năm.
SGT: Thưa ông, quân số tham chiến tại VN của Chiến Đoàn 1 Hoàng Gia Úc là bao nhiêu?
Ô. HBP: Chiến Đoàn 1 Úc Đại Lợi gồm có 6 Tiểu Đoàn Bộ binh và 1 Tiểu Đoàn Pháo binh Tân Tây Lan. Chúng ta thường gọi là Chiến Đoàn nhưng trên văn bản giấy tờ thì được ghi là Sư Đoàn. Thí dụ: Biệt Đội Quân Báo/ Chiến Đoàn 1 viết là: 1st DIVINT chử tắt của DIVISION INTELLIGENT. Thời gian phục vụ của quân nhân Úc tại VN là 1 năm tuy nhiên cũng có một số khi trở về Úc xong họ tình nguyện trở lại lần nữa.
SGT: Địa danh Núi Đất được quân đội Úc nhắc đến rất nhiều. Phải chăng, núi đó không có đá, thưa ông?
Ô. HBP: Nói về Núi Đất thì đúng như tên gọi, những núi khác thì có đá và đất, riêng Núi Đất hầu như không có đá. Núi Đất là một cao điểm nhưng không cao lắm, Chiến Đoàn dùng làm nơi để đặt Đài quan sát và Tổng đài điện thoại Ebony 199 trên đó. Ngoài ra trong căn cứ còn có 1 sân bay cho phi cơ Caribou và trực thăng với tên gọi là Luscombe Airfield. Phi trường này chính thức đi vào hoạt động ngày 5/12/1966; và Luscombe là tên của đại uý không quân Úc Bryan Luscombe bị tử thương tại chiến trường Cao Ly vào ngày 5/6/1952.
SGT: Căn cứ Núi Đất được bố trí như thế nào, và sinh hoạt của quân nhân Úc tại đó ra sao?
Ô. HBP: Đường xá trong căn cứ đều được tráng nhựa khang trang, dọc theo hai bên đường đa số là cây chuối. Quân nhân trong căn cứ từ Sĩ quan cho đến HSQ và binh sĩ đều sống trong những lều vải loại lớn dưới những tàng cây cao su và cây ăn trái, chung quanh lều được bao bọc bởi những bao cát chống pháo kích rất an toàn. Những văn phòng làm việc và câu lạc bộ của Chiến Đoàn được xây bằng gỗ, lợp tôn. Bên trong được trang bị đầy đủ tiện nghi như quạt, máy điều hoà.v.v... trông rất sạch sẽ và khang trang. Sĩ quan ăn uống ở CLB dành cho SQ, còn HSQ và binh sĩ ăn ở CLB dành riêng cho họ. Mổi Tiểu Đoàn có riêng một CLB bán đầy đủ từ rượu mạnh cho đến beer, nước ngọt và thuốc lá các loại. Nơi đó cũng có bán đầy đủ máy móc như TV, tủ lạnh v.v... Có thể nói không thiếu một thứ gì mà PX Mỹ có. Hàng tháng có tàu từ Úc chở qua cung cấp cho Chiến Đoàn những nhu cầu ghi trên.
SGT: Thưa ông, tại sao Chiến Đoàn Úc lại phải đóng quân ở Bà Rịa?
Ô. HBP: Bà Rịa là một Tỉnh thường xuyên bị VC khuấy phá vì thế Chiến Đoàn Úc chọn làm nơi đóng quân để làm đầu cầu giữ an ninh cho Thủ Đô Saigon.
SGT: Như vậy, lực lượng VC ở Bà Rịa có đông không, và VC khuấy phá ra sao?
Ô. HBP: Lực lượng VC tại Bà Rịa lúc đó gồm có 2 Tiểu Đoàn cơ động Tỉnh là D.445 và D.440. Ngoài ra, ở mổi Quận, VC có từ 3 đến 5 Đại Đội địa phương. Ở đây tôi cũng nói thêm là Tiểu Đoàn D.445 của VC đã chạm súng với Đại Đội Delta /TĐ6 Úc vào ngày 18/8/1966 và VC đã bị thiệt hại nặng, nên sau đó VC mới thành lập thêm 1 Tiểu Đoàn mới mang bí số D.440. Thời đó, VC thường xuyên pháo kích vào Tỉnh lỵ Bà Rịa, Trung Tâm Huấn Luyện quốc gia Vạn Kiếp và thỉnh thoảng vào căn cứ Núi Đất.
