THỬ THIẾT ĐỊNH THỂ CHẾ TƯƠNG LAI CHO VIỆT NAM
NHỮNG ĐẶC TÍNH THIẾT YẾU ( 5 )
Việt Nam Cộng Hoà là một Quốc Gia Nhân Bản và Dân Chủ, Đại Nghị Chế, Can Thiệp vào kinh tế và xã hội, Tản Quyền,
Việt Nam Cộng Hoà là một Quốc Gia
- Nhân Bản và DÂn Chu,
- Đại Nghị Chế,
- Can Thiệp vào kinh tế và xã hội,
- Tản Quyền,
- Phi tôn giáo,
- Mỏ Rộng ra Cộng Đồng quốc Tế,
- ( Duy nhứt hay Liên Bang?).
Tản Quyền. ; NGUYỄN HỌC TẬP
I - Trung ương tản quyền.
Trong bài DÂN CHỦ TRONG VAI TRÒ HIẾN ĐỊNH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG, chúng tôi đã có dịp nghĩa Dân Chủ theo nguyên ngữ và ý nghĩa nguyên thủy " Demokrátia" của Hy Lạp.
Chúng tôi cũng đã có dịp Dân Chủ theo quan niệm hiện đại của chúng ta, " quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân", dựa trên Hiến Pháp 1947 Ý Quốc và Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức:
- " Quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân; dân chúng xử dụng quyền tối thượng đó theo hình thức và trong giới mức hiến định" ( Điều 1, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc)
- " Mọi quyền lực Quốc Gia phát xuất từ dân chúng; dân chúng hành xử quyền lực Quốc Gia qua các cuộc đầu phiếu, trưng cầu dân ý và qua các cơ quan chuyên biệt lập pháp, hành pháp và tư pháp" ( Điều 20, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
Chúng tôi cũng đã học hỏi được qua hai Hiến Pháp vừa kể thể thức để người dân " hành xử quyền lực tối thượng đó theo thể thức hiến định ", để chuyển giao quyền lực từ tay mình cho " các cơ quan chuyên biệt lập pháp, hành pháp và tư pháp" để hành xử thay mình, phục vụ Quốc Gia, theo nguyên tắc phân quyền " checks and balances " ( kiểm soát và cân bằng ) theo tinh thần dân chủ của Hoa Kỳ.
Đó là phương thức bầu cử với những đặc tính phải có, nếu chúng ta muốn có một nền Dân Chủ thực sự:
- " Tất cả những công dân, nam và nữ, đến tuổi trưởng thành đều là cử trị".
Lá phiếu có tính cách cá nhân và bình đẳng, tự do và kín. Việc xử dụng lá phiếu là bổn phận công dân" ( Điều 48, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- " Các Dân Biểu Hạ Viện ( Bundestag) được tuyển chọn qua các cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín" ( Điều 38, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
Cũng vậy ở địa phương hay cấp Tiểu Bang ( Laender):
- " Ở các Tiểu Bang ( Laender), Vùng ( Kreise) và Xã Ấp ( Gemeinden) dân chúng phải có được những người dân đại diện do kết quả các cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín" ( Đièu 28, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
( cfr. THỂ THỨC BẦU CỬ TRONG HIẾN PHÁP NHÂN BẢN VÀ DÂN CHỦ).
Chúng ta đã đề cập đến chủ nhân của quyền lực Quốc Gia, đến thể thức trao quyền cho những ai đại diện hành xử thay cho mình phục vụ Quốc Gia,quyền lực được phân chia ra nhiều chủ thể trong các lãnh vực khác nhau ( lập pháp, hành pháp và tư pháp, " kiểm soát và cân bắng nhau" để tránh tập trung vào tay một người hay một số ít người, đưa đến nguy cơ độc tài, hành xử quyền lực độc tài, mọi rợ đàn áp con người như " Đảng và Nhà Nước ".
Nhưng Dân Chủ trong thể chế Nhân Bản và Dân Chủ, Dân Chủ là phương thức để bảo vệ phẩm giá và các quyền bất kả xâm phạm của con người không phải chỉ có vậy, nhứt là trong Đại Nghị Chế, ý kiến, nhu cầu, ước vọng và lý tưởng của người dân luôn luôn phải được đặc trước mắt những ai đại diện đang hành quyền ( lập pháp, hành pháp hay tư pháp cũng vậy), để trình bày, hướng dẫn và kiểm soát chính hướng và hoạt động Quốc Gia, sao cho luôn luôn phù hợp với lợi ích của mỗi người và của cả cộng đồng Quốc Gia.
a) Đối với Quốc Hội.
- Nếu lập pháp không chu toàn nhiệm vụ chính đáng và hiệu năng của mình, chuẩn y đường lối chính trị Quốc Gia do Chính Quyền tân lập trình bày, hướng dẫn và kiểm soát chính hướng bằng luật pháp, bảo đảm cho Chính Quyền bền vững hoạt động và điều tra, cảnh cáo và truất phế Chính Quyền đối với những sai trái, không hiệu năng và bè phái đã vi phạm, lập pháp đó có thể bị Tổng Thống Cộng Hoà giải nhiệm trước định kỳ.
- Nếu Hạ Viện cứu xào xáo, không đồng thuận chọn nổi một vị Thủ tướng lãnh đạo Chính Quyền cho Quốc Gia:
* " Thủ Tướng Liên Bang ( Kanzler) được Hạ Viện tuyển chọn, không cần tranh cải, theo lời đề ngị của Tồng Thống Liên Bang".
* " Nếu người được đề nghị không được lựa chọn, trong thời gian 14 ngày sau khi được thành lập, Hạ Viện có thể tuyển chọn một Thủ Tướng Liên Bang với đa số phiếu cácc thành viên của mình".
* " Nều trong thời gian vừa kể không có một cuộc bỏ phiếu nào được tổ chức, Hạ Viện phải tổ chức lập tức một cuộc tuyển chọn mới, trong đó ai được nhiều phiếu nhứt sẽ là người đắc cử. Nếu người được tuyển chọn có được đa số phiếu các thành viên Hạ Viện, Tổng Thống Liên Bang phải bổ nhiệm người đắc cửa trong vòng bảy ngày. Nếu người được tuyển chọn không hội đủ đa số phiếu các thành viên, Tổng Thống Liên Bang có thể , trong vòng bảy ngày, hoặc bổ nhiệm ông, hoặc giải tán Hạ Viện" ( Điều 63, đoạn 1, 3 và 4 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
- Nếu Hạ Viện hành động vô ý thức, bất tín nhiệm Thủ Tướng đương nhiệm, mà không có khả năng chọn nổi một vị Thủ Tướng khác lãnh đạo Chính Quyền, khiến Quốc Gia rơi vào tình trạng hổn loạn vô Chính Phủ, trường hợp " lá phiếu bất tín nhiệm xây dựng" ( konstruktive
Misstraeunsvotum):
* " Trong trường hợp Thủ Tướng Liên Bang yêu cầu Hạ Viện tín nhiệm mình, không được đa số thành viên Hạ Viện đồng thuận, Tổng Thống Liên Bang , theo lời đề nghị của Thủ Tướng Liên Bang, trong vòng 21 ngày, có thể giải tán Hạ Viện. Quyền giải tán đó sẽ mất hiệu lực, vừa khi Hạ Viện tuyển chọn được một Thủ Tướng khác với đa số thành viên của mình" ( Điều 68, id.).
- Trong trường hợp Tổng Thống Liên Bang không muốn giải tán Hạ Viện trước định kỳ, trong hai trường hợp của điều 63 hay 68 vừa kể, Tổng Thống cũng có thể hạn chế quyền hành xử vô trách nhiệm của Hạ Viện đối với lợi ích Đất Nước:
* " Trong trường hợp điều 68 tiền liệu Hạ Viện Liên Bang không bị giải nhiệm, Tổng Thống Liên Bang, theo lời yêu cầu của Chính Quyền Liên Bang, có thể tuyên bố tình trạng lập pháp khẩn trương ( ) đối với một dự án luật, đã bị Hạ Viện bác bỏ,mặc dầu Chính Quyền Liên Bang truyên bố là dự án luật khẩn trương. Điều vừa kể cũng có giá trị đối với một dự án luật mà Thủ Tướng Liên Bang đã đặt liên hệ với lời yêu cầu mà điều 68 đề cập".
* " Nếu Hạ Viện Liên Bang lại bác bỏ một lần nữa, sau khi tình trạng lập pháp khẩn trương được ban hành, hay chuẩn y với một văn bản mà Chính Quyền Liên Bang cho là không thể chấp nhận được, dự thảo luật được coi là đã được chuẩn y, nếu có sự đồng thuận của Thượng Viện. Điều vừa kể cũng có giá trị, nếu Hạ Viện Liên bang không chuẩn y một dự án luật trong vòng 4 tuần lễ, sau khi được đệ trình" ( Điều 81, đoạn 1 và 2, id.).
b) Đối với Chính Quyền.
Nếu Chính Quyền không cam kết đi đúng đường lối chính trị Quốc Gia, được Quốc Hội chấp thuận lúc Chính Quyền vừa đưọc thành lập, không tuân theo chính hướng được Quốc Hội điều chỉnh và định hướng bằng luật pháp và không hoạt động hiệu năng và không thiên vị, Quốc Hội có thể điều tra và bày tỏ bất tín nhiệm của mình, khiến Chính Quyền được cho về vườn sớm:
* " Hạ Viện Liên Bang chỉ có thể biểu quyết bất tín nhiệm đối với Thủ Tướng Liên Bang khi tuyển chọn được một người kế vị và xin Tổng Thống Liên bang bổ nhiệm. Tổng Thống Liên Bang phải đáp ứng thoả đáng lời yêu cầu bổ nhiệm người được tuyển chọn" ( Điều 67, id.).
c) Cả Quốc Hội và Chính Quyền.
Nếu Chính Quyền đưa ra dự thảo luật bừa bải và Quốc Hội " chuẩn y " đại, kiểu hành xử Quốc Hội của " Đảng và Nhà Nước mình", trên đầu Quốc Hội, Chính Quyền và cả Tư Pháp còn có Viện Bảo Hiến " super partes" đứng giữa và đứng trên, xét xử tính cách hợp hiến hay vi hiến của các luật lệ và động tác được đẹ trình, nếu có lòi yêu cầu của
" Chính Phủ Liên Bang, Chính Phủ của một Tiểu Bang, 1/3 dân biểu Hạ Viện Liên Bang yêu cầu"( Điều 93, đoạn 2 , id.).
d) Người dân và các tổ chức xã hội trung gian.
