Thursday, August 4, 2011

Blog BBC Vietnamese homepageQuanh chuyện hai Đại úy Minh và Tiến sỹ Hà Vũ

Quanh chuyện hai Đại úy Minh và Tiến sỹ Hà Vũ

Police accused of beating a protestor in Vietnam
Hình ảnh trên YouTube mà người ta nói quay cảnh Đại úy Minh đạp vào mặt người biểu tình
Mấy tuần gần đây người ta bàn tán nhiều tới những câu chuyện liên quan tới hai vị đại úy và một vị tiến sỹ.
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ chịu nguyên bản án sơ thẩm bẩy năm tù giam và ba năm quản chế trong phiên phúc thẩm hôm 2/8.
Đại úy công an Minh ở Hà Nội dường như đã bị đình chỉ công tác trong tuần này sau khi xuất hiện video clip trong đó một người trông giống ông Minh đạp vào mặt một người biểu tình.
Đại úy quân đội Minh lên blog cá nhân bảo vệ bài viết trên tờ Quân đội Nhân dân mà trong đó ông dùng tới những từ "rác đen" và "nấm độc" khi nói về blog của những nhân sỹ, trí thức nổi tiếng của Việt Nam.
Vị đại úy quân đội này khẳng định nhiều lần rằng "cái gọi là "báo chí lề trái" thực chất chỉ là một thứ "rác rưởi" trên xa lộ thông tin toàn cầu internet."
Nhưng rồi trong cả hai bài viết chính thức trên báo cũng như bài phản hồi trên blog, người viết không hề đưa ra bất kỳ dẫn chứng cụ thể nào, không nêu tên của bất kỳ blogger nào và cũng không đưa ra được 'tác hại' rõ ràng nào mà các blog "nấm độc" gây ra đối với xã hội.
Trong khi đó trên blog cá nhân của Đại úy Minh cũng có một bài viết về BBC với tựa đề "Phóng viên BBC bị "đập vỡ mõm" vì "hỏi xoáy".
Đại úy quân đội nhân dân có vẻ hỉ hả khi thấy vị cựu Chủ tịch Mường Nhé chửi thề với người thực hiện phỏng vấn và bình luận: "...Nghe cựu chủ tịch huyện Mường Nhé Giàng A Dình trả lời phỏng vấn BBC mà sướng quá trời.
"Thật là một người dân tộc khảng khái, mạnh mẽ, biết cách đập vào mồm bọn phản động."
Nhưng rồi cũng chính Đại úy này lại than phiền về chuyện những phản hồi cho các bài bình luận về thế giới blog của ông "tràn ngập những lời chửi bới tục tĩu, bậy bạ, suy luận nhố nhăng."
Qua cách viết của Đại úy Minh có thể suy luận ông cho rằng cán bộ nhà nước chửi thì được, còn "lũ" dân thường thì không.
'Đổi trắng thay đen'
Sang chuyện đại úy công an mà người ta cho là đã đạp vào mặt người biểu tình Nguyễn Chí Đức, người đứng đầu ngành công an ở Hà Nội kết luận: "Không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp khi tham gia biểu tình".
Còn bản thân anh Đức nói với BBC: "Họ đã xúc phạm danh dự của tôi, mà họ lại là đồng chí của tôi. Họ đổi trắng thành đen, làm tôi rất buồn."
Họ đổi trắng thành đen, làm tôi rất buồn.
