Thursday, November 10, 2011

Iran quyết theo đuổi chương trình nguyên tử

Iran quyết theo đuổi chương trình nguyên tử

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hôm nay tuyên bố quốc gia Hồi giáo sẽ không từ bỏ chương trình nguyên tử, bất chấp bản báo cáo mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vừa đưa ra.

Ông
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói trước đám đông tại Shahr-e Kord hôm nay. Ảnh: AFP

"Iran sẽ không đi lệch dù chỉ một phân khỏi con đường mà chúng tôi đã chọn", AFP dẫn lời phát biểu của ông Ahmadinejad nói trước một đám đông ở thành phố miền tây Shahr-e Kord.
Tổng thống Iran cũng có những phát biểu nhằm vào nước Mỹ, quốc gia mà ông cho rằng cung cấp "những chứng cứ rỗng tuếch" đã được đề cập trong bản báo cáo của IAEA.
"Chúng tôi sẽ không chế tạo bom hạt nhân, dù cho các vị có tới 20.000 quả bom như vậy. Chúng tôi sẽ phát triển dựa trên những điều mà các vị không thể nói gì được, đó là đạo đức, nhân bản, đoàn kết và công bằng", ông Ahmadinejad nhấn mạnh. "Các vị nên biết rằng chẳng có kẻ thù nào của nhân dân Iran từng được nếm trải mùi chiến thắng".
Đây là phát biểu chính thức đầu tiên của nhà lãnh đạo Iran sau khi IAEA đưa ra bản báo cáo mới nhất về chương trình hạt nhân của nước này, trong đó cho hay quốc gia Hồi giáo vẫn tiếp tục nghiên cứu vũ khí hạt nhân và chưa bao giờ tiến gần tới việc chế tạo được một quả bom nguyên tử như hiện nay.
Lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới cũng đồng loạt đưa ra phản ứng về bản báo cáo của IAEA. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua cảnh báo rằng việc Israel đe dọa tấn công Iran là cực kỳ nguy hiểm, và có thể dẫn tới một đại họa. Ông Medvedev kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tránh những lời đe dọa lẫn nhau. "Tất cả những căng thẳng hiện nay đều có thể dẫn tới một mâu thuẫn lớn, và đó là một thảm họa đối với Trung Đông", tổng thống Nga nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Nga thậm chí còn thể hiện sự giận dữ trước bản báo cáo của IAEA, khi khẳng định thất vọng sâu sắc vì báo cáo này đã làm gia tăng tình trạng căng thẳng hiện nay. Moscow cho rằng bản báo cáo của IAEA có nguy cơ phá hỏng cơ hội nối lại đàm phán giữa các cường quốc trên thế giới với Tehran, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân thông qua ngoại giao.
Trung Quốc hôm nay kêu gọi Iran thể hiện "sự linh hoạt và chân thành" sau khi bản báo cáo của IAEA được đưa ra. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi cho hay Bắc Kinh vẫn đang xem xét bản báo cáo nói trên, và thúc giục Iran hợp tác một cách nghiêm túc với IAEA. Ông Hồng Lỗ cũng cho rằng vấn đề nguyên tử của Iran nên được giải quyết thông qua đối thoại và hợp tác, đồng thời kêu gọi các thanh sát viên của IAEA thể hiện "sự công bằng và khách quan". Người phát ngôn này còn mong muốn IEAE cam kết làm rõ các vấn đề liên quan.
Ngược lại với phản ứng của Nga và Trung Cộng, hai nước cùng với Iran là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), các cường quốc khác trên thế giới phản ứng khá mạnh mẽ với Iran sau khi bản báo cáo của IAEA được đưa ra.
Mỹ cảnh báo nước này sẽ gia tăng sức ép và sẵn sàng đưa ra các lệnh cấm vận mới đối với Iran. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John Kerry hôm qua kêu gọi việc duy trì sức ép đối với Iran. "Thực tế là bản báo cáo của IAEA cho thấy rõ rằng Iran đã không trung thực về chương trình nguyên tử của nước này", chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nói.
Bà Ileana Ros-Lehtinen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, gọi bản báo cáo của IAEA là chứng cứ mới nhất cho thấy Mỹ và các quốc gia có trách nhiệm khác cần phải có những hành động mang tính chất quyết định, nhằm ngăn chặn việc Tehran sở hữu vũ khí nguyên tử.
Pháp cũng đe dọa sẽ có những lệnh cấm vận chưa từng có dành cho Iran. "Nếu Iran từ chối tôn trọng yêu cầu của cộng đồng quốc tế và khước từ việc hợp tác một cách nghiêm túc, chúng tôi sẵn sàng đưa ra những lệnh cấm vận chưa từng có, với sự ủng hộ của nhiều nước khác", Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định.
Maja Kocijancic, người phát ngôn cho bà Catherine Ashton, Cao ủy về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu, nói: "Những khám phá  mới của IAEA chỉ ra một cách rõ ràng sự tồn tại chính thức của chương trình phát triển vũ khí nguyên tử rại Iran".
Vấn đề nguyên tử của Iran luôn là một chủ đề nóng với cộng đồng quốc tế. Các nước phương Tây cho rằng chương trình nguyên tử của quốc gia Hồi giáo hướng tới việc chế tạo ra vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, Tehran luôn bác bỏ các cáo buộc và khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ vì mục đích hòa bình, đồng thời vẫn liên tục tiến hành các cuộc thí nghiệm hỏa tiễn trong suốt thời gian qua