Trong trường hợp luật pháp hay cách hành xử của Chính Quyền vi phạm một cách bất công đến quyền và lợi thú của người dân, người dân có thể đơn phương hay cùng với các tổ chức dân sự, xã hội trung gian khác, có thể đệ đơn tố cáo trước cơ quan tư pháp:
* " Mỗi người đều có quyền, tự mình hay cùng chung với những người khác, đệ đơn thỉnh nguyện hay khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền và đến cơ quan đại diện của dân chúng" ( Điều 17, id,).
* " Nếu ai thấy các quyền của mình bị cơ quan công quyền làm tổ thương, có thể tố cáo với cơ quan tư pháp thường nhiệm..." ( Điều 19, đoạn 4, id.).
e) Cơ quan bảo vệ nhân quyền tại Quốc Hội.
Song song với việc phân chia quyền lực, xác định các trường hợp để định hướng, cắt tỉa, kiểm soát, điều tra, cảnh cáo và bải nhiệm mà chúng ta vừa lược xét qua, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức còn tiến liệu một Ủy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền ( Vehrbeauftrage) nằm trong cơ cấu của Quốc Hội, nơi người dân chắc chắn được lắng nghe và bênh vực chống mọi đán áp, bất công bất cứ từ đâu xảy đến:
- " Ha Viện Liên Bang thiết lập một Ủy Ban chấp nhận thỉnh nguyện thư có bổn phận xét xử các thỉnh nguyện thư và những lời tố cáo được gởi đến Hạ Viện, theo những gì đã được tuyên bố ở điều 17" ( Điều 45 c, id.).
II - Tản quyền địa phương.
Một trong những đặc tính không thể thiếu của thể chế Dân Chủ là Dân Chủ Đa Nguyên hay Tản Quyền. Quyền hành Quốc Gia không được tập trung vào một người hay một nhóm người, phải phân tán ra cho nhiều chủ thể hay nhóm chủ thể khác nhau.
Nhưng tản quyền không phải chỉ là phân chia quyền lực " lập pháp, hành pháp và tư pháp" ( kiểm soát và cân bằng) ở cấp trung ương, như những gì chúng ta vừa đề cập.
Nền Dân Chủ của người dân Tây Âu đã tiến xa hơn những gì chúng ta vừa nói ở cấp trung ương. Hiến Pháp của họ, nhứt là các Hiến Pháp sau Thế Chiến II, đã tiền liệu các phương thức tản quyền đến cả các cơ chế địa phương, để phòng ngừa những âm mưu độc tài mà họ đã phải trả bằng máu và nước mắt qua kinh nghiệm của Hitler và Mussolini, cũng như qua kinh nghiệm của các chế độ phi nhân đã qua của Nga Sô và Đông Âu.
Và đó là những gì Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đã tuyên bố ngay ở những điều khoản đầu tiên:
- " Nền Cộng Hoà duy nhứt ( una) và bất khả phân ( indivisibile), nhìn nhận và cổ vỏ các cộng đồng tự lập địa phương" ( Điều 5, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Có lẽ Hiến Pháp 1947 Ý Quốc là một trong những Hiến Pháp đầu tiên giao phó " vai trò hiến định" cho cộng đồng địa phương, vai trò hiến định trong cơ chế Quốc Gia, khác với vai trò pháp định thông thường được luật pháp sau nầy được Quốc Hội soạn thảo và giao phó.
Với việc " nhin nhận và cổ vỏ các cộng đồng địa phương tự lập", cùng với việc gaio phó cho các cộng đồng địa phương vai trò hiến định, các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đã thành công trong việc phá vở chế độ trung ương tập quyền cố hữu của thời quân chủ, cũng như chế độ Phát Xít của Mussolini, nhưng vẫn lưu ý không làm tiêu tán đặc tính " duy nhứt và bất khả phân" ( una ed indivisibile) của Nền Cộng Hoà:
- " ...nhưng trong việc phân chia quyền lực trung ương và địa phương, trong việc phân chi phận vụ giữa Quốc Gia, Vùng, Tỉnh và Xã Ấp và bao nhiêu cơ quan cấu trúc khác sẽ được thiết lập ra trên đất Ý, chúng ta đừng làm mất đi sự đoàn kết chính trị Quốc Gia Ý, mà chúng ta tốn bao nhiêu công sức mới tạo được sau một thế kỷ, với cuộc sống may mắn của chúng ta, và tính cách đa nguyên pháp chế không bao giờ nên để nó trở thành sự chia rẻ và đối đầu chính trị" ( Berti G., Principi Fondamentali, art 5. in Commentario della Costituzione, a cura di G. Branca, Zanichelli, Bologna - Roma 1975, 277).
Từng bước một, từng viên gạch một các vị liên tục xây toà nhà " Cộng Đồng Địa Phương" thêm khang trang rộng lớn, luôn luôn trong ý hướng đối cọi lại đặc tính " duy nhứt và bất khả phân" của Quốc Gia, với xác tín rằng " vai trò hiến định" của Công đồng Địa Phương là phương tiện cần thiết để thực thi Dân Chủ, làm cho Dân Chủ thêm sung mãn, ngoài ra khả năng " đối lập, cắt tiả, chỉnh hướng, hảm thắng" đối với mọi cách hành xử sai trái, quá lố của trung ương.
Điều làm cho chúng tôi chú ý khi học hỏi Hiến Pháp 1947 Ý Quốc là các điều khoản liên quan đến " vai trò hiến định Cộng Đồng Đia Phương" không phải được tập trung vào tiết mục V, tiết mục được Hiến Pháp dành riêng cho vai trò và phận vụ các cơ cầu địa phương trong Cộng Đồng quốc Gia, nhưng được các vị viết rải rác khắp đó đây, khắp các đề mục của Hiến Pháp,
- từ phần xác định các nguyên tắc nền tảng lên quan đến nhân phẩm , quyền và tự do của con người ( điều 2-54),
- đến các tiết mục đề cập đến Quốc Hội, Chính Quyền, Tổng Thống ( điều 55-100),
- và đến ngay cả phần liên quan đến việc tu chính Hiến Pháp ( điều 134-139).
Điều đó có nghĩa là các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc không có ý hạn hẹp địa vị và vai trò của Cộng Đồng Địa Phương vào những phận vụ chỉ liên quan đến các vấn đề địa phương, làng mạc, xã ấp, tỉnh, quận, vùng...Trái lại các vị có chủ đích trao cho các Cộng Đồng Địa Phương những vai trò hiến định liên quan đến tổ chức đời sống của cả Cộng Đồng Quốc Gia, như
- quyền sáng kiến đề nghị lập pháp đối với luật lệ Quốc Gia,
- quyền đòi hỏi trưng cầu dân ý để sữa đổi, loại bỏ luật pháp không phù hợp với nhu cầu và ước vọng lý tưởng của dân chúng, cũng như tu chinh những điều khoãn Hiến Pháp không còn hợp thời,
- quyền của các đại diện Vùng tham dự vào việc bầu cử Tổng Thống Cộng Hòa, một cơ chế " super partes", đứng giữa và đứng trên, tượng trưng cho sự đoàn két Quốc Gia, bảo vệ Hiến Pháp và hướng dẫn chính hướng và hoà giải những mối bất đồng trong cuộc sống Cộng Đồng.
Với những vai trò vừa kể, Cộng đồng Địa Phương, trong cơ chế Quốc Gia không còn là tổ chức đóng vai " phụ diển" như thu thuế, bắt lính trong thời quân chủ chuyên chế, mà là những chủ thể " đóng vai chính" trong trọng trách quy định đường lối chính trị Quốc Gia, hiểu biết và thấy rõ nhu cầu và ước vọng của dân chúng địa phương, để đáp ứng kịp thời và hữu hiệu.
Trong thể chế Nhân Bản và Dân Chủ, đường lối chính trị Quốc Gia không phải chỉ là chính hướng của trung ương, mà còn là đường lối của cả Quốc Gia cùng nhau quyết định, " Trung Ương" và " Cộng Đồng Địa Phương" ( G. Berti, op. cit,, 287).
Thể chế Quốc Gia, nếu muốn là thể chế Nhân Bản và Dân Chủ thực sự, Cộng Đồng Địa Phương phải là những chủ thể tách biệt, hành xử quyền hiến định của mình, với danh nghĩa chủ thể để thực thi một cách trọn vẹn và thực hữu nguyên tắc Dân Chủ Đa Nguyên.
Trao cho Cộng Đồng Địa Phương quyền đưa ra sáng kiến, góp phần vào việc quy định chính hướng Quốc Gia không có nghĩa là làm băng hoại tinh thần " duy nhứt và bất khả phân" của Quốc Gia, mà là tạo ra thể thức đê các chủ thể chính trị quan trọng của Xứ Sở,
- "ý kiến và ước vọng của mọi phần đất trên lãnh thổ Quốc Gia đều có tiếng nói góp phần vào các quyết định quan trọng của Xứ Sở, liên quan đến đời sống của từng người và của toàn thể đồng bào" ( Pietro Perlingieri, Commento alla Costituzione, II ed. , Edizioni Scientifiche Italiane, Napoli 2001, 25).
Đường lối chính trị Quốc Gia không có nghĩa chỉ là lý tưởng và thể thức quản trị của giới đương quyền, đang điều hành Xứ Sở, mà còn là
- " phương cách thực thi lý tưởng và các nguyên tắc nền tảng được Hiến Pháp xác định và dân cchúng đồng thuận chuẩn y khi Hiến Pháp được ban hành ( Pietro Perlingieri, id., 26).
Đường lối chính trị Quốc Gia, như vậy, là khuôn thước dựa vào chỉ thị của Hiến Pháp để kiểm soát phương thức hành động, mục đích và kết quả của đa số đương quyền đối với Hiến Pháp.
Hiểu như vậy, chúng ta thấy quyền quyết định chính hướng Quốc Gia, qua phương thức tản quyền cho Cộng Đồng Địa Phương, trong Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, không còn là " sở hữu độc quyền" của tỏ chức Quốc Gia trung ương, mà đâm gốc rể đến mọi từng lớp Cộng Đồng Địa Phương ( Vùng, Tỉnh, Xã Âp, Khu Phố): Hiến Pháp đã tạo được một hệ thống liên lạc mới giữa Quốc Gia trung ương và dân chúng điạ phương.
Chương trinh lãnh đạo Đất Nước của các chinh đảng đương quyền bị ảnh hưởng, chuyển đổi nhiều hay ít, tùy thuộc vào việc hành xử " vai trò hiến định" của các Cộng Đồng Địa Phương, có ảnh hưởng đặt điều kiện thiết yếu trong việcc phát haọ đồ án thực hành và dự án luật để hướng dẫn hay không.
