Thuỷ sản tại đầm của Đoàn Văn Vươn bị vơ vét?
40,3ha đầm nuôi trồng thủy sản bị cưỡng chế của Đoàn Văn Vươn đang bị một nhóm người lạ sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng điện vơ vét hải sản trong nhiều ngày qua.
Tiếp xúc với VietNamNet, chị Phạm Thị Hiền (SN 1982, vợ của Đoàn Văn Quý) và chị Nguyễn Thị Thương (SN 1963, vợ của Đoàn Văn Vươn) cho biết, nhiều ngày nay, rất nhiều người lạ mặt đã sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng điện như kích điện, te điện… thu hoạch số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả từ đầu năm 2011.
Theo chị Hiền, diện tích 19,3ha nằm trong diện bị cưỡng chế ngày 05/1/2012 và 21ha không thuộc diện cưỡng chế đã được chính quyền huyện Tiên Lãng bàn giao cho chính quyền xã.
Tiếp xúc với VietNamNet, chị Phạm Thị Hiền (SN 1982, vợ của Đoàn Văn Quý) và chị Nguyễn Thị Thương (SN 1963, vợ của Đoàn Văn Vươn) cho biết, nhiều ngày nay, rất nhiều người lạ mặt đã sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng điện như kích điện, te điện… thu hoạch số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả từ đầu năm 2011.
Theo chị Hiền, diện tích 19,3ha nằm trong diện bị cưỡng chế ngày 05/1/2012 và 21ha không thuộc diện cưỡng chế đã được chính quyền huyện Tiên Lãng bàn giao cho chính quyền xã.
Nhiều người dân tại đây cũng cho biết, người tiếp nhận diện tích đầm này là các ông K., H., C. cư trú tại các xã Vinh Quang, Tiến Hưng và Bắc Hưng (huyện Tiên Lãng).
Tuy nhiên, điều đáng nói, những chủ đầm mới này đã cho người sử dụng các phương tiện đánh bắt thủy sản bằng điện (kích điện, te điện…) để thu hoạch những vật nuôi trồng mà gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý chăn thả.
Tất cả những giống nuôi này, theo kế hoạch của Vươn, Quý sẽ được khai thác vào cuối năm 2011, thời điểm cận Tết.
Theo đó, tổng số tiền mà Vươn, Quý mua con giống lên tới 400 triệu đồng, bao gồm giống cá vược (5.000 con); tôm sú; cá trắm (7.000 con); cua giống ở đầm trong do Đoàn Văn Quý thả 3.000 con giống; khu vực đầm ngoài, Đoàn Văn Vươn thả hàng vạn cua giống.
Tất cả các loại thủy sản kể trên được thả nuôi vào khoảng tháng 2/2011. Thời điểm được khai thác rơi vào tháng 12/2011. Tuy nhiên, Vươn, Quý chưa kịp khai thác thì xảy ra sự việc cưỡng chế như đã biết.
Theo lời chị Hiền: giá thành của 1kg tôm sú loại ba hoa (ba con tôm được 1 lạng) dao động từ 200 – 250 ngàn đồng/kg; loại năm hoa (hai con được 1 lạng) giá lên tới 450 ngàn đồng/kg.
Giá cua vào thời điểm cuối năm lên tới 600 – 700 ngàn đồng/kg.
Cá trắm nuôi trong đầm thời điểm hiện tại đã đạt trọng lượng 3kg/con; cá vược đạt trọng lượng trên dưới 1kg/con.
Tuy nhiên, điều đáng nói, những chủ đầm mới này đã cho người sử dụng các phương tiện đánh bắt thủy sản bằng điện (kích điện, te điện…) để thu hoạch những vật nuôi trồng mà gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý chăn thả.
Tất cả những giống nuôi này, theo kế hoạch của Vươn, Quý sẽ được khai thác vào cuối năm 2011, thời điểm cận Tết.
Theo đó, tổng số tiền mà Vươn, Quý mua con giống lên tới 400 triệu đồng, bao gồm giống cá vược (5.000 con); tôm sú; cá trắm (7.000 con); cua giống ở đầm trong do Đoàn Văn Quý thả 3.000 con giống; khu vực đầm ngoài, Đoàn Văn Vươn thả hàng vạn cua giống.