Các cơ sở nguyên tử của Iran

Chương trình hạt nhân của Iran được bắt đầu từ những năm 50 thế kỷ trước. Quốc gia Hồi giáo này hiện có gần 20 cơ sở nguyên tử trên toàn lãnh thổ.

Khám phá khả năng quân sự của Iran qua ảnh

Một số nguồn tin cho rằng Mỹ có thể đánh Iran vào cuối tháng 4/2007. Vậy quân đội quốc gia vùng Vịnh này có những vũ khí gì để đối phó trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến như phỏng đoán?

Hỏa tiễn tầm xa Fajr-3 MIRV tối tân nhất của Iran hiện nay. Đây là loại hỏa tiễn đẩy bằng nhiên liệu lỏng, có khả năng tấn công nhiều mục tiêu do nước này sản xuất và trình làng năm 2006. Iran không tiết lộ tầm bắn của Fajr-3 và chỉ cho biết, nó có thể tàng hình trước radar. Ảnh: Wikipedia.

Hỏa tiễn đối hạm Kowsar tầm trung do Iran chế tạo. Giới chức Iran khẳng định, nó có thể qua mặt hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương để đi đến mục tiêu chính xác. Ảnh: FARS.

Hỏa tiễn phòng không vác vai Misagh 2 do Iran tự chế tạo, có tầm bắn 5km, trần hoạt động 5 km và mang đầu đạn nặng 1,42 kg. Thiết bị phóng của nó có trọng lượng 12,74 kg. Bộ Quốc phòng Iran bắt đầu cho chế tạo hàng loạt loại hỏa tiễn lưu động lợi hại này từ tháng 2/2006. Ảnh: FARS.

Hỏa tiễn tầm xa đối hạm SSN4 Ra'ad có tầm bắn 350 km. Tehran tuyên bố hỏa tiễn mang đầu đạn 500 kg này có thể tấn công bất cứ loại chiến hạm hạng nặng nào tại vùng Vịnh, biển Oman và phía bắc Ấn Độ Dương. Ngoài ra nó có khả năng bay tầm thấp để tránh radar. Ảnh: IRIB.

Hỏa tiễn tự động địa không TOR-M1 do Nga chế tạo có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Nga đã bán cho Iran 29 đơn vị vũ khí loại này, một hành động khiến Mỹ kịch liệt phản đối. TOR-M1 được chế tạo nhằm bảo vệ các cơ sở quân sự và dân sự, chống lại hoả tiễn tần xa, bom thông minh, máy bay chiến đấu và máy bay do thám không người lái của đối phương. Ảnh: Rian.

Chiến đấu cơ Saegheh (bên phải) do Iran tự chế tạo, thử nghiệm và cải tiến, ra mắt ngày 6/9/2006. Loại chiến đấu cơ này được cho là có tính năng tương đương hoặc mạnh hơn cả F-18 nổi danh của Mỹ. Saegheh có buồng lái nhỏ hẹp chỉ dành cho một phi công, nhưng có khả năng vừa bắn hoả tiễn không địa và oanh tạc. Ảnh: FARS.