Trong việc hành xử " vai trò hiến định" của mình,
- " các Cộng Đồng Địa Phương đem được ý kiến, ước vọng của dân chúng sở tại vào Quốc Hội, không những ước vọng cho các nhu cầu tại địa phương, mà cả nhu cầu mà dân chúng ở địa phương ước muốn cho được đáp ứng cho đời sống của cả xứ sở" ( Temistocles Martines, Diritto Costituzionale, IX ed., Giuffré, Milano 1998, 263).
Các nguyẹn vọng của Cộng Đồng Địa Phương được viết thành dự thảo luật, đem vào Quốc Hội, có thể trở thành tiếng nói của các chính đảng ủng hộ, hoặc định ra các mục đích mà chính hướng Quốc Gia cần nhằm tới, đề thảo ra chương trình, chỉ định phương thức hành động và dụng cụ cần thiết để thi hành.
Tất cả các tư tưởng và nguyện vọng đó có thể trở thành chương trình tranh đấu, không những để bàn cải trong Quốc Hội, mà còn có thê tuyên truyền tạo ra dư luận, ảnh hưởng đến ý kiến của dân chúng trong Cộng Đồng Quốc Gia.
Chúng ta đã tìm hiểu những lý lẽ khiến các vị soạn thảo Hiến Pháp Tây Âu chọn biện pháp tản quyền làm phương thức thực hiện thể chế Nhân Bản và Dân Chủ,
- tản quyền không phải chỉ bằng cách phân chia vai trò và quyền lực theo hàng ngang ở cấp trung ương: Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp,
- mà còn tảng quyền theo phương thức hàng dọc: Trung Ương và các Cộng Đồng Địa Phương ( Liên Bang ( Bund) và các Tiểu Bang ( Laender); Trung Ương và Vùng, Tỉnh, Quận, Xã Âp, Nhóm các Xã Ấp, Khu Phố).
Phương thức tản quyền ở cấp trung ương, chúng ta đã có dịp đề cập ở trên, gờ đây chúng ta thử tìm hiểu thêm phương thức tản quyền giữa Trung Ương và các Cộng Đồng Địa Phương:
- quyền đề xướng và soạn thảo luật Quốc Gia,
- quyền đề xướng trưng cầu dân ý sữa đổi hay bãi bỏ các đạo luật không thích hợp,
- quyền Cộng Đồng Địa Phương tham dự bầu cử Tổng Thống,
- Cộng Đồng Địa Phương tham dự và liên kết Trung Ương - Địa Phương.
1 - Quyền đề xướng và soạn thảo luật Quốc Gia.
Quyền đề xướng và soạn thảo luật Quốc Gia không phải luôn luôn là một quyền phổ quát trong quá khứ đối với các Cộng Đồng Địa Phương và cũng không phải phổ quát ngay cả trong hiện tại, nhứt là ở những Quốc Gia bị cai trị bằng độc tài, độc đảng như CSVN chẳng hạn.
Sau Cách Mạng Pháp Quốc 1789, các Hiến Pháp " Jacobines" đều có khuynh hướng độc nhất hành quyền ( pouvoir monistique), dành quyền soạn thảo luật cho Quốc Hội, đúng hơn là cho Hạ Viện, mặc dầu Chính Quyền cũng có thể yêu cầu Hạ Viện quyết định một vài dự án mà Chính Quyền cho là cần thiết hoặc khẩn trương.
Hiến Pháp của Quốc Gia Sicilia năm 1812 mở thêm một bước tiến:
- " Mọi người dân Siciliano không phải là thành viên Quốc Hội, có thể đệ đơn tố cáo hay đơn đưa ra một dự án luât, nhân danh chính cá nhân mình hay dân chúng, đến Quốc Hội, nhờ một nghị sĩ chuyển giao".
Từ thế kỷ 19 trở đi, một số Hiến Pháp mới có khuynh hướng lưỡng quyền ( dualiste): quyền dự thảo và đề nghị luật pháp được giao cho cả Quốc Hội lẫn Chính Quyền ( Hiến Pháp 1830 Pháp Quốc; 1831 Vương Quốc Bỉ; 1820 Lãnh Thổ các Nữ Quận Chúa Sicilia ( điều 124, 125, 164); 1849 Cộng Hoà Roma ( điều 30); 1848 Lãnh Thổ các Nữ Quận Chúa Sicilia ( điều 6 và 38); Nội Quy Albertino ( điều 10):
- " Quyền soạn thảo luật pháp thuộc về vua và thuộc về cả hai Viện Quốc Hội".
Trong thời Phát xít Ý, quyền soạn thảo và đề nghị dự án luật bị giới hạn đến vất bỏ đi tính cách tự lập của Quốc Hội ( dĩ nhiên là với sự đồng thuận của Benito Mussolini):
- " Không một dự án nào có thể được đặt vào chương trình nghị sự của một trong hai Viện Quốc Hội, nếu không có sự đồng thuận của vị Lãnh Đâo Chính Phủ" ( Mortati C., La Costituente, Roma 1945, 217).( Sergio Bartole, Commentario della Costituzione, art 117, a cura di G. Branca, Zanichelli, Bologna 1985, 207).
Lược qua tiến trình của quyền đề xướng và soạn thảo các dự án luật, chúng ta thấy rằng quyền vừa kể đã biến thiên từ chế độ " độc nhứt quyền hành" của thời quân chủ, Phát Xít độc tài hay Cộng Sản độc Đảng, sang chế độ " lưỡng quyền", để bước tới quan niệm " tản quyền" hiến định của thể chế Nhân Bản và Dân Chủ: quyền đề xướng và soạn thảo dự án luật được giao phó cho nhiều chủ thể chính trị khác nhau, trong đó có " Cộng Đồng Địa Phương", mà chúng ta đang bàn đến.
Tiến trình vừa kể được chúng tôi ghi lại qua những dòng chữ tóm lược một cách thản nhiên, ôn hoà, nhưng trên thực tế, biến chuyển của dòng lịch sử không ôn hoà, vô tội, vô vạ như vậy.
Để viết được những điều khoản của các Hiến Pháp Jacobines Pháp Quốc, dân tộc Pháp đã phải trả đắc giá bằng cuộc Cách Mạng đẩm máu 1789.
Để viết thành những điều khoản " tản quyền" về quyền đề xướng và soạn thảo dự án luật dành cho Cộng Đồng Địa Phương của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc và cho các Tiểu Bang của Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, dân Ý đã trả nhiều máu và nước mắt cho chế độ độc tài Phat Xít của Benito Mussolini và dân tộc Đức, cũng như Do Thái đã hy sinh hằng mấy chục triệu người trong các mổ chôn tập thể và lò sat sinh của Hitler ( Sergio Bartole, Commentario della Costituzione, art 117, a cura di G. Branca, Zanichelli, Bologna 1985, 207).
Quyền đề xướng và quyền soạn thảo dự án luật, trong tinh thần " tản quyền" để bảo đảm Nhân Bản và Dân Chủ, được trao cả cho các " Cộng Động Địa Phương" là một trong những chiến lợi phẩm lớn lao, mà dân tộc Ý, Đức nói riêng và dân chúng Âu Châu nói chung, đã dành được trao lại cho dân tộc họ và cũng là món quà kinh nghiệm qúy giá cho tất cả các dân tộc yêu chuộng Tự Do, Nhân Bản và Dân Chủ, đang tìm định hướng để đặt nền tảng cho thể chế tương lai của dân tộc mình, trong đó có cả Việt Nam chúng ta.
Quyền đề xướng và soạn thảo dự án luật được giao cho nhiều chủ thể chính trị khác nhau, là một gạch nối giữa " Dân Chủ Đại Diện " và " Dân Chủ Tham Dự"
Các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc có ý chọn thể chế Dân Chủ Đa Nguyên cho Quốc Gia Ý, bằng cách đưa vào chính trường nhiều chủ thể chinh trị mới.
Đó là tư tưởng được các vị nêu lên ở điều 5, phần đề cập đến các nguyên tắc nền tảng cho thể chế Quốc Gia ( điều 2 - 54):
- " ...( Nền Cộng Hoà) trong các ngành phục vụ của Quốc Gia, thực thi phương thức tản quyền ( decentramento) quản trị rộng rãi hết sức có thể, thực thi các nguyên tắc và các phương thức lập pháp của mình phù hợp với các nhu cầu tự lập và phân phối quyền lực" ( Điều 5, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc) .
Và nguyên tắc " tản quyền" vừa kể, được các vị xác định sau đó, trong đề mục liên quan đến quyền lập pháp, khi đề cập Quốc Hội:
- " Quyền đề xướng luật pháp thuộc về Chính Quyền, mỗi thành viên của Lưỡng Viện Quốc Hội, các cơ quan và tổ chức được Hiến Pháp ủy thác cho.
Dân chúng hành xử quyền đề xướng luật pháp, qua sự yêu cầu của ít nhứt 50.000 cử tri, bằng một dự thảo viết thành điều khoản" ( Điều 71, đoạn 1 và 2, id.).
Các" cơ quan và tổ chức " vừa được đề cập đến ở điều 71,được Hiến Pháp nói rõ hơn ở điều 99:
- " Hội Đồng Quốc Gia về kinh tế và lao động có quyền đề xướng luật pháp và có thể góp phần vào việc hình thành luật pháp về kinh tế và xã hội, theo các nguyên tắc và trong giới mức pháp định" ( Điều 99, id.).
Và các chủ thể Cộng Đồng Địa Phương đang bàn, được Hiến Pháp xác định phận vụ ở điều 121:
- " Hội Đồng Vùng hành xử quyền lập pháp và thiết định quy chế được giao cho địa phương và các vai trò khác được Hiến Pháp và luật pháp quy trách cho. Hội Đồng Vùng có thể đệ trình các dự thảo luật đến Lưỡng Viện Quốc Hội " ( Điều 121, id.).
Ý hướng của các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý trao quyền đề xướng và soạn thảo dự án luật cho nhiều chủ thể chính trị khác nhau không phải để phá vở tính cách " duy nhứt và bất khả phân" của Quốc Gi, các vị cũng không có ý dùng các chủ thể chính trị khác nhau hay các chủ thể ngoại vi đối với tổ chức quyền lực trung ương chỉ để " cắt tỉa, hảm thắng" những quá lố, lộng hành nếu có, mà là một phương thức dân chủ với " quyền chủ thể tản mác , mở rộng và bổ túc":
- " Quyền chủ thể tản mác", quyền đề xướng luật pháp thuộc nhiều chủ thể chính tri hiện hữu trong nhiều môi trường và lãnh vực của đời sống Quốc Gia.