Nhân vụ này có cư dân mạng bình luận: "Vui thật, vụ anh Đức biểu tình viên đập mặt vào gan bàn chân anh CA Minh, làm hỏng dép Bitis nâng niu bàn chân Việt."
Trước vụ anh Đức bị nhân viên công lực lấy chân đạp vào mặt, một tình huống ngược lại đã xảy ra.
Video clip quay cảnh thiếu nữ tên Linh ở thành phố Hồ Chí Minh tát cảnh sát viên tập sự Vũ Quang Long.
Kết quả, cô Linh đã bị khởi tố.
Qua hai sự việc này người ta có thể nghĩ video clip dân tát vào mặt cán bộ sẽ được dùng làm bằng chứng nhưng video clip cán bộ đạp vào mặt dân thật ít sức thuyết phục với chính quyền.
'Bất bình thường'
Ông Cù Huy Hà Vũ tại tòa ở Hà Nội hôm 2/8
Ông Cù Huy Hà Vũ tiếp tục phải chịu mức án bẩy năm tù giam và ba năm quản chế tại phiên tòa phúc thẩm hôm 2/8
Tới chuyện Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, báo chí chính thống của Việt Nam, kể cả báo Quân đội Nhân dân của Đại úy Minh chỉ đưa tin theo một chiều, đó là chiều của nhà nước hay chiều được nhà nước đồng tình.
Không hề thấy báo chí chính thống phỏng vấn gia đình Tiến sỹ Hà Vũ, hay những trí thức đã ký tên đòi trả tự do cho ông.
Nhưng tờ báo Tin nhanh Năng lượng Mới vừa cho đăng bài nhận định về ông Hà Vũ của Giáo sư Trần Chung Ngọc mà báo nói đã được đăng trên Tạp chí Nhân quyền Việt Nam.
Giáo sư Ngọc nói "đầu óc của Cù Huy Hà Vũ quả thật thuộc loại bất bình thường".
Vị giáo sư này không bình luận gì về lý lẽ hai bên tại tòa mà chỉ qua những phát ngôn của Tiến sỹ Hà Vũ mà dường như ông có được qua internet để chứng minh rằng vị tiến sỹ này "ăn nói vu vơ" và "thiếu hiểu biết".
Giáo sư Ngọc hoàn toàn có quyền bày tỏ quan điểm cá nhân của ông về Tiến sỹ Hà Vũ và ông đã tìm được diễn đàn.
Nhưng gia đình vị tiến sỹ lại không được bất kỳ tờ báo nào trong số hàng trăm ấn phẩm báo chí ở Việt Nam dành cho không gian để nói lên quan điểm của họ.
Công nhận VTV siêu đẳng, có hai ngày mà tìm được từng ấy người để lên TV kể từng ấy tội.
Trong khi đó những người chỉ trích ông Hà Vũ lại được truyền hình nhà nước chú ý tới đến mức một người dùng Facebook lên tiếng:
"Công nhận VTV siêu đẳng, có hai ngày mà tìm được từng ấy người để lên TV kể từng ấy tội.
"May mà hết thời nhà vệ sinh công cộng, không thì cái bác gì vũ trụ ấy khéo còn bị kể thêm tội đi không dội nước nữa kia."
Lại nhớ khi Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đòi điều tra độc lập vụ Vinashin, báo của chính phủ đã công khai tấn công vị đại biểu này.
Qua những chuyện này có thể đặt câu hỏi phải chăng tuyên truyền chống nhân dân thì được, nhưng chống nhà nước thì không?

