Lời Tiên Tri Trong Văn Học Dân Gian,
Qua Hình Ảnh Con RỒNG
Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh
Đức Quốc: Chúa Nhật, ngày 01 tháng 01 năm 2012
Lúc còn nhỏ, tôi cùng các bạn trong “khu chợ” (vì tôi sống ở khu chợ), thường hay tụ họp vào buổi tối chơi đàn, ca hát cùng chơi nhiều những trò chơi. Trong đó, có trò chơi: “Rồng rắn lên mây”. Có người gọi đó là trò chơi: “Rồng rắn cắn đuôi”. Thật tâm mà nói, tôi không biết trò chơi này từ đâu ra? Nguồn gốc xuất xứ nó thế nào? Có từ bao giờ? Ai chỉ dạy cho? Chịu! Chỉ biết lúc còn nhỏ, tôi hay chơi trò chơi này.
Trò chơi đó như sau:
Một em làm thầy thuốc, số còn lại bám nhau sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó, tất cả đi lượm qua lượm lại. Em đi đầu dẫn cả đoàn, vừa đi vừa hát:
"Rồng rắn lên mây, có cây lúc lác, có nhà hiển vinh. Thầy thuốc có nhà hay không?"
Người đóng vai thầy thuốc trả lời: „Thầy thuốc đi chơi!“ (hay đi chợ, đi câu cá… tùy ý mà chế ra). Thường thầy thuốc không có nhà để rồng rắn đi lượn quanh sân hai ba lượt. Cuối cùng thầy thuốc có nhà.
Thầy thuốc hỏi: "Rồng rắn đi đâu?".
Em cầm đầu đáp: "Rồng rắn đi lấy thuốc cho con".
Thầy thuốc hỏi: "Con lên mấy?"
Rồng rắn đáp: "Con lên một".
Thầy thuốc nói: "Thuốc chẳng ngon". (Cuộc đối đáp tiếp diễn cho đến khi rồng rắn trả lời "con lên mười"). Khi ấy thầy thuốc kết luận: "Thuốc ngon vậy!".
Ðoạn thầy thuốc lên tiếng: "Xin khúc đầu".
Rồng rắn cho biết: "Những xương cùng xẩu!" –
Thầy thuốc nói: "Xin khúc giữa." –
Rồng rắn nói: "Những máu cùng me." –
Cuối cùng thầy thuốc: "Xin khúc đuôi";
thì con Rồng nói: "Tha hồ thầy (mà) đuổi!".
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách nào mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại, thì em cầm đầu rồng rắn phải giang thẳng hai tay để chắn không cho thầy thuốc bắt được cái đuôì (người cuối cùng) của mình. Thầy thuốc cố gắng chạy qua để tóm được em đứng sau rốt. Ðoàn rồng rắn càng dài thì cuộc đuổi bắt càng náo nhiệt. Khi bắt được, em đó phải thay thầy thuốc và cuộc chơi lặp lại từ đầu.
Ý nghĩa tiên tri trong trò chơi này
Ý nghĩa tiên tri trong trò chơi này
Trò chơi này có thể xếp vào thể loại đồng giao. Tại sao trò chơi này có thể là một sấm ngữ?
Trước hết, chúng ta chú ý đến chữ Rồng. Chữ Rắn thêm vào để chỉ con Rồng léo lắt uyển chuyển như con rắn. Ngoài ra, con rắn không có nghĩa gì trong trò chơi này.
Dân tộc Việt Nam chúng ta tự hào là có nguồn guốc xuất phát từ Con Rồng Cháu Tiên. Như vậy, Rồng là biểu tượng đặc trưng cho người Việt Nam.
Nếu chúng ta đọc kỹ cách đối thoại giữa thầy thuốc và con Rồng rắn, chúng ta sẽ thấy câu đối thoại không có liên quan (logic) gì với nhau. Nếu nói: „Xin thuốc“ thì nhìn bệnh mà chuẩn bệnh, không ai đòi tuổi cho thuốc. Sắp chết đến nơi, mà thầy thuốc còn nói, „thuốc chưa ngon“, thì có lẽ con bệnh sẽ chết mất! Do đó, câu hỏi và câu trả lời không ăn khớp với nhau. Sự không logic thứ hai nữa, đó là khi nói: „Lên một tuổi“, thì „thuốc chẳng ngon“. Thì cùng lúc tăng tuổi lên tới mười, để có „thuốc ngon“. Như vậy, sự kiện tăng tuổi để thích ứng với thuốc, chứ không ngược lại. Chỉ có duy nhất „thuốc dùng cho trẻ em lên mười!“.
Ta hiểu lời sấm truyền trong trò chơi này ở chỗ nào?
Dân tộc Việt Nam là biểu tượng con Rồng, không thoát được mệnh trời. Đó là „có nhà Hiển Vinh“, một đấng Trời cao. Cứ mỗi lần tăng năm, là tăng vận mệnh của dân tộc càng gần tới thời vận. Con Rồng xin được chữa bệnh, thoát khỏi số mạng. Nhưng Thầy thuốc không ban. Mà thầy thuốc đợi tới hạn để „ra tay“. Khi „thuốc ngon vậy“ là lúc Thầy thuốc xin con Rồng, chứ không phải con Rồng xin thầy có thuốc chữa bệnh.
