Tháp điện gió Việt Nam xuất qua Mỹ
bị vạ lây vì dính đến Trung Cộng
Thứ hai 30 Tháng Giêng 2012
Bộ Thương mại Mỹ tố cáo Việt Nam và Trung Cộng
bán phá giá các tháp điện gió REUTERS
Thứ năm 19/01/2012, sau khi xem xét khiếu nại của các nhà sản xuất Mỹ, bộ Thương mạiHoa Kỳ đã loan báo quyết định mở điều tra về các loại tháp điện gió nhập khẩu từ Trung Cộng và Việt Nam, bị tố cáo là đã bán phá giá vào Mỹ. Theo một số nhà quan sát, cuộc điều tra chủ yếu nhắm vào Trung Cộng, nhưng doanh nghiêp Việt Nam bị họa lây vì bị nghi ngờ làm bình phong cho Trung Cộng tuồn hàng vào thị trường Hoa Kỳ.
Vụ việc khởi sự từ cuối năm ngoái, 2011, khi 4 công ty lớn của Mỹ chuyên chế tạo các tháp điện gió (Trinity Structural Towers, DMI Industries, Katana Summit and Broadwind Energy), vào ngày 29/12, đã nộp đơn khiếu nại lên chính quyền, đòi phải áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm nhập từ Trung Cộng và Việt Nam, mà khối lượng đã tăng lên gấp đôi trong năm 2011, tranh giành thị phần của các công ty Mỹ. Họ cáo buộc các công ty Trung Cộng và Việt Nam là nhờ được Nhà nước trợ cấp nên đã bán hàng hóa vào Mỹ với giá rẻ.
Một ví dụ được lãnh đạo công ty Trinity Structural Towers, một trong bốn hãng nộp đơn kiện, nêu bật là vụ công trình xây dựng khu sản xuất điện gió Shepherds Flat Wind Farm, đang xây dựng ở miền đông tiểu bang Oregon. Khi hoàn thành vào năm 2012, Shepherds Flat được coi là khu sản xuất điện gió trên đất liền lớn nhất thế giới.
Điều oái ăm là thay vì đặt mua thiết bị chế tạo tại Hoa Kỳ, những người chịu trách nhiệm công trình lại nhập hàng từ Trung Cộng, giá rẻ hơn !
Trong vụ kiện bán phá giá bắt đầu khai diễn, việc các công ty Trung Cộng bị Mỹ tấn công không khiến ai ngạc nhiên, nhưng sự có mặt của doanh nghiệp Việt Nam trong số bị điều tra khá bất ngờ, vì cho đến nay, Việt Nam được biết đến nhiều hơn trong tính cách là nước nhập hơn là nước xuất thiết bị điện gió.
Để tìm hiểu rõ hơn về vụ kiện bán phá giá khá lạ thường này, RFI đã đặt câu hỏi cho kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, một người thường xuyên theo dõi các vấn đề thương mại Mỹ - Việt.
RFI: Xin kính chào anh Nghĩa và xin được hỏi anh về hồ sơ kiện tụng xuất phát từ bộ Thương Mại Hoa Kỳ liên quan đến các cột điện gió xuất cảng từ Trung Cộng và Việt Nam vào thị trường Mỹ. Bối cảnh của vấn đề này là gì ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Quen tính nghịch ngợm, tôi xin được gọi đây là một chuyện... phải gió và sẽ cố trình bày ngắn gọn về bối cảnh để giải thích tại sao.
- Công cuộc kỹ nghệ hóa của nhân loại cần năng lượng và vài chục năm một lần, người ta lại lên cơn lo rằng các nguồn năng lượng cho yêu cầu đó vốn dĩ bị hạn chế sẽ cạn dần so với dân số và đà phát triển của thế giới. Vì vậy, lâu lâu thiên hạ hốt hoảng nói đến việc tìm nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, thay vì bị tiêu hủy sau khi sử dụng như than đá hay dầu khí. Song song, người ta cũng lo khí thải của công nghiệp sẽ ô nhiễm môi sinh và gây ra hiện tượng nhiệt hoá địa cầu hoặc hiệu ứng "lồng kính".
