Tuesday, November 29, 2011

Tranh chấp Biển Đông Hoa Kỳ - Tầu. Ai thắng?

Tranh chấp Biển Đông Mỹ - Tầu. Ai thắng?



Hoa Kỳ và Tầu Cộng xác định thái độ tại Biển Đông
Nguyên tác: Giáo sư Carl Thayer
Lời giới thiệu: Tháng 7/2010 có hai biến chuyển đáng quan tâm tại Á châu. Thứ nhất, hội nghị của Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF) họp thường niên tại Hà Nội. Tại hội nghị, Hoa Kỳ tuyên bố chính sách mới tại Biển Đông. Thứ hai, Hải quân Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận tại vùng biển chung quanh bán đảo Triều Tiên (1)
Trước đó cũng trong tháng 7/2010, giáo sư Carlyle Thayer ở Úc viết bài “The United States and Chinese Assertiveness in the South China Sea” (Hoa Kỳ và Trung Cộng xác định thái độ tại Biển Đông) với đầy đủ chi tiết về sự tranh chấp Biển Đông giữa Trung Cộng, Việt Nam và Hoa Kỳ. Tài liệu ngắn gọn, nhưng súc tích giúp cho những ai muốn tìm hiểu về các vấn nạn của Biển Đông trong mấy chục năm qua.
Sau đây là bản lược dịch. Gíao sư Thayer bắt đầu bài viết bằng cách nói đến sự quan trọng của căn cứ Hải quân Trung Cộng tại Hải Nam và vụ tàu Trung Cộng chận đường chiến hạm Impeccable của Hải quân Hoa Kỳ và những lời tuyên bố chủ quyền của  Trung Cộng trên Biển Đông. Ba động tác này là một thách thức các nước chung quanh vùng Biển Đông và Hoa Kỳ. Gíao sư Thayer đưa ra 3 nguyên nhân gỉải thích tại sao Trung Cộng lại có thái độ giành quyền kiểm sóat Biển Đông. Và sau cùng đưa ra 7 đề nghị giúp giải quyết căng thẳng tại đó .
Giáo sư Carl Thayer
Bối cảnh
Với chính sách chính thức tuyên bố là “hòa bình, hợp tác và phát triển” (peace, cooperation and development) Trung Cộng đã theo đuổi chủ thuyết tạo một thế giới “hài hòa” (harmonious world) qua đường phát triển kinh tế và góp phần duy trì hòa bình thế giới.
Trung quốc rất thành công trong chính sách kinh tế nhắm vào xuất cảng là chính, và việc này đòi hỏi năng lượng. Hai nhu cầu, phát triển kinh tế và đầy đủ năng lượng đòi hỏi Trung quốc lo bảo đảm sự lưu thông của các đường biển huyết mạch gần lục địa  Trung Cộng. (Sea Lines of Communications – SLOCs).
Mặc dù thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng kinh tế của Trung Cộng  vẫn rất mạnh trong vùng. Trung Cộng đặc biệt có vị thế quan trọng vì Trung Cộng  là chủ nợ 2 trillion mỹ kim mà con nợ là Hoa Kỳ.
Để giúp giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới Trung Cộng giải tỏa ngân khoản kích thích kinh tế (stimulus package) trong nước, chính yếu trong ngành xây cất và ngoài nước bỏ nhiều tiền đầu tư làm cho Trung Cộng càng có uy thế khi kinh tế thế giới vãn hồi dần.
Nhờ sức mạnh kinh tế, Trung Cộng cải tiến trang bị quân đội như tăng cường hỏa tiễn đặt trên đất liền và trên biển đồng thời cải thiện kho vũ khi nguyên tử để đối đầu với kho vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ.
Trung Cộng  còn phát triển hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung dùng vào việc tấn công Đài Loan trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập. Đồng thời Trung Cộng tăng cường sức mạnh của Hải quân để bảo vệ các đường giao thông trên biển và bảo đảm không ai có thể chận eo biển Malacca.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc châu từng nhận xét rằng sự phát triển quân lực Trung Cộng vượt ngoài nhu cầu tự vệ, và ngân sách quốc phòng Trung Cộng công bố chỉ là một phần của ngân sách thực chi . Từ năm 1997 đến nay ngân sách quốc phòng Trung Cộng  tăng 500%. Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ nói rằng  Trung Cộng đặc biệt tăng cường lực lượng Hải quân nhằm có khả năng đối phó với các căn cứ Hải quân Hoa Kỳ trong vùng Á châu.
Các nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng Trung Cộng đang nới rộng vòng đai phòng thủ tại tây Thái Bình Dương ra vòng đảo ngoài Biển Nhật Bản, Biển Phi Luật Tân và Biển Nam Dương bao gồm cả quần đảo Marianas và Palau tiến sát đến đảo Guam của Hoa Kỳ. Tháng Ba & tháng Tư vừa qua (2010) Hải quân Trung Cộng cho tập trận tại phía Nam đảo Okinawa.
Cuộc tập trận đầu tiên trong tháng Ba gồm 6 chiến hạm thuộc Hạm đội Bắc hải tập đánh nhau với Hạm đội Nam hải. Sau đó Hạm đội Bắc hải băng qua eo biển Bashi phía bắc Phi Luật Tân vào neo tại Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa trước khi tiếp tục tập trận tại phía đông eo biển Malacca.
Cuộc tập trận thứ hai gồm 10 chiến hạm thuộc Hạm đội Đông hải diễn tập tại phía đông bờ biển Đài Loan cùng với máy bay căn cứ trên đất liền tập tiếp tế nhiên liệu trên không, bay đêm, bay tránh radar và thực tập oanh tạc trên biển.

Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nói sự phát triển lực lượng của Trung quốc làm thay đổi cán cân quân sự trong vùng Thái Bình Dương.

Quan hệ giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ là quan hệ vừa tranh đua vừa hợp tác, trong đó Đài Loan chiếm một vị trí quan trọng. Trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Bush, quan hệ giữa hai bên có chiều dịu xuống, nhưng trong những tháng 9 & 10/2008  Trung Cộng ngưng các chương trình hợp tác quân sự khi Hoa Kỳ quyết định bán 6.5 tỉ mỹ kim vũ khí cho Đài Loan. Sau khi tổng thống Obama đắc cử, Trung Cộng tiếp nối lại quan hệ quân sự. Bộ trưởng ngoại giao hai nước thăm viếng qua lại. Tổng thống Obama và Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Cộng Hồ Cẩm Đào gặp nhau không chính thức qua các buổi họp G-20 tại Luân Đôn và Pittsburgh. Cuối năm 2009 tổng thống Obama chính thức thăm viếng Bắc Kinh. Trước khi lên đường tổng thống Obama nói ông cho rằng sự vươn lên của Trung Cộng không có tính đe dọa ai. Tuy nhiên đầu năm 2010, ông Obama chấp thuận một đợt bán vũ khí khác cho Đài Loan và Trung Cộng lại ngưng các chương trình hợp tác quân sự.

Ý nghĩa chiến lược của căn cứ Hải quân Yulin

Năm 2007 vệ tinh dân sự của Anh khám phá Trung Cộng xây cất gần xong một căn cứ Hải quân lớn tại Yulin gần thành phố Sanya nằm ở cực nam đảo Hải Nam. Khi hoàn tất căn cứ này có khả năng đưa Hải quân Trung Cộng vào hoạt động tại Thái Bình Dương và Biển Đông.

Các hình chụp được cho thấy các hầm và cầu tàu tại Yulin có khả năng đồn trú nhiều chiến hạm và tàu ngầm. Các cầu đang xây có khả năng làm chỗ đậu cho các chiến hạm tấn công loại lớn và hàng không mẫu hạm.

Đồng thời  Trung Cộng cho cải tiến phi trường tại đảo Woody trong quần đảo Paracels và xây một đài radar tại Fiery Cross Reef trong quần đảo Trường Sa, và các đơn vị Hải quân khác hiện diện gần như thường trực tại Mischief Reef ở phía tây Phi Luật Tân. Các căn cứ và cơ sở này cho Trung Cộng khả năng bảo vệ quyền “tự biên tự diễn” của mình trên Biển Đông, và sự giao thông qua lại của hai eo biển Malacca và Singapore.

Căn cứ Yulin giúp rút ngắn đường tiếp vận cho hạm đội Trung Cộng hoạt động trong Biển Đông và gián tiếp đe dọa sự tự do lưu thông của thương thuyền các nước Nhật, Đài Loan và Nam Hàn.

Một phần căn cứ Yulin nằm dưới hầm không thể chụp hình bằng vệ tinh, nên không thể xác định được khả năng thật sự của nó. Phần chụp được cho thấy căn cứ Yulin đã có khả năng đồn trú tàu ngầm mang hỏa tiễn liên lục địa. Cuối năm 2007 người ta thấy tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ hai thuộc Loại Jin 095 tại căn cứ Yulin. Trước đây loại tàu ngầm này chỉ có mặt trong Hạm đội Bắc hải

Khi Yulin hoàn tất căn cứ này sẽ là căn cứ tàu ngầm tấn công của Hải quân Trung Cộng. Hiện nay Trung Cộng chưa đóng xong các tàu ngầm tối tân, nhưng khi xong Trung quốc có tàu ngầm mang 12 hỏa tiễn có khả năng phóng ngoài biển. Và đây là lực lượng đáng quan ngại khi Trung Cộng trang bị chúng với hỏa tiễn nhiều đầu đạn nguyên tử. Chung quanh đảo Hải Nam là vùng nước sâu nên tàu ngầm Trung Cộngcó thể ẩn náu để phóng hỏa tiển một cách kín đáo. Theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Trung Cộng sắp hoàn tất 5 tàu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn (SSBN), một số sẽ được đồn trú tại Yulin.

Căn cứ Yulin như vậy có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trên Biển Đông và là một trở ngại cho sự đi lại của Hải quân Hoa Kỳ (theo nhận xét của Đô đốc Willard) cũng như của Hải quân các nước chung quanh Biển Đông như Việt Nam và Phi Luật Tân.

Trung quốc quấy nhiễu tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ

Tháng Hai-Ba 2009 chiến hạm Hoa Kỳ USNS Impeccable đang làm công tác dò đáy biển tại một vùng cách mũi nam đảo Hải Nam 75 hải lý để đo lường khả năng hoạt động của tàu ngầm Trung Cộng xuất phát từ căn cứ Yulin thì ngày 5/3 một chiến hạm nhỏ của Trung Cộng chạy chận đầu không quá 100 mét mà không báo trước bằng vô tuyến. Hai giờ sau một máy bay quân sự Trung Cộng lọai Y-12 bay thật thấp trên chiếc Impeccable, và chiến hạm Trung Cộng trở lại chận đầu chiếc Impeccable lần này cách xa khỏang từ 400 đến 500 mét.