SGT: Thưa ông, đối phó với sự khuấy phá của VC, Chiến Đoàn Úc đã có những chiến thuật gì?
Ô. HBP: Để tránh những thiệt hại cho căn cứ Núi Đất, Chiến Đoàn Úc đã áp dụng chiến thuật chủ động mở rộng vòng đai phục kích và tìm diệt (search and destroy) ra ngoài tầm pháo kích, khiến VC không thể đặt pháo, pháo kích vô Núi Đất. Tôi nhớ thời đó, vào mỗi chiều tối, xe GMC chở binh sĩ Úc thả dọc theo các trục lộ chung quanh căn cứ Núi Đất. Những người lính Úc này, mặt mày họ đều bôi lọ lem luốc để ngụy trang và ngồi đó chờ khi trời tối hẳn là tất cả đều biến mất trong màn đêm. Mổi quân nhân được trang bị từ tiểu liên đến trung liên, dây đạn quấn đầy mình. Họ không phục kích tại một địa điểm nào nhất định, và nằm đó nếu không có gì thì sáng hôm sau ra về. Ngược lại, nếu có gì khả nghi, họ sẽ lặng lẽ đi tuần tra suốt đêm. Đụng địch, họ sẽ tấn công chớp nhoáng, và nếu cần, họ sẽ gọi phi pháo yểm trợ. Nếu không gặp địch, sáng hôm sau họ lại tập trung ở một địa điểm khác, chờ xe GMC hoặc trực thăng bốc về. Vì luôn luôn ở thế chủ động và bất ngờ nên họ không bao giờ bị VC phản phục kích. Và nhờ vòng đai phục kích khá rộng nên VC ít khi pháo kích vào tận căn cứ Núi Đất là vậy.
SGT: Trong suốt cuộc chiến tranh VN, có bao nhiêu lính Úc đã hy sinh, thưa ông?
SGT: Qua thời gian dài chiến đấu chung với quân đội Úc, ông có nhận xét gì về tinh thần quân phong, quân kỷ của lính Úc và mối quan hệ giữa họ với quân đội VNCH và người dân VN nói chung?
Ô. HBP: Về số lượng lính Úc hy sinh tại VN, có nhiều số liệu khác nhau, 504, 508, 520, 521... Tuy nhiên, theo tài liệu chính thức của chính phủ Úc, được phổ biến trên website Australian War Memorial (www.awm.gov.au/atwar/vietnam.asp), cũng như trên website hồ sơ lưu trữ chính thức của chính phủ Úc (www.naa.gov.au/collection/explore/defence/conflicts.aspx) thì tổng cộng có 521 lính Úc hy sinh tại VN. Trong đó có 496 người thuộc lục quân, 17 người thuộc không quân, và 8 người thuộc hải quân. Con số này tính luôn cả 6 lính Úc trước đây được coi là mất tích (MIA), nhưng đến nay, thi hài đã được tìm thấy và được đưa về Úc mai táng. Ngoài 521 lính Úc đó còn có 7 người Úc dân sự hy sinh tại VN.
Ô. HBP: Trong nhiều năm hoạt động sát cánh với Chiến Đoàn Úc tại Núi Đất tôi phải nhìn nhận một điều là quân nhân Úc rất có tinh thần đồng đội và kỹ luật cao độ, từ cách làm việc, đi đứng hoặc phải giao tiếp bên ngoài với dân chúng. Họ không bao giờ đi riêng rẽ từng người một, và la cà trong các quán ăn vào ban đêm như chúng ta thường thấy ở các quân nhân đồng minh khác. Họ giành được nhiều cảm tình của người dân tại địa phương trong các hoạt động Dân sự vụ. Tôi lấy thí dụ như những lần Biệt Đội 10 Quân Báo chúng tôi và Chiến Đoàn Úc cùng hành quân tình báo để thanh lọc VC tại một xã nào đó. Từ sáng sớm Chiến Đoàn Úc đã cất nhiều lều vải lớn tại một khu đất trong xã, đương nhiên vòng đai bên ngoài đã được Chiến Đoàn bao kín, cùng lúc phi cơ quan sát bay trong vùng dùng loa kêu gọi đồng bào tập trung vào nơi đã dựng lều để được khám bệnh, chữa răng, phát thuốc và quà bánh cho trẻ em. Khi người dân lũ lượt đến khu tập trung, họ sẽ tuần tự đi qua các lều để Biệt Đội 10 Quân Báo thanh lọc, khi qua đến lều cuối cùng, họ sẽ được bác sĩ, nha sĩ khám bệnh, chửa răng và cấp phát thuốc, trẻ em thì được phát bánh kẹo, đồ chơi. Những người tình nghi và có tên trong hồ sơ Trận Liệt của Biệt Đội và bị theo dõi từ trước, đương nhiên bị giữ lại và sẽ được giải quyết sau cùng. Còn những người dân địa phương thật thà chất phát không dính dánh gì tới VC thì họ rất vui vẻ khi được khám bịnh, chửa răng và cấp phát thuốc miễn phí.