- Loại năng lượng có khả năng tái tạo và không gây ô nhiễm vì vậy trở thành chuyện ăn khách và ra tiền. Trong loại này có năng lượng hay điện năng từ nước, gọi là thủy điện, từ gió thì gọi là phong năng, hay từ ánh mặt trời là quang năng. Các nguồn năng lượng tái tạo ấy được rất nhiều quốc gia chiếu cố và phát triển, trong thế cạnh tranh tất nhiên gay gắt. Đã vậy, kinh tế thế giới đang ở vào chu kỳ đình trệ khiến xứ nào cũng cố xuất khẩu tối đa và nhập khẩu tối thiểu để thoát khỏi khó khăn ở bên trong. Vì thế, quan hệ giữa các nước bị chi phối nặng bởi chuyện buôn bán giao dịch với nhau.
- Năm nay, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử nên chính quyền phải chứng tỏ là mình bảo vệ quyền lợi người dân, cụ thể là tạo ra công ăn việc làm. Khi doanh nghiệp Mỹ mà mất mối và than phiền thì chính quyền phải mở cuộc điều tra xem là doanh nghiệp có bị cạnh tranh bất chính hay không. Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang Hoa Kỳ, vào tối Thứ Ba 24 vừa rồi, là bài diễn văn quan trọng nhất trong năm, tổng thống Barack Obama trực tiếp nói đến việc phải ngăn ngừa nạn cạnh tranh bất chính đó. Đấy là về bối cảnh chung.
RFI: Từ đó, ta bước vào các lò phát điện bằng sức gió do Trung Cộng và Việt Nam bán cho Mỹ. Họ bán có nhiều không và gây sức ép về cạnh tranh như thế nào mà bộ Thương Mại Mỹ phải điều tra?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thật ra, từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ nhập cảng ngày càng ít hơn loại sản phẩm này, vốn là các tháp rất cao dựng lên để đón gió và dùng sức gió làm xoay turbine để biến thành điện. Qua vụ kiện cáo, ta biết là năm 2010, Mỹ mua tháp gió của Trung Cộng trị giá hơn 103 triệu đô la và của Việt Nam gần 52 triệu đồng, nghĩa là cũng không nhiều gì.
- Thế rồi, tháng 12 vừa qua, một hiệp hội gồm bốn doanh nghiệp Mỹ bị mất thầu cung cấp tháp gió tại Mỹ đã khiếu nại với bộ Thương Mại và với một cơ quan độc lập của Hoa Kỳ là Hội đồng Mậu dịch Quốc tế ITC, rằng doanh nghiệp Trung Cộng và Việt Nam được trợ giá nên bán tháp với giá quá thấp, tức là cạnh tranh bất chính. Vì vậy, hôm 18 tháng Giêng, bộ Thương Mại công bố quyết định điều tra hai chuyện. Thứ nhất là doanh nghiệp Trung Cộng và Việt Nam có bán phá giá không và thứ hai có nên đặt ra chế độ áp giá để trả đũa doanh nghiệp Trung Cộng không.
- Đáng chú ý trong vụ này là hiệp hội đó đòi nâng giá nhập khẩu sản phẩm của Trung Cộng thêm 64% và của Việt Nam thêm 59% cho công bằng. Quan điểm của bộ Thương Mại Mỹ lại gắt gao hơn vì cho rằng sản phẩm Trung Cộng bán vào Mỹ với giá thấp hơn sản phẩm Mỹ tới 213,5%, là rẻ bằng một phần ba, và doanh nghiệp Việt Nam thì rẻ hơn 140%, là rẻ hơn nửa giá của Mỹ.
- Song song, Hội đồng Mậu dịch Quốc tế ITC của Mỹ cũng mở cuộc điều tra và sẽ cho biết quan điểm vào trung tuần tháng Hai này. Khi họ điều tra như vậy là mọi doanh nghiệp liên hệ của Mỹ có quyền trình bày sự thể theo hướng này hay hướng khác để ảnh hưởng tới quyết định.
RFI: Khi anh trình bày là các doanh nghiệp liên hệ của Mỹ có thể tác động "theo hướng này hay hướng khác" thì điều ấy có nghĩa là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Hãy tưởng tượng là ta có công ty sản xuất tháp gió và doanh nghiệp cung cấp điện năng, có khi là điện từ tháp gió nhập khẩu. Nhà sản xuất máy thì bị cạnh tranh với máy nhập và nhà sản xuất điện chẳng hạn lại muốn mua máy rẻ, dù là máy ở nước ngoài và không muốn có biện pháp áp giá để trả đũa.