- " mở rộng", những chủ thể được Hiến Pháp liệt kê trên văn bản không phải là những chủ thể độc nhứt. Bản liệt kê còn có thể nới rộng và nhiều chủ thể chính trị khác nhau có quyền đề xướng luật pháp, tùy nhu cầu tương lai của cuộc sống Quốc Gia đòi hỏi,
- " bổ túc", quyền đề xướng luật pháp của nhiều chủ thể ngoại vi được Hiến Pháp giao cho để bổ túc, hoàn hảo hóa đường lối chính trị Quốc Gia, cùng cộng tác với các cơ cấu quyền lực trung ương cho lợi ích địa phương và của cả Cộng Đồng.
Với quyền đề xướng và soạn thảo dự án luật pháp, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc có ý bảo đảm cho những chủ thể có bổn phận hoạt động, để đáp ứng những nhu cầu lãnh vực địa phương của mình, cũng như nói lên nhu cầu và ước vọng phải được thực hiện cho cả Đất Nước.
Quyền đề xướng và soạn thảo luật pháp của các chủ thể ngoại vi không phải chỉ là quyền thêm thắt ý kiến, nhu cầu và ước vọng hạng hai vào đồ án " chính thống" trung ương.
Hiến Pháp không dành một điều khoản nào để phân chia chủ thể chính trị hạng A và hạng B.
Điều đó có nghĩa là các dự án luật được các chủ thể khác với cơ cấu trung ương ( Chinh Quyền hay Quốc Hội), cũng có giá trị ngang hàng để hợp tác xác định đường lối chính trị Quốc Gia không kém gì những dự án của các cơ cấu trung ương.
Đọc lại các điều 5, 71 và 121 của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, chúng ta thấy các vị soạn thảo lựa chọn các chủ thể chính trị để trao quyền đề xướng và soạn thảo dự án luật với mục đích nới rộng trung tâm quyền lực Quốc Gia đến các chủ thể hiện diện nơi dân chúng:
- " Dân chúng hành xử quyền đề xướng luật pháp qua sự yêu cầu của ít nhứt 50.000 cử tri, bằng một dự án luật, được viết thành điều khoản" ( Điều 71, đoạn 2, id.),
- " Hội Đồng Vùng hành xử quyền lập pháp và thiết định quy chế được giao cho địa phương và các vài trò khác được Hiến Pháp và luật pháp quy trách cho. Hội Đồng Vùng có thể đệ trình dự án luật đến Lưỡng Viện Quốc Hội" ( Điều 121, id.).
Trao khả năng hành xử quyền đề xướng luật pháp cho dân chúng ( điều 71) hay cho Hội Đồng Vùng ( điều 121), các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc có ý nhắc nhở cho bất cứ ai đang hành quyền rằng người dân đang thực thi quyền đề xướng luật pháp Quốc Gia là chủ nhân " quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân", cũng chính là chủ nhân của quyền lập pháp.
Bởi lẽ trong thể chế Nhân Bản và Dân Chủ, việc tuyên bố quyền sở hữu Quốc Gia thuộc về dân thôi, chưa đủ.
Người dân vẫn là chủ nhân của quyền lực Quốc Gia ngay cả trong lúc các đại diện hành xử quyền lực Quốc Gia của mình, người dân có quyền can thiệp bất cứ lúc nào, cho dầu đã giao phó một cách chính danh và hợp pháp cho " các cơ quan chuyên biệt lập pháp, hành pháp và tư pháp" ( Điều 20, đoan 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
Dân Chủ
- không chỉ có nghĩa " chủ quyền Quốc Gia thuộc về dân",
- mà còn có nghĩa " chủ quyền Quốc Gia tản mác trong dân chúng",
- " khác biệt trong hợp tác, hướng về cùng một mực đích",
- " phong phú, đa dạng trong hợp nhất".
Đó là ý nghĩa tại sao Hiến Pháp 1947 Ý Quốc giao quyền đề xướng luật pháp Quốc Gia cho Hội Đồng Vùng và cho cả dân chúng, khi có được 50.000 cử trị đồng thuận yêu cầu, cũng như các cơ quan và tổ chức được Hiến Pháp quy trách cho ( điều 99, id.) ( Pietro Perlingieri, op. cit., 856- 857).
Dĩ nhiên quyền đề xướng dự án luật hàm chứa cả quyền thu hồi dự án đã được đệ trình.
Quyền thu hồi dự án, bên ngoài có thể là một thể thức đơn sơ, nhưng hàm chứa những hậu quả quan trọng, nhứt là khi những chủ thể đề xướng dự án đứng ra thu hồi, chính là những chủ thể chính trị có " vai trò hiến định".
Quyền đề xướng dự án là một quyền quan trọng, như đã nói, được Hiến Pháp ủy thác cho
- cơ cấu trung ương ( Chính Quyền và Quốc Hội),
- cũng như cho các chủ thể chính trị ngoại vi ( dân chúng, Cộng Đồng Địa Phương ( Vùng),
- các cơ quan và tổ chức đặc trách Kinh Tế và Xã Hội),
để cùng nhau cộng tác xác định đường hướng chính trị Quốc Gia.
Quyền đề xướng dự án luật, đo đó, được các chủ thể chính trị ngoại vi đệ trình nhằm ảnh hưởng đường lối và chương trình lãnh đạo Quốc Gia của đa số đương quyền ( được đa số trong Quốc Hội chuẩn y và đa số thành viên của Chính Phủ được Quốc Hội tín nhiệm).
Đặt quyền đề xướng dự án luật trong bối cảnh vừa kể, chúng ta thấy được tầm quan trọng của quyền thu hồi dự án đã được đệ trình.
Đa số đương quyền có thể lấy số đông bất chấp ý kiến và ước vọng của các chủ thể chính trị ngoại vi. Các chủ thể ngoại vi dùng quyền thu hồi dự án, nếu dự án
- đang bị " ngâm tôm"
- hay bị cắt xén, sữa đổi, làm mất đi ý nghĩa quan trọng củ nội dung,
để tuyên bố cho dân chúng biết thái độ bất chính cố chấp, " cả vú lấp miệng em", không đếm xỉa gì đền quyền lợi Đất Nước của giới đương quyền.
Thái độ ăn ở bất chính đó, " sẽ phải được tính sổ " trong kỳ bầu cử tới, trong một Quốc Gia Dân Chủ.
Đành rằng trong thể chế Dân Chủ, quyền " chuẩn y hay bác bỏ " luật pháp hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Quốc Hội.
Không một chủ thể nào, kể cả Chính Phủ, có quyền áp lực đối với Quốc Hội trong việc hành xử quyền " chuẩn y hay bác bỏ " của mình, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp,
- " tình trạng lập pháp khẩn trương " ( Điều 81, đoạn 1 và 2, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức)
- hay trường hợp " sắc lệnh" ( Điều 77, đoạn 2 và 3 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Nhưng các chủ thể chính trị ngoại vi có thể dùng quyền thu hồi dự án được đệ trình, để nói lên thái đố bất đồng chính kiến của mình đối với giới đương quyền về đường lối và phương thức điều hành Đất Nước. Quốc Hội cũng như Chính Phủ đương quyền cẩn " quào đầu gải tóc", " bóp trán" suy nghĩ vài ba lược trước khi quyết định để cho sự việc có thể xảy ra, ảnh hưởng bất lợi cho cả các chính đảng thuộc hệ trong kỳ bầu cử tới.
Quyền thu hồi dự án được đệ trình là lợi khí tranh đấu chính trị, bảo đảm cho người dân, bằng cách bênh vực quyền chính trị của thiểu số.
Dưới nhãn quang đó, quyền đề xướng dự án luật không phải chỉ được coi là " hữu hiệu", " có kết quả", " thắng cuộc", khi dự án được " chuẩn y " thành luật.
Dự án được đề nghị cũng có thể được coi là " thắng cuộc", " có kết quả mỹ mãn" ngay cả khi bị " bác bỏ " hay bị " thu hồi ", bởi những ảnh hưởng chính trị của nó có thể xảy ra ( Temistocles Martines, Diritto Costituzionale, IX ed., Giuffré, Milano 1998, 825s).
Thể chế Dân Chủ là vậy. Thể chế Dân Chủ không phải là phương thức cai trị Đất Nước, trong đó đa số đè bẹp thiểu số, " cả vú lấp miệng em".
2 - Quyền đề xướng trưng cầu dân ý bãi bỏ luật Quốc Gia.
Vai trò hiến định thứ hai được các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc giao cho các " Cộng Đồng Địa Phương" và dân chúng, đó là quyền "đề xướng trưng cầu dân ý bãi bỏ luật Quốc Gia".
Mục đích của các cuộc trưng cầu dân ý bãi bỏ ( referedum abrogatifs) là để đối chiếu kết quả các hoạt động lập pháp của Quốc Hội và nguyện vọng của dân chúng:
- " Trưng cầu dân ý để bãi bỏ toàn diện hay một phần điều khoản luật pháp hay các sắc luật của hiệu lực luật định sẽ được đề xướng, khi có 50.000 cử tri hoặc 5 Hội Đồng Vùng yêu cầu " ( Điều 75, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Đoc điều khoản vừa kể của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc sau trên dưới 50 năm Hiến Pháp được ban hành, chúng ta có thể đọc một cách trầm tỉnh, vô thưởng, vô phạt, như là các vị soạn thảo viết ra một cách tự nhiên. Điều đó không hẳn đã như vậy trong thời gian soạn thảo.
Điều mà các vị lo lắng là làm thế nào cho " quyền đề xướng trưng cầu dân ý bãi bỏ luật Quốc Gia"
- " không trở thành " dụng cụ chống đối không có cách gì can thiệp được giữa khuôn mẫu đại nghị chế ( dân chủ đại diện) và dân chủ trực tiếp " ( Temistocles Martines, op. cit., 419- 420).
Nhiều vị lo ngại rằng gán cho quyền " dân cầu dân ý bãi bỏ" quá nhiều quyền lực, trưng cầu dân ý có thể trở thành dụng cụ phá vỡ đại nghị chế, tạo ra khủng hoảng cho mối tương giao Chính Phủ - Quốc Hội và dân chúng.