Ngày 7/3 một chiến hạm thu thập tin tức tình báo của Hải quân Trung Cộng đến sát chiếc Impeccable dùng vô tuyến liên lạc với đài chỉ huy yêu cầu chiếc Impeccable rời vùng hoạt động nếu không “sẽ lãnh hậu quả”. Hôm sau 8/3  Trung Cộng cho 5 chiếc tàu bám theo chếc Impeccable (một chiếc thuộc sở kiểm ngư, một chiếc thuộc Viện hải học, một chiến hạm tuần duyên và hai chiếc giả cào (trawler) (2). Hai chiếc trawler tiến sát chiếc Impeccable 15 mét phất cờ Trung Cộng bảo Impeccable rời khỏi khu vực tức khắc. Chiếc Impeccable dùng vòi phun nước đuổi tàu Trung Cộng. Sau đó chiếc Impecable yêu cầu tàu Trung Cộng tránh đường để rời khu vực an toàn tránh tạo khủng hoảng. Có lúc chiếc Impeccable phải ra lệnh lùi máy để tránh húc vào hai chiếc trawler. Khi Impeccable rời vị trí, ngư phủ các chiếc trawler dùng câu móc định cắt đứt dây kéo máy dò đáy biển (Sonar) của tàu Impeccable.

Ngày 11/6 Hải quân Trung Cộng lại gây sự với Hải quân Hoa Kỳ khi cho tầu ngầm tìm cách cắt máy Sonar của chiếc USS John S. McCain khi chiếc tàu này đang thao dượt với hải quân Nam Dương và Phi Luật Tân

Hai cuộc đụng chạm này cho thấy với thái độ của Trung Cộng Biển Đông có thể là nơi bùng phát những biến động bất ngờ.

Trung Cộng xác định thái độ chủ quyền tại Biển Đông.

Từ năm 2007  Trung Cộng đã làm một số hành động đụng chạm chủ quyền của Việt Nam.

Thứ nhất:  Trung Cộng áp lực các hãng dầu Hoa Kỳ ngưng tiến hành các giao kèo khai thác dầu khí ký với Việt Nam trong vùng “gọi là tranh chấp” trong Biển Đông. 

Thứ hai:  Trung Cộng đơn phương cấm đánh cá trong Biển Đông.

Thứ ba:  Trung Cộng phản đối với Liên hiệp quốc khi Việt Nam và Mã Lai Á nộp hồ sơ xác định “vùng biển nối dài” chung của hai nước. Đồng thời Trung Cộng đòi chủ quyền trên Biển Đông bằng cách đơn phương công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm (họp lại thành hình thù như một cái lưỡi bò) choán trọn 80% Biển Đông.

Năm 2007 Việt Nam vạch kế hoạch phát triển vùng biển, dự kiến đến năm 2020 vùng này sẽ đóng góp 55% GDP quốc gia và 55-60% hàng hóa, phẩm vật xuất cảng. Trung Cộng âm thầm áp lực các công ty Hoa Kỳ đang tính toán đầu tư vào vùng biển Việt Nam, trong đó có công ty ExxonMobil, rằng nếu ký giao kèo với Việt Nam các công ty này sẽ mất quyền lợi làm ăn với Trung Cộng.

Năm 2009 và 2010 Trung Cộng đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên vĩ tuyến 12 từ 15-5 đến 1-8.  Trung Cộng nói mục đích cấm để cho cá sinh đẻ, để chận nạn đánh cá lậu và bảo vệ quyền lợi của ngư dân Trung Cộng. Thời gian cấm là mùa đánh cá hằng năm của ngư dân Việt Nam.

Năm 2009  Trung Cộng phái 9 chiếc tàu thuộc sở Bảo vệ Ngư nghiệp chạy tuần tra để thi hành lệnh cấm. Tàu Trung Cộng chận bắt, lấy cá và đuổi thuyền bè ngư dân Việt Nam ra khỏi khu cấm. Có một lần tàu Trung Cộng húc chìm một thuyền đánh cá Việt Nam. Ngày 16/7 Trung Cộng bắt giữ 3 thuyền đánh cá của Việt Nam và 37 ngư dân gần đảo Paracels. Sau khi thả 2 thuyền, Trung Cộng giữ lại thuyền thứ ba với 12 ngư dân đòi 31700 mỹ kim tiền phạt. Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (nơi xuất phát các thuyền đánh cá bị bắt) không chịu đóng tiền phạt. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối qua tòa đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội.

Lợi dụng hai bộ Thương Mãi Việt Nam và Trung Cộng có chung một Trang Nhà, Trung quốc cho đăng một bản tin phản đối chính quyền Việt Nam (TBN: làm như Việt Nam tự chữi mình!). Khi nhận ra việc dối trá này của Trung Cộng, Bộ Thương Mãi Việt Nam cho đóng trang nhà chung.     

Chưa hết, tháng 8 khi hai thuyền đánh cá và 25 ngư dân Việt Nam chạy vào tránh bão tại Paracels, Trung Cộng giam thuyền và giam giữ các ngư dân. Lần này Việt Nam phản ứng mạnh mẽ đòi hủy bỏ các phiên họp chung để thảo luận về các vấn đề khai thác ngoài biển đã lên lịch. Trung Cộng thả các ngư dân.

Tháng 4/2010 Trung Cộng lại ban hành lệnh cấm như năm trước và hai chiếc tàu Yuzheng 311 và tàu tuần duyên 202 của Hải quân Trung Cộng đã được phái đến bênh vực cho ngư dân Trung Cộng nói là bị lực lượng Hải quân Việt Nam xách nhiễu. Các thuyền đánh cá Việt Nam dùng chiến thuật bao vây gây trở ngại vận chuyển cho tàu Yuzheng 311. Khi Trung Cộng gởi thêm chiến hạm tới, các thuyền đánh cá Việt Nam rút đi.

Ủy ban Liên hiệp quốc về Thềm Lục Địa nối dài (Commission on the Limits of the Continental Shell –CLCS) đã định ngày 13/5/2009 là ngày cuối cùng để các quốc gia ven biển trên thế giới nộp bản khai Thềm Lục Địa Nối Dài theo một điều khoản của Luật Biển (UN Convention of Law of the Sea – UNCLOS). Ngày 6/5 Việt Nam và Mã Lai nộp một bản khai cho vùng chung phía Nam, và ngày 7/5 Việt Nam nộp một bản riêng trong vùng phiá Bắc (3).Trung Cộng lập tức gởi một văn thư phản kháng đến Liên hiệp quốc (nhưng không nộp bản khai của mình theo tinh thần Luật Biển). Việt Nam gởi văn thư phản đối văn thư của Trung Cộng.

Ngay sau đó  Trung Cộng (như đã nói ở trên) cho công bố một bản đồ gồm 9 đường chấm chấm mơ hồ họp thành một hình chữ U bao trọn Biển Đông nói là vùng biển chủ quyền. Trong 3 bản tuyên bố trước đây (9/1958 về lãnh hải, 1992 về lãnh hải và vùng lân cận, 1996 về đường chuẩn cho lãnh hải) và một bộ luật ban hành năm 1998 về thềm lục địa Trung Cộng chưa bao giờ có một đòi hỏi có tính tự tác tự thọ như vậy.

Những hành động của Trung Cộng làm Hoa Kỳ quan tâm và thấy cần điều chỉnh thái độ để bảo vệ quyền thương mãi và uy tín của mình. Thái độ của Hoa Kỳ trước đây là không can thiệp vào việc tranh chấp biển đảo giữa các nước trong vùng, và chỉ đặt quan tâm chính vào việc an toàn và tự do lưu thông trên biển.

Những tháng đầu của chính quyền Obama, Trung Cộng và Phi Luật Tân bất hòa khi Phi vạch đường căn bản qua các hải đảo Trung Cộng gởi chiến hạm tới có ý đe dọa, tổng thống Obama đã ủng hộ Phi bằng cách điện thoại cho bà tổng thống Phi Gloria Macapagal Arroyo xác định rằng Hoa Kỳ vẫn tôn trọng thỏa ước về tàu bè thăm viếng (Visiting Forces Agreement) giữa Hoa Kỳ và Phi.

Tháng 7/2009 Hoa Kỳ xác định quan điểm tại Biển Đông trước quốc hội. Chính phủ gởi hai ông Scot Marciel (Phụ tá bộ trưởng ngoại giao) và Robert Scher (Phụ tá bộ trưởng quốc phòng) đến điều trần trước Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Marciel tuyên bố một cách dứt khoát rằng những tuyên bố về biển của Trung Cộng tại Biển Đông không có một căn bản quốc tế nào cả.

Ông Marciel nói với quốc hội rằng Hoa Kỳ có “lợi ích thiết yếu” (vital interest) khi duy trì sự ổn định, tự do lưu thông và bảo vệ quyền buôn bán của mình tại Đông Á. Ông Marciel sau khi tóm tắt cho quốc hội biết việc Trung Cộng de dọa các công ty dầu khí của Hoa Kỳ định làm ăn với Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta cương quyết chống lại mọi de dọa các công ty Hoa Kỳ.”

Về việc tàu  Trung Cộng quấy nhiễu hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ ngoài khơi đảo Hải Nam ông Scher xác định thái độ 4 điểm của Hoa Kỳ:

1.Bằng lời và bằng hành động Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện trong vùng.

2.Hải quân Hoa Kỳ quả quyết duy trì quyền lưu thông trên biển.

3.Quan hệ an ninh với các nước trong vùng qua các cuộc nói chuyện về chính sách và chiến lược và hợp tác bảo đảm an toàn trên biển.

4. Tăng cường quan hệ ngoại giao – quân sự với Trung Cộng để tránh đụng chạm do sự hiểu lầm.

Khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng căng thẳng Việt Nam trở nên gần gũi với Hoa Kỳ hơn. Tháng 6/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Hoa Kỳ và hội kiến với tổng thống Bush. Thủ tướng Dũng là vị thủ tướng Việt Nam đầu tiên đến viếng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sau năm 1975. Trong một thông cáo chung sau chuyến viếng thăm hai bên đồng ý duy trì các cuộc gặp gỡ cao cấp về an ninh và chiến lược. Ngoài ra tổng thống Bush còn tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ “chủ quyền, an ninh và sự tòan vẹn lãnh thổ của Việt Nam” (nguyên văn: the US supports “Vietnam’s national sovereignty, security and territorial integrity”.

Lời tuyên bố của tổng thống Bush không nói đến Biển Đông. Tuy nhiên người ta hiểu rằng đấy là một cách nói tiếp theo lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates trước đó vào đầu năm tại Singapore rằng: “Trong chuyến đi Á châu, tôi nghe nhiều quốc gia nói vê` tình trạng an ninh trong vùng do nhu cầu tài nguyên thiên nhiên và than phiền những chính sách ngoại giao có tính áp lực làm cho tình hình trong vùng trở nên phức tạp … Chúng ta nên tránh thái độ có tính áp lực mặc dù được che dấu dưới lớp vỏ hợp tác”. (TBN: Ai cũng biết bộ trưởng Robert Gates nói tới Biển Đông và thái độ đại hán của Trung Cộng)

Các lời tuyên bố của Bộ trưởng Gates, của tổng thống Bush và của ông phụ tá ngoại giao Marciel là những lời nhắn nhủ Trung Cộng rằng họ không nên đe dọa các công ty Hoa Kỳ định làm ăn với Việt Nam trên Biển Đông.

Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng được cải thiện hơn từ năm 2008. Tháng 10/2008 bộ Ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu nói chuyện cấp cao về chính trị - quân sự. Tháng 4/2009 một số sĩ quan cao cấp Việt Nam được máy bay Hoa Kỳ chở đến mẫu hạm USS John Stennis để quan sát lực lượng Hải Không Quân thao dượt. Tháng 8/2009 và tháng 3/2010 cơ sở sửa tàu của Việt Nam sửa chữa các tàu hải quân Hoa Kỳ thuộc lực lượng vận tải đường biển (US Navy Military Sealift Command). Cuối năm 2009 bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh viếng thăm Hoa Thịnh Đốn và gặp bộ trưởng Gates tại Bộ quốc phòng. Trên đường đi tướng Thanh ghé Hawai thăm Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Thái bình Dương. Theo chương trình, trong những tháng cuối năm 2010 này các giới chức quân sự cao cấp Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ gặp nhau. Tờ Quadrennial Defence Review năm 2010 viết rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam và Indonesia là hai đối tác chiến lược quan trọng.


Những trở lực trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Cộng

Sau khi nhậm chức chính quyền Obama mở đầu quan hệ với Trung Cộng qua cuộc họp song phương bàn về Chiến lược và Kinh tế (Strategic and Economic Dialogue - SED) trong tháng 7/2009 tại Hoa Thịnh Đốn. Buổi họp sau đó tổ chức tại Bắc Kinh tháng 5/2010.

Tháng 8/2009 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tiếp tướng Xu Caihou, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương của quân đội Trung Cộng tại Pentagone. Tướng Xu Caihou còn gặp Cố vấn an ninh quốc gia James Jones, Tham mưu trưởng Liên quân Đô đốc Michael Mullen, thứ trưởng ngoại giao James Steinberg và thăm xã giao tổng thống Obama.

Ông Gates và tướng Xu đồng ý một chương trình 7 điểm:

1. Thăm viếng cấp cao.

2. Hợp tác nhân đạo và giúp đỡ nhau khi có thiên tai.

3. Trao đổi hiểu biết y học quân sự.

4. Trao đổi để hiểu nhau hơn giữa các sĩ quan cấp Tá và cấp Úy

5. Trao đổi văn hóa và thể thao giữa hai quân đội.

6. Tăng cường các cuộc thăm viếng ngoại giao.

7. Trao đổi hiểu biết về cách thức tăng cường an toàn trên biển.

Tuy nhiên tướng Xu nêu ra 4 trở lực chính trong mối quan hệ Mỹ Trung gồm: 

1. Quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Nếu Hoa Kỳ khắng khít quân sự với Đài Loan thì quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng khó được cải thiện.

2. Tàu bè và máy bay của Hoa Kỳ không nên vào khu đặc quyền kinh tế của Trung quốc. Hoa Kỳ nên tôn trọng Luật Biển và các luật về biển của Trung Cộng

3. Một số luật của Hoa Kỳ làm trở ngại quan hệ Hoa Kỳ-Trung Cộng như Luật “Defense Authorization Act” thông qua năm 1999

4. Hoa Kỳ còn nghi ngờ thiện chí chiến lược của Trung Cộng.

Tháng Ba/2010 Trung Cộng nói với hai viên chức Hoa Kỳ thăm viếng Trung Cộng rằng Trung Cộng xem Biển Đông là vùng có “quyền lợi thiết yếu” (core interest) của  Trung Cộng. Đây là lần đầu tiên Trung Cộng đưa Biển Đông lên hàng “quyền lợi thiết yếu” như Đài Loan và Tây Tạng với ý nghĩa nếu bị xâm phạm Trung Cộng sẽ dùng vũ lực để bảo vệ.

Có nhiều lý do giải thích tại sao gần đây Trung Cộng khẳng định lập trường đòi chủ quyền của mình trên Biển Đông.

Thứ nhất, Trung Cộng muốn áp lực Việt Nam cùng với Trung Cộng khai thác dầu khí chung trong vùng biển ngoài khơi trên nguyên tắc thuộc Việt Nam. Nếu quả thật vậy thì Trung Cộng khó đạt được ý đồ của mình vì Việt Nam không dễ gi để Trung Cộng hưởng lợi những gì nằm trong (hay sát với) vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. Trước đây Trung Cộng áp lực các công ty nước ngòai không ký giao kèo khai thác dầu khí với Việt Nam cũng trong mục đích này (và tạm thời thành công). Hai công ty BP của Anh và ExxonMobil của Mỹ đã tạm ngưng khai thác theo giao kèo, nhưng gần đây cho biết sẽ tiếp tục tiến hành giao kèo đã ký. Hoa Kỳ đã cho Trung Cộng biết Hoa Kỳ không chấp nhận ai làm áp lực với các công ty Hoa Kỳ làm ăn hợp luật lệ quốc tế .

Thứ hai, Trung Cộng muốn cho Việt Nam thấy sự bất mãn khi biết Việt Nam hình như đang chuẩn bị mang việc xích lại với Hoa Kỳ ra bàn thảo trong đại hội 11 của đảng vào năm 2011. Từ năm 1995 sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ Việt Nam vẫn rất dè dặt trong quan hệ với Hoa Kỳ vì ngại làm mất lòng Trung Cộng. Nhưng từ năm 2003 về sau áp lực trên Biển Đông của Trung Cộng càng mạnh thì Việt Nam càng bớt dè dặt khi xích lại với Hoa Kỳ.

Cuối năm 2007 khi Trung Cộng thành lập quận huyện bao gồm cả Trường Sa, sinh viên Việt Nam tại Sài gòn và Hà Nội đã biểu tình phản đối và Trung Cộng đã mạnh mẽ áp lực Việt Nam ngăn cấm các cuộc biểu tình. Qua năm 2008 sự chống đối của nhân dân trong nước trước ý đồ lấn chiếm của Trung Cộng lên cao và cao điểm là năm 2009 khi tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng cho rằng vụ Trung Cộng khai thác mỏ Bauxite ở cao nguyên Việt Nam là có hại cho an ninh quốc gia. Đảng cộng sản Việt Nam nhận ra rằng khuynh hướng chống Trung Cộng trong nước là một đe đọa cho sự lãnh đạo của đảng cộng sản nếu họ không có chương trình đáp ứng.

Những nhà quan sát tình hình Việt Nam đồng ý rằng nội bộ lãnh đạo Việt Nam có hai khuynh hướng. Một muốn mở rộng quan hệ quốc tế để hội nhập rộng rãi. Một muốn thắt chặt quan hệ với Trung quốc. Và Trung Cộng tỏ thái độ cứng rắn trên Biển Đông để cảnh cáo Việt Nam rằng theo họ thì có lợi hơn là chống họ. Nhưng hình như trước tình cảm chống Trung quốc của nhân dân nhóm thứ hai chủ trương thân Trung quốc cũng phải đồng ý cần tìm một con đường quốc phòng khác hơn là dựa vào Trung Cộng.

Thứ ba, chính sách Biển Đông của Trung Cộng có thể do nhu cầu năng lượng. Làm chủ được Biển Đông có nghĩa là làm chủ một kho dầu khổng lồ và bảo đảm một đường lưu thông quan trọng trên biển. Trung Cộng đã cải tiến thiết bị Hải quân và thiết lập căn cứ ở Yulin trong mục đích này.

Năm 2002 khối Asean và Trung Cộng ký bản “Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Đông” (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) đồng ý “tự chế và thận trọng trong các hoạt động để tránh gây ra tranh chấp” (self restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes). Tuy nhiên tình hình an ninh trên Biển Đông càng căng thẳng và trở nên cấp bách trong ba năm qua. Sự đụng chạm giữa Hải quân Trung Cộng và Hải quân Hoa Kỳ tại phía Nam đảo Hải nam cho thấy Biển Đông có thể là nơi “tóe ra lửa” nếu các bên liên hệ thiếu thận trọng.

Để kết thúc bản Tài liệu về tranh chấp Biển Đông, giáo sư Thayer đề nghị một giải pháp 7 điểm để giảm căng thẳng trên Biển Đông:
  1. Trung Cộng  cần thảo luận với các nước trong vùng về quyền đánh cá và chấm dứt việc đơn phương cấm đánh cá vùng này vùng khác hằng năm một cách tùy tiện.
  2. Cần chi tiết hóa việc thi hành bản “Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Đông” ký năm 2002.
  3. Trung Cộng  và Hoa Kỳ cần có một bản văn Thỏa Thuận về đụng chạm trên biển (Incidents At Sea Agreement) để tránh đụng chạm trên biển ngoài ý muốn.
  4. Các nước có vũ khí nguyên tử, nhất là các nước trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cần tham gia vào “Hiệp Định Xác lập vùng Phi nguyên tử Đông Nam Á” (Southeast Asia Nuclear Free Weapons Zone Treaty). Trung Cộng hứa sẽ tham gia (nhưng chưa ký). Hiệp hội Asean cần xác định vùng nam đảo Hải Nam có nằm trong vùng địa lý áp dụng của Hiệp Định này không ?
  5. Các nước trong vùng chung quanh Biển Đông cần thảo luận ở cấp cao cách thi hành Luật Biển để tránh sự tranh chấp về nội dung các bản khai nộp Liên hiệp quốc liên quan đến thềm lục địa nối dài và xác định rõ ràng Hải quân các nước có quyên hoạt động gì trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.
  6. Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng khối Asean + tại Hà Nội sắp đến cần tạo sự tin cậy và đề ra các biện pháp đề phòng tại Biển Đông.
  7. Các nước trong vùng cần thảo luận để thành lập một cơ chế gặp nhau thường xuyên giữa các lãnh tụ quốc gia để thảo luận những vấn đề còn cấn cái giữa các nước liên quan đến an ninh trong vùng./.

EU muốn hòa giải tranh chấp Biển Đông

Liên minh châu Âu cho biết sẵn sàng trở thành nhân tố "cân bằng" hữu ích trong diễn biến ở Biển Đông, có thể đóng một vai trò hòa giải tranh chấp lãnh thổ.
Đề cập về quan hệ EU - Đông Nam Á tại cuộc họp ở trụ sở EU mới đây, phó phụ trách ban Đông Nam Á thuộc cơ quan đối ngoại châu Âu Philippe van Amersfoort nói, EU hoan nghênh bất kỳ đề nghị nào từ ASEAN để giúp giải quyết tranh chấp.

“Trong diễn biến tình hình chiến lược này, EU có thể là nhân tố cân bằng hữu ích", ông Van Amersfoort nói. "EU sẵn sàng đóng một vai trò hòa giải. Đó là một thách thức ở phía EU. Chúng tôi thực sự hy vọng không còn sự leo thang nữa".


