Sunday, August 26, 2012

Cuộc đời người đầu tiên đặt chân xuống mặt trăng

Cuộc đời người đầu tiên đặt chân xuống mặt trăng

Ngày 21/7/1969, Neil Armstrong không chỉ trở thành người đầu tiên lưu dấu chân trên mặt trăng, mà ông còn trở thành biểu tượng đáng tự hào cho nhiều thế hệ người Mỹ sau này.

Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại bang Ohio, Mỹ. Bức ảnh chân dung này của Armstrong được chụp hôm 20/11/1956, khi ông còn là một phi công lái thử tại Trạm Bay Tốc độ cao NACA ở Căn cứ Không quân Edwards, bang California. Ảnh: NASA

Nhà du hành vũ trụ và vợ, con của ông. Ảnh: CNN

Tấm ảnh này được chụp sau một chuyến bay nghiên cứu vào năm 1960. Trong ảnh, Armstrong, khi đó 29 tuổi, đứng cạnh chiếc máy bay X-15. Ảnh: NASA

Sau quãng thời gian làm một phi công lái thử, Armstrong có bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp. Ông chuyển sang làm một nhà du hành vũ trụ. Bức hình này ghi lại hình ảnh của Armstrong trong bộ đồ huấn luyện mang tên Gemini G-2C. Ảnh: NASA

Năm 1969, Armstrong nhận nhiệm vụ tham gia chuyến bay Apollo 11 và sứ mệnh đại diện cho cả ngành hàng không vũ trụ Mỹ trong việc đặt chân lên mặt trăng. Người Mỹ rất khao khát làm được điều này, sau khi người Nga đã đi trước một bước với việc đưa được con người vào vũ trụ 8 năm trước đó. Ảnh: NASA




Sáng sớm ngày 21/7/1969, Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân xuống mặt trăng với câu nói nổi tiếng: "Đây là bước đi nhỏ của một con người, nhưng là bước tiến lớn của nhân loại". Ảnh: NASA

Dấu chân của Armstrong hoặc Edwin E. Aldrin vẫn còn lưu lại trên mặt trăng, do vệ tinh của trái đất không có gió. Ảnh: AFP/NASA

Armstrong và bạn đồng hành Aldrin cùng căng lá quốc kỳ Mỹ trên mặt trăng. Ảnh: AFP/NASA

Aldrin chụp cho Armstrong bức ảnh này khi họ trở về tàu Apollo 11 sau chuyến "đi dạo" trên mặt trăng. Ảnh: NASA

Với việc trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, Armstrong vụt sáng để trở thành một biểu tưởng đáng tự hào của rất nhiều thế hệ người Mỹ. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều thanh niên Mỹ coi ông là một tấm gương sáng để noi theo.

Ngày 25/8/2012, Armstrong qua đời tại chính quê hương Ohio, vì những di chứng sau một ca phẫu thuật tim. Nhà du hành vũ trụ vĩ đại không còn nữa, nhưng những gì ông đã làm được và nụ cười của ông sẽ còn mãi trong lịch sử hàng không vũ trụ thế giới. Ảnh: AFP

No comments:

Post a Comment