SGT: Sau 1975, tình bạn giữa ông và những chiến binh Úc từng tham chiến tại VN, tiếp tục được duy trì và phát triển như thế nào?
Ô. HBP: Năm 1982 khi đến Úc tôi đã gặp lại những bạn bè từng chiến đấu chung trước 1975 tại Núi Đất, dù họ sống rải rác tại các Tiểu Bang nhưng chỉ trong vòng 1 năm đầu tiên tôi đã gặp lại gần hết. Trong số đó có hai người bạn thân nhất. Người thứ nhất là Colonel Jack L ‘Epagniol, làm việc tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát ACT. Ông này vừa nghỉ hưu và hiện đang sống tại Canberra. Người thứ hai là Major Alan Cunningham. Ông này cũng đã nghỉ hưu hiện đang ở QLD.
Nói đến Thiếu Tá Alan, tôi còn nhớ, lúc mới đến QLD được 2 tuần chưa có công việc gì làm, ông ta liền giới thiệu tôi đến nơi tìm việc của Quân đội Úc tại City để gặp Colonel Reuter. Ông Reuter cho biết đã được người bạn là ông Alan giới thiệu về tôi và cho biết nếu tôi chấp thuận thì công việc của tôi là coi về an ninh của một kho hàng. Ông cho biết mức lương ban đầu sau khi trừ thuế khoảng $250 (1982), nhưng theo thời gian mức lương sẽ tăng dần. Ông hỏi tôi có chịu không thì điền Form và đầu tuần sau sẽ đi làm. Đến khi ông hỏi tôi đã nhập quốc tịch được bao lâu rồi, tôi cho biết vừa mới đến Úc được khoảng 2 tuần, ông sorry và cho biết Job nầy phải là công dân Úc mới được.
Một người bạn nữa là Trung Tá Bryant sống tận Tây Úc. Khi được bạn bè Úc báo cho biết tôi còn sống và hiện đang sống tại QLD ông nầy đã đến tận nhà thăm tôi. Ngoài ra, có một trường hợp bất ngờ, cảm động đối với tôi là một kỷ niệm khó quên. Năm 1982 lúc mới đến Úc chân ướt chân ráo, vì nặng gánh gia đình nên như mọi người tôi được một người bạn giới thiệu cho một công việc cắt cỏ tại một gia đình người Úc khá giàu có tại vùng Jindalee – QLD. Sau thời gian khá quen thuộc công việc họ giao cho tôi thêm nào cắt cỏ sân tennis, trồng cây, tỉa cây... Một ngày nọ vào buổi trưa chúa nhật, bạn bè của gia đình tấp nập đến để ăn BBQ. Trong lúc tôi đang ngồi dưới gốc cây giải lao, thì có một cặp vợ chồng cùng đứa con đi ngang qua chổ tôi ngồi. Người chồng râu ria xồm xoàm, khá ngạc nhiên đứng lại nhìn tôi, xong tiếp tục đi vào nhà. Độ năm phút sau ông chủ nhà trở ra và hỏi tôi: "Mr. Hùng, ông có thể cho biết tên và họ của ông là gì không?" Tôi hỏi lại: "Để làm gì?" Ông chủ nhà cho biết có một ông Colonel vừa đi vào nhà nhìn thấy ông quá quen nhưng không biết có phải không nên nhờ tôi ra hỏi tên thật của ông? Biết không thể giấu được, tôi đã viết tên họ thật vào một tờ giấy và đưa cho ông chủ nhà. Chỉ độ 2 phút sau cặp vợ chồng ông Colonel nầy ra gặp tôi, ôm vai tôi mừng rở và cho biết sau ngày 30/4/75 dù muốn giúp nhưng không cách nào liên lạc được với tôi, hôm nay gặp trong hoàn cảnh nầy làm ông mừng quá.