Nhiều ý kiến được đưa ra, trong đó có cả ý kiến của nhà Hiến Pháp học nổi tiếng của Ý, Gs C. Mortati:
- " Làm thế nào để cho dân chúng khi xử dụng trưng cầu dân ý bãi bỏ " không trở thành trọng tài trong các cuộc tranh chấp chính trị giữa các cơ chế Quốc Gia" ( Mortati C., La Costituente, Darsena, Roma 1945, 226).
Xử dụng " trưng cầu dân ý bãi bỏ" dân chúng hành xử quyền vừa kể để cộng tác với Quốc Hội trong việc thiết định luật pháp nói riêng và hướng dẫn chính hướng Quốc Gia nói chung.
- " Trưng cầu dân ý bãi bỏ", phương thức dân chủ hành xử quyền lập pháp,
* là dụng cụ để đốc thúc các cơ quan đại diện,
* dụng cụ giáo dục người dân,
* thể thức phân chía quyền lực chính trị và điều hành quyền chế tài toàn năng của các chính đảng,
* là một động tác hiệu chính ( correctif) thể chế dân chủ đại diện, có sức mạnh phá vỡ những gì không thích hợp" ( tư tưởng của L. Einaudi, Tổng Thống đầu tiên của Cộng Hoà Ý Quốc, cfr. Mortati C., op. cit. 3).
Trưng cầu dân ý bãi bỏ không phải là hành động chống bán, khai trừ, đoạn giáo với giữa dân chủ trực tiếp ( trưng cầu dân ý) và dân chủ đại diện ( Chính Quyền - Quốc Hội), mà là phương thức để cân bằng hai hình thức hành xử quyền lực Quốc Gia, một phương thức điều chỉnh cần thiết để hoàn hảo hoá dân chủ đại diện,
- " ...một phương thức điều chỉnh dân chủ đại diện bằng yếu tố dân chủ trực tiếp" ( Temistocles Martines, op. cit., 421).
Trưng cầu dân ý bãi bỏ và Cộng Đồng Địa Phương.
Quyền hành xử " trưng cầu dân ý bãi bỏ ", Hiến Pháp 1947 giao cho dân chúng và các Cộng Đồng Địa Phương ( Điều 75, id.).
Với quyền " trưng cầu dân ý bãi bỏ" Hiến Pháp giao cho Cộng Đồng Địa Phương thẩm quyền quan trọng: can thiệp vào hệ thống luật pháp, thể thức căn bản để tổ chức đời sống và xác định chính hướng Quốc Gia, bất cứ lúc nào.
Nếu với " quyền đề xướng dự án luật " Cộng Đồng Địa Phương thúc đốc, góp ý kiến và cảnh tỉnh Quốc Hội trong thời gian soạn thảo và "chuẩn y hay bác bỏ " trước khi ban hành,
- thì quyền " trưng cầu dân ý bãi bỏ " cho phép Cộng Đồng Địa Phương tường trình và kêu gọi dân chúng hợp tác " bãi bỏ " một phần hay toàn phần điều khoản không thích hợp với lòng dân, chủ nhân tối thượng quyền lực Quốc Gia.
Nếu đối với quyền " đề xướng dự án luật pháp", mỗi Cộng Đồng Địa Phương ( Vùng) đều có thể tự mình đề xướng, thì đối với quyền " trưng cầu dân ý bãi bỏ", để tránh mọi cách xử dụng một cách nhẹ dạ đối với một hành động quan trọng như vậy, bãi bỏ điều khoản luật ( điều lệ và thể thức trên đó được xây dựng đời sống cộng đồng Quốc Gia), các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đã nghỉ đến đặt thêm điều kiện gia trọng:
- " Việc trưng cầu dân ý bãi bỏ..., khi có 50.000 cử tri hoặc 5 Hội Đồng Địa Phương ( Vùng) yêu cầu" ( Điều 75, id.).
Điều đó có nghĩa là quyền " trưng cầu dân ý bãi bỏ" có thể được khởi xướng bằng một hay vài thành viên của các Vùng tự lập ( Trento - Bolzano, Giulia - Trieste), hay Hội Đồng Vùng, với sự biểu quyết đồng thuận qua đa số tuyệt đối ( 50%+ 1 phiếu).
Sau đó Hội Đồng Vùng đề xướng phải tìm được 4 Hội Đồng Vùng khác cùng đồng thuận ủng hộ, đươc các thành viên của mỗi Hội Đòng Vùng bỏ phiếu đồng thuận với đa số tuyệt đối như trên ( Điều 27-40. L. 25.05.1970, n. 352).
Ngoại trừ điều kiện gia trọng vừa kể, quyền " trưng cầu dân ý bãi bỏ " của các Hội Đồng Địa Phương không bị một giới hạn nào khác, nều không phải đối với
- luật khuôn khổ ( legge cornice)
- hay luật áp dụng một nguyên tắc của Hiến Pháp ( legge a contenuto costituzionale)
- và các luật dành cho quyền hành xử đặc nhiệm ( tuyên chiến, giải quyết tranh chấp giữa địa phương và trung ương, danh quyền riêng cho Quốc Hội, Nội quy riêng biệt của địa phương).
Bởi lẽ xoá bỏ đi luật khuôn khổ hay luật áp dụng nguyên tắc Hiến Pháp như vừa kể là vi phạm ngay cả đến Hiến Pháp, nền tảng của Quốc Gia, như những gì cả Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức cũng phủ nhận:
- " Không thể chấp nhận bất cứ một sự sữa đổi nào đối với Hiến Pháp nầy có liên quan đến mối tương quan giữa Liên Bang và các Tiểu Bang, đến quyền tham dự của các iểu bang vào tiến trình lập pháp hay đến các nguyên tắc được tuyên bố ở điều 1 và điều 20" ( Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
( Điều 1, liên quan đến " Phẩm giá con người bất kả xâm phạm"; điều 20, liên quan đến định nghĩa thể chế: " Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc Gia Liên Bang, Dân Chủ và Xã Hội")
Điều 79 vừa kể của Hiến Pháp 1949 cho thấy sống trong thể chế Dân Chủ Đa Nguyên không phải là trong " nồi canh thập cẩm" ai muốn làm gì thì làm, muốn nghĩ sao, nói sao và làm gì cũng được, mà là hành xử trong giới mức Dân Chủ, bởi lẽ muốn có Dân Chủ Đa Nguyên, trước hết chúng ta phải có Dân Chủ.
Điều vừa kể càng cho thầy Dân Chủ không phải là một thể chế mềm nhũng " không xương sống", ai muốn cắt xén, đả phá sao cũng được. Dân Chủ cũng phải có những phương pháp tự bảo vệ ( Streibaredemokratie).
Song song với việc bắt buộc 5 Hội Đồng Vùng đồng thuận liên kết nhau để có thể xử dụng quyền " trưng cầu dân ý bãi bỏ ", Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đã tạo ra một chủ thể chính trị mới, do sự tập họp 5 Cộng Đồng Địa Phương tạo ra, một chủ thể chính trị
- có quyền đối thoại và được Hiến Pháp giao phó cho khả năng hành xử quyền lực Quốc Gia,
- để cộng tác với Quốc Hội, đối thoại với Chính Quyền và hướng dẫn dân chúng.
Đó là ý nghĩa phán quyết của Viện Bảo Hiến, qua phiên toà ngày 03.03.1978:
- " ( Viện Bảo Hiến xác nhận rằng) giữa những chủ thể hành xử quyền lực Quốc Gia, chúng ta có thể liệt kê cả những chủ thể hay tổ chức không hẳn phải thuộc vào cơ chế tổ chức trực tiếp của Quốc Gia ( lập pháp, hành pháp và tư pháp).
Ý nghĩa phán quyết vừa kể cho thấy đặc tính Dân Chủ Đa Nguyên của thể chế Dân Chủ mà Hiến Pháp 1947 Ý Quốc xác định.
Quyền hành xử quyền lực Quốc Gia không phải chỉ tập trung vào tay của đa số đương quyền, hiện diện trong các cấu trúc trực tiếp của Quốc Gia, mà còn được Quốc Gia giao cho các chính đảng ( đương quyền hay đối lập, điều 49 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc), giao cho Hội Đồng Đặc Nhiệm Kinh Tế và lao Động ( điều 99, id.), cho Cộng Đồng Địa Phương ( Vùng), cho cả người dân ( nếu có được 50.000 cử tri đồng thuận yêu cầu, điều 71, id.),
Và danh sách các chủ thể có thể được mở rộng thêm, tùy nhu cầu đòi hỏi ( kể cả các tổ chức xã hội trung gian, chẳn hạn).
Với hai quyền vừa kể được Hiến Pháp giao phó, " quyền đề xướng luật pháp Quốc Gia" và " quyền đề xướng trưng cầu dân ý bãi bỏ", các Cộng Đồng Địa Phương và dân chúng có được một vũ khí song đôi để chấn chỉnh, hoàn hảo hóa hệ thống luật pháp Quốc Gia và đường hướng chính trị Đất Nước để bảo vệ người dân và bảo vệ con người.
- Quyền đề xướng dự án luật mới, không những để thành lập một điều khoản luật chưa bao giờ được ban hành, mà cũng có thể là một đạo luật mới thay thế một điều khoản củ không còn hợp thời, không đáp ứng nhu cầu hay đi ngược lại ước vọng của dân chúng.
Đó là hình thức gián tiếp xoá bỏ đi đạo luật lỗi thời, có hiệu lực không khác gì kết quả của " quyền trưng cầu dân ý bãi bỏ ".
Do đó, để đạt đưọc kết quả, các Cộng Đồng Địa Phương và dân chúng có thể xử dụng " quyền đề xướng luật pháp Quốc Gia" hoặc " quyền đề xướng trưng cầu dân ý bãi bỏ", hoặc cả hai cùng lúc.
Giao cho các Cộng Đồng Địa Phương hay dân chúng cả hai quyền trên, Hiến Pháp có ý giao cho họ
- đốc thúc, góp ý kiến và cảnh tỉnh Quốc Hội trong thời gian soạn thảo và biểu quyết luật pháp,
- thay mặt cho dân chúng kiểm soát, báo động và thôi thúc dân chúng biểu quyết khai trừ những điều khoản luật không phù hợp với lý tưởng và nhu cầu của cuộc sống Quốc Gia.
Nói cách khác, báo động và thôi thúc dân chúng biểu quyết khai trừ thái độ hành xử quyên lực Quốc Gia lệch lạc, không hiệu năng, thiên vị , lắm khi độc tài, áp buộc và bất công.
Tản quyền cho Cộng Đồng Địa Phương và dân chúng để
- kiểm soát,
- hướng dẫn,
- hoàn hảo hóa chính hướng Quốc Gia ( Temistocles Martines, op. cit., 425).