- Hai loại doanh nghiệp ấy cùng tác động theo hướng đối nghịch với dàn luật sư và chuyên viên kinh tế hay mậu dịch của họ để so sánh giá cả của Mỹ, của Trung Cộng, Việt Nam, hay các xứ khác như Ấn Độ chẳng hạn, nhằm phân giải xem là có nạn trợ giá, cạnh tranh bất chính và có gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ hay chăng. Thành thử, trong trận đánh này không chỉ có doanh nghiệp Trung Cộng và Việt Nam đối đầu với doanh nghiệp Mỹ trước sự tài phán của các cơ quan công quyền mà còn có nhiều tác nhân cùng can thiệp vì quyền lợi của họ.
RFI: Thính giả của chúng ta có thể không mấy ngạc nhiên khi là một trận đánh về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, nhưng vì sao Việt Nam cũng có mặt trong trận này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vì vậy tôi mới gọi đó là "chuyện phải gió"!
- Việt Nam không là đại gia về công nghiệp phong năng hay điện gió mà cũng chả có sản lượng đáng kể - và trong 10 nhà sản xuất lớn nhất thế giới thì có bốn doanh nghiệp Trung Cộng. Theo như tôi biết thì Việt Nam chỉ có hai nhà sản xuất. Một ở Bà Rịa – Vũng Tầu thì kết hợp với doanh nghiệp Nam Hàn. Doanh nghiệp kia ở huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương với số vốn kinh doanh chỉ có 50 triệu đô la thì do thông tin từ phía Trung Cộng mà mình được biết là mua thiết bị của Trung Cộng. Đấy chính là doanh nghiệp bị phía Mỹ khiếu nại là bán phá giá!
- Tôi e là Việt Nam bị vạ lây vì mua đồ rẻ của Trung Cộng rối dán nhãn Việt Nam mà bán qua Mỹ và khi phía Hoa Kỳ muốn xử trí với Trung Cộng vì những lý do bên trong nước Mỹ thì Việt Nam ở giữa bị trúng gió... Chuyện này thật ra không lạ vì Hoa Kỳ và cả Âu châu biết rằng Việt Nam cũng là hành lang tuồn hàng Trung Cộng vào các thị trường Âu-Mỹ.
- Nhìn từ Hoa Kỳ thì tôi thiển nghĩ rằng nước Mỹ có thiện cảm và thật ra muốn nâng đỡ kinh tế Việt Nam, trong khi vẫn phải canh chừng Trung Cộng về nhiều mặt. Nhưng khi doanh nghiệp và cả nhà nước Việt Nam lại muốn giúp Trung Cộng lọt cửa ải của Mỹ để chinh phục thị trường Hoa Kỳ thì ở đây người ta phải xét lại. Ta có gọi đó là chuyện mắc dịch chắc là không sai !
RFI: Trở lại phần bối cảnh như anh trình bày, thì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà lại vào một năm tranh cử tại Hoa Kỳ, mâu thuẫn về mậu dịch tất nhiên sẽ chỉ tăng chứ không giảm nên vụ điều tra và kiện cáo này chắc là sẽ tiếp tục trong những ngày tháng tới ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ngay sau khi nhậm chức, tổng thống Barack Obama đã lập kế hoạch gia tăng xuất khẩu gấp đôi trong vòng năm năm để tạo thêm hai triệu việc làm cho dân Mỹ. Đấy là một quốc sách đầy tham vọng và cho thấy nước Mỹ không dễ dàng mở cửa đón nhận hàng hóa của thiên hạ như trong sáu bảy chục năm liền, nhất là khi đã bị bội chi và mắc nợ tới mức kỷ lục.
- Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang vào tuần trước, ông Obama còn đếm từng trận tranh chấp với Trung Cộng như một thành tích biểu kiến của mình. Ở giữa hai chuyện này là kế hoạch của ông nhằm phát huy công nghệ sạch và nâng đỡ các doanh nghiệp Mỹ sản xuất quang năng hay phong năng đều bề tắc. Mà một doanh nghiệp được chính quyền trợ giúp rất nhiều là Solyndra tại California lại phá sản vì không cạnh tranh nổi với các loại pin mặt trời quá rẻ của Trung Cộng. Vì vậy tôi nghĩ rằng tranh chấp về ngoại thương sẽ còn gia tăng.