Làm nghề báo không nên quá giàu?

Nguyễn Giang Nguyễn Giang | 2011-07-15, 16:10
Bà Wendi Deng Murdoch bảo vệ chồng trong Nghị viện Anh
Bà Wendi Deng Murdoch đấm người tấn công để bảo vệ chồng trong Nghị viện Anh
Những diễn biến liên tiếp nhắm vào News Corp và gia đình tỷ phú Murdoch khiến có người Anh tự hào gọi đây là một 'Mùa Xuân Anh Quốc", không khác gì "Mùa Xuân Ả Rập" ở Bắc Phi và Trung Đông mấy tháng qua.
Trong không khí phản đối cắt giảm ngân sách, chống tăng học phí, dư luận Anh đã "vùng lên", không chịu sự thống trị về thông tin của một đế chế báo chí - truyền hình - xuất bản có doanh thu trên 30 tỷ đôla một năm.
Bê bối từ các vụ nghe lén điện thoại để moi tin giật gân về đời tư của người nổi tiếng và cả nạn nhân của các vụ giết người khiến tờ News of the World phải bị nhà Murdoch đóng cửa nhưng đám cháy vẫn lan ra, nay sang cả Mỹ và tới Úc, quê hương ông Murdoch.
Nhưng nhìn rộng ra thì đây còn là trận động đất với nghề truyền thông, như cú sụp đổ của Lehman Brothers năm 2008, làm lung lay giới tài chính toàn cầu.
Nhiều nhà báo, biên tập kỳ cựu từng dính líu đến News of the World đều đã bị bắt.
Một số sĩ quan của Cảnh sát Đô thành London đang bị điều tra vì dính vào chuyện bao che hoặc bán tin cho báo News of the World.
Nếu đúng vậy thì quả là chuyện quá xấu mặt cho cảnh sát, cơ quan đáng ra phải bảo vệ đời tư của dân, và cho cả các nhà báo, những người đáng ra phải làm gương về tính minh bạch.
Đọc và nghe những bàn luận sôi sục ở Anh về vụ việc, tôi có cảm giác nỗi bực bội của người dân không phải chỉ là phản ứng trước hành vi của một số phóng viên, chính trị gia và cảnh sát.
To quá khó tin?

Ông Rupert Murdoch và vợ, bà Wendi Deng ở liên hoan phim Thượng Hải tháng 6/2011
Hai vợ chồng Wendi Deng và Rupert Murdoch ở liên hoan phim Thượng Hải tháng 6/2011

Nền dân chủ Athens ở Hy Lạp thuở sơ khai là chuyện hội họp của các nhóm công dân nhỏ, đủ chỗ trong một hội trường, một sân khấu.
Ngày nay, ngoài các dịp bỏ phiếu bầu trực tiếp chỉ mấy năm một lần, dân chủ được thực thi qua cơ chế gián tiếp, nhờ các vị dân biểu, chính trị gia, và thông qua báo chí phản ánh dư luận và giám sát hệ thống quyền lực nhà nước.

Nhưng thời hiện đại cũng tạo ra các tập đoàn truyền thông đầy quyền lực và có tác động áp đảo đến cả giới chính trị, khiến tiếng nói của người dân, kể cả ở các nước dân chủ, bị yếu đi rất nhiều.
Tính bao trùm, áp đảo, chiếm lĩnh "trọn gói" cả không gian công cộng, cả thượng tầng kiến trúc của một số đại gia khiến người dân, kể cả ở một nước có nhân quyền cao như Anh thấy e sợ.
Thậm chí các chính trị gia London cũng luôn muốn lấy lòng nhà ông Murdoch và tin rằng chỉ có thể thắng cử nếu được ủng hộ, hoặc ít nhất là không bị các tờ báo của ông phản đối.
Nhưng khi sự sợ hãi không còn thì như báo Evening Standard viết, dân Anh thấy ông Murdoch là "Hoàng đế hoàn toàn trần truồng".
Từ đó tiếng tăm của ông, cổ phiếu thuộc tập đoàn của ông theo nhau mà tụt dốc.
Khi báo chí cũng không còn đáng tin và cảnh sát thì đang mất uy tín vì các bê bối liên quan thì nền dân chủ còn cách gì để tự khẳng định sức mạnh còn lại của mình?