Thể chế Nhân Bản và Dân Chủ của thiên hạ là vậy!
3 - Quyền Cộng Đồng Địa Phương tham dự bầu cử Tổng Thống.
- " Tổng Thống Cộng Hoà được Quốc Hội Lưỡng Viện bầu ra trong phiên họp chung của các thành viên.
Mỗi Cộng Đồng Địa Phương có ba đại diện được Hội Đồng Vùng tuyển chọn tham dự cuộc bỏ phiếu, thế nào cho các thành phần thiểu số cũng được đại diện..." ( Điều 53, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Vai trò của Tổng Thống được các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 bàn cải, cân nhắc khá lâu. Các vị không muốn có một Tổng Thống với chức vị quá mạnh, như vai trò của nhà vua trong thể chế quân chủ trong quá khứ, trái lại cũng không nên có một Tổng Thống vô tích sự, " làm kiểng" không tạo được lợi ích gì bao nhiêu cho cuộc sống Quốc Gia.
Ý kiến sau cùng được Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp đồng thuận chấp nhận là chọn một Tổng Thống có cương vị trổi vượt, " ở giữa và ở trên" ( super partes) các cơ cấu quyền lực Quốc Gia thường lệ, tượng trưng cho sự hợp nhứt Quốc Gia và điều giải những tranh chấp giữa các ý kiến, phe phái ( Điều 87, đoạn 1, id.).
- Tổng Thống không thuộc cơ quan lập pháp ( Quốc Hội ), bởi lẽ ông không có quyền " chuẩn y hay bác bỏ luật pháp".
- Tổng Thống không có quyền chấp nhận công bố hay không các điều luật được Quốc Hội chuẩn y, ông chỉ có quyền gởi sứ điệp đến Quốc Hội để lưu ý và triển hạn công bố đạo luật, nếu xét thấy tính cách vi hiến của đạo luật và cũng có thể lưu ý Viện Bảo Hiến.
- Tổng Thống không có quyền gì trong các hoạt động của Hành Pháp, để tránh tình trạng " lưỡng đầu chế" ( bicefalo) đối với những quyết định phải có trong Chính Quyền mà đôi khi chế độ " Bán Tổng Thống Chế" ( Semiprésidentialisme) của Pháp gặp phải.
Với cương vị được phát hoạ như vừa kể, các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc phủ nhận việc Tổng Thống có thể được tuyển chọn qua cuộc phổ thông đầu phiếu, bởi lẽ nếu chọn như vậy, Tổng Thống cũng được chọn cùng một phương thức như Quốc Hội, có quyền lực ngang hàng với Quốc Hội, tao nên tình trạng " lưỡng đầu chế" giữa Tổng Thống và Quốc Hội, ai có quyền trên ai để nhắc nhở, lưu ý và cảnh tỉnh Quốc Hội dựa trên các nguyên tắc của Hiến Pháp ( Temistocles Martines, op. cit., 566).
Ngược lại các vị cũng bác bỏ viễn ảnh Tổng Thống do Quốc Hội tuyển chọn, vì như vậy Tổng Thống hoàn toàn tùy thuộc Quốc Hội, không có quyền cảnh cáo những việc làm của Quốc Hội.
Như vậy giải pháp còn lại là giải pháp thứ ba, Tổng Thống được tuyển chọn do
- một Đại Hội Đồng gồm các thành viên Lưỡng Viện Quốc Hội tron phiên họp khoáng đại
- và ba thành viên của mỗi Cộng Đồng Địa Phương ( Vùng) do Hội Đồng Vùng đề cử, tùy theo tỷ lệ của dân chúng trong Vùng, để mọi thành phần đều có ý kiến và thực thi quyền hiến định của mình trong việc tuyển chọn Tổng Thống.
Đây là một thể thức được các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc nghĩ ra, như là điểm gặp gỡ giữa Dân Chủ Trực Tiếp ( các đại diện Vùng) và Dân Chủ Đại Diện ( các dân biểu Lưỡng Viện Quốc Hội).
Nếu chúng ta chú ý vai trò " phối hợp, điều hoà và cảnh cáo " của Tổng Thống đối với các cơ chế quyền lực Quốc Gia, chúng ta sẽ thấy rằng vai trò Hiến Pháp " tản quyền" dành quyền lực cho Cộng Đồng Địa Phương tham dự vào việc bầu cữ Tổng Thống là vai trò tối quan trọng: các Cộng Đồng Địa Phương có vai trò quyết định trong việc định đoạt quyền thượng đỉnh để " phối hợp, điều hoà và cảnh cáo" bất cứ ai hành xử quyền lực Quốc Gia, để bảo toàn thể chế Nhân Bản và Dân Chủ cho Đất Nước.
Đó là chưa kể đến quyền của Tổng Thống lựa chọn và bổ nhiệm 1/3 các thẩm phán cho Viện Bảo Hiến, có phận sự phán định tính cách hợp hiến hay vi hiến của mọi cơ quan quyền lực Quốc Gia:
- " Viện Bảo Hiến gồm có 15 thẩm phán, 1/3 do Tổng Thống bổ nhiệm, 1/3 do Quốc Hội Lưỡng Viện trong phiên họp chung và 1/3 do Tối Cao Pháp Viện tuyển chọn giữa các thẩm phán thường nhiệm và thẩm phán hành chánh" ( Điều 135, đoạn 1, id.).
4 - Quyền sữa đổi và bổ túc Hiến Pháp.
- " Các luật về sữa đổi Hiến Pháp và các luật hiến pháp khác được Quốc Hội áp dụng, đều phải được Quốc Hội bỏ phiếu tán đồng qua hai cuộc bỏ phiếu trong khoản thời gian không dưới ba tháng".
"Các luật vừa kể phải được sự tán đồng của Quốc Hội Lưỡng Viện với đa số tuyệt đối ( 50%+1 phiếu) ở lần bỏ phiếu thứ hai ".
" Các luật trên có thể được đưa ra trưng cầu dân ý, nếu trong vòng ba tháng sau ngày công bố có 1/5 số nghị sĩ của một Viện quốc Hội, 50.000 cử tri hoặc 5 Hội Đồng Vùng yêu cầu. Điều luật được đưa ra trưng cầu dân ý, sẽ không được công bố, nếu không được đa số chấp thuận".
" Một đạo luật được chấp thuận với đa số 2/3 số phiếu của mỗi Viện Quốc Hội sẽ không phải bị đưa ra trưng cầu dân ý" ( Điều 138, đoạn 1, 2 và 3 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Đọc nhữg điều khoản gia trọng vừa kể,
- "...phải được mỗi Viện Quốc Hội bỏ phiếu 2 lần..., trong khoản thời gian không dưới ba tháng..., được tán đồng của mỗi Viện Quốc Hội với đa số tuyệt đối ở vòng thứ hai..., phải được 2/3 số phiếu của mỗi Viện Quốc Hội ",
chúng ta thầy rằng Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, cũng như hầu hết các Hiến Pháp Tây Âu là những Hiến Pháp cứng rắng.
Dĩ nhiên chúng ta còn có những điều khoản gia trong hoặc bất di dịch ở những điều khoản khác nữa, " tính cách bất di dịch của thể chế Cộng Hoà" ( Điều 139, id.) chẳng hạn.
Tính cách cứng rắn của Hiến Pháp khiến cho muốn sữa đổi, cắt xén, thêm bớt , công việc tu chính phải gặp những điều kiện gia trọng khó khăn cần phải thoả đáng. Tính cách cứng rắng được tạo ra nhằm bảo đảm sự vững bền và liên tuc cho các nguyên tắc nền tảng, nền móng cho thể chế chính trị, các quyền tự do cá nhân và quyền của các cộng đồng thiểu số.
Tính cách cứng rắng của điều 138 và điều 139 vừa kể cho thấy Hiến Pháp không thể bị tu chính, sữa đổi bằng các luật lệ thông thường của Quốc Hội, trái với tính chất của hầu hết các Hiến Pháp các nước Cộng Sản.
Ở Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết chẳng hạn, khi nhu cầu đòi hỏi,
- không những Sô Viết Tối Cao ( Quốc Hội Liên Bang) có thể bải bỏ các điều khoản của Hiến Pháp và thay vào các điều khoản mới cho thích hợp, với sự đồng thuận của đa số thành viên, như thể thức soạn thảo va ban hành các luật lệ thông thường,
- mà còn ngay cả Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội hay Ủy Ban Chủ Tịch, " Praesidium " cũng có quyền làm việc đó cho Sô Viết Tối Cao, bởi lẽ Sô Viết Tối Cao chỉ nhóm họp ba lần một năm và mỗi lần cũng chỉ trong thời gian ngắn ( Paolo Biscaretti di Ruffìa, La Costituzione Sovietica del 1977, Giuffré, Milano 1990, 207).
Cách hành xử vừa kể của các Quốc Gia CS, trong đó có cả CSVN, phát xuất từ quan niệm Hiến Pháp hay Luật Pháp không phải là thể thức, điều lệ và giềng mối trên đó và trong đó cuộc sống Quốc Gia được tổ chức, quyền của cá nhân và quyền của cộng đồng thiểu số được bảo đảm, mà là dụng cụ của giai cấp thống trị đương quyền ( đảng CS hiện tai, cũng như giai cấp tư bản, chủ nhân ruộng đất, hoàng tộc Nga trong quá khứ) dùng áp đặt trên dân chúng bị trị để bảo vệ quyền lợi của họ, để đạt được mục đích họ muốn.
Do đó, để đạt đuơc mục đích, giai cấp thống trị không ngần ngại thay đổi Hiến Pháp và Luật Pháp cho phù hợp .
Quyền của cá nhân và quyền của các cộng đồng thiểu số có được bảo đảm trong chế độ thay đổi Hiến Pháp và Luật Pháp tùy hỷ như vậy không? Mọi người chúng ta có thể tự trả lời ( cfr. LUẬT PHÁP TRONG Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN).
Tính cách cứng rắng của Hiến Pháp, không có nghĩa là để cho Hiến Pháp hoàn toàn bất di dịch, mà là để ngăn ngừa mọi lạm dụng độc tài, suy tính nhẹ dạ, bốc đồng sữa đổi, cắt xén, thêm thắc tùy hỷ liên quan đến một Văn Kiện quan trọng như vậy, là nền tảng trên đó một Quốc Gia được xây dựng hay nói như Gs Giovanni Sartori:
- " Hiến Pháp là một văn bản bảo chứng ( garantismo). Ở Tây Âu, người dân đòi buộc phải có Hiến Pháp, nếu muốn thiết lập một Quốc Gia. Hiến Pháp đối với họ là một văn vản luật pháp nền tảng hay một loạt các nguyên tắc căn bản, thể hiện một thể chế tổ chức Quốc Gia, nhằm giới hạn moi xử dụng quyền hành tự tung tự tác và bảo đảm một Chính Quyền có giới hạn " ( G. Sartori, Elementi di teoria politica, Il Mulino, Bologna 1995, 197).