- Sau cùng, riêng với Việt Nam, ta không quên là cùng với chuyện tháp gió, ngày 18 vừa qua bộ Thương Mại Mỹ cũng mở cuộc điều tra về việc doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam bán mắc áo bằng sắt vào Mỹ với giá quá rẻ và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ. Tức là sau mắc áo Trung Cộng đến lượt mắc áo Đài Loan và Việt Nam cũng đang bị Mỹ chiếu cố!
- Năm 2010, Việt Nam bán có 29 triệu đô la mắc áo bằng sắt vào Mỹ và so với số xuất siêu đã đạt với Hoa Kỳ là cả chục tỷ đô la một năm thì không nhiều nhặn gì. Nhưng vì người khôn của khó nên ba doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại đã đầu đơn khiếu nại và Bộ Thương Mại mới phải điều tra xem có nên áp dụng biện pháp trả đũa bằng hàng rào quan thuế hay chăng. Hội đồng Mậu dịch Quốc tế Mỹ cũng đang nghiên cứu vụ này và sẽ có phán quyết vào ngày 13 tháng tới.
RFI: Thưa anh, sau chuyện cá da trơn có phải là "catfish" hay không để vượt qua cửa ải của kỹ nghệ nuôi cá của Mỹ ở bốn tiểu bang miền Nam thì nay lại có chuyện tháp gió và mắc áo. Anh có thấy rằng buôn bán với Hoa Kỳ là chuyện khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi cho là việc gì và ở đâu mà chẳng có những khó khăn riêng.
- Nhưng từ khi Việt Nam bang giao và mở rộng buôn bán với Hoa Kỳ thì xuất cảng tăng 300 lần, từ 50 triệu đô la vào năm 1994 tăng vọt lên gần 15 tỷ vào năm 2010, mà nhập cảng chỉ tăng 20 lần, nên được xuất siêu 11 tỷ trong khi lại bị nhập siêu một ngạch số tương tự với Trung Cộng.
- Chi tiết ấy cho thấy mối lợi của Việt Nam nằm tại Mỹ. Mà thật ra cả chính quyền lẫn nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đều muốn cải thiện và gia tăng quan hệ mậu dịch với Việt Nam. Nếu biết được luật chơi của Mỹ, trong đó có cả một rừng luật lệ, thì Việt Nam vẫn có lợi, miễn là đừng dại dột moi tiền của Mỹ cho doanh nghiệp Trung Cộng thì sẽ rơi vào cảnh "thằng còng làm cho thằng ngay ăn" mà lãnh cái nạn "quít làm cam chịu".
- Câu kết luận ở đây là Việt Nam đừng chơi dại, chưa nói gì đến việc giới dân cử Hoa Kỳ vứa mới phàn nàn với Đặc sứ Thương mại Hoa Kỳ là Việt Nam càng đạt thắng lợi về mậu dịch lại càng thoái trào về nhân quyền. Giới dân cử này mà tác động vào hồ sơ mậu dịch đang thương thảo là người dân Việt Nam lại thêm một tầng khó khăn khác - và họ phải biết là từ đâu mà ra.
RFI: Xin cảm ơn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.
Một ví dụ được lãnh đạo công ty Trinity Structural Towers, một trong bốn hãng nộp đơn kiện, nêu bật là vụ công trình xây dựng khu sản xuất điện gió Shepherds Flat Wind Farm, đang xây dựng ở miền đông tiểu bang Oregon. Khi hoàn thành vào năm 2012, Shepherds Flat được coi là khu sản xuất điện gió trên đất liền lớn nhất thế giới.
Điều oái ăm là thay vì đặt mua thiết bị chế tạo tại Hoa Kỳ, những người chịu trách nhiệm công trình lại nhập hàng từ Trung Cộng, giá rẻ hơn !
Trong vụ kiện bán phá giá bắt đầu khai diễn, việc các công ty Trung Cộng bị Mỹ tấn công không khiến ai ngạc nhiên, nhưng sự có mặt của doanh nghiệp Việt Nam trong số bị điều tra khá bất ngờ, vì cho đến nay, Việt Nam được biết đến nhiều hơn trong tính cách là nước nhập hơn là nước xuất thiết bị điện gió.
Để tìm hiểu rõ hơn về vụ kiện bán phá giá khá lạ thường này, RFI đã đặt câu hỏi cho kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, một người thường xuyên theo dõi các vấn đề thương mại Mỹ - Việt.
