Friday, June 10, 2011

Tại sao tất cả chúng ta đều phải trang bị vũ khí,

             Tại sao tất cả chúng ta đều phải trang bị vũ khí,

                      sẵn sàng chiến đấu đối vớiquân Tầu  .


Nguyên tác : John Birminham ( The Age )
Dịch giả : Tiên-sinh Đan Thanh

Chính phủ các nước xung quanh Thái Bình Dương đang chuẩn bị cho cuộc chiến với quân Tầu. Không phải vào tuần tới. Hoặc vào năm tới. Hoặc thậm chí bất cứ lúc nào trong thập kỷ này. Nhưng thực tế khủng khiếp là hàng tỷ người đang tự đào hố chôn mình và các lập trường thù địch vẫn cố giữ trong một thời gian dài. Chúng ta hiện đang bị chôn sâu trong cái hố này.

Tất nhiên, hầu hết trong số hàng tỷ người đó đều không có ý tưởng thực sự về những gì đang xảy ra. Ví dụ như bài báo: Sự cách biệt giữa Hoa Kỳ và quân Tầu trong lĩnh vực hỏa tiễn vũ trụ quân sự. Hay một báo cáo mang tính chiến lược: Năng lực mới của quân Tầu về hỏa tiễn làm dấy lên những mối căng thằng. Các đoạn phim video trên YouTube thường xuyên xuất hiện ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như các cảnh quay máy bay tàng hình J-20 có mặt khắp trên mạng cách nay vài tuần.

Không đâu, hầu hết mọi người chỉ xoay sở trong vòng xoáy nuôi sống bản thân họ hàng ngày. Để kiếm cho đủ một đồng bảng. Và đảm bảo no đủ những thứ thông tin ngồi lê đôi mách mới nhất về những Britney/ Lohan/ Kardashian [các ngôi sao trong giới giải trí-ND]. Các chi tiết thì có thể khác nhau. Nhưng về bản chất thì một công nhân nhà máy tại một thành phố lớn của quân Tầu sẽ không chú tâm vào mưu đồ chiến lược của ban lãnh đạo chính trị nước mình hơn là một công nhân ở Geelong, Houston, hay Tokyo. Bất cứ ai, họ cũng đều giống nhau cả, từ người đưa giấy tờ văn bản, nhân viên văn phòng, kỹ thuật viên nha khoa, kiến trúc sư, người trồng rau. Và ở bất cứ nơi nào. Chính trị được thực hành ở cấp độ tinh vi, nơi mà chính quyền lợi dụng nó để chống nhau, đơn giản là vì nó không phải là một yếu tố trong tư duy của những con người bình thường.

Cho đến khi họ phải trả giá vì bao năm không quan tâm đến tất cả những điều này.

Có một lý do mà Ấn Độ, đất nước sẽ còn phải vật lộn để lo cái ăn, chỗ ở cho hàng trăm triệu công dân của mình, hiện đang xây dựng một lực lượng hải quân 600 tàu chiến. Tại sao Việt Cộng đang nỗ lực không ngừng để tiến gần hơn với Washington, kẻ từng áp bức mình? Tại sao Australia, đất nước đã có một thời khó khăn để xây dựng và duy trì một nửa tá tàu ngầm lớp Collins thông thường, hiện bận rộn vào một thách thức kỹ thuật cấp quốc gia khổng lồ về thiết kế, xây dựng và điều hành những con tàu đắt đỏ và siêu phức tạp gấp hai, hoặc có thể thậm chí tới ba lần. Và tại sao một trong những cố vấn chiến lược cao cấp nhất của chính phủ đã tức khắc khuyên họ hãy quên đi ý tưởng này, và thay vào đó thì hãy mua một tá loại sát thủ săn tàu ngầm hạt nhân được sản xuất sẵn [không phải từ đặt hàng] của Mỹ.

Bởi vì phía sau cánh cửa, tất cả họ đều sợ quân Tầu. Không chỉ cảnh giác, hoặc tìm cách đối trọng, chống lại chính quyền độc tài toàn trị hùng mạnh nhất thế giới trỗi dậy hoà bình. Nhưng là nỗi sợ hãi mang tính tồn vong.

Quân Tầu ám ảnh trong những cơn ác mộng của các đô đốc, tướng lãnh, các thủ tướng và tổng thống, từ rìa phía đông Ấn Độ Dương cho tới vùng bãi biển Malibu [Mỹ].

Tại sao?