Cách giải quyết ở Anh là dùng cơ chế cổ xưa nhất, như gọi vệ sĩ của nghị viện (searjeant-at-arms như Mõ Tòa ở Việt Nam xưa) để triệu bố con ông Murdoch ra khai báo vào ngày 19/7 này.
Ngoài ra, vì dân chúng phản ứng, các doanh nghiệp như Sainsburys, Renault, Boots đã tẩy chay việc đăng quảng cáo trên tờ News of the World của ông Murdoch.
Câu chuyện về đế chế Murdoch chắc còn lâu mới hết những đã có ngay một vài điều khiến ta suy nghĩ.
Có phải là trong thế giới của sự kếch xù này, chúng ta mong muốn tìm đến sự đơn giản, trong sáng, và thậm chí nhỏ bé?
Cơ chế ra đời với mục tiêu tốt đẹp như Liên Hiệp Châu Âu cũng dễ bị người ta nghi ngờ và xa lánh vì quá to, quá cồng kềnh, phức tạp, huống chi chuyện tập đoàn Murdoch nắm trong tay hàng trăm tờ báo và kênh TV.
Trang báo nhỏ và gọn nhẹ chắc sẽ dễ đọc hơn.
Nhà báo đừng quá giàu, quá cao sang và ít giao du với các giới tài phiệt và quân phiệt chắc cũng đáng tin hơn.
Chủ báo đừng quá mặn nồng với các chính trị gia hoặc có tham vọng 'buôn vua' như ông Murdoch cũng sẽ an toàn hơn.
Và là người đọc, nếu chúng ta bớt nghiền tin giật gân, nhòm vào chuyện đời tư của những người nổi tiếng thì chắc các ấn bản lá cải đem lại tiền triệu cho các ông chủ báo cự phú sẽ giảm đi nhiều.
Như thế, tôi nghĩ xã hội đỡ tốn giấy in và môi sinh cũng được nhờ hơn phải không bạn?
Cập nhật 19-20/7: Xem cả cuộc chấn vấn hai bố con ông Murdoch chiều thứ Ba tại Hạ viện Anh, tôi thấy có bốn điều nổi bật:
Một là các ông bà nghị viên Anh dù sao cũng đã làm hết trách nhiệm của họ là 'nướng chả' nhà tài phiệt truyền thông lớn nhất thế giới, đáp ứng đòi hỏi của cử tri hay dư luận Anh là không muốn thấy hệ thống chính trị và báo chí nước họ bị tập đoàn News Corp tác động, hay lũng đoạn. (So với các dân biểu Anh, thì vài vị dân biểu Philippines hôm nay bay ra Trường Sa để tỏ thái độ với Trung Quốc có thể chỉ để 'ghi điểm' với nhưng dù sao họ cũng biết cần ghi điểm với những người bầu ra họ).
Hai là hình ảnh cô vợ 42 tuổi người Mỹ gốc Trung Quốc của ông Rupert Murdoch đã ra tay bảo vệ chồng khi một người Anh ném đĩa kem cạo râu vào ông. Báo Anh sáng nay gọi cô Wendi Deng (Đặng Văn Địch, người gốc Giang Tô) là 'Chinese Ninja Lady'.
Một dân biểu Anh còn khen cô có 'cú đánh tay trái giỏi quá' nhưng hóa ra đó là tay phải. Cô không chỉ gạt được người gây gổ, Jonnie Marbles, nghệ sĩ hài Anh, mà còn đánh cho anh ta một cú vào đầu. Và thật xấu hổ cho cảnh vệ của Nghị viện Anh để xảy ra vụ đột nhập như vậy.
Cuối cùng, tôi cũng thấy thương cảm cho ông Murdoch, nay đã 80 tuổi với câu trả lời chính là "Tôi không biết", "Tôi quên".
Ông gợi ra hình ảnh cựu lãnh tụ mà thời vang bóng nay còn đâu, có gì thì đổ hết cho cấp dưới hay cho 'cơ chế News Corp' chứ bản thân ông thì không chịu trách nhiệm gì.
Điều chắc chắn là với cách trả lời chất vấn như thế, ít ai dám nói 'lãnh tụ còn anh minh'.
Và câu chuyện vẫn chưa hết với Thủ tướng Anh David Cameron.Trưa nay thứ Tư 20/7 ông lại phải ra trình bày trước Hạ viện về cách ứng xử của chính quyền với các vụ việc liên quan...

Châu Á: con số hay con người?

Nguyễn Giang Nguyễn Giang | 2011-07-01, 13:55
Nữ sinh viên Indonesia tại Thảo luận 'Power of Asia Debate', London, 06/2011
Một lần sang Bangkok tôi cùng mấy đồng nghiệp BBC ra ngồi ăn món nướng ở vỉa hè.

