Thursday, January 5, 2012

6 loài động vật nhỏ bé nhưng nguy hiểm nhất

6 loài động vật nhỏ bé nhưng nguy hiểm nhất
Ếch phóng độc, sứa hộp úc, bạch tuộc nhẫn xanh, cá đá… là một trong nhưng con vật săn mồi bằng chất kịch độc trên cơ thể, đừng ai dại dột đụng vào chúng.
 
1. Ếch phóng độc


Chú ếch đầy màu sắc rực rỡ này trông thật lôi cuồn và thu hút, nhưng nó có thể tạo ra đủ số thuốc độc để giết chết 10 người. Phát triển mạn mẽ trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm Trung và Nam Mỹ, những con ếch phóng độc này rỉ chất nhờn màu đen từ sau lưng mình, chính là độc tố thần kinh dùng để tránh những kẻ săn mồi.
 
2. Sứa hộp Úc
 
 
Phân bố dọc theo nửa bắc Australia – đặc biệt là ở Queensland – loài sứa hộp này tràn đầy trên bờ sau khi mưa lớn và thủy triều lên cao. Nếu bị chích, nọc độc của nó chứa trong các xúc tu tấn công vào hệ thống thần kinh và tim mạch của con người – ngay cả khi các xúc tu không gắn liền với cơ thể chúng. Nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ gây tử vong.
 
3. Muỗi
 
 
Muỗi gây ra các bênh như sốt vàng da, sốt xuất huyết, sốt rét – gây ra cái chết cho 2 triệu người trên thế giới mỗi năm.
 
4. Bọ cạp DeathStalker
 
 
Là loài bọ cạp nguy hiểm nhất trong tất cả loài bọ cạp, chúng gây ra 75% những ca tử vong liên quan đến bò cạp. Chất độc của nó gây tử vong cho trẻ em và người già và những ca tử vong liên qua đến bọ cạp lên đến 5000 ca mỗi năm.
 
5. Bạch tuộc “nhẫn xanh”
 
 
 
Cư trú sâu trong lòng đại dương Úc, New guinea, Indonesia và Philipines, những con bạch tuộc “nhẫn xanh” này có kích cỡ bằng quả bóng golf. Nhưng đừng để kích thước đánh lừa bạn, nọc độc của chúng có thể gây tê liệt hoạt động và làm tim ngừng đập. Tệ hơn cả là đến nay vẫn chưa có thuốc giải cho chất độc của nó.
 
6. Cá Đá
 
 
Cũng là một loài động vật ở Úc khác, cá Đá sống sâu trong rặng san hô Great Barrier và Capricorn. Ngụy trang trông giống như những tảng đá, nó có thể gây ra những cú shock, tê liệt hoạt động thần kinh dẫn đến tử vong. Nọc độc của nó nằm ở sau lưng và những vết thương do nó gây ra đôi khi cắt bỏ là cách chữa trị cần thiết.
Theo Genk/ khoahoc




No comments:

Post a Comment