Quyền tham dự vào việc tu chính và hoàn hảo hóa Hiến Pháp đối với các chủ thể ngoại vi, nhứt là các Cộng Đồng Địa Phương là một quyền rất quan trọng.
Bởi lẽ nếu Hiến Pháp chỉ quy trách cho cơ chế trung ương của quyền lực Quốc Gia ( Chính Quyền và Quốc Hội) quyền hạn vừa kể, ý kiến, nhu cầu và ước vọng của dân chúng địa phương ( không những liên quan đến quyền lợi địa phương, mà còn liên quan đến cả cuộc sống Cộng Đồng Quốc Gia) sẽ bị các cơ chế trung ương sữa đổi, cắt xén hoặc thêm bớt vào những điều luật không có lợi, mà Cộng Đồng Địa Phương không có cách gì lên tiếng để góp ý và bênh vực.
Quyền của các Cộng Đồng Địa Phương được Hiến Pháp 1947 Ý Quốc giao cho để tu chính, sữa đổi và hoàn hảo hóa Hiến Pháp, không những chỉ liên quan đến các điều khoản luật thông thường, mà cả những đạo luật Hiến Pháp bất cứ đối với điều khoản nào, ngoại trừ những điều khoản đã được Hiến Pháp tiền định như là những nguyên tắc bất di dịch.
Như vậy Dân Chủ Đa Nguyên là
- thế chế phân tán quyền hành cho nhiều chủ thể, tránh nguy cơ lạm quyền độc tài,
- và là một hình thức Dân Chủ Tham Dự, mở rộng quyền hành xử quyền lực Quốc Gia cho nhiều từng lớp dân chúng cũng được hành quyền,
- và cũng là phương thức cho dân chúng góp ý kiến, nói lên nguyện vọng, tạo ra tính cách sung mãn, đa diện của đường hướng chính trị Quốc Gia.
Quyền tham dự vào tu chính, hoàn hảo hóa Hiến Pháp được các vị soạn thảo giao cho Cộng Đồng Địa Phương ở một vị thế hạn hẹp hơn lãnh vực quyền đề xướng dự án luật, trưng cầu dân ý bãi bỏ và tuyển chọn Tổng Thống.
Quyền tu chính và hoàn hảo hóa Hiến Pháp được các vị giao cho Quốc Hội gần như toàn quyền, tự soạn thảo dự án luật đến biểu quyết.
Hành động như vậy, không phải các vị cố ý loại trừ dân chúng và đại diện của họ ( Hội Đồng Vùng), mà là để cho Quốc Hội được tự do suy nghĩ chính chắn đối với một vấn đề hệ trọng như vậy ( sữa đổi đạo luật Hiến Pháp, nền tảng trên đó toà nhà Quốc Gia được xây dựng), khỏi bị ai xen vào làm rối rắm.
Đọc lại các tiểu đoạn của điều 138 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, chúng ta thấy rằng Hiến Pháp chỉ giao cho
- thành phần thiểu số ( các chính đảng đối lập),
- dân chúng ( nếu có được 50.000 cử tri yêu cầu),
- cũng như các Cộng Đồng Địa Phương ( 5 Hội Đồng Vùng) can thiệp vào khi Quốc Hội đã soạn thảo dự án tu chính và bỏ phiếu quyết định chuẩn y, nếu cả lần bỏ phiếu thứ hai ( từ ba tháng trở lên, sau cuộc bỏ phiếu lần đầu) mỗi Viện Quốc Hội không đạt được đa số phiếu định tính ( maggioranza qualificata), tức là 2/3 số dân biểu đồng thuận.
Khi Quốc Hội đã soạn thảo và quyết định chuẩn y với đa số tuyệt đối ( 50%+ 1 phiếu) các thành viên, Quốc Hội có thể công bố dự án luật vừa được đề cập. Nhưng ở lần bỏ phiếu thứ hai ( sau trên ba tháng), nếu ở mỗi Viện không có đủ đa số định tính, 2/3 nghị sĩ chấp thuận, các chủ thể chinh trị ngoại vi có thể can thiệp yêu cầu Quốc Hội xét lại. Và trong trường hợp đó, dự án được công bố sẽ không có hiệu lực trong thời gian ba tháng, kể từ ngày công bố. Nếu quá 3 tháng không có một chủ thể chính trị ngoại vi nào lên tiếng, dự án được công bồ sẽ trở thành luật và có hiệu lực ( Temistocles Martines, op. cit., 373).
Nói cách khác, các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc giao cho các chủ thể chính trị ngoại vi, thiểu số quyền kiểm soát từ bên ngoài hoạt động của các cơ quan quyền lực trung ương.
Sự can thiệp của các chủ thể chính trị ngoại vi, thiều số vừa kể là một hình thức " dân chúng phản đối " ( veto popolare) đốì với phương thức tu chính Hiến Pháp của cơ chế trung ương ( Chính Quyền và Quốc Hội).
Trường hợp không ai lên tiếng, chúng ta có thể hiểu là những chủ thể chính trị ngoại vi có quyền can thiệp đã không hành xử quyền lực của mình. Điều đó có nghĩa là mọi người đều đồng thuận với Quốc Hội và như vậy tu chinh án được mọi người đồng thuận trở thành luật và bắt đầu có hiệu lực.
Trong trường hợp các chủ thể chính trị ngoại vi thiểu số can thiệp, có nghĩa là họ không đồng thuận với tu chính án của Quốc Hội, vẫn còn muốn giữ hiệu lực của điều khoản luật hiến pháp cũ, hoặc cần phải soạn thảo một tu chính án khác thích hợp hơn.
Nếu chỉ xét vào quyền can thiệp vào tu chính án Hiến Pháp, chúng ta có cảm tưởng là các chủ thể chính trị ngoại vi, trong đó có Cộng Đồng Địa Phương, được Hiến Pháp giao cho quyền can thiệp vào tu chính Hiến Pháp một cách què quặt: chỉ được can thiệp để chận đứng việc tu chính án bắt đầu có hiệu lực, như điều kiện được Hiến Pháp tiền liệu ở điều 138, chớ không có quyền góp ý kiến cho dự án đang được thành hình.
Nhưng thật ra đó là cái nhìn thiếu sót. Bởi lẽ chúng ta quên rằng các chủ thể chính trị ngoại vi ( Cộng Đồng Địa Phương, dân chúng với 50.000 chữ ký) có " quyền đề xướng dự thảo luật ", chúng ta đã đề cập đến ở trên và " quyền khởi động trưng cầu dân ý bãi bỏ" .
Với các quyền vừa kể, các Cộng Đồng Địa Phương được đặt ngang hàng với người dân, chủ nhân quyền lực Quốc Gia, trong việc đề xướng, kiểm soát, chuẩn y hay bác bỏ và thu hồi các điều khoản Hiến Pháp, ngoại trừ các điều khoản được định chế bất di dịch làm nền tảng cho toà nhà Nhân Bản và Dân Chủ, bất di dịch đối với bất cứ quyền lực nào, trung ương hay ngoại vi cũng vậy, nếu chúng ta không muốn cho toà nhà Nhân Bản và Dân Chủ bị sụp đổ và bị đẩy vào rừng độc tài, độc đảng sống như mọi rợ và thú vật.
5 - Cộng Đồng Địa Phương tham dự và liên kết trung ương - đia phương.
Cộng Dồng Địa Phương hiện diện trong các cơ quan Quốc Gia.
a ) Chủ Tịch Vùng và các phiên họp Hội Đồng Nội Các.
Vị Chủ Tịch Vùng có phận vụ đối ngoại cho Cộng Đồng Địa Phương Vùng của mình, là người không đại diện cho phe phái, có nhiệm vu
- " nói lên một cách trung thực các nhu cầu liên hệ đến quyền tự lập của Cộng Đồng Địa Phương Vùng mình, như một chủ thể sở hữu chủ quyền lực" ( Điều 131, đoạn 4 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Qua phận vụ được Hiến Pháp ủy thác cho như vừa kể, nội quy của các Cộng Đồng Địa Phương Vùng ở Ý đều tiên liệu việc vị Chủ Tịch của họ có quyền tham gia vào các buổi họp của Hội Đồng Nội Các Chính Phủ, để cho vị Chủ Tịch có thể đại diện cơ quan hành chánh địa phương, đối chất và thương lượng chính trị cho sự liên hệ giữa Trung Ương và Địa Phương.
Nội quy của nhiều Vùng không đồng nhất nhau, có Vùng , như Sicilia chẳng hạn, cho rằng vị Chủ Tịch của họ khi tham dự vào các phiên họp Hội Đồng Nội Các, là tham dự
- " với tư cách như là một Bộ Trưởng tham dự cuộc họp của Các Bộ Trưởng, với quyền bỏ phiếu quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống của Vùng" ( Sergio Bartoli, Commentario della Costituzione, art. 115, Zanichelli, Bologna 1985, 30-32).
Các từ ngữ " ...liên quan đến đời sống của Vùng" là cách nói tổng quát, không xác định.
Dĩ nhiên có những vấn đề liên hệ mất thiết với các nhu cầu của Vùng, nhưng những vấn đề khác, mặc dầu mang tính cách phổ quát hơn, tăng thuế lưu hành xe cộ chẳng hạn, không phải chỉ là vấn đề cá biệt của Vùng Sicilia, do đó ông không đi dự phiên họp của Hội Đồng Nội Các.
Ông có lý trưng ra biện chứng trên theo nội quy, để không đến họp, nhưng trên thực tế dân chúng Cộng Đồng Địa Phương Sicilia sẽ mất đi tiếng nói của mình, đại diện cho mình tại Hội Đồng Nội Các đang quyết định áp đặt lên đầu lên cổ mình.
Chúng tôi vừa lấy ra một ví dụ về một đề tài " vô thưởng vô phạt" ( tăng thêm một ít thuế lưu hành cho xe cộ), cho thấy sự mất mác thua thiệt do sự vắng mặt của vị Chủ Tịch Vùng.
Nhưng trong cuộc sống Quốc Gia, các đề tài được đem ra thảo luận, không phải lúc nào cũng " vô thưởng vô phạt ". Do đó sự tham dự của vị Chủ Tịch Vùng, đại diện cho Cộng Đồng Địa Phương, là điều không thể thiếu cho cuộc sống dân chủ thực hữu và đa nguyên.