Vì mới qua chưa được 1 tháng tinh thần còn quá căng thẳng, chưa biết đâu là đâu nên khi nghe ông nhắc lại tôi mới nhớ ra đây là Đại Úy Hancock người bạn quen thân từ năm 1968, nay ông ấy râu ria đầy mặt nên tôi không nhìn ra nổi. Ông kéo tay bảo tôi theo ông vào trong nhà ăn BBQ với bạn bè ông. Vì lúc đó, tôi mặc quần áo cắt cỏ, làm vườn bê bết bụi bậm như vậy, nên tôi từ chối và xin gặp vào dịp khác tiện hơn. Ông không đồng ý và bảo tôi vào để ông giới thiệu với bạn bè. Lúc đó tôi muốn độn thổ nhưng sau cùng, phải theo ông vào nhà. Vào đến nhà mọi người khá đông, ông lại giới thiệu tôi trước làm Tình báo cho Chiến Đoàn Úc, sau 75 đi tù và nay lâm vào cảnh ngộ như thế nầy.
Sau nửa buổi ăn tôi xin ra ngoài để tiếp tục công việc của tôi. Thì ra, chủ nhà trước đây là đệ tử của ông ở Núi Đất và ông Colonel nầy đề nghị tăng tiền công hàng ngày của tôi từ 30 lên $45 /ngày (1982, trả tiền mặt).
Ngày hôm sau chủ nhà cho tôi biết, kể từ hôm nay tôi được tăng tiền là $45 và từ nay mổi ngày từ 11giờ 30 nghỉ và đúng 12 giờ vào nhà ăn cơm chung với gia đình chủ nhà. Tôi từ chối cách mấy cũng không được. Nhưng chỉ ăn được 2 bửa cơm trưa là ngày hôm sau tôi ở nhà không đi làm tiếp nữa. Sau đó, ông chủ nhà đã tìm đến nơi tôi ở trọ và mời đến nhà để thảo luận lại công việc. Ông cho biết, Colonel đã căn dặn ông, bằng mọi giá phải giúp đở tôi trong bước đầu nầy. Ông chủ nhà còn bảo vì quá bận công việc của 2 Garage sửa xe nên không thể coi sóc được nhà cửa và nhờ tôi làm quản gia luôn, đ/t trong nhà muốn gọi đi đâu cũng được và còn hứa cho tôi một miếng đất trống trong 17 lô mà ông ta hiện có. Tôi đã từ chối. Sau đó vì thấy ông Colonel nầy quá tốt nên tôi có giúp cho 2 người con trai của ông nầy bằng nghề tay trái của tôi một thời gian và sau đó tôi có một Job rất tốt nên không còn thuận tiện liên lạc với họ nữa. Nghe đâu, gia đình ông Colonel nầy đã di chuyển sang Anh sinh sống vì các người con đều làm việc bên đó.
Nói tóm lại, trong suốt thời gian dài sống và sinh hoạt đấu tranh tại đây, những người bạn Úc từng chiến đấu chung với tôi tại VN, vẫn luôn sát cánh và chia sẻ cũng như hết lòng giúp đở, yểm trợ những khi tôi cần đến. Đặc biệt là việc xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt, chúng tôi cũng đã được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cựu chiến binh Úc từng tham chiến tại VN cùng với chúng tôi.