Ảnh: Middlebury



Ông nói hội nghị thượng đỉnh Đông Á vừa qua tại Bali đã chứng kiến rất nhiều tư duy chiến lược của ASEAN trước quyết định của Trung Cộng, Mỹ để tham gia nhiều hơn trong khu vực, cảm giác lo lắng của một số nước thành viên ASEAN và vai trò mà Trung Quốc đang mang trên vũ đài thế giới.

Ông Van Amersfoort nhấn mạnh, EU tin tưởng rằng, tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết theo quy định của luật pháp quốc tế thông qua những giải pháp hòa bình và hợp tác.
Giám đốc trung tâm EU - châu Á Fraser Cameron đã nói trong một diễn đàn tại Manila rằng, EU ủng hộ một hệ thống dựa trên luật lệ quốc tế và tự do hàng hải. Với các nguy cơ căng thẳng tác động đến thương mại và đầu tư cũng như tầm quan trọng ngày một lớn của an ninh năng lượng, EU khuyến khích tất cả các bên làm rõ những căn cứ cho tuyên bố chủ quyền của mình.
Theo EU, Biển Đông là một môi trường nhạy cảm, là lộ trình hàng hải lớn nhất sau Địa Trung Hải và là hành lang quan trọng cho thương mại EU đến và đi từ khu vực Đông Á - nơi chiếm 25% vận chuyển hàng hóa hàng hải thế giới. Đây cũng là vùng quân sự nhạy cảm vì sự hiện diện hải quân Mỹ và Trung Cộng cũng đang mở rộng các khả năng quân sự trong một khu vực. Biển Đông - nơi được cho là giàu tài nguyên dầu khí cũng là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Cộng và một số nước Đông Nam Á.
Kinh nghiệm EU
EU nhấn mạnh rằng, các nhân tố địa chính trị đang gia tăng với sự tham gia của hai cường quốc hạt nhân, Trung Cộng và Mỹ. “EU không liên quan trực tiếp nhưng quan tâm tới vấn đề để thúc đẩy giải pháp hòa bình", Cameron nói.
Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết tháng 11/2002, kêu gọi các bên tham vấn và áp dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. DOC cũng kêu gọi hợp tác trong vấn đề bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm và cứu hộ, chống tội phạm xuyên quốc gia.
Các vụ đụng độ xảy ra trong năm 2010 và 2011 thường dính líu tới Trung Cộng đã dẫn tới việc ngày 21/7 tại diễn đàn khu vực ASEAN và Trung Cộng đã đồng ý về các hướng dẫn thực thi DOC. Các nước ASEAN hoan nghênh thỏa thuận này, dù một số nước cho rằng vẫn chưa đủ.
Trích dẫn các vấn đề hiện tại, ông Cameron cho rằng, còn những điều chưa chắc chắn về chủ quyền các đảo và tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở vùng biển xung quanh.
Biển Đông là nguồn cung cấp protein quan trọng cho 300 triệu người trong khu vực nhưng việc đánh bắt cá thường xuyên không có sự kiểm soát và ngư dân ở tất cả các nước ven biển thường nỗ lực khai thác tài nguyên hàng hải mà không có sự hạn chế nào. Việc khai thác tài nguyên quá mức và cách thức đánh bắt (như dùng thuốc nổ) rất nguy hiểm với môi trường. Không hề có công cụ đa phương để bảo vệ hệ sinh thái rất nhạy cảm của Biển Đông. Giao thông hàng hải trong vùng biển nhộn nhịp hàng đầu thế giới và tiếp tục phát triển nhanh chóng.
Dù ở cách xa châu Âu, nhưng EU đang có mối quan tâm lớn với khu vực.“EU có kinh nghiệm giàu có trong chia sẻ chủ quyền, giải quyết các vấn đề khó khăn (chính sách đánh bắt chung, môi trường) có thể hữu ích cho các quốc gia liên quan", ông Cameron nhấn mạnh.
Ví dụ như năm 1970, về nguyên tắc, có sự nhất trí rằng ngư dân EU cần có quyền tiếp cận bình đẳng vùng biển của các nước thành viên. Sau đó, các nước thành viên cũng quyết định rằng, EU là nơi tốt nhất để quản lý ngư nghiệp ở các vùng biển thuộc thẩm quyền của họ và bảo vệ các lợi ích của họ trong các cuộc đàm phán quốc tế.
Theo ông Cameron, mô hình EU có thể không thích hợp với châu Á nhưng khu vực này có thể chọn lựa một số khía cạnh. Kinh nghiệm của EU có thể liên quan tới Biển Đông bao gồm việc thành lập một chính sách ngư nghiệp chung, đưa ra hạn ngạch với các nước thành viên và trao đổi kinh nghiệp trong bảo vệ hàng hải, đàm phán cho các chuẩn mực cao hơn về môi trường với các nước ven biển và giải quyết tranh chấp.
EU sẵn sàng là bên thứ ba hữu ích để hỗ trợ kỹ thuật nhưng "cuối cùng để các nước liên quan giải quyết tranh chấp". Ông Cameron nhấn mạnh:“Giải pháp duy nhất khả thi trong thời gian dài là gạt sang bên tranh chấp và cùng phát triển".
Thái An (theo philstar) 

ASEAN VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Thủ tướng Việt Nam tuyên bố Trung Cộng dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa


VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG -
Bài đăng : Chủ nhật 27 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 27 Tháng Mười Một 2011


Lần đầu tiên, lãnh đạo Việt Nam công khai xác định : Trung Cộng dùng võ lực chiếm Hoàng Sa

Trọng Nghĩa

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111127-lan-dau-tien-lanh-dao-viet-nam-cong-khai-xac-dinh-trung-quoc-dung-vo-luc-chiem-hoa

Thứ Sáu 25/11/2011 vừa qua, trong phần trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về vấn đề Biển Đông, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trở lại chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trái với các công thức xáo mòn thường thấy khi đề cập đến hồ sơ Biển Đông, thủ tướng Việt Nam đã không ngần ngại xác định là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng dùng võ lực đánh chiếm.
Nội dung các phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng thực ra không có gì là mới lạ. Tất cả những chi tiết được ông nêu lên đều đã xuất hiện trên báo chí Việt Nam, trong các công trình nghiên cứu về Biển Đông… Tuy nhiên, điều đã khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ chính là việc thủ tướng Việt Nam nêu đích danh Trung Cộng là thủ phạm cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974.
Tính chất công khai của lời phát biểu cũng được giới phân tích ghi nhận vì các tuyên bố này vừa được trực tiếp truyền hình, vừa được công bố trên báo điện tử của chính phủ, vừa được báo chí Việt Nam loan tải nguyên văn một cách rộng rãi. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là ý nghĩa của sự kiện này là gì ?

Trả lời phỏng vấn nhanh của RFI qua thư điện tử, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đã ghi nhận tính chất khác thường của sự kiện kể trên khi cho rằng « với việc thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trở lại chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đây là lần đầu tiên một lãnh đạo chính phủ Việt Nam công khai thừa nhận rằng quần đảo này đã bị Trung Cộng đánh chiếm bằng vũ lực vào năm 1974 ».
Đối với giáo sư Thayer, sở dĩ người đứng đầu chính phủ Việt Nam phải công khai lên tiếng trên vấn đề này, đó là vì ông cần phải giải tỏa tâm lý bất bình của công luận Việt Nam đang nghi ngờ là chính quyền quá quỵ lụy Trung Cộng : « Thủ tướng Dũng đã trả lời một loạt các câu hỏi về chủ quyền quốc gia của các đại biểu Quốc hội, vốn đã phản ánh tâm trạng lo ngại rộng khắp của giới trí thức và công chúng về các hành động quyết đoán của Trung Cộng  ở Biển Đông, với hàm ý muốn xem chính quyền đã làm hết sức mình để bảo vệ chủ quyền quốc gia hay chưa ».
Tuy nhiên, theo giáo sư Thayer, dù lên tiếng chỉ trích Trung Cộng đã dùng võ lực để đánh chiếm Hoàng Sa, nhưng thủ tướng Việt Nam vẫn kêu gọi hai bên đàm phán hòa bình để giải quyết vấn đề Hoàng Sa, một yêu cầu từ trước đến nay vẫn bị Bắc Kinh bác bỏ.
« Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thận trọng nhấn mạnh rằng Việt Nam mong muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình và kêu gọi  Trung Cộng mở đàm phán. Đây là một yêu cầu đã nhiều lần bị Bắc Kinh từ chối ».
Cho dù thủ tướng Việt Nam đã rất thận trọng trong phát biểu của mình, nhưng khi ông công khai hóa vấn đề tranh chấp, phía Trung Cộng có thể sẽ có phản ứng. Giáo sư Thayer kết luận : «Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như đang đi dây. Ông không nói gì khác hơn là những điều đã được các nhà đàm phán Việt Nam kín đáo nêu lên. Thế nhưng, khi nói chuyện trực tiếp với khán giả truyền hình, ông có thể gây ra một phản ứng từ phía Trung Cộng ».
Dẫu sao thì phát biểu công khai của thủ tướng Việt Nam cũng bắn đi một tín hiệu đến phía Bắc Kinh, cho đến nay vẫn luôn luôn từ chối đàm phán với Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng coi như là của mình, bất chấp thực tế là vùng này đã bị họ dùng võ lực đánh chiếm. 

Thái Bình Dương sôi động

Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-11-18

Hoa Kỳ vừa được sự đồng ý của Úc triển khai thêm 2500 thủy quân lục chiến tại Darwin. Hoạt động này không nằm ngoài kế hoạch trở lại Châu Á của Hoa Kỳ. 

Vị trí căn cứ Darwin ở Australia. RFA graphic-map Australia Gov. 

Liệu việc này có gây thêm căng thẳng trong khu vực? Và việc này tác động như thế nào đối với Việt Nam? Sau đây là cuộc trao đổi giữa Quỳnh Chi và giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hiện công tác tại khoa Quan hệ Quốc tế trường đại học George Mason, Hoa Kỳ.

Thế kỷ Thái Bình Dương

Quỳnh Chi: Thưa ông, Hoa Kỳ hiện đang chuyển trọng tâm của mình vào Châu Á, ông có nhận xét chung nào về tình hình của khu vực này hiện tại và thời gian gần đây không ạ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Thời gian gần đây thì chúng ta thấy có một loạt những diễn văn quan trọng của các nhà lãnh đạo Mỹ, người ta nói là Hoa Kỳ chuyển trọng tâm vào Châu Á. Ông Obama dùng chữ “quay lại”, “trở về” Á Châu. Trước hết, chúng ta thấy bà Clinton có bài “America's Pacific Century”. Để trả lời những người nói là Hoa Kỳ sẽ không còn ảnh hưởng nữa, và ảnh hưởng của Trung Quốc lên cao, ảnh hưởng của Hoa Kỳ đi xuống, thì bà nói là “Không. Chúng tôi xem cái thế kỷ mới này, trong cái Thái Bình Dương chúng tôi đóng vai trò rất quan trọng”.