Sự tham dự của vị Chủ Tịch Vùng vào các phiên họp của Hội Đồng Nội Các là một bảo chứng cho việc điều hoà mối tương giao giữa các cơ quan quyền lực trung ương và Cộng Đồng Địa Phương.
Chúng ta có thể coi như một trường hợp cá biệt " sui generis", nôi quy của Vùng Sicilia xem vị Chủ Tịch của họ " ngang hàng với các Bộ Trưởng và có quyền bỏ phiếu quyết định..." trong phiên họp với Hội Đồng Nội Các Chính Phủ.
Trên thực tế, không ai chấp nhận coi vị chủ Tịch Vùng như là một Bộ Trưởng và có quyền bỏ phiếu quyết định, mà chỉ là người có quyền " trình bày ý kiến vá nguyện vọng của dân chúng Cộng Đồng Địa Phương Vùng mà ông đại diên".
Dự án sau đó được Hội Đồng Nội Các soạn thảo và quyết định, luôn luôn được đặt dưới trách nhiệm của các Bộ Trưởng và Quốc Hội ( Điều 95, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Quyền quyết định dự án lá quyền của Hội Đồng Nội Các, để sau đó còn đưọc tường trình trước Quốc Hội duyệt xét, " bác bỏ hay chuẩn y ".
Điều vừa kể làm cho khó có ai chấp nhận cho vị Chủ Tịch Vùng có quyền bỏ phiếu quyết định trong Hội Đồng Nội Các.
Nếu ông có " quyền tham dự và bỏ phiếu quyết định", mặc nhiên ông trở thành một loại " Bộ Trưởng " bất thường, không do Thủ Tướng tuyển chọn, mà là một chủ thể ngoại vi, ngang nhiên ngồi vào ghế Bộ Trưởng, như là thành viên thực thụ của Hội Đồng Nội Các.
" Lá phiếu quyết định" của ông cũng mang tính cách bất thường, nếu chúng ta chấp nhận giá trị lá phiếu của ông. Các Bộ Trưởng bỏ phiếu quyết định, họ chịu trách nhiệm lá phiếu của họ trước Quốc Hội. Quốc Hội có thể " chuẩn y hay bác bỏ" dự án được họ quyết định.
Trong trường hợp dự án bị bác bỏ, Quốc Hội có thể bỏ phiếu " bất tín nhiệm " Chính Phủ và bắt buộc Nội Các phải từ chức.
" Lá phiếu quyết định" của vị Chủ Tịch Vùng là lá phiếu có tính cách " ăn thì dùa, thua thì chạy", có nghĩa là lá phiếu vô trách nhiệm.
Nếu được Quốc Hội " chuẩn y ", dự án được vị Chủ Tịch Vùng " bỏ phiếu quyết định" trở thành luật, mà ông là người có công góp phần để thành công. Ông sẽ được dân chúng Vùng của mình và có lẽ của cả Đất Nước hoan hô vỗ tay!
Nhưng nếu chẳng may bị Quốc Hội " bác bỏ ", vị Chủ Tịch Vùng cứ ung dung trở về cứ địa " bình chân như vại ", bởi lẽ Quốc Hội không thể " bất tín nhiệm " ông, và ông vẫn " điềm nhiên toạ thị " ngồi vào ghế Chủ Tịch Vùng của ông!
Do đó chúng ta có thể nghĩ rằng thể thức hợp lý nhứt là vị Chủ Tịch Vùng họp chung với Hội Đồng Nội Các, để nói lên ý kiến, ước vọng của Cộng Đồng Địa Phương mình, họp tác với các Bộ Trưỏng, tìm ra phương thức tốt đẹp nhứt cho mối tương quan giữa Quốc Gia và dân chúng đia phương.
Nhìn vào viêc tham dự của vị Chủ Tịch Vùng với Hội Đồng Nội Các dưới một khía cạnh khác, đó là trường hợp vị Chủ Tịch Vùng tự ý vắng mặt và trường hợp Hội Đồng Nội Các không gởi thư mời.
- Chủ Tịch Vùng tự ý vắng mặt, mặc dầu có thư mời:
Đó là trường hợp Chủ Tịch Vùng thiếu trách nhiệm của mình đối với dân chúng địa phương trước tiên và với đồng bào cả Đất Nước, bởi lẽ những ý kiến và ước vọng dân chúng ở đia phương do ông lãnh đạo, không phải chỉ nói lên nhu cầu và ước vọng liên quan đến địa phương, mà có thẻ là tiếng nói góp phần định hướng đường lối chính trị Quốc Gia.
Sự vắng mặt của ông là một thái độ thiếu trách nhiệm đối với phận vụ mà ông được tuyển chọn.
Đàng khác, Hội Đồng Nội Các không thể vì sự chểnh mảng vắng bóng của ông, một chủ thể chính trị ngoại vi, mà làm tê liệt chương trình hành động của Chính Phủ, nhẫn nại chờ đợi cho đến khi nào ông quyết định " xa giá, chễm chệ" đến dự một cách tiện nghi.
- Trường hợp thứ hai, trường hợp Hội Đồng Nội Các không gởi thư mời các vị Chủ Tịch đến dự.
Vấn đề được đặt ra liên quan đến khía cạnh pháp lý của các dự án được Hội Đồng Nội Các soạn thảo ra, liên quan đến nguyên tắc hiến định về sự tham gia của vị Chủ Tịch Cộng Đồng Địa Phương Vùng, nhứt là khi có những vấn đề liên hệ trực tiếp đến các nhu cầu của Cộng Đồng Địa Phương.
Như chúng ta đã đề cập, trong ví dụ tăng thuế lưu hành xe cộ, vấn đề xác định lằn mức đâu là vấn đề liên hệ và không liên hệ đến Cộng Đồng Địa Phương không phải là một định nghĩa dễ thực hiện.
Bởi lẽ nhu cầu của địa phương và nhu cầu tổng quát của dân chúng của cả Quốc Gia nhiều lúc liên hệ chằn chịt với nhau. Do đó không dễ gì Hội Đồng Nội Các xác định được đâu là vấn đề liên hệ và không liên hệ, dựa vào đó gởi thư hay không gởi thư mời Chủ Tịch Vùng tham dự phiên họp của các Bộ Trưỏng.
Và cũng vì lý do đó, việc thiếu gởi thư mời tham dự là một hành động vi phạm đến quyền hiến định của Cộng Đồng Địa Phương trong việc bày tỏ ý kiến, nhu cầu và ước vọng của họ.
Hành động vi phạm trên của Hội Đồng Nội Các có thể bị Cộng Đồng Địa Phương đệ đơn tố cáo đến Viện Bảo Hiến, với hậu quả là nghị định hay dự án luật do Hội Đồng Nội Các đề xướng, dù đã trở thành luật, cũng có thể bị xem là " vi hiến" và bị bãi bỏ.
Đành rằng Chính Quyền " có quyền mời hay không mời " Chủ Tịch Vùng tham dự các phiên họp của Nội Các. Nhưng việc khó xác định được là đối với vấn đề nào cần mời, vấn đề nào không, là một chuyện nan giải và hậu quả có thể đi đến việc xem dự án luậ của Chính Phủ bất hợp hiến và bị bãi bỏ.
Do đó thái độ khôn ngoan của cả đôi bên, Nội Các Chính Phủ cũng như Cộng Đồng Địa Phương là thoả thuận với nhau trước về lịch trình cũng như về đề tài để cả đôi bên đều có thể hoạt động hữu hiệu cho đồng bào địa phương, cũng như cho Đất Nước ( Sergio Bartoli, op. cit., 48-54)
b) Cộng Đồng Địa Phương hiện diện trong các cơ quan Quốc Gia.
Các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc không những nghĩ đến việc thiết lập hiến định các Cộng Đồng Địa Phương, một hình thức mới của Dân Chủ Đa Nguyên, để người dân có thể tham dụ vào cuộc sống Quốc Gia, mà còn tiên liệu các vai trò quan trọng để người dân đdịa phương có thể nói lên ý kiến, nhu cầu và ước vọng của địa phương mình, cũng như của cả Cộng Đồng Quốc Gia.
Chúng ta đã liệt kê các vai trò quan trọng trên trong việc
- đề xướng dự án luật với Quốc Hội,
- khởi xướng trưng cầu dân ý bãi bỏ,
- khởi xướng trưng cầu dân ý đối với tu chính án Hiến Pháp đã được Quốc Hội chuẩn y,
- tham dự vào việc tuyển cử vị Nguyên Thủ Quốc Gia,
- Chủ Tịch Vùng tham dự vào các phiên họp Hội Đồng Nội Các.
Tất cả những quyền tham dự đó, không những để lên tiếng bên vực quyền lợi địa phương, mà còn để góp phần vào việc hình thành và thực hiện đường lối chính trị Quốc Gia.
Ngoài ra các vai trò hiến định vừa kể, các Cộng Đồng Địa Phương Ý Quốc còn được " luật lệ hiện hành" và các " nghị định " của Chính Phủ giao cho một số vai trò quan trọng khác:
- Cộng Đồng Địa Phương là thành viên của Ủy Ban Liên Bộ Soạn Thảo Chương Trình Kinh Tế,
- Cộng Đồng Địa Phương là những cơ quan đặc trách địa phương trong lãnh vực bảo vệ sức khoẻ cho người dân, liên hệ với Bộ Y Tế,
- Cộng Đồng Địa Phương có trách nhiệm quản trị, kiểm soát và điều hành ngành truyền thông phát thanh và truyền hình trên lãnh thổ mình,
- Ở một vài Vùng tự lập, với nôi quy đặc biệt, Trento - Bolzano, Venezia Giulia -Friuli, Aosta, sự liên hệ giữa Chính Quyền trung ương và địa phương được liên tục đại diện bởi một " Hội Đồng Thường Trực Quốc Gia - Địa Phương".
Ước gì những từ ngữ chúng tôi nêu ra trong bài nầy,
- " Nhân Bản và Dân Chủ, tản quyền, các chủ thể chính trị ngoại vi, chuyển giao, hành xử, kiểm soát, cộng tác, phản đối, xoá bỏ, bảo chứng, sữa đổi, bổ túc, sung mãn, đa dạng , tham dự, đường lối chính trị Quốc Gia"
trong bài nầy, sẽ là những dụng cụ qúy giá để chúng ta chuẩn định một thể chế mới cho Đất Nước, khi thể chế độc tài, độc đảng, bất hạnh không còn nữa.
No comments:
Post a Comment