Nói đến Thiếu Tá Alan, tôi còn nhớ, lúc mới đến QLD được 2 tuần chưa có công việc gì làm, ông ta liền giới thiệu tôi đến nơi tìm việc của Quân đội Úc tại City để gặp Colonel Reuter. Ông Reuter cho biết đã được người bạn là ông Alan giới thiệu về tôi và cho biết nếu tôi chấp thuận thì công việc của tôi là coi về an ninh của một kho hàng. Ông cho biết mức lương ban đầu sau khi trừ thuế khoảng $250 (1982), nhưng theo thời gian mức lương sẽ tăng dần. Ông hỏi tôi có chịu không thì điền Form và đầu tuần sau sẽ đi làm. Đến khi ông hỏi tôi đã nhập quốc tịch được bao lâu rồi, tôi cho biết vừa mới đến Úc được khoảng 2 tuần, ông sorry và cho biết Job nầy phải là công dân Úc mới được.
Một người bạn nữa là Trung Tá Bryant sống tận Tây Úc. Khi được bạn bè Úc báo cho biết tôi còn sống và hiện đang sống tại QLD ông nầy đã đến tận nhà thăm tôi. Ngoài ra, có một trường hợp bất ngờ, cảm động đối với tôi là một kỷ niệm khó quên. Năm 1982 lúc mới đến Úc chân ướt chân ráo, vì nặng gánh gia đình nên như mọi người tôi được một người bạn giới thiệu cho một công việc cắt cỏ tại một gia đình người Úc khá giàu có tại vùng Jindalee – QLD. Sau thời gian khá quen thuộc công việc họ giao cho tôi thêm nào cắt cỏ sân tennis, trồng cây, tỉa cây... Một ngày nọ vào buổi trưa chúa nhật, bạn bè của gia đình tấp nập đến để ăn BBQ. Trong lúc tôi đang ngồi dưới gốc cây giải lao, thì có một cặp vợ chồng cùng đứa con đi ngang qua chổ tôi ngồi. Người chồng râu ria xồm xoàm, khá ngạc nhiên đứng lại nhìn tôi, xong tiếp tục đi vào nhà. Độ năm phút sau ông chủ nhà trở ra và hỏi tôi: "Mr. Hùng, ông có thể cho biết tên và họ của ông là gì không?" Tôi hỏi lại: "Để làm gì?" Ông chủ nhà cho biết có một ông Colonel vừa đi vào nhà nhìn thấy ông quá quen nhưng không biết có phải không nên nhờ tôi ra hỏi tên thật của ông? Biết không thể giấu được, tôi đã viết tên họ thật vào một tờ giấy và đưa cho ông chủ nhà. Chỉ độ 2 phút sau cặp vợ chồng ông Colonel nầy ra gặp tôi, ôm vai tôi mừng rở và cho biết sau ngày 30/4/75 dù muốn giúp nhưng không cách nào liên lạc được với tôi, hôm nay gặp trong hoàn cảnh nầy làm ông mừng quá.
Vì mới qua chưa được 1 tháng tinh thần còn quá căng thẳng, chưa biết đâu là đâu nên khi nghe ông nhắc lại tôi mới nhớ ra đây là Đại Úy Hancock người bạn quen thân từ năm 1968, nay ông ấy râu ria đầy mặt nên tôi không nhìn ra nổi. Ông kéo tay bảo tôi theo ông vào trong nhà ăn BBQ với bạn bè ông. Vì lúc đó, tôi mặc quần áo cắt cỏ, làm vườn bê bết bụi bậm như vậy, nên tôi từ chối và xin gặp vào dịp khác tiện hơn. Ông không đồng ý và bảo tôi vào để ông giới thiệu với bạn bè. Lúc đó tôi muốn độn thổ nhưng sau cùng, phải theo ông vào nhà. Vào đến nhà mọi người khá đông, ông lại giới thiệu tôi trước làm Tình báo cho Chiến Đoàn Úc, sau 75 đi tù và nay lâm vào cảnh ngộ như thế nầy.
Sau nửa buổi ăn tôi xin ra ngoài để tiếp tục công việc của tôi. Thì ra, chủ nhà trước đây là đệ tử của ông ở Núi Đất và ông Colonel nầy đề nghị tăng tiền công hàng ngày của tôi từ 30 lên $45 /ngày (1982, trả tiền mặt).