Đến khi ông Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đi thăm Á Châu, khi sang Nhật người ta hỏi có giữ quân Mỹ ở đây không thì ông nói Hoa Kỳ coi cái vùng này rất quan trọng. Ông Panetta cũng coi là rất quan trọng vấn đề an ninh hàng hải, và ông nói quân đội Mỹ vẫn đóng ở đây. Rồi cái bài diễn văn mới nhất của ông Obama, một loạt diễn văn từ Hawaii sang đến bên Úc
 
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự khi đến Úc. 16/11/2011. AFP
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự khi đến Úc. 16/11/2011. AFP

Châu thì cũng nói rằng ông quyết định dù cho Quốc Hội cắt giảm ngân sách thì vấn đề đó cũng không ảnh hưởng gì đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á.

Vậy thì trong vài tháng nay chúng ta đã thấy rõ là cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất bên ngoại giao, quốc phòng và tổng thống đều nói đến sự trở lại của Hoa Kỳ ở Á Châu và cam kết là sẽ có mặt ở đây như là một cường quốc Thái Bình Dương. Thì đó là một chuyển biến rất là quan trọng.
Dù cho Quốc Hội cắt giảm ngân sách thì vấn đề đó cũng không ảnh hưởng gì đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á.
Tổng thống Obama
Quỳnh Chi: Dạ vâng, như vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, trong những năm đến thì vùng Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là vùng trọng tâm của thế giới, nhưng mà không biết là trong quá khứ thì khu vực này đã từng trở thành cái trọng tâm của quốc tế chưa ạ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước kia thì vùng đó là trọng tâm quốc tế của sự tranh chấp, thứ nhất là xoay quanh cuộc chiến tranh Việt Nam. Lần này thì khác hắn. Lần này nếu so với thập niên 1960, ở thế kỷ 21 này, trước kia vào thời 1990 thì người ta đã nói đến “kỷ nguyên Á Châu” khi đề cập tới Châu Á, sau đó đến năm 1997 thì cuộc khủng hoảng tài chánh nó đẩy mạnh các quốc gia trong vùng xuống vực thẳm của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính thì người ta không còn nói đến cái “thế kỷ Thái Bình Dương” nữa.

Nhưng gần đây chúng ta thấy bởi vì sự tăng mạnh của Trung Cộng, so với Châu Âu một cách tương đối thì có rất nhiều vấn đề, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 người ta thấy Á Châu vẫn giữ được một mức độ tăng trưởng nào đó thì người ta cho rằng đây là cái trung tâm phát triển của thế giới. Và như vậy đối với nước Mỹ thì họ nghĩ rằng nếu quay về Á Châu thì phải đạt được 2 mục tiêu, thứ nhất là mục tiêu kinh tế và thứ hai là mục tiêu chính trị và quân sự.

Trans-Pacific Partnership

Về kinh tế bên Âu Châu có nhiều vấn đề lắm và còn lâu lắm mới giải quyết được, thì như vậy nước Mỹ muốn quay lại Á Châu

Tàu sân bay Mỹ USS George Washington dẫn đầu một đoàn tuần dương hạm tên lửa trong cuộc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương tháng 12, 2010. AFP
Tàu sân bay Mỹ USS George Washington dẫn đầu một đoàn chiến hạm trang bi hỏa phi đạn trong cuộc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương tháng 12, 2010. AFP
để buôn bán mà họ gọi tách mình ra khỏi những ảnh hưởng có thể gọi là tai hại ở Âu Châu, mà Á Châu là một trung tâm phát triển thì Mỹ có thể phát triển nhờ xuất cảng sang Á Châu.
Vì thế cho nên một biện pháp của chính quyền Obama là cái Trans-Pacific Partnership (TPP). Thế thì cái TPP này họ nghĩ ra là phải có luật chơi rõ ràng và được áp dụng là phải thi hành chứ không phải cái kiểu WTO mà mình có thể bỏ được. Vì thế cho nên Mỹ bảo là đối với Trung Cộng chúng tôi không loại ông ra nhưng nếu ông vào thì chúng tôi cũng chơi với ông nhưng phải có luật lệ đàng hoàng.

Cái TPP này đã được thương thảo mấy năm nay rồi nhưng vẫn còn trong bản thảo thôi, nhưng bây giờ chúng ta thấy là có một số quốc gia khác cũng bắt đầu quan tâm tới cái TPP này, nhất là cái vụ ông Obama đi dự hội nghị APEC ở Hawaii thì chúng ta thấy có Canada, Mexico cũng đều nói là quan tâm đến vấn đề đó, tức là nói tóm lại là bằng lòng cái TPP này và bắt đầu thảo luận.

Thế thì chúng ta thấy như vậy nước Mỹ, Canada, Mexico là 3 nước thuộc khối NAFTA (North American Free Trade Agreement – Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ) cùng tham gia vào TTP thì có 2 điểm xảy ra.

Thứ nhất là cái thế của TPP sẽ tăng lên vì các quốc gia Bắc Mỹ sẽ ảnh hưởng nhiều hơn, và thứ hai là bằng cả một cái khối gọi là khối mậu dịch tự do đó sang bên này thì rất là lớn, thì nếu việc đó mà thành thì đó là một khối khá lớn để cạnh tranh với những khối khác.

Nói về APEC thì khối này hãy còn lỏng lẻo lắm, một là về phương diện tài chánh, còn về phương diện chính trị và quân sự thì việc lập căn cứ Mỹ ở Darwin (Úc Châu) sẽ là căn cứ Mỹ đầu tiên kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

Nhắc lại là kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt thì có một loạt căn cứ Mỹ bị giải thể như ở bên Phi Luật Tân, ngay cả căn cứ không quân Utapao ở Thái Lan (thực ra căn cứ này là căn cứ không quân của Thái Lan được Mỹ sử dụng như một phương tiện để dội bom trong khu vực Indochina - Đông Dương), thế thì Mỹ đã có những căn cứ đó nhưng mà sau chiến tranh Việt Nam thì Mỹ rút hết.

Cho nên bây giờ thì đây là lần đầu tiên chúng ta thấy có một căn cứ mới của Mỹ ở gần Đông Nam Á hơn, còn các căn cứ kia thì ở Bắc Á (Nhật Bản và Nam Hàn), thì bây giờ ở gần Đông Nam Á hơn.
Gần đây Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Và điều quan trọng mà tôi nghĩ là chính sách ngoại giao của Úc từ xưa vẫn cứ “chơi nước đôi”, như từ khi Mỹ rút đi thì Úc muốn tự mình là một phần của Châu Á. Thế nhưng chúng ta thấy trong những năm gần đây thì Trung Cộng mạnh quá và Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.

Vai trò của Mỹ tại Á Châu

Quỳnh Chi: Ông vừa mới nhắc đến việc Úc đã đồng ý cho Hoa Kỳ điều động khoảng 2500 quân ở Úc và đang có dư luận cho rằng việc này có thể tạo nên căng thẳng trong khu vực. Ông có ý kiến gì về bình luận này không ạ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Cái việc tăng lên 2500 quân thì cũng còn lâu mới giải quyết. Sang năm tới thì cũng mới chỉ có 250 quân thôi, tức là nó có tính cách biểu tượng thôi, chứ chưa đến giai đoạn 2500 quân như người ta nghĩ. Nhưng mà 2500 quân thì cũng còn quá nhỏ so với căn cứ Utapao ngày xưa, thành ra như vậy tôi không nghĩ nó là chỉ dấu để cho Mỹ nói là “Chúng tôi có căn cứ và chúng tôi có sự hiện diện ở vùng Đông Nam Á này”.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hiện công tác tại khoa Quan hệ Quốc tế trường đại học George Mason, Hoa Kỳ. RFA
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hiện công tác tại khoa Quan hệ Quốc tế trường đại học George Mason, Hoa Kỳ. RFA 
Thế còn vấn đề đặt ra Mỹ vẫn nói là “Chúng tôi  không có ý định gì vây Trung Cộng cả”. Về phần Trung Cộng, dĩ nhiên là họ phải phản ứng. Thế nhưng đại đa số các quốc gia ở Châu Á, theo tôi nghĩ, họ ủng hộ sự hiện diện của Mỹ.

Cho nên, nó tùy thuộc vào thái độ của  Trung Cộng. Tuy nhiên, tôi nghĩ là cái này có lẽ nó sẽ làm giảm bớt căng thẳng bởi Trung Cộng sẽ có thái độ tương đối mà tôi nghĩ là Trung Cộng sẽ bớt hiếu chiến hung hăng hơn.
Sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ tạo ra sự ổn cố trong vùng. Tôi nghĩ về phương diện ổn cố đó thì nó có lợi là bởi vì một phần nào nó cũng làm cho Trung Cộng bớt thái độ hiếu chiến hung hăng đi và giảm nhiều chuyện có thể gây ra căng thẳng.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Quỳnh Chi: Dạ vâng, nhân việc ông vừa nhắc đến một số nước Á Châu đồng ý với quyết định này của Hoa Kỳ thì xin phép cho Quỳnh Chi được trình bày thêm. Theo như báo chí của buổi sáng hôm nay thì có một số chiều hướng khác nhau, thí dụ như Philippines, phía Úc và phía Hoa Kỳ là hoàn toàn ủng hộ việc này, trong khi đó thì Singapore, Indonesia và Trung Cộng lên tiếng dè dặt về vấn đề này. Vậy không biết liệu việc này có tạo ra sự phân cực trong các nước Á Châu không ạ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không nghĩ như thế bởi vì thứ nhất là Singapore, chính sách ngoại giao của nước này rất là thực tế, không có tính cách ý thức hệ gì cả. Singapore từ lâu vẫn nói là Trung Cộng và Mỹ không nên đánh nhau, nhưng mặt khác Singapore vẫn đề phòng Trung Cộng vì thế nước này đã để cho tàu chiến của Hoa Kỳ bỏ neo ở hải cảng Singapore rồi, và nước này liên lạc quân sự với Mỹ rất là chặt chẽ rồi.

Cho nên tôi nghĩ kiểu tuyên bố dó của Singapore chỉ là một lối nói ngoại giao thôi chứ trong lòng thì cũng muốn như vậy (muốn Mỹ lập căn cứ quân sự ở Úc) nhưng mà không muốn xảy ra đụng độ thôi, song rất muốn có sự hiện diện của Mỹ.

Quỳnh Chi: Thế thì việc điều động quân sự này của Hoa Kỳ ở Úc có lợi hay hại như thế nào đối với thứ nhứt là quốc tế, và thứ hai là đối với Việt Nam, thưa ông?
 
Bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm hàng không mẫu hạm Fitzgerald hiện đang ghé thăm Philippines. AFP
Bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm hàng không mẫu hạm Fitzgerald hiện đang ghé thăm Philippines. AFP
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ nó rất là có lợi cho sự ổn định ở vùng đó, kể cả Trung Cộng cũng công nhận là sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ tạo ra sự ổn cố trong vùng. Tôi nghĩ về phương diện ổn cố đó thì nó có lợi là bởi vì một phần nào nó cũng làm cho Trung Cộng bớt thái độ hiếu chiến hung hăng đi và giảm nhiều chuyện có thể gây ra căng thẳng về sau này. Tôi nghĩ phần lớn đó là lợi hơn là hại.

Quỳnh Chi: Về phía Việt Nam thì cũng góp phần nào đó kềm hãm cái sự gọi là hung hăn của Trung Cộng?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam thì dĩ nhiên cũng là đứng giữa thôi. Thế nhưng mà Việt Nam, theo tôi, vì cái quyền lợi của đất nước dĩ nhiên là muốn có sự hiện diện của Mỹ rồi, bởi vì chỉ có Mỹ mới là đối lực quan trọng nhất và thực tiễn nhất thôi; còn những hệ thống khác như là ASEAN thì không phải là đối lực của Trung Cộng.

Quỳnh Chi: Xin phép cho Quỳnh Chi được nhắc là cũng đừng quên rằng Việt Nam luôn luôn không muốn lệ thuộc vào một quốc gia nào khác. Không biết cái việc mình muốn có sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này thì có phải là gây nên sự lệ thuộc của mình hay không, thưa ông?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không thấy đi vào một liên minh nào là lệ thuộc. Việt Nam với Mỹ đi vào liên minh quân sự thì còn xa lắm, nhưng mà siết chặt quan hệ quân sự thì không phải là lệ thuộc. Bao nhiêu các nước khác, ngay cả nước Pháp và nước Mỹ trong thời De Gaule thì cũng độc lập lắm chứ có lệ thuộc đâu. Thành ra cái việc liên hệ quân sự với nước khác thì không có phải là mình mất đi sự độc lập của mình.

Quỳnh Chi: Một câu hỏi cuối, thưa ông. Trở lại việc Hoa Kỳ điều động 2500 quân ở Úc, ông có cho rằng việc này làm cho Trung Cộng tăng cường khả năng quân sự của mình không, và liệu việc này có thể gây nên cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực không ạ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ việc chạy đua vũ trang thì đã xảy ra rồi. Thế còn điểm thứ hai thì tôi nghĩ là ảnh hưởng rất ít bởi  Trung Cộng đương có chương trình hiện đại hóa quân đội thì họ tiếp tục chứ không có bỏ đâu, thành ra tôi không nghĩ là nó có ảnh hưởng bởi vì chuyện đó đã xảy ra rồi.

Quỳnh Chi: Có nghĩa là Trung Cộng vẫn đang tăng cường quân sự?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Vâng. Chắc chắn. Họ tiếp tục tăng cường quân sự và tiếp tục thi hành những chính sách của họ trong vùng Đông Nam Á. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ và sự cam kết của Hoa Kỳ có thể - tôi nói là “có thể” thôi- có thể tạo ra một thế quân bình nào đó thuận lợi cho các nước bé, bởi khi mà có sự quân bình quyền lực thì các nước bé thở được.

Quỳnh Chi: Một lần nữa, xin cám ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng.

Bắc Kinh bất ngờ trước chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-11-26
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-stunned-by-us-aggressive-moves-tquang-11262011124726.html
Mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Cộng tiếp tục căng thẳng đáng kể khi diễn tiến vừa qua tại các hội nghị thượng đỉnh vùng Á Châu-Thái Bình Dương chứng kiến quyết tâm mới của Mỹ kéo theo mối nghi ngại cùng phẫn nộ gia tăng của Bắc Kinh.
 
 

Từ trái, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Úc Julia Gillard tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia, 19/11/2011.

Quyết tâm có mặt tại châu Á

Trong chuyến công du Á Châu - Thái Bình Dương vừa rồi và gặp gỡ các lãnh tụ trong khu vực, kể cả các lãnh đạo Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama xem chừng như làm nổi bật “sắc thái và quyết tâm Thái Bình Dương” của Mỹ - chẳng hạn như tuyên bố rằng Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc Thái Bình Dương và sẽ “trụ lại” ở đây.

Lên tiếng mới đây với Đài Á Châu Tự Do, GS Nguyễn Mạnh Hùng dạy môn Bang giao Quốc tế tại Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, cho biết:
“Trong vài tháng nay chúng ta đã thấy rõ là cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất bên ngoại giao, quốc phòng và tổng thống đều nói đến sự trở lại của Hoa Kỳ ở Á Châu và cam kết là sẽ có mặt ở đây như là một cường quốc Thái Bình Dương. Thì đó là một chuyển biến rất là quan trọng.”
Trong vài tháng nay chúng ta đã thấy rõ là cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất bên ngoại giao, quốc phòng và tổng thống đều nói đến sự trở lại của Hoa Kỳ ở Á Châu và cam kết là sẽ có mặt ở đây như là một cường quốc Thái Bình Dương.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Nhưng theo nhà bình luận Frank J. Gaffney của tờ Washington Times, trong thời gian cầm quyền vừa qua, chính Tổng thống Obama đã làm cho những quốc khách của ông có cảm tưởng rằng nước Mỹ ngày càng suy yếu, đồng thời làm họ hoài nghi về thiện chí của Wasington “bám trụ” ở vùng Á Châu - Thái Bình Dương một cách có chiến lược. Theo bình luận gia Gaffney, những cảm nhận như vậy góp phần làm vấn đề trầm trọng thêm khi trong những năm gần đây tại vùng Thái Bình Dương, nơi xứ Trung Cộng ngày càng trổi dậy mạnh mẽ về mặt kinh tế và bá quyền về quân sự trong khi Hoa Kỳ lại lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế lẫn quân sự - tình hình khiến không những Trung Cộng mà Nga và cả Bắc Hàn lờn mặt.
Từ đó, bình luận gia Gaffney hình dung ra câu hỏi trong tâm trí của nhiều người dân tại vùng Thái Bình Dương đang không yên bình rằng liệu Tổng thống Obama lần này có thực sự thực hiện điều ông cam kết không? Hay chỉ là “nhãn hiệu: hy vọng và đổi thay” – hy vọng thì nhiều mà đổi thay thì từng trống vắng – khiến khó có thể bảo vệ được quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh tại vùng Châu Á - Thái Bình Dương?
Tuy nhiên, theo chuyên gia Andrew Shearer, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Lowy về Chính sách Quốc tế của Úc, thì Hoa Kỳ chưa bao giờ thật sự rời vùng Thái Bình Dương.
Chuyên gia Shearer nhắc lại rằng, gần đây, người ta nói nhiều đến việc Hoa Kỳ chuyển sự quan tâm từ Trung Đông sang Châu Á. Ông cho rằng những gì Tổng thống Hoa Kỳ phát biểu trong thời gian gần đây là cách cam kết mạnh mẽ về sự can dự sâu hơn vào vùng này.

Không lường trước

obama-bali-2011-250.jpg
Tổng thống Miến Điện Thein Sein (giữa) ngồi gần Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một cuộc họp của ASEAN tại Bali, Indonesia, 19/11/2011. AFP photo.
Theo tờ South China Morning Post qua bài “Bắc Kinh kinh ngạc trước “hành động hung hăng” của Mỹ, thì hiện Trung Cộng bất ngờ sững sờ vì những hành động mới đây nhất của Washington, với phương cách cứng rắn lạ thường nhắm vào Trung Cộng, từ việc hình thành Thương ước Đối tác Xuyên TBD không bao gồm Trung Cộng, thỏa thuận với Úc cho trú đóng 2.500 thủy quân lục chiến ở căn cứ Darwin, tái xác nhận liên minh với Philippines cho tới nỗ lực cải thiện ngoại giao lịch sử với Miến Điện; và nhất là lãnh tụ Mỹ thẳng thừng nêu lên vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia hồi tuần rồi khiến Bắc Kinh giận dữ, bất an.
Chuyên gia Shi Yinhong thuộc Đại học Renmin Trung Cộng cho biết cách đây dăm ba tháng, không ai nghĩ là Mỹ sẽ hành động như hiện giờ. Những học giả khác của Trung Cộng cũng nói là Hoa Lục hoàn toàn không ngờ trước những phản ứng mới đây của Mỹ và các nước trong khu vực.
Theo giới phân tích thì Bắc Kinh ngày càng xem Hoa Kỳ là mối đe dọa cho sự ổn định của họ. GS Shen Jiru thuộc Viện Kinh tế-Chính trị Thế giới tại Viện Hàn Lâm Khoa Học-Xã Hội Trung Cộng lưu ý rằng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu, không bao gồm Trung Cộng, thực ra vượt ra ngoài khuôn khổ kinh tế, mang tính chính trị, qua đó, Washington tìm cách vận dụng những giá trị của Mỹ để liên kết vùng Á Châu - Thái Bình Dương.
Bắc Kinh cũng cáo giác Hoa Kỳ xen vào chuyện nội bộ của Trung Cộng khi Washington xem “quyền lợi cốt lõi” Đài Loan của  Trung Cộng như là đối tác kinh tế, an ninh quan trọng của Mỹ; can thiệp vào nội tình chính trị Hồng Kông…

Mỹ chứ không phải Trung Cộng

whitehouse-250.jpg
TT Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Honolulu, Hawaii, hôm 13/11/2011. Photo courtesy of whitehouse.gov
Nhật báo Investor’s Business ở Mỹ hồi trung tuần tháng này có bài tạm dịch là “Á Châu tìm lại được thiện cảm dành cho Hoa Kỳ”, lưu ý ngay ở phần mở đầu đại ý rằng trong khi công luận mất nhiều công sức mô tả nỗi bất an giận dữ của Trung Cộng trước tuyên bố của Tổng thống Obama về sự hiện diện của Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương, thì trên thực tế, chính toàn vùng này mới bất an trước hành động bành trướng của Trung Cộng – nên muốn Hoa Kỳ quay trở lại. Theo bài báo thì thực trạng cho thấy rằng những quốc gia Châu Á muốn Mỹ -chứ không phải Trung Cộng -đóng vai trò trọng tâm ở Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao sự hiện diện của Tổng thống Obama tại Hawaii, Úc và Bali vừa rồi được khắp vùng mở rộng vòng tay chào đón.
Bài báo phân tích rằng việc Bắc Kinh phẫn nộ là vô lý vì đó là một chính thể chuyên chế và hù dọa, xâm lấn những xứ láng giềng Á Châu, không phải là mô hình kinh tế đáng tin tưởng, gây nên tình trạng mất quân bình, không có thiện chí ‘sống chung hòa bình”, đó là chưa kể dùng vệ tinh theo dõi các nước Á Châu và bị cáo giác về hành động tin tặc.
Bài báo cũng lưu ý thêm rằng dù Trung Cộng có thích Hoa Kỳ hay không, lịch sử cho thấy Washington từng đóng vai trò quan trọng ở Á Châu trong 60 năm nay.
Theo bài báo thì việc Hoa Kỳ quan tâm trở lại Á Châu là nhằm đáp ứng nguyện vọng của những nước trong vùng vốn đã chứng kiến nhiều hành động gây hấn đáng ngại của Hoa Lục khi thiếu bóng dáng của Hoa Kỳ. Nên Á Châu mong muốn được trở lại với con đường phát triển và hòa bình của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ sẽ mang gì đến Thái Bình Dương?

Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-11-23
Bắt đầu từ đầu năm nay, đã có những nghi ngờ cho rằng Hoa Kỳ sẽ trở lại vùng Thái Bình Dương.

 
Tổng thống Barack Obama nói chuyện với quân đội Úc và Thủy quân lục chiến
Hoa Kỳ tại căn cứ Darwin vào ngày 17 tháng 11 năm 2011.  AFP photo
Từ khi Tổng thống đến Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ trong thời gian qua có những phát biểu về việc thực hiện kế hoạch này thì đó không còn là vấn đề nằm trong nghi vấn nữa.

Trọng tâm của vấn đề là việc Hoa Kỳ sẽ mang những gì đến khu vực này. Đó là câu hỏi mà Quỳnh Chi đặt ra với ông Andrew Shearer, hiện là Giám đốc nghiên cứu viện Lowy (Úc) về Chính sách Quốc tế và được ông cho biết:
Andrew Shearer: Tôi nghĩ là Hoa Kỳ chưa bao giờ thật sự rời vùng Thái Bình dương. Gần đây thì người ta nói nhiều đến việc Hoa Kỳ chuyển sự quan tâm từ Trung Đông sang Châu Á. Những gì Tổng thống Hoa Kỳ phát biểu trong thời gian gần đây là cách cam kết mạnh mẽ về sự can dự sâu hơn vào vùng này. Sự cam kết ấy bao gồm kinh tế khi mà tại APEC, ông Obama đã thúc giục sự hình thành Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương - TPP.
Ngoài ra, về chính trị, còn có vấn đề an ninh khu vực. Và dĩ nhiên là Hoa Kỳ còn mang đến vùng này vấn đề quân sự, điển hình và gần đây nhất là việc Hoa Kỳ thông báo sẽ tăng cường 2500 thủy quân lục chiến ở Darwin, là cửa ngõ phía Bắc của Úc vào vùng Châu Á.
Quỳnh Chi: Trong bài diễn văn đọc trước quốc hội Úc vừa rồi thì tổng thống Hoa Kỳ cho biết có 3 điều mà Washington sẽ mang đến Thái Bình Dương. Đó là “An ninh, thịnh vượng’” (Security, Prosperity) như ông vừa trình bày, và thêm vào đó, còn “Giá trị con người” (Dignity) nữa….
Andrew Shearer: Đó là vấn đề tôi cũng định chia sẻ. Ít nhất là trong khoảng 50 năm rồi, Châu Á đã để mắt đến vấn đề an ninh, vấn đề kinh tế của Hoa Kỳ. Đó cũng là lý do vì sao lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Bali vừa rồi.
Ngoài những vấn đề ấy, còn một vấn đề rất quan trọng nữa là vấn đề dân chủ, nhân quyền để bảo vệ tự do cá nhân. Đó hầu như là những giá trị ngoại giao của Hoa Kỳ. Những điều này đã được biết đến, cụ thể là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cũng đã có những đồng thuận về việc thay đổi dân chủ tại các nước trong khu vực này. Và dĩ nhiên là rõ ràng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò xúc tác trong sự thay đổi ấy.

Quỳnh Chi: Ông từng cố vấn chính sách ngoại giao dưới thời Thủ tướng Úc John Howard. Theo ý ông, liệu rằng đây có phải là một tham vọng không? Và liệu rằng Hoa Kỳ có thể đạt được hết các mục tiêu đó giữa lúc Hoa Kỳ sẽ thực hiện cắt giảm ngân sách tự động bắt đầu từ năm 2013, trong đó, quốc phòng bị cắt nhiều nhất?
Andrew Shearer: Cô nói đúng đó. Đó là một chương trình nghị sự đầy tham vọng và hoài bão mà ông Obama đã nói tại quốc hội Úc. Cho nên, sẽ có nhiều người nghi ngờ về khả năng đạt được mục tiêu ấy của Hoa Kỳ. Ví dụ, phải mất đến 3 năm thì chính quyền Obama mới hoàn thành được hiệp định tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn; thì việc người ta nghi ngờ về sự thành công của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương cũng có lý thôi.
Và tôi cũng chắc là trong cuộc chạy đua tranh cử chức tổng thống nước Mỹ thì đây là một trong những câu được hỏi. Siêu ủy ban thuộc Quốc hội Mỹ đã thất bại trong việc đưa ra thỏa thuận cắt giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ dẫn đến tình trạng cắt giảm tự động chi phí bắt đầu từ năm 2013. Theo hình thức này có thể thấy Bộ quốc phòng Mỹ phải cắt giảm khoản 500 tỷ đô la trong vòng 10 năm tới.
Mặc dù tổng thống Barack Obama đã phát biểu tại Canberra rằng việc cắt giảm này sẽ không ảnh hưởng đến chi tiêu của nước này ở Châu Á. Tuy nhiên, đây là một sự cắt giảm đáng khiến người ta phải nhìn vào tình huống ấy.

TPP - hình mẫu cho khu vực

Quỳnh Chi: Gần đây nhiều người chú ý đến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương – TPP, và ông Obama hồi tuần trước cũng cho biết hiệp định này sẽ có cơ hội trở thành hình mẫu chung cho khu vực. Ông đánh giá tầm quan trọng của nó như thế nào?
whitehouse-250.jpg
TT Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Honolulu, Hawaii, hôm 13/11/2011. Photo courtesy of whitehouse.gov
Andrew Shearer: 
Xét về khía cạnh khu vực, tôi cho rằng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương – TPP rất là quan trọng “nếu” nó có sự kết hợp kinh tế của Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản và một số nền kinh tế chính ở vùng Đông Nam Á nữa.
Tuy nhiên, mọi người phải đợi xem diễn biến như thế nào trong thời gian tới bởi trước khi TPP chính thức tồn tại như một mô hình nghiêm túc, nó sẽ cần rất nhiều cố gắng, nhiều nỗ lực ngoại giao và nhiều nỗ lực chính trị.
Quỳnh Chi: Nếu ông không ngại, xin phép cho tôi được nhắc là tuần trước, tại quốc hội Úc, ông Obama cho cho biết muốn có một nền kinh tế được vận hành bởi luật lệ và ông cũng nói rằng “động cơ lớn nhất để tạo ra sự thịnh vượng và cơ hội chính là nền kinh tế thị trường tự do”. Việt Nam hiện nay tham gia vào TPP nhưng lại theo nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, còn Trung Quốc mặc dù chưa tham gia nhưng lại không thả nổi đồng Nguyên. Ông có nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế khu vực Thái Bình dương hay không?
Andrew Shearer: Ông Barack Obama cũng không có những phát biểu cho thấy TPP loại trừ bất cứ nước nào. Ý ông Obama là muốn có một mô hình kinh tế tự do chung nghiêm túc và có thực chất.
Cụ thể, TPP yêu cầu các nước tham gia ký kết một số luật lệ và nguyên tắc và dĩ nhiên trong đó có một số nguyên tắc rất khó, điển hình là khó đối với xu hướng kinh tế mà Trung Cộng đang đi. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, Trung Cộng  đã có nền tảng là mức phát triển và phục hồi kinh tế rất tốt.
Nước này cần đi đến một hướng kinh tế mà thu hút được nhiều nguồn tiêu thụ hơn. Dĩ nhiên để làm được điều ấy thì không thể thiếu những hiệp định tự do thương mại.
Tóm lại, có nhiều việc mà Trung Cộng phải làm, vấn đề là họ có sẵn sàng làm hay không mà thôi. Và theo tôi, ý ông Obama là ông muốn xây dựng một mô hình hợp tác thương mại mà thứ nhất: nó tốt cho khu vực nói chung; thứ hai: dần dần ai cũng có thể tham gia được.
Quỳnh Chi: Cũng trong bài diễn văn vừa qua tại Úc, Tổng thống Hoa Kỳ nói rằng “Lịch sử cho thấy dân chủ và phát triển kinh tế phải đi đôi với nhau. Thịnh vượng mà không có tự do là một dạng nghèo khó khác”. Xét đến những điểm khác nhau giữa Hoa Kỳ và Châu Á – Thái Bình dương, xét đến việc dân chủ nhân quyền là một trong những vấn đề lớn tại rất nhiều nước trong khu vực này; không biết là ông Obama có quá lạc quan khi đặt tự do dân chủ làm mục tiêu trong lần trở lại Thái Bình dương này?
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương – TPP rất là quan trọng “nếu” nó có sự kết hợp kinh tế của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nền kinh tế chính ở vùng Đông Nam Á nữa.
Ô. Andrew Shearer
Andrew Shearer: Tôi cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ có một mục đích lâu dài và bền vững. Và mục tiêu bền vững không thể thiếu việc đưa vào chính sách ngoại giao của nước Mỹ. Một lần nữa, tôi cho rằng cô đã nhận định đúng và chính xác. Châu Á là một khu vực rất khác biệt – khác biệt trong hệ thống chính trị, trong mô hình kinh tế.
Nói về lời phát biểu của ông Obama mà cô đã đề cập ở trên về việc ông nói rằng “động cơ lớn nhất để tạo ra sự thịnh vượng và cơ hội chính là nền kinh tế thị trường tự do”, tôi nghĩ rằng ông muốn nói đến một nền kinh tế tự do nói chung và cần một hệ thống chính trị theo tư tưởng tự do (liberal political system). Nó không nhất thiết phải có nghĩa là tất cả các nước phải theo một nền chính trị giống y hệt nhau; tuy nhiên, một nền chính trị tự do sẽ thúc đẩy nền kinh tế tự do.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông. Bộ trưởng Quốc phòng Úc vừa cho biết có thể có cuộc tập trận tay ba giữa nước này và Hoa Kỳ, Trung Cộng. Đây có thể là một dấu chỉ cho thấy Hoa Kỳ can dự nhiều hơn vào khu vực. Ông cũng từng là cố vấn chính sách chiến lược cho Bộ trưởng Quốc phòng Úc Robert Hill, ông có nghĩ đây là việc khả thi?
Andrew Shearer: Tôi nghĩ là điều đó hoàn toàn khả thi. Bởi vì Úc đã có những cuộc tập trận bắn đạn thật với Quân đội Giải phóng Trung Cộng. Thêm vào đó, Úc cũng đã có nhiều chương trình trận quy mô lớn và thường xuyên với Hoa Kỳ. Cho nên việc ba cường quốc tập trận chung với nhau là việc hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng có lẽ nó sẽ phải bắt đầu từ những hoạt động kém nghiêm trọng một chút.
Quỳnh Chi: Vâng, một lần nữa sau khoảng 40 năm, Châu Á lại trở nên sôi động. Hy vọng là sẽ có những diễn biến tích cực trong tương lai. Một lần nữa xin cám ông ông Andrew Shearer Giám đốc nghiên cứu viện Lowy (Úc).
Thế kỷ Á châu của Hoa Kỳ
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2011-10-14
Tuần qua tờ báo chuyên đề có uy tín về ngoại giao của Hoa Kỳ là "Foreign Policy" đã có một bài quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ là bà Hillary Clinton dưới tiêu đề mà chúng tôi xin tạm dịch là "Thế kỷ Á châu của Hoa Kỳ".
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội
Bài viết đã gây chú ý cho dư luận Á châu nên đài Á châu Tự do có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ về quan điểm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Đường lối của Hoa Kỳ