Tất cả các loại thủy sản kể trên được thả nuôi vào khoảng tháng 2/2011. Thời điểm được khai thác rơi vào tháng 12/2011. Tuy nhiên, Vươn, Quý chưa kịp khai thác thì xảy ra sự việc cưỡng chế như đã biết.
Theo lời chị Hiền: giá thành của 1kg tôm sú loại ba hoa (ba con tôm được 1 lạng) dao động từ 200 – 250 ngàn đồng/kg; loại năm hoa (hai con được 1 lạng) giá lên tới 450 ngàn đồng/kg.
Giá cua vào thời điểm cuối năm lên tới 600 – 700 ngàn đồng/kg.
Cá trắm nuôi trong đầm thời điểm hiện tại đã đạt trọng lượng 3kg/con; cá vược đạt trọng lượng trên dưới 1kg/con.
Dùng kích điện, te điện để khai thác tận diệt thủy sản trong đầm vừa bị cưỡng chế.
Ngoài ra, đầm còn có rất nhiều tôm lược, tôm giảo (tôm có trong tự nhiên) và tép. Những năm trước, kể từ khi huyện Tiên Lãng ban hành quyết định thu hồi đầm kèm theo thông báo các hộ không được đầu tư, nguồn thủy sản tự nhiên (tôm lược, tôm giảo và tép…) là nguồn thu chính của các chủ đầm.
Có thời điểm, một ngày gia đình chị Hiền bắt được cả tạ tôm giảo, vài chục kg tép. Giá một kg tép bán ra ngoài thị trường là 90.000 đồng/kg.
Với con số đầu tư chăn thả các giống vật nuôi kể trên, sản lượng thủy sản đến tuổi đánh bắt hiện có trong 40,3ha đầm của Vươn, Quý lên tới hàng chục tấn. Tính theo giá thị trường, số tiền thu được từ việc khai thác những loại vật nuôi này lên đến nhiều tỷ đồng.
Chị Hiền xót xa: “Chưa bao giờ chúng em sử dụng phương tiện đánh bắt bằng điện để khai thác thủy sản trong đầm, vì như thế là hủy diệt môi trường, hủy diệt trứng của các loại thủy sản trong tự nhiên. Em chỉ lo, mai này mà được trả lại đầm, chắc chẳng còn loài nào sống sót, vì nó đã bị kích điện, te điện diệt hết cả từ khi còn trong trứng nước!”.
Hiện tại, một chiếc đầm của Vươn và Quý đã bị rút nước để bắt thủy sản, chỉ trơ lại đáy đầm khô cạn. Mỗi ngày, hàng chục nhân công dùng kích điện, te điện chà xát khu vực đầm.
Số thủy sản đánh bắt được được cân ngay trong ngày, có người vào tận đầm để mua.
Đầm cống Rộc, đầm xóm Vam… tại xã Vinh Quang nằm ở cửa sông Thái Bình. Do đó, các đầm tại vị trí này có nguồn lợi thủy sản rất phong phú cũng như rất thuận lợi để nuôi trồng. Rất nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo khi chuyển sang mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại đây.
Ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, trực thuộc Thành hội Nghề cá Hải Phòng cũng là một chủ đầm nuôi trồng thuỷ sản tại xã Vinh Quang xác nhận: việc đánh bắt, khai thác thủy sản tại đầm của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đã được nhóm người này tiến hành trong nhiều ngày qua, sau khi việc cưỡng chế thu hồi hoàn thành.
Nhiều người dân xã Vinh Quang cũng khẳng định: từ sau ngày 5/1/2012, chính quyền xã Vinh Quang đã cử lực lượng canh giữ không cho người lạ vào khu vực đầm của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý.
Như thế, việc khai thác tận diệt này diễn ra dưới sự chứng kiến của nhiều người, và đều là những người có nhiệm vụ thực thi pháp luật.
Sáng 16/01/2012, chúng tôi đã cố gắng liên lạc với ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để xác minh sự việc, nhưng ông Hiền không trả lời.
Trao đổi với báo chí trước đó, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, ông Ngô Ngọc Khánh thông tin: Diện tích đầm bãi bị thu hồi sẽ được tổ chức cho những người có nhu cầu thuê đấu thầu. Tuy nhiên, với diện tích đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý lại không được đấu thầu.
Có thời điểm, một ngày gia đình chị Hiền bắt được cả tạ tôm giảo, vài chục kg tép. Giá một kg tép bán ra ngoài thị trường là 90.000 đồng/kg.