RFI: Xin kính chào anh Nghĩa và xin được hỏi anh về hồ sơ kiện tụng xuất phát từ bộ Thương Mại Hoa Kỳ liên quan đến các cột điện gió xuất cảng từ Trung Cộng và Việt Nam vào thị trường Mỹ. Bối cảnh của vấn đề này là gì ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Quen tính nghịch ngợm, tôi xin được gọi đây là một chuyện... phải gió và sẽ cố trình bày ngắn gọn về bối cảnh để giải thích tại sao.
- Công cuộc kỹ nghệ hóa của nhân loại cần năng lượng và vài chục năm một lần, người ta lại lên cơn lo rằng các nguồn năng lượng cho yêu cầu đó vốn dĩ bị hạn chế sẽ cạn dần so với dân số và đà phát triển của thế giới. Vì vậy, lâu lâu thiên hạ hốt hoảng nói đến việc tìm nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, thay vì bị tiêu hủy sau khi sử dụng như than đá hay dầu khí. Song song, người ta cũng lo khí thải của công nghiệp sẽ ô nhiễm môi sinh và gây ra hiện tượng nhiệt hoá địa cầu hoặc hiệu ứng "lồng kính".
- Loại năng lượng có khả năng tái tạo và không gây ô nhiễm vì vậy trở thành chuyện ăn khách và ra tiền. Trong loại này có năng lượng hay điện năng từ nước, gọi là thủy điện, từ gió thì gọi là phong năng, hay từ ánh mặt trời là quang năng. Các nguồn năng lượng tái tạo ấy được rất nhiều quốc gia chiếu cố và phát triển, trong thế cạnh tranh tất nhiên gay gắt. Đã vậy, kinh tế thế giới đang ở vào chu kỳ đình trệ khiến xứ nào cũng cố xuất khẩu tối đa và nhập khẩu tối thiểu để thoát khỏi khó khăn ở bên trong. Vì thế, quan hệ giữa các nước bị chi phối nặng bởi chuyện buôn bán giao dịch với nhau.
- Năm nay, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử nên chính quyền phải chứng tỏ là mình bảo vệ quyền lợi người dân, cụ thể là tạo ra công ăn việc làm. Khi doanh nghiệp Mỹ mà mất mối và than phiền thì chính quyền phải mở cuộc điều tra xem là doanh nghiệp có bị cạnh tranh bất chính hay không. Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang Hoa Kỳ, vào tối Thứ Ba 24 vừa rồi, là bài diễn văn quan trọng nhất trong năm, tổng thống Barack Obama trực tiếp nói đến việc phải ngăn ngừa nạn cạnh tranh bất chính đó. Đấy là về bối cảnh chung.
RFI: Từ đó, ta bước vào các lò phát điện bằng sức gió do Trung Cộng và Việt Nam bán cho Mỹ. Họ bán có nhiều không và gây sức ép về cạnh tranh như thế nào mà bộ Thương Mại Mỹ phải điều tra?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thật ra, từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ nhập cảng ngày càng ít hơn loại sản phẩm này, vốn là các tháp rất cao dựng lên để đón gió và dùng sức gió làm xoay turbine để biến thành điện. Qua vụ kiện cáo, ta biết là năm 2010, Mỹ mua tháp gió của Trung Cộng trị giá hơn 103 triệu đô la và của Việt Nam gần 52 triệu đồng, nghĩa là cũng không nhiều gì.
- Thế rồi, tháng 12 vừa qua, một hiệp hội gồm bốn doanh nghiệp Mỹ bị mất thầu cung cấp tháp gió tại Mỹ đã khiếu nại với bộ Thương Mại và với một cơ quan độc lập của Hoa Kỳ là Hội đồng Mậu dịch Quốc tế ITC, rằng doanh nghiệp Trung Cộng và Việt Nam được trợ giá nên bán tháp với giá quá thấp, tức là cạnh tranh bất chính. Vì vậy, hôm 18 tháng Giêng, bộ Thương Mại công bố quyết định điều tra hai chuyện. Thứ nhất là doanh nghiệp Trung Cộng và Việt Nam có bán phá giá không và thứ hai có nên đặt ra chế độ áp giá để trả đũa doanh nghiệp Trung Cộng không.