Ngày hôm sau chủ nhà cho tôi biết, kể từ hôm nay tôi được tăng tiền là $45 và từ nay mổi ngày từ 11giờ 30 nghỉ và đúng 12 giờ vào nhà ăn cơm chung với gia đình chủ nhà. Tôi từ chối cách mấy cũng không được. Nhưng chỉ ăn được 2 bửa cơm trưa là ngày hôm sau tôi ở nhà không đi làm tiếp nữa. Sau đó, ông chủ nhà đã tìm đến nơi tôi ở trọ và mời đến nhà để thảo luận lại công việc. Ông cho biết, Colonel đã căn dặn ông, bằng mọi giá phải giúp đở tôi trong bước đầu nầy. Ông chủ nhà còn bảo vì quá bận công việc của 2 Garage sửa xe nên không thể coi sóc được nhà cửa và nhờ tôi làm quản gia luôn, đ/t trong nhà muốn gọi đi đâu cũng được và còn hứa cho tôi một miếng đất trống trong 17 lô mà ông ta hiện có. Tôi đã từ chối. Sau đó vì thấy ông Colonel nầy quá tốt nên tôi có giúp cho 2 người con trai của ông nầy bằng nghề tay trái của tôi một thời gian và sau đó tôi có một Job rất tốt nên không còn thuận tiện liên lạc với họ nữa. Nghe đâu, gia đình ông Colonel nầy đã di chuyển sang Anh sinh sống vì các người con đều làm việc bên đó.
Nói tóm lại, trong suốt thời gian dài sống và sinh hoạt đấu tranh tại đây, những người bạn Úc từng chiến đấu chung với tôi tại VN, vẫn luôn sát cánh và chia sẻ cũng như hết lòng giúp đở, yểm trợ những khi tôi cần đến. Đặc biệt là việc xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt, chúng tôi cũng đã được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cựu chiến binh Úc từng tham chiến tại VN cùng với chúng tôi.
SGT: Trước những hy sinh và đóng góp của Úc trong cuộc chiến tranh VN trước 1975 và định cư người Việt tại Úc sau 1975, ông nghĩ cộng đồng người Việt chúng ta nên tri ân Úc như thế nào và khi nào?
Ô. HBP: Trước những hy sinh cao cả của các quân nhân Úc trong cuộc chiến đấu chống CS Miền Bắc xâm lăng, bảo vệ Miền Nam, tôi nghĩ người Việt yêu tự do chúng ta, nhất là người Việt tỵ nạn CS, hiện đang định cư tại Úc, phải luôn luôn có bổn phận tri ân nước Úc, tri ân quân đội Úc, đặc biệt là những quân nhân Úc đã bỏ mình trên chiến trường VN. Chúng ta phải vinh danh họ, khắc ghi tên tuổi họ trên bia đá, trong tâm khảm, để an ủi phần nào những gia đình đã hiến dâng mạng sống của chồng, cha, con, anh, em... trong cuộc chiến VN. Trong nhiều năm qua hầu hết các Tiểu bang trên nước Úc, trong đó có Tiểu Bang QLD, đều xây dựng Tượng Đài Tưởng Niệm chiến sĩ Việt-Úc. Việc xây dựng Tượng Đài là để tri ân Chính Phủ Úc và quân đội Úc, đã chiến đấu giúp Miền Nam Tự do chống lại sự xâm lăng của CS từ phương Bắc. Ngoài việc xây dựng Tượng Đài, cộng đồng người Việt chúng ta cũng cần tổ chức trọng thể lễ tri ân nước Úc, hoặc giúp đỡ các cô nhi quả phụ của các chiến binh Úc đã hy sinh tại VN. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng và hoàn toàn ủng hộ BCH/CĐNVTD Úc Châu vừa ra Thông Báo kêu gọi tổ chức Ngày Vinh Danh & Tri Ân Úc Đại Lợi, tại các tiểu bang và lãnh thổ. Chúng tôi cũng thấy rất hợp lý, khi Ngày Vinh Danh & Tri Ân nước Úc đã được CĐ chọn vào năm 2012, vì đó là dịp kỷ niệm 50 năm ngày quân đội Hoàng Gia Úc tham chiến bảo vệ tự do và dân chủ cho Miền Nam Việt Nam. Như vậy, năm 2012 sẽ là năm các tiểu bang và lãnh thổ trên nước Úc liên tục tổ chức Ngày Vinh Danh & Tri Ân nước Úc...