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa và cảm tạ ông về cuộc phỏng vấn chớp nhoáng này, không với tư cách một nhà tư vấn kinh tế của đài Á châu Tự do, mà là chuyên gia đã từng theo dõi tình hình Trung Quốc từ nhiều thập niên. Đề mục là bài xã luận của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Trước khi nói về nội dung bài viết mà ông đã có đọc thì ông nghĩ sao về bối cảnh?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Hoa Kỳ là cường quốc rất trẻ, có quá khứ là Âu châu mà tương lai lại gắn liền với châu Á. Hai trăm năm sau thời lập quốc, chính xác là vào năm 1983, luồng giao dịch qua Thái bình dương với Á châu đã lần đầu tiên vượt qua lượng hàng hoá trao đổi qua Đại Tây dương với Âu châu. Nhưng khi đó, dư luận Mỹ nói chung chưa mấy chú ý đến sự chuyển dịch này. Thoáng qua hoặc như có thấy thì chỉ nghĩ đến Nhật Bản, là một đồng minh và cường quốc kinh tế chủ nợ và chủ đầu tư có ảnh hưởng đến nước Mỹ. Khi ấy, chúng ta nhớ rằng Trung Cộng mới chỉ thực sự cải cách kinh tế được có vài năm.
Bài tiểu luận của Ngoại trưởng Clinton muốn chuẩn bị cho việc đó và nói thẳng với lãnh đạo Á châu về mục tiêu, chủ trương và đường lối của Hoa Kỳ trong khu vực.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Ba chục năm sau, là ngày nay đây, tình hình đã đổi khác với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Lồng trong đó có 10 năm mà Hoa Kỳ mắc bận với cuộc chiến chống xu hướng Hồi giáo cực đoan và hai chiến trường nóng là Iraq và Afghanistan. Khi tình hình trên hai chiến trường đó đã tạm lắng đọng, Hoa Kỳ tất nhiên phải nhìn vào Á châu như Ngoại trưởng Clinton đã thông báo tại Hà Nội vào năm ngoái và nhắc lại trong bài quan điểm này.
Tháng tới, Tổng thống Barack Obama lại là lãnh đạo đầu tiên của Mỹ tham dự Thượng đỉnh Đông Á và đọc bài diễn văn quan trọng trước diễn đàn này tại Indonesia. Tôi thiển nghĩ rằng bài tiểu luận của Ngoại trưởng Clinton muốn chuẩn bị cho việc đó và nói thẳng với lãnh đạo Á châu về mục tiêu, chủ trương và đường lối của Hoa Kỳ trong khu vực.
Vũ Hoàng: Thưa ông, về nội dung thì ông thấy có những điểm nào là đáng chú ý nhất?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Rất ôn tồn mà dứt khoát khẳng định vai trò lãnh đạo Á châu của Mỹ!
Ngoại trưởng Hoa Kỳ trình bày các yếu tố từ kinh tế đến chiến lược khiến quyền lợi của nước Mỹ trong thời khoảng 60 năm tới trực tiếp gắn bó với Á châu Thái bình dương, nơi sinh sống của phân nửa dân số địa cầu.
000_Hkg3615211-250.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, hôm 25 Tháng 05 năm 2010. AFP PHOTO / POOL / Saul Loeb.
Thứ hai, như chính Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Thái bình dương đã có lần trình bày tại thủ đô Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ quan niệm rằng khu vực Á châu Thái bình dương không chỉ có miền Tây biển Thái bình mà còn bao trùm lên cả Ấn Độ dương. Tức là tiểu lục địa Nam Á hay Ấn Độ cũng thuộc phạm vi quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong khu vực đó, Hoa Kỳ không có tham vọng chiếm đoạt lãnh thổ mà đã có truyền thống trợ giúp các nước qua những đồng minh chiến lược, như Nhật Bản, Nam Hàn, Australia, Philippines hay Thái Lan. Trong thời gian tới Hoa Kỳ muốn mở rộng hợp tác để bảo đảm sự thịnh vượng của các nước và quyền tự do của người dân.

Ngôn ngữ ngoại giao nhưng dứt khoát

Vũ Hoàng: Dư luận Á châu đặc biệt chú ý đến quan điểm của bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ với Trung Cộng, ông nhận xét ra sao về quan điểm này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong một bài tiểu luận hơn 5.600 chữ, bà Clinton dành hơn 900 chữ, là hơn 16% nội dung, về Trung Cộng, xuyên qua kinh nghiệm của bà trong kế hoạch đối thoại giữa hai nước về kinh tế và chiến lược. Tôi chú ý nhất đến ngôn ngữ ôn tồn mà mãnh liệt của Hoa Kỳ với thế lực đang lên của Trung Cộng theo đó Hoa Kỳ không có ác cảm tỵ hiềm hay e sợ mà muốn thắt chặt quan hệ đôi bên cho lợi ích của cả hai nước và cả thế giới.
Muốn như vậy, lãnh đạo Bắc Kinh phải biết tin cậy và thảo luận công khai về một số vấn đề song phương và quốc tế. Đây là một quan điểm cố hữu của nước Mỹ là tăng cường hợp tác để Trung Cộng thành một quốc gia đối tác khả tín và có trách nhiệm hầu cùng giải quyết các vấn đề của thế giới. Nhưng ngược lại....
Vũ Hoàng: Nhưng ngược lại thưa ông, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nói ra lập trường dứt khoát của mình?
Bà Clinton đã nói công khai hoặc kín đáo với lãnh đạo Bắc Kinh, về yêu cầu tôn trọng nhân quyền, chấp hành luật pháp quốc tế và giải tỏa hệ thống chính trị cho cởi mở hơn.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: Rất dứt khoát nhưng với ngôn ngữ ngoại giao về những gì bà Clinton đã nói công khai hoặc kín đáo với lãnh đạo Bắc Kinh. Thứ nhất, về yêu cầu tôn trọng nhân quyền, chấp hành luật pháp quốc tế và giải tỏa hệ thống chính trị cho cởi mở hơn vì mục tiêu ổn định và tăng trưởng bền vững bên trong Trung Cộng.
Chúng ta không quên là mấy tháng trước đây, nhân cuộc phỏng vấn của tờ Atlantic Monthly, bà Clinton đã phát biểu rằng mô hình phát triển của Trung Cộng  không có tương lai!
Chuyện thứ hai và một cách gián tiếp, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh đến nỗ lực hợp tác với một chuỗi quốc gia ngẫu nhiên sao lại là bán đảo hay hải đảo trong khu vực, với các tổ chức đa phương như Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á, thậm chí với bốn nước tại hạ nguồn sông Mekong. Nhìn vào tấm bản đồ thì ta có thể mường tượng ra vòng đai của thịnh vương và an ninh để Bắc Kinh chọn lựa. Chi tiết quân sự mà ta có thể suy đoán ra, là Hoa Kỳ không cần loại căn cứ hải quân lớn lao như trong quá khứ, nhưng sẽ tăng cường hợp tác quân sự rất đa diện với nhiều nước, như Singapore, Indonesia hay Australia.
Thuần về kinh tế, tôi còn chú ý đến sáng kiến mở rộng Đối tác Liên Thái bình dương gọi là Trans-Pacific Partnership giữa chín nước từ Trung Nam Mỹ qua Đông Nam Á.
Lần này, và sau Hiệp định Thương mại tuần qua với Nam Hàn, Hoa Kỳ có thể mời thêm Nhật vào vòng thương thuyết, mà trong 11 nước đó không có Trung Cộng. Có Việt Nam mà không có Trung Cộng!
Vũ Hoàng: Kết luận của ông trong 30 giây?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Bà Clinton muốn các nước châu Á biết để mà chọn lựa cách xử thế: Trong lịch sử, nước Mỹ có những lúc thoái lui nhưng đều đã vượt qua rất nhanh. Bây giờ, trong khu vực Á châu Thái bình dương, Hoa Kỳ chuẩn bị đối phó với những thách đố hiện tại như là tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, khống chế quyền tự do giao lưu ngoài biển. Với mô hình dân chủ chính trị và tự do kinh tế nước Mỹ thừa khả năng về quân sự, năng suất, và giáo dục để bảo đảm và duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu trong thế kỷ này như trong thế kỷ 20. Nếu muốn hợp tác thì mọi người đều có lợi. Nếu không.... các nước nên nghĩ lại, vì Hoa Kỳ đang trở lại châu Á!
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Ý kiến của Bạn

Nhin bức hinh trên theo tôi nhận xét giữa hai khuôn mặt của Mỹ và VN hình như khuôn mặt của Ông VN không mấy gí ưa Ông  Đại Sứ Mỹ và nhìn lại những tấm hình Ông Nguyễn Phú Trọng đi Cộng Tầu thì Ông Trọng tay bắt mặt mừng với CSTầu và bắt luôn cả hai tay làm giống như một kẻ thần Phục, nô lệ không bằng . Hãy nhìn hình thì đoán được người  ...
15/10/2011 12:44

Người VN muốn thấy việc làm cụ thể của Mỹ, cam kết thôi chưa đủ. Mỹ cần làm ngay là hiện diện đầy đủ ở ĐNA. Chậm chỉ 10 năm nữa, Mỹ không còn khả năng ở Á châu.
14/10/2011 20:11

Môt siêu cường quốc không bao giờ mưu chiếm lảnh thổ nước khác, sẳn sàng giúp đở các nước nhỏ ngghèo đói hoặc khi nơi nào trên thế giới gặp thiên tai bảo lụt, động đấtv..v..Chỉ có Hoa kỳ mới đủ tư cách và khả năng lảnh đạo cả thế giới xứng đáng là một siêu cường. Còn chệt cọng là thằng nhà nghèo mới nổi lên giàu có nên tham lam đủ thứ và bần tiện đòi làm siêu cường sao được. Mới nghe hàng hóa Made in China là mọi người đều kinh hồn tán đởm, siêu cường khỉ mốc đừng mơ hảo huyền.

14/10/2011 15:41

No comments:

Post a Comment