- Đáng chú ý trong vụ này là hiệp hội đó đòi nâng giá nhập khẩu sản phẩm của Trung Cộng thêm 64% và của Việt Nam thêm 59% cho công bằng. Quan điểm của bộ Thương Mại Mỹ lại gắt gao hơn vì cho rằng sản phẩm Trung Cộng bán vào Mỹ với giá thấp hơn sản phẩm Mỹ tới 213,5%, là rẻ bằng một phần ba, và doanh nghiệp Việt Nam thì rẻ hơn 140%, là rẻ hơn nửa giá của Mỹ.
- Song song, Hội đồng Mậu dịch Quốc tế ITC của Mỹ cũng mở cuộc điều tra và sẽ cho biết quan điểm vào trung tuần tháng Hai này. Khi họ điều tra như vậy là mọi doanh nghiệp liên hệ của Mỹ có quyền trình bày sự thể theo hướng này hay hướng khác để ảnh hưởng tới quyết định.
RFI: Khi anh trình bày là các doanh nghiệp liên hệ của Mỹ có thể tác động "theo hướng này hay hướng khác" thì điều ấy có nghĩa là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Hãy tưởng tượng là ta có công ty sản xuất tháp gió và doanh nghiệp cung cấp điện năng, có khi là điện từ tháp gió nhập khẩu. Nhà sản xuất máy thì bị cạnh tranh với máy nhập và nhà sản xuất điện chẳng hạn lại muốn mua máy rẻ, dù là máy ở nước ngoài và không muốn có biện pháp áp giá để trả đũa.
- Hai loại doanh nghiệp ấy cùng tác động theo hướng đối nghịch với dàn luật sư và chuyên viên kinh tế hay mậu dịch của họ để so sánh giá cả của Mỹ, của Trung Cộng, Việt Nam, hay các xứ khác như Ấn Độ chẳng hạn, nhằm phân giải xem là có nạn trợ giá, cạnh tranh bất chính và có gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ hay chăng. Thành thử, trong trận đánh này không chỉ có doanh nghiệp Trung Cộng và Việt Nam đối đầu với doanh nghiệp Mỹ trước sự tài phán của các cơ quan công quyền mà còn có nhiều tác nhân cùng can thiệp vì quyền lợi của họ.
RFI: Thính giả của chúng ta có thể không mấy ngạc nhiên khi là một trận đánh về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, nhưng vì sao Việt Nam cũng có mặt trong trận này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vì vậy tôi mới gọi đó là "chuyện phải gió"!
- Việt Nam không là đại gia về công nghiệp phong năng hay điện gió mà cũng chả có sản lượng đáng kể - và trong 10 nhà sản xuất lớn nhất thế giới thì có bốn doanh nghiệp Trung Cộng. Theo như tôi biết thì Việt Nam chỉ có hai nhà sản xuất. Một ở Bà Rịa – Vũng Tầu thì kết hợp với doanh nghiệp Nam Hàn. Doanh nghiệp kia ở huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương với số vốn kinh doanh chỉ có 50 triệu đô la thì do thông tin từ phía Trung Cộng mà mình được biết là mua thiết bị của Trung Cộng. Đấy chính là doanh nghiệp bị phía Mỹ khiếu nại là bán phá giá!
- Tôi e là Việt Nam bị vạ lây vì mua đồ rẻ của Trung Cộng rối dán nhãn Việt Nam mà bán qua Mỹ và khi phía Hoa Kỳ muốn xử trí với Trung Cộng vì những lý do bên trong nước Mỹ thì Việt Nam ở giữa bị trúng gió... Chuyện này thật ra không lạ vì Hoa Kỳ và cả Âu châu biết rằng Việt Nam cũng là hành lang tuồn hàng Trung Cộng vào các thị trường Âu-Mỹ.
- Nhìn từ Hoa Kỳ thì tôi thiển nghĩ rằng nước Mỹ có thiện cảm và thật ra muốn nâng đỡ kinh tế Việt Nam, trong khi vẫn phải canh chừng Trung Cộng về nhiều mặt. Nhưng khi doanh nghiệp và cả nhà nước Việt Nam lại muốn giúp Trung Cộng lọt cửa ải của Mỹ để chinh phục thị trường Hoa Kỳ thì ở đây người ta phải xét lại. Ta có gọi đó là chuyện mắc dịch chắc là không sai !