SGT: Gần đây, báo The Australian có đăng bài viết, cựu chiến binh Úc dự định sẽ diễn hành cùng VC vào năm 2012. Tin này đã khiến cộng đồng người Việt tại Úc xôn xao và nhiều vị lãnh đạo cộng đồng đã nhanh chóng và tích cực vận động để huỷ bỏ dự định này. Riêng ông, qua tình chiến hữu với các cựu chiến binh từng chiến đấu tại VN, ông đã vận động như thế nào?
Ô. HBP: Đúng như ông đã nói, ngay khi tin cựu chiến binh Úc dự định diễn hành cùng VC được báo Úc loan tải, các vị lãnh đạo CĐNVTD Úc Châu, Tổng Hội CQN, các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, trong đó có đài 4EB, cùng đông đảo đồng hương... đều nhanh chóng và tích cực vận động để huỷ bỏ dự định phi lý này. Cũng trong tinh thần đó, ngay khi hay biết tin này, bản thân tôi đã tích cực bàn bạc với các Chiến hữu trong Tổng Hội CQN và gửi email vận động các cựu chiến binh Úc bạn của tôi như ông Alan Cunningham, cựu Thiếu Tá Biệt Đội Trưởng Quân Báo Chiến Đoàn 1 Hoàng Gia Úc tại Núi Đất VN; cựu Đại Tá J.L' Epagniol; ông John Filmer, thuộc Hội RSL Dandenong Victoria; ông John Smith OAM, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại VN tại QLD (VVAA/QLD) .v.v... Nhìn chung, tất cả những cựu chiến binh Úc này đều phản đối việc RSL dự định diễn hành với VC. Đặc biệt, ông Colin Haydon cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN, còn viết thư khẳng định: "Chẳng lẽ, sự hy sinh cao cả của 521 quân nhân Úc, cùng tất cả những người bị thương, bị mất mát và khổ đau trong chiến tranh VN hoàn toàn uổng phí? Phải chăng, ông Ken Doolan, Chủ tịch RSL và chính phủ của bà thủ tướng Gillar đã phản bội chúng tôi, những cựu chiến binh Úc từng tham chiến tại VN, và cộng đồng VN? Liệu chúng ta phải làm gì để có chặn đứng sự phản bội này?" Riêng cựu Đại Tá J.L' Epagniol, khi nhận được thư của tôi, ông đã viết: "Chúng tôi sẽ không bao giờ diễn hành với kẻ thù CSVN. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ là sự xúc phạm sâu xa đối với tất cả những ai đã hy sinh trong cuộc chiến chống CSVN".
SGT: Cho đến thời điểm hiện nay, ông có tin tưởng, dự định diễn hành với VC của RSL Úc sẽ được huỷ bỏ?
Ô. HBP: Qua thư trả lời chính thức của cựu Đề Đốc Ken Doolan, Chủ Tịch RSL Úc, đề ngày 2/5 vừa qua, thì rõ ràng là họ không có ý "xúc tiến việc diễn hành với VC, ít nhất là trong một thời gian gần", như ông Trần Hưng Việt của đài 4EB đã diễn giải. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cảnh giác và tiếp tục vận động, tạo áp lực tối đa để dự định phi lý này phải được huỷ bỏ hoàn toàn. Bên cạnh đó, nếu năm 2012 chúng ta tổ chức thành công trên khắp nước Úc Ngày Vinh Danh & Tri Ân nước Úc, như CĐNVTD Úc Châu đã ra Thông Báo kêu gọi, thì tôi tin chắc RSL của Úc sẽ phải huỷ bỏ kế hoạch diễn hành chung với VC. Khi đó, nếu VC tiếp tục giật dây để tổ chức bằng được cuộc diễn hành tại Vũng Tầu, hầu gỡ sĩ diện hão phần nào, chắc chắn số cựu chiến binh Úc ghi tên tham dự sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này sẽ tạo cho VC những bất lợi to lớn về ngoại giao, tuyên truyền, cũng như tổn thất về nhân tâm. Trong chiều hướng đó, CSVN sẽ tảng lờ, không đứng ra tổ chức; hoặc nếu có, chúng sẽ đẩy cho địa phương tổ chức, cho đỡ mất mặt...
SGT: Chân thành cảm ơn thì giờ cùng vốn sống quý báu của ông.
No comments:
Post a Comment