Mọi thứ đều rất thú vị, chỉ có điều mấy người phục vụ sao ít nói quá, tức là tiếng Anh chỉ bập bõm mấy câu và họ có vẻ tránh đám nhà báo ồn ào.
Mà tiếng Thái thì cả nhóm chúng tôi không rành.
Ăn gần xong tôm nướng nóng giòn, rau trộn ớt ứa lệ, uống hết cả mấy ly nước chảy mồ hôi cóng tay dưới cơn nắng hầm hập bên một cầu vượt ngập người và xe thì tôi phát hiện ra người nấu bếp là di dân Miến Điện, còn hai người phụ là dân Việt nhập cư lậu.
Bi bô các loại tiếng rồi lại quay về với tiếng ta, tôi được nghe hai bạn trẻ Nghệ Tĩnh kể chuyện vượt rừng qua Lào ra chợ bán lẻ, rồi sang Thái Lan mưu sinh.
Kể từ đó, mỗi khi đưa tin về ASEAN tôi đều nhớ lại mấy số phận di dân trái phép nọ ở Bangkok.
Mồ hôi và cơ bắp
Đằng sau hình ảnh châu Á vươn lên luôn có bóng dáng những con người cụ thể đã bằng cơ bắp và mồ hôi nước mắt tạo dựng lên sự phồn vinh vùng Thái Bình Dương.
Hai tuần qua, BBC chúng tôi liên tục đưa tin về chủ đề 'Sức mạnh châu Á' nhưng qua các bài trên trang bbcvietnamese.com chắc các bạn cũng thấy chỉ riêng về biên tập chuyện đó đã có đầy những căng thẳng.
Bên phần Kinh doanh của đài BBC World TV thì muốn nhắm vào các sức mạnh cụ thể, 'mạnh vì gạo bạo vì tiền' của các nền kinh tế đang lên, nhất là Trung Quốc.
Tôi hiểu các đồng nghiệp người Anh muốn cảnh tỉnh thói trì trệ, nạn quan liêu ở châu Âu trong cảnh suy thoái trước thách thức của châu Á đang dâng lên nhờ sức năng động, sáng tạo và cơ hội làm giàu.
Nhưng với các ban Trung Quốc, Việt Nam, Miến Điện, Indonesia, Ấn Độ thì 'Sức mạnh châu Á' lại là dịp bàn về các vấn đề nảy sinh từ cuộc đua tăng trưởng.
Chúng tôi muốn biết sự giàu mạnh của tài nguyên đất đai, rừng biển, nguồn nhân lực đang được sử dụng ra sao?
Trong con đường đi lên của mình, các nước châu Á, nhất là Đông Nam Á nghĩ sao về 'mô hình Trung Quốc', hay 'mô hình Ấn Độ'?
Cuộc thảo luận tại Sàn Chứng Khoáng London hôm 29/6 vừa qua là dịp để nêu bật ra những gì các ban ngôn ngữ này cùng băn khoăn.
Qua tường thuật live trên trang web và trong các chương trình của BBC hẳn các bạn cũng nắng được ý năm diễn giả nêu ra, và cả phần câu hỏi của cử tọa.
Nhưng ấn tượng nhất với tôi là câu hỏi của một bạn trẻ Indonesia.
Cô trùm khăn quanh đầu và tự giới thiệu mình là tín đồ Hồi giáo và nói (đại ý) cô đã sống qua cả thời kỳ độc tài Suharto nên hiểu rõ rằng các giá trị dân chủ đem lại những lợi ích không thể đo được chỉ bằng kinh tế.
Các bạn trẻ dự buổi đó mà nhiều người đến từ Trung Hoa lục địa chắc không thể bỏ qua những ý kiến như vậy.
Câu hỏi của một cô gái Trung Quốc cũng cho thấy cô băn khoăn về cái gọi là 'mô hình phát triển' của nước này.
Đáng tiếc là số bạn Việt Nam đến dự còn rất ít và nhóm bạn trẻ nhận là "Người Việt chuyên nghiệp" tại London đã nói họ e ngại 'chủ đề nhạy cảm' nên không đến.
So sánh sự hùng mạnh của Trung Quốc về kinh tế và quân sự với mức độ tụt hậu, mất tự do dân chủ tại Miến Điện có lẽ là sự so sánh quá khập khiễng.