RFI: Trở lại phần bối cảnh như anh trình bày, thì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà lại vào một năm tranh cử tại Hoa Kỳ, mâu thuẫn về mậu dịch tất nhiên sẽ chỉ tăng chứ không giảm nên vụ điều tra và kiện cáo này chắc là sẽ tiếp tục trong những ngày tháng tới ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ngay sau khi nhậm chức, tổng thống Barack Obama đã lập kế hoạch gia tăng xuất khẩu gấp đôi trong vòng năm năm để tạo thêm hai triệu việc làm cho dân Mỹ. Đấy là một quốc sách đầy tham vọng và cho thấy nước Mỹ không dễ dàng mở cửa đón nhận hàng hóa của thiên hạ như trong sáu bảy chục năm liền, nhất là khi đã bị bội chi và mắc nợ tới mức kỷ lục.
- Trong bài diễn văn về Tình hình Liên bang vào tuần trước, ông Obama còn đếm từng trận tranh chấp với Trung Cộng như một thành tích biểu kiến của mình. Ở giữa hai chuyện này là kế hoạch của ông nhằm phát huy công nghệ sạch và nâng đỡ các doanh nghiệp Mỹ sản xuất quang năng hay phong năng đều bề tắc. Mà một doanh nghiệp được chính quyền trợ giúp rất nhiều là Solyndra tại California lại phá sản vì không cạnh tranh nổi với các loại pin mặt trời quá rẻ của Trung Cộng. Vì vậy tôi nghĩ rằng tranh chấp về ngoại thương sẽ còn gia tăng.
- Sau cùng, riêng với Việt Nam, ta không quên là cùng với chuyện tháp gió, ngày 18 vừa qua bộ Thương Mại Mỹ cũng mở cuộc điều tra về việc doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam bán mắc áo bằng sắt vào Mỹ với giá quá rẻ và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ. Tức là sau mắc áo Trung Cộng đến lượt mắc áo Đài Loan và Việt Nam cũng đang bị Mỹ chiếu cố!
- Năm 2010, Việt Nam bán có 29 triệu đô la mắc áo bằng sắt vào Mỹ và so với số xuất siêu đã đạt với Hoa Kỳ là cả chục tỷ đô la một năm thì không nhiều nhặn gì. Nhưng vì người khôn của khó nên ba doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại đã đầu đơn khiếu nại và Bộ Thương Mại mới phải điều tra xem có nên áp dụng biện pháp trả đũa bằng hàng rào quan thuế hay chăng. Hội đồng Mậu dịch Quốc tế Mỹ cũng đang nghiên cứu vụ này và sẽ có phán quyết vào ngày 13 tháng tới.
RFI: Thưa anh, sau chuyện cá da trơn có phải là "catfish" hay không để vượt qua cửa ải của kỹ nghệ nuôi cá của Mỹ ở bốn tiểu bang miền Nam thì nay lại có chuyện tháp gió và mắc áo. Anh có thấy rằng buôn bán với Hoa Kỳ là chuyện khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi cho là việc gì và ở đâu mà chẳng có những khó khăn riêng.
- Nhưng từ khi Việt Nam bang giao và mở rộng buôn bán với Hoa Kỳ thì xuất cảng tăng 300 lần, từ 50 triệu đô la vào năm 1994 tăng vọt lên gần 15 tỷ vào năm 2010, mà nhập cảng chỉ tăng 20 lần, nên được xuất siêu 11 tỷ trong khi lại bị nhập siêu một ngạch số tương tự với Trung Cộng.
- Chi tiết ấy cho thấy mối lợi của Việt Nam nằm tại Mỹ. Mà thật ra cả chính quyền lẫn nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đều muốn cải thiện và gia tăng quan hệ mậu dịch với Việt Nam. Nếu biết được luật chơi của Mỹ, trong đó có cả một rừng luật lệ, thì Việt Nam vẫn có lợi, miễn là đừng dại dột moi tiền của Mỹ cho doanh nghiệp Trung Cộng thì sẽ rơi vào cảnh "thằng còng làm cho thằng ngay ăn" mà lãnh cái nạn "quít làm cam chịu".
- Câu kết luận ở đây là Việt Nam đừng chơi dại, chưa nói gì đến việc giới dân cử Hoa Kỳ vứa mới phàn nàn với Đặc sứ Thương mại Hoa Kỳ là Việt Nam càng đạt thắng lợi về mậu dịch lại càng thoái trào về nhân quyền. Giới dân cử này mà tác động vào hồ sơ mậu dịch đang thương thảo là người dân Việt Nam lại thêm một tầng khó khăn khác - và họ phải biết là từ đâu mà ra.
RFI: Xin cảm ơn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.