Vâng, ngoài câu trả lời rõ ràng rằng không ai thích ý niệm phải đối phó với một đối thủ thù địch tiềm tàng, ngang hàng và khó chơi, mới xuất hiện, thì người Tầu đang thực hiện chính xác như chúng ta thấy. Họ tự trang bị vũ khí. Không chỉ đơn giản là thay thế thứ (vũ khí) rác rưởi cổ lỗ sĩ thời chiến tranh lạnh, mà vẫn đang trang bị cho phần lớn Quân Giải phóng Nhân dân, mà còn tích cực phát triển một cơ cấu quân sự và công nghệ vũ khí để tham gia và tiêu diệt các lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh; vũ khí chống vệ tinh nhằm bao quát tầm nhìn của chúng ta ngoài không gian vũ trụ, phần mềm gián điệp độc hại để phá vỡ và phân huỷ các liên kết dữ liệu mà quân đội hiện đại đang trở nên phụ thuộc hoàn toàn, hàng bầy tên lửa áp đảo hệ thống phòng thủ của các nhóm tàu sân bay, và các vũ khí hạt nhân tầm xa để đe dọa các khu dân cư của kẻ thù tiềm năng.

Trong tháng 7 năm 2005, Thiếu tướng Chu Thành Hổ (Chu Chenghu), một chủ nhiệm khoa của Đại học Quốc phòng nước Tầu, đã tuyên bố thẳng về mối đe dọa của kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh đang ngày càng gia tăng. Khi thảo luận về học thuyết Trung Hoa trong bất cứ cuộc xung đột nào với Đài Loan, vị tướng này đã nói với các phóng viên nước ngoài rằng “nếu Hoa Kỳ đưa hỏa tiển và vũ khí được dẫn đường của họ vào khu vực được xác định là mục tiêu trên lãnh thổ của nước Tầu, thì tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ phải đáp trả bằng vũ khí hạt nhân.” Sự mất cân bằng dân số lớn giữa Trung Hoa và Mỹ đã đem đến một dạng thức của chiều sâu chiến lược. Trong khi Liên Xô có khoảng cách không gian và cái lạnh chết người của mùa đông để bảo vệ họ chống lại các sư đoàn của Hitler, thì người Trung Hoa đang có kế hoạch chồng chất lên một bức tường thành các xác chết bị phóng xạ hạt nhân. “Chúng tôi [...] sẽ tự chuẩn bị cho sự tàn phá của tất cả các thành phố phía đông của Tây An,” viên tướng này nói. “Tất nhiên người Mỹ sẽ phải được chuẩn bị rằng hàng trăm … thành phố sẽ bị quân Tầu phá hủy.”

Đây là cách mà các quốc gia tự thuyết phục mình để chuẩn bị cho chiến tranh.

Cách giải thích mới đây nhất và nghe ớn lạnh về phương thức này đối với chúng ta đã được cung cấp hôm qua bởi Giáo sư Ross Babbage, chuyên gia chiến lược Úc, khi kêu gọi Canberra hãy mua một hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Trong báo cáo của mình, có tên là Australia’s Strategic Edge 2030, GS Babbage cũng khuyên nên đầu tư ồ ạt vào năng lực chiến tranh không gian mạng, và chấp nhận cho Hoa Kỳ thuê căn cứ quân sự trên đất Úc, rải chúng ra trong một thế trận như vậy là để gây khó khăn hơn đối với Bắc Kinh khi nhắm tới mục tiêu trong một cú đột kích phòng ngừa theo kiểu Trân Châu Cảng.

Bản báo của của GS Babbage giành cho nhóm chuyên gia cố vấn của Quỹ Kokoda không phải là một cuốn sách trắng quốc phòng. Nó sẽ không sắp đặt các quan chức đang tất bật cho máy tính của họ để bắt đầu phân tích chương trình, dự đoán ngân sách. Nhưng Babbage là một nhân vật quan trọng trong cuộc đối thoại chiến lược của Úc – các cuộc đối thoại mà bạn không quan tâm đến mấy, hoặc thực sự quan tâm – và báo cáo của mình sẽ được đọc, và đọc lại, và sẽ đưa ra cho các chính trị gia và quan chức, những người nhào nặn ra chính sách quốc phòng và đối ngoại, trong nhiều thập kỷ tới. Thật vậy, Babbage là một trong những người đóng góp chủ yếu cho cuốn Bạch-thư mới nhất của chính phủ, người vốn rất tức giận âquân Tầu qua các kế hoạch rõ ràng chi tiết nhằm xây dựng lực lượng hải quân và không quân của chúng ta nhắm vào cuộc xung đột trong tương lai với Bắc Kinh.

No comments:

Post a Comment