Máy Chiến đấu cơ Mig-29 mua của Nga đã được Iran cả biến và tân bị thêm vũ khí tối tân. Ảnh: Shiachat.

Trực thăng võ trang Cobra của Iran đang phóng hỏa tiễn trong một cuộc tập trận. Ảnh: FARS.

Hai trong số 3 chiếc tàu ngầm loại Kilo của hải quân Iran tại vùng Vịnh. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện diesel do Nga chế tạo, chuyên chống tàu chiến và tàu ngầm đối phương ở vùng nước nông. Đây cũng là một trong những loại tàu ngầm ít gây tiếng động nhất trên thế giới. Ảnh:FARS.

Tàu ngầm mini Ghadeer do Iran chế tạo. Cho đến nay, đặc tính kỹ thuật cũng như trang bị vũ khí của loại tàu ngầm này vẫn còn là một điều bí ẩn. Ảnh: FARS.

Các chiến hạm và trực thăng võ trang của hải quân Iran trong một cuộc tập trận quy mô trên vùng Vịnh. Ảnh: FARS.

Tàu chiến tối tân chạy bằng đệm không khí (hovercraft) của hải quân Iran trong một cuộc thao dượt quân sự. Ảnh: Xinhua.

Chiến xa Safir-74 của Iran được biến cải  từ loại T-72 do Nga chế tạo. Quân đội Iran đã trang bị thêm cho "cỗ máy chiến tranh" này một tấm áo giáp làm bằng những tấm kim loại hình chữ nhật, có khả năng chống lại đạn xuyên phá uranium. Ảnh: FARS.

Bên trong một nhà máy chế tạo xe tăng của Iran. Đây cũng là nơi Iran tiến hành biến cải và tối tân hóa những chiếc xe chiến xa nhập cảng, nhằm đạt được khả năng tác chiến áp đảo đối phương. Ảnh: FARS.

Các binh sĩ Iran trong một cuộc duyệt binh tại thủ đô Tehran. Ảnh: AP.

Hình ảnh tiêu biểu của bộ binh Iran: Được vận chuyển tới chiến trường bằng trực thăng CH-47 Chinook, sau đó chia lẻ hai người mang theo hỏa tiễn vác vai đi một chiếc xe máy dầu. Ảnh:AFP.