Nhóm tổ chức thảo luận 'Sức mạnh châu Á' của BBC ở London 29/6: Nguyễn Hoàng, Nguyễn Giang, Britt Yip, Yuwen Wu, Dawn Trump, Soe Win Than và Myint Thein Naing
Nhưng cũng tuần qua, giới truyền thông Anh đón chào sự kiện bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập Miến Điện trình bày bài diễn văn uy tín Reith Lecture được truyền hàng năm trên đài BBC.
Chúng tôi đã chuyển ngữ phần bà Suu Kyi nói về Nhân phẩm và Tự do với hy vọng lời của người phụ nữ Đông Nam Á duy nhất được Nobel Hòa bình sẽ gợi ra các suy tư quý báu, vượt lên trên cơn háu ăn và hám tiền khá phổ biến ở nhiều nơi trong vùng, gồm cả Việt Nam.
Chúng tôi cũng muốn để bạn đọc trang web bbcvietnamese.com hiểu hơn rằng sức mạnh châu Á không chỉ đến từ tăng trưởng kinh tế, mà đến cả từ tinh thần nhân văn của những trí thức Miến Điện.
Các dự án kinh tế, đầu tư, hợp tác là rất tốt và sẽ giúp giảm bớt hay làm nhẹ đi nỗi vất vả của những người bồi bàn Miến Điện hay Việt Nam sống lén lút trên vỉa hè Bangkok như tôi có may mắn gặp.
Vì sự phồn vinh của Thái Lan ít ra đang giúp những số phận đó có thêm việc làm, và đồng tiền họ gửi ngược về quê nhà chắc chắn giúp cho các em nhỏ được ăn no, đến trường.
Nhưng tăng trưởng kinh tế mà chỉ để một thiểu số ăn hưởng, chiếm đoạt tài nguyên, phá hoại môi trường và làm quan hệ người với người trở nên độc ác, hủ bại thì không phải là biểu hiện của sức mạnh.
Người ta hô hào "nội lực" nhưng có vẻ không hiểu rằng nội lực mạnh chỉ đến tự nội tâm lành mạnh.
Quan hệ giữa các quốc gia và các cộng đồng chắc cũng vậy.
Con số hay con người?
Giáo sư Trần Hữu Dũng, chủ trang VietStudies gần đây bình về chuyện trưng bày hàng chục xe sang ở Việt Nam rằng đấy không phải là chuyện "đẳng cấp" như người ta lầm hiểu, mà là "hạ cấp".
Điều đáng lo là chính một phần các nhà báo, những đồng nghiệp yêu nghề của chúng tôi trong nước, đã hăng say cổ vũ cho lối sống ồ ạt, ồn ào, chạy theo chữ "khủng" thật lố lăng của giới mới giàu, cứ tưởng thế là sang.
Cũng về con số, trong tháng 6 năm nay, sự quan tâm của bạn đọc đã tạo ra một kỷ lục chưa từng thấy cho trang web BBC Tiếng Việt.
Chỉ trong bốn tuần, chúng tôi ghi nhận 37 triệu lượt đọc, và con số gần 2 triệu người đọc.
Cho đến hết tháng, cộng cả số lượt xem video, nghe các clip âm thanh thì số lượt vào là trên 40 triệu, tăng 30% so với tháng 5.
Tôi thật tự hào vì ban Tiếng Việt chỉ còn 7-8 người sau đợt cắt giảm ngân sách để chia sẻ gánh nặng suy thoái của Anh Quốc ở BBC, đã tạo ra một thành tích mới.
Nhưng các con số này chẳng có ý nghĩa gì nếu nội dung bài vở không tạo được sự tin cậy của các bạn.
Sức mạnh của BBC Tiếng Việt thực ra đến từ nhu cầu tìm kiếm thông tin trung thực, cân bằng, đa chiều, từ nhu cầu muốn được nói, được thảo luận những vấn đề bức thiết, nghiêm túc của bạn đọc trong và ngoài nước.
Qua việc tăng cường làm các chủ đề chung, đây là cách thu hút quan điểm, ý kiến, mở rộng sự sáng tạo và tính chia sẻ của một cộng đồng các nhà báo yêu nghề từ châu Á tại BBC.
Dù đến từ Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Đài Bắc, Hong Kong hay Hà Nội, Sài Gòn, Jakarta, Rangoon...chúng tôi và cả các đồng nghiệp từ Âu, Phi, Mỹ La Tinh ở BBC cố gắng mở rộng tầm nhìn về các chủ đề nóng bỏng như Biển Đông, quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ và tác động sâu rộng của thời sự Bắc Phi, Trung Đông, Nam Á.
Nhìn lại và nhìn tới, chủ đề 'Sức mạnh châu Á' có lẽ mới chỉ được mở ra và chuyên đề vừa qua chỉ là dịp tập dượt cho một cách làm việc mới.
Về mặt kỹ thuật, tháng tới, BBC Tiếng Việt sẽ có giao diện được thay đổi, sáng hơn, mạnh mẽ hơn và đa dạng hơn, tiện lợi cho việc đọc, nghe, xem các dạng thức multimedia.
Trong tháng 8 và tháng 9, loạt bài "Kinh doanh tôn giáo" (Business of Religions) và "Hai mươi năm Liên Xô sụp đổ 1991-2011" sẽ lại mở ra cho chúng ta những cơ hội chiêm nghiệm các chủ đề có ý nghĩa toàn cầu.
Nhưng dù bám sát các chuyên đề địa chính trị, kinh tế vĩ mô ở vùng Đông Á, BBC cũng sẽ không xa rời nhu cầu đối thoại, giao lưu, thể hiện khát vọng nhân sinh của bạn đọc trong các mạng xã hội, và trong cuộc sống.