Với con số đầu tư chăn thả các giống vật nuôi kể trên, sản lượng thủy sản đến tuổi đánh bắt hiện có trong 40,3ha đầm của Vươn, Quý lên tới hàng chục tấn. Tính theo giá thị trường, số tiền thu được từ việc khai thác những loại vật nuôi này lên đến nhiều tỷ đồng.
Chị Hiền xót xa: “Chưa bao giờ chúng em sử dụng phương tiện đánh bắt bằng điện để khai thác thủy sản trong đầm, vì như thế là hủy diệt môi trường, hủy diệt trứng của các loại thủy sản trong tự nhiên. Em chỉ lo, mai này mà được trả lại đầm, chắc chẳng còn loài nào sống sót, vì nó đã bị kích điện, te điện diệt hết cả từ khi còn trong trứng nước!”.
Hiện tại, một chiếc đầm của Vươn và Quý đã bị rút nước để bắt thủy sản, chỉ trơ lại đáy đầm khô cạn. Mỗi ngày, hàng chục nhân công dùng kích điện, te điện chà xát khu vực đầm.
Số thủy sản đánh bắt được được cân ngay trong ngày, có người vào tận đầm để mua.
Đầm cống Rộc, đầm xóm Vam… tại xã Vinh Quang nằm ở cửa sông Thái Bình. Do đó, các đầm tại vị trí này có nguồn lợi thủy sản rất phong phú cũng như rất thuận lợi để nuôi trồng. Rất nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo khi chuyển sang mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại đây.
Ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, trực thuộc Thành hội Nghề cá Hải Phòng cũng là một chủ đầm nuôi trồng thuỷ sản tại xã Vinh Quang xác nhận: việc đánh bắt, khai thác thủy sản tại đầm của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đã được nhóm người này tiến hành trong nhiều ngày qua, sau khi việc cưỡng chế thu hồi hoàn thành.
Nhiều người dân xã Vinh Quang cũng khẳng định: từ sau ngày 5/1/2012, chính quyền xã Vinh Quang đã cử lực lượng canh giữ không cho người lạ vào khu vực đầm của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý.
Như thế, việc khai thác tận diệt này diễn ra dưới sự chứng kiến của nhiều người, và đều là những người có nhiệm vụ thực thi pháp luật.
Sáng 16/01/2012, chúng tôi đã cố gắng liên lạc với ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để xác minh sự việc, nhưng ông Hiền không trả lời.
Trao đổi với báo chí trước đó, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, ông Ngô Ngọc Khánh thông tin: Diện tích đầm bãi bị thu hồi sẽ được tổ chức cho những người có nhu cầu thuê đấu thầu. Tuy nhiên, với diện tích đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý lại không được đấu thầu.
Chị Hiền cho biết, các chị sẽ làm đơn phản ánh việc nhiều người sử dụng phương tiện đánh bắt theo kiểu tận diệt để khai thác hải sản nuôi thả trong đầm của gia đình.
“Đó là tài sản của chúng tôi. Huyện cưỡng chế để thu lại đầm chứ không có nghĩa là thu cả những vật nuôi thả mà chúng tôi chưa kịp khai thác” - chị Hiền nói.
Với diện tích 21ha đầm bị cưỡng chế “quá tay”, được biết, Đoàn Văn Vươn đã có đơn khiếu nại quyết định thu hồi này (QĐ 460) nhưng UBND huyện Tiên Lãng chưa giải quyết, và cũng chưa có quyết định thu hồi.
Như thế, theo quy định của pháp luật, đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, chính quyền có trách nhiệm giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, ở đây thì không!
“Đó là tài sản của chúng tôi. Huyện cưỡng chế để thu lại đầm chứ không có nghĩa là thu cả những vật nuôi thả mà chúng tôi chưa kịp khai thác” - chị Hiền nói.
Với diện tích 21ha đầm bị cưỡng chế “quá tay”, được biết, Đoàn Văn Vươn đã có đơn khiếu nại quyết định thu hồi này (QĐ 460) nhưng UBND huyện Tiên Lãng chưa giải quyết, và cũng chưa có quyết định thu hồi.
Như thế, theo quy định của pháp luật, đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, chính quyền có trách nhiệm giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, ở đây thì không!
No comments:
Post a Comment