Vậy, thầy thuốc xin cái gì? Thầy thuốc xin cái mạng sống của con Rồng. Như vậy, Rồng đi xin thuốc, không phải là để chữa bệnh cho con, song là để nộp mạng sống cho thầy thuốc. Và con Rồng trả lời rất ư đầy huyền bí. Nào là: „Những xương cùng xẩu“; và „Cùng máu cùng me!“, Cuối cùng: „Tha hồ mà đuổi!“. Lạ! Trả lời gì mà đau thương đến thế! Có ai hỏi tới đâu? Chẳng câu nào liên quan tới câu nào. Sao lại có những câu trả lời tan thương như thế, trong trò chơi của trẻ em chứ?
Có lẽ, chúng ta có thể hiểu được rằng, khi lên mười tuổi, nghĩa là sau một thời gian dài mười năm, thì vận mệnh dân tộc đã điểm („thuốc ngon vậy!“). Nếu chúng ta tính thời gian biến cố dân tộc đau thương năm 1975 làm điểm mốc, thì cái gì xẩy ra sau đúng mười năm sau (1965)?
Năm 1965 là thời gian Mỹ đổ quân vào miền Nam. Song song đó là chiến dịch “Nam tiến“, do Hồ Chí Minh khởi xướng. Đánh dấu cuộc chiến Đông dương lần thứ hai.
Quê hương Việt Nam chia ra làm ba miền: Miền Bắc (khúc đầu), miền Trung (khúc giữa) và miền Nam (khúc đuôi). Con Rồng tượng trưng cho địa dư, cũng như dân tộc Việt Nam. Vận mệnh dân tộc Việt Nam như sau:
- Khi nói về miền Bắc: „Cho xin khúc đầu!“, thì câu trả lời là, chỉ có „những xương cùng xẩu“. „Những xương cùng xẩu“ là gì? Là toàn đói kém, nghèo nàn, túng quẫn. Nghèo đói, đến độ chỉ còn dơ xương ra. Ví dụ, khi ta nói: “bàn tay xương xẩu”, là bàn tay chỉ còn da bọc xương. Có em đọc là: „Những xương cùng sầu“, thay vì „xẩu“. Đã nghèo „cùng“ kèm theo sự „sầu“ não, buồn thảm chia ly nữa. Nói chung, tiêu biểu cho miền Bắc, -khúc đầu-, là đói kém đau thương đầy sự buồn khổ tan thương. Chúng ta nghĩ đến nạn đói khủng khiếp năm Ất dậu năm 1945. Cuộc di cư „Rồng vàng lội nước lần thứ nhất“ năm 1954, của trên dưới gần 1 triêu người Công giáo, vì nạn nhân tai Cộng sản. Biến cố cải cách ruộng đất từ năm 1956, và vụ Nhân văn giai phẩm (1956-1960), v.v..
- Bàn về miền Trung. „Xin cho khúc giữa!“, thì: „Những máu cùng me“. Có lẽ trong ba miền, không miền nào chịu nhiều đau thương, tan thương trong chiến tranh nhiều nhất bằng miền Trung. Thảm sát tập thể dân lành vô tội vào dịp Tết mậu thân tại Huế (1968). Những trận chiến xẩy ra tại Quảng Ngãi, Pleku, Bình Định, Quảng trị, Bình Trị thiên, Mùa Hè đỏ lửa với Đại lộ Kinh hoàng (1972), v.v.
- Tình trạng miền Nam, khi cho „xin khúc đuôi!“, thì „tha hồ mà đuổi!“.
Quả thật! Khi Việt Cộng từ bắc xâm chiếm vào Nam vào mùa Xuân 1975, thì hễ cứ bạo quân đỏ đi tới đâu, thì binh lính Việt Nam Cộng Hòa với chiến thuật rút quân, bỏ chạy tới đó. Song song đó, thì đồng bào cũng bỏ nhà cửa chạy theo. Chạy Cộng như trốn hủi! Hỗn loạn khắp nơi! Đúng vậy! Khi vận mệnh dân tộc đã điểm: „Thuốc ngon vậy!“ thì, khúc đuôi chỉ còn nước chạy. Tha hồ mà đuổi!
Và sự kiện này, đánh dấu cho cuộc „Rồng vàng vượt biển vĩ đại thứ hai“ lại xẩy ra. Một cuộc bỏ quê hương ra đi vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng, vì chủ nghĩa vô tưởng Karl Max và Lê-nin. „Rồng vàng vượt biên“ đánh động lương tâm thế giới. Góp phầm tham gia thêm cho sự sụp đổ tan rã hàng loạt của chế độ Cộng sản tại Đông Âu.
Hai lần Rồng Vàng phải bỏ chạy, chỉ vì chủ thuyết Karl Max và Lê-nin, một Chủ thuyết khát máu gian manh qủi quái vô thần vô tổ quốc.
Nhận định
Rồng vàng Việt Nam lên mây, nên phải lội nước chạy từ Bắc sang Nam. Chưa đủ. Rồng vàng còn phải vượt trùng dương xin tị nạn tại các nước dân chủ văn minh Tây phuơng. Vậy, chừng nào Rồng Vàng hạ giới?! Nếu giòng giõi Con Rồng Cháu Tiên biết thương yêu nhau như em anh cùng bào thai, cùng chung nhau đấu cật chống lại qủi đỏ Việt Cộng, chống lại chủ thuyết dã thú bất nhân ngoại lai Karl Max. Thì đó, là lúc Rồng Vàng hạ giới vậy!
No comments:
Post a Comment