Tự giới thiệu

Biên tập viên BBC Tiếng Việt chia sẻ các câu chuyện làm báo.

Từ 3 Sợ đến 4 Khôn

viết bởi Nguyễn Giang viết về 09:53, Monday, 13 June 2011 | Bình luận (11)
Tuần này, nhân Diễn đàn Kinh tế Thế giới họp ở Jakarta, BBC cũng khai trương chuyên đề Sức mạnh Á châu (Power of Asia ) để bàn về các mô hình phát triển, những vấn đề của đại đô...

Loạn nhà loạn phố loạn thủ đô

viết bởi Nguyễn Giang viết về 13:58, Wednesday, 1 June 2011 | Bình luận (20)
Cậu lái taxi còn rất trẻ xin lỗi tôi vì nhầm đường, cứ tưởng Phố Vọng là Dịch Vọng, vì "y-em mới lái xe ra phố được một tuần". Như hàng vạn người từ các vùng khác vào thủ...

GS Ngô Bảo Châu, TS Hà Vũ và Báo Công an

viết bởi Nguyễn Hùng viết về 09:47, Tuesday, 10 May 2011 | Bình luận (18)
Bà Pratibha Patil, Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu Bốn tuần sau khi Giáo sư Ngô Bảo Châu có blog phê phán phiên tòa xử Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ...

Gia đình chủ nghĩa

viết bởi Nguyễn Xuân viết về 17:02, Friday, 29 April 2011 | Bình luận (4)
London, ngày 29/04/2011. Hôm nay trong lúc hàng nghìn người dân thủ đô London xuống đường đón mừng hôn lễ hoàng tử William và Kate Middleton, tôi ngồi tại trụ sở BBC Việt ngữ tường thuật trực tiếp hôn lễ...

No comments:

Post a Comment