Khám phá tiềm lực quân sự của Iran
Tấn công Iran sẽ là sai lầm nghiêm trọng

Một sơ đồ cho thấy sự phân bố của các cơ sở nguyên tử chính tại Iran, với mật độ tập trung khá dày ở phía tây nam nước này. Điểm màu đỏ là các lò phản ứng phục vụ nghiên cứu, điểm màu vàng là các mỏ uranium, còn lại là các cơ sở nguyên tử. Đồ họa: 1155/New Scientist Global Security
Toàn cảnh nhà máy tách nước nặng ở Arak, phía tây của Iran. Nước nặng là loại nước chứa tỷ lệ đồng vị deuterium cao hơn thông thường, và được sử dụng để điều tiết phản ứng chuỗi nguyên tử trong một lò phản ứng. Nước nặng còn được dùng để sản xuất plutonium dùng trong bom nguyên tử. Viện Khoa học và An ninh Quốc tế của Mỹ phát hiện ra sự tồn tại của nhà máy này vào tháng 12/2002. Iran đang xây dựng một lò phản ứng tại đây. Ảnh: Rferl
Một phần của nhà máy điện nguyên tử Bushehr, ở thành phố cùng tên thuộc vùng tây nam Iran và giáp vịnh Ba Tư. Kế hoạch xây dựng nhà máy này được Iran bắt đầu vào năm 1974 với sự giúp đỡ của Đức. Tuy nhiên, chương trình xây dựng bị ngừng trệ vì cuộc cách mạng Hồi giáo 5 năm sau đó, và chỉ được nối lại trong những năm 90 thế kỷ sau khi Iran đạt được một thỏa thuận với Nga. Chi phí xây dựng nhà máy có hai lò phản ứng nước cao áp này ước tính khoảng 1 tỷ USD. Ảnh: Globalsecurity
Bức không ảnh cho thấy toàn bộ nhà máy khai thác uranium ở Gachin, tây nam Iran. Tháng 12/2010, Iran tuyên bố nước này đã đưa quặng uranium lần đầu tiên được sản xuất nội địa tới một nhà máy để sẵn sàng quá trình làm giàu uranium. Quặng uranium còn được gọi bằng tên lóng là "bánh trứng" (yellowcake) vì màu vàng đặc trưng của nó.
Cựu Giám đốc Tổ chức Năng lượng và Nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi khi đó cho hay số quặng uranium này được chuyển đi từ mỏ uranium Gachin, với điểm đến là một cơ sở chuyển hóa ở thành phố Isfahan. Công việc khai thác quặng uranium ở mỏ Gachin được bắt đầu từ năm 2004. Ảnh: Armscontrolwonk
Nhà
Một góc nhà máy chuyển hóa uranium Isfahan. Iran đang xây dựng nhà máy này nhằm biến "bánh trứng" thành 3 dạng khác, gồm: khí hexafluoride dùng trong các máy nén khí ly tâm, uranium oxide dùng trong các phản ứng nhiên liệu, và metal. Metal là chất có thể dùng làm lõi của các quả bom nguyên tử. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) quan tâm tới việc sử dụng metal, vì các lò phản ứng của Iran không dùng chất này làm nguyên liệu. Ảnh: AP
Quá trình sản xuất quặng uranium tại các nhà máy khai thác của Iran. Ảnh: INA,
Các giai đoạn sản xuất quặng uranium tại các nhà máy khai thác của Iran. Ảnh: INA, Flonnet, Crethiplethi, Uprootedpalestinians
Iran nối lại hoạt động làm giàu uranium ở nhà máy Natanz từ tháng 7/2004, sau khi tạm ngừng để đàm phán với các cường quốc châu Âu về chương trình nguyên tử. Tháng 9/2007, Iran tuyên bố đã lắp đặt 3.000 máy ly tâm, loại máy dùng để làm giàu uranium. Năm ngoái, Iran nói với IAEA rằng nhà máy Natanz sẽ là nơi đặt các trang bị làm giàu uranium mới và khởi công xây dựng khoảng tháng 9/2011.
Nhà máy làm giàu uranium Natanz chính là tâm điểm trong tranh cãi giữa Iran và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chương trình nguyên tử của nước này. Liên Hiệp Quốc tỏ ra quan ngại vì kỹ thuật được sử dụng cho việc sản xuất nhiên liệu điện nguyên tử có thể được sử dụng để làm giàu uranium tới một mức lớn hơn nhiều, đủ để có vũ khí nguyên tử. Ảnh: AP
Ngoài các cơ sở nguyên tử công khai, Iran còn có những địa điểm được cho là có cơ sở nguyên tử bí mật; khu vực thuộc quân sự Parchi, cách thủ đô Tehran 30 km về phía đông nam, là một trong số này. Khu vực này là một trung tâm đạn dược hàng đầu của Iran dành cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại đạn, hỏa tiễn và chất nổ có sức công phá cao.
Một cuộc thanh sát hạn chế do IAEA tiến hành năm 2005 đã không tìm ra bằng chứng nào cho thấy hoạt động vũ khí nguyên tử tại Parchin. Tuy nhiên, theo những thông tin rò rỉ từ bản báo cáo của IAEA, tổ chức này tin rằng khu vực Parchin cũng được sử dụng để thử các loại chất nổ có thể được dùng trong các vũ khí hạt nhân. Ảnh: Abc News, Google
Iran tiết lộ sự tồn tại của cơ sở làm giàu uranium Fordo vào tháng 9/2009. Cơ sở này đang được xây dựng ở một địa điểm cách thành phố Qom khoảng 30 km về phía bắc, nằm trong một quả núi từng là bãi tập hỏa tiễn của lực lượng quân đội Iran. Iran cho hay dự án nhà máy làm giàu uranium Fordo bắt đầu năm 2007 nhưng IAEA tin rằng nó đã xảy ra trước đó một năm. Cũng theo IAEA, cơ sở này sẽ bắt đầu làm giàu uranium vào năm 2011, với khoảng 3.000 máy ly tâm. Iran gửi cho IAEA một văn bản có nội dung rằng nước này dự định xây dựng một nhà máy làm giàu uranium tới 5%, tức là không đủ để dùng cho một vũ khí hạt nhân. Ảnh: GeoEye

No comments:

Post a Comment