Phản ứng của Việt Nam so với các nước về hành động bắt nạt của Trung Cộng
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-06-02
Những năm gần đây, Trung Cộng liên tục có hành động khiêu khích và bắt nạt các nước trên biển. Ngoài Việt Nam, các nước như Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, và Philippines…cũng đã từng bị Trung Cộng quấy nhiễu trong thời gian qua.
Bộ ngoại giao Phillipines cho phổ biến ảnh tàu Trung Cộng xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế gần đảo chính Palawan của nước này hôm và 24 tháng 5, 2011. AFP
Cùng bị Trung Cộng bắt nạt, nhưng phản ứng của các nước trong khu vực đối với hành động hiếu chiến của Trung Cộng hoàn toàn khác, so với phản ứng của chính phủ Việt Nam. Thông tín viên Ngọc Trân tổng hợp và tường trình.
Việt Nam: chỉ “đánh võ mồm”!
Rạng sáng ngày 26 tháng 5 vừa qua, ba tàu hải giám của Trung Cộng đã ngang nhiên cắt cáp, phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, khi con tàu này đang hoạt động trong khu vực thuộc phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Hành động của các tàu Trung Cộng này, ngoài việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, vi phạm các công ước quốc tế mà Trung Cộng đã ký và cam kết từ trước tới nay, còn thể hiện cách hành xử kém văn minh của một nước lớn, đối với một nước láng giềng trong khu vực. Hành động này đi ngược lại chủ trương của giới lãnh đạo Trung Cộng, mà ba ngày trước đó, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng, đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực tự kềm chế, tránh xung đột trên biển Đông.
Sau khi xâm phạm và quấy nhiễu lãnh hải Việt Nam hồi tuần qua, Bộ Ngoại giao Trung Cộng còn ra thông cáo, nói rằng, đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Cộng, và Trung Cộng đang “hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền” của mình.
Phản đối lại hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Cộng, cũng như bao lần trước, ở cấp cao nhất phía Việt Nam vẫn chỉ là phát ngôn Bộ Ngoại giao. Lần này cũng vậy, sau khi gặp đại diện sứ quán Trung Cộng để trao công hàm phản đối hành động của Bắc Kinh, ba ngày sau sự kiện nói trên xảy ra, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã tổ chức họp báo, yêu cầu Trung Cộng chấm dứt vi phạm chủ quyền và bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Hành động của các tàu Trung Cộng này, ngoài việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, vi phạm các công ước quốc tế mà Trung Cộng đã ký và cam kết từ trước tới nay, còn thể hiện cách hành xử kém văn minh của một nước lớn, đối với một nước láng giềng trong khu vực. Hành động này đi ngược lại chủ trương của giới lãnh đạo Trung Cộng, mà ba ngày trước đó, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng, đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực tự kềm chế, tránh xung đột trên biển Đông.
Sau khi xâm phạm và quấy nhiễu lãnh hải Việt Nam hồi tuần qua, Bộ Ngoại giao Trung Cộng còn ra thông cáo, nói rằng, đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Cộng, và Trung Cộng đang “hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền” của mình.
Phản đối lại hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Cộng, cũng như bao lần trước, ở cấp cao nhất phía Việt Nam vẫn chỉ là phát ngôn Bộ Ngoại giao. Lần này cũng vậy, sau khi gặp đại diện sứ quán Trung Cộng để trao công hàm phản đối hành động của Bắc Kinh, ba ngày sau sự kiện nói trên xảy ra, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã tổ chức họp báo, yêu cầu Trung Cộng chấm dứt vi phạm chủ quyền và bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Malaysia: phản đối bằng chiến đấu cơ và tàu chiến rượt đuổi
Tàu Bình Minh 02 của Việt Nam.Source Petro Vietnam PVN
Khác với Việt Nam, khi bị Trung Cộng quấy nhiễu, các nước trong khu vực đã có thái độ và hành động khá cứng rắn. Mặc dù mức độ và tần suất vi phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Cộng là nghiêm trọng hơn so với các nước khác, mặc dù các tàu Trung Quốc chỉ ở mức độ khiêu khích đối với các nước trong khu vực, chứ chưa có hành động phá hoại như đã cắt cáp thăm dò dầu khí mà họ đã làm đối với tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, thế nhưng Trung Cộng đã từng bị tàu chiến và máy bay của các nước rượt đuổi.
Báo chí Trung Cộng cho biết, cuối tháng 4 năm ngoái, các tàu ngư chính của họ đã phải đối đầu căng thẳng với tàu chiến và chiến đấu cơ của Malaysia khi vi phạm lãnh hải nước này. Các tàu ngư chính của Trung Cộng đã bị tàu chiến Malaysia rượt đuổi liên tục trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồ
Trung Cộng không ngưng phô trương lực lượng trên biển Đông trong những lần tập trận. AFP
Tháng 4 năm ngoái, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trên biển, Bắc Kinh đã điều các tàu ngư chính đến tuần tra trên vùng biển Trường Sa. Trong đợt tuần tra này, Bắc Kinh đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Malaysia khi tàu tuần tra Trung Cộng đi vào vùng biển của nước này.
Báo chí Trung Cộng cho biết, cuối tháng 4 năm ngoái, các tàu ngư chính của họ đã phải đối đầu căng thẳng với tàu chiến và chiến đấu cơ của Malaysia khi vi phạm lãnh hải nước này. Các tàu ngư chính của Trung Cộng đã bị tàu chiến Malaysia rượt đuổi liên tục trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồ vào một ngày cuối tháng 4 năm 2010, khi tuần tra ở vùng biển Malaysia.
Tin tức còn cho biết thêm, khi tàu ngư chính Trung Cộng đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, tàu chiến Malaysia được trang bị tên lửa đạn đạo, đã tiến vào tàu ngư chính Trung Cộng, chĩa pháo hạm vào những con tàu này, trong khi các binh lính trên tàu Malaysia trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền. Cùng lúc, Malaysia đã cho máy bay chiến đấu bay lượn trên bầu trời, nơi bên dưới là tàu Trung Cộng, với mục đích cảnh cáo Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải của Malaysia.
Báo chí Trung Cộng cho biết, cuối tháng 4 năm ngoái, các tàu ngư chính của họ đã phải đối đầu căng thẳng với tàu chiến và chiến đấu cơ của Malaysia khi vi phạm lãnh hải nước này. Các tàu ngư chính của Trung Cộng đã bị tàu chiến Malaysia rượt đuổi liên tục trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồ vào một ngày cuối tháng 4 năm 2010, khi tuần tra ở vùng biển Malaysia.
Tin tức còn cho biết thêm, khi tàu ngư chính Trung Cộng đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, tàu chiến Malaysia được trang bị tên lửa đạn đạo, đã tiến vào tàu ngư chính Trung Cộng, chĩa pháo hạm vào những con tàu này, trong khi các binh lính trên tàu Malaysia trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền. Cùng lúc, Malaysia đã cho máy bay chiến đấu bay lượn trên bầu trời, nơi bên dưới là tàu Trung Cộng, với mục đích cảnh cáo Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải của Malaysia.
Indonesia: bắt giữ tàu Trung Cộng và phản đối lên LHQ
No